Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài này học sinh sẽ

1/ Kiến thức:

- Hiểu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế ban đầu đối với thành lập các quốc gia cổ đại phương Đông

- Biết được đặc điểm xã hội và chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông

+ Trọng tâm:

- Xã hội cổ đại phương Đông

- Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế

2/ Kĩ năng:

- Vẽ sơ đồ cơ cấu xã hội các quốc gia cổ đại phương Đông

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn và avai trò của điều kiện địa lí các quốc gia cổ đại phương Đông

3/ Thái độ:

- Tự hào, trân trọng những truyền thống lịch sử của các quốc gia phương Đông. Trong đó có Việt Nam

- Có ý thức bảo vệ di sản văn hoá

II/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Tranh: Quách vàng tạc hình vua Ta-tan-kha-môn, Kim tự tháp, Cổng thành Babilon, Tranh khắc trên tường hầm mộ Tebơ (Ai Cập) thế kỉ XV trước công nguyên

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1983Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 	Tuần:
ND: 	Tiết:
Chương II: XÃ HỘI CỔ ĐẠI
Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG (tiết 1)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài này học sinh sẽ
1/ Kiến thức:
- Hiểu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế ban đầu đối với thành lập các quốc gia cổ đại phương Đông
- Biết được đặc điểm xã hội và chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông
+ Trọng tâm: 
- Xã hội cổ đại phương Đông 
- Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế
2/ Kĩ năng:
- Vẽ sơ đồ cơ cấu xã hội các quốc gia cổ đại phương Đông
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn và avai trò của điều kiện địa lí các quốc gia cổ đại phương Đông
3/ Thái độ:
- Tự hào, trân trọng những truyền thống lịch sử của các quốc gia phương Đông. Trong đó có Việt Nam
- Có ý thức bảo vệ di sản văn hoá
II/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Tranh: Quách vàng tạc hình vua Ta-tan-kha-môn, Kim tự tháp, Cổng thành Babilon, Tranh khắc trên tường hầm mộ Tebơ (Ai Cập) thế kỉ XV trước công nguyên
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ(5 phút):
Câu 1: Công cụ kim khí ra đời như thế nào và vai trò của nó trong xã hội nguyên thuỷ?
Câu 2: Do đâu tư hữu xuất hiện? Ảnh hưởng của tư hữu đối với xã hội nguyên thuỷ?
3/ Giới thiệu bài mới:
Tư hữu xuất hiện kéo theo sự rạn vỡ trong mối quan hệ xã hội thời nguyên thuỷ và mở ra một thời đại mới: Thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên. Như vậy, con người thoát khỏi xã hội nguyên thuỷ, bước vào xã hội cổ đại. Ở phương Đông, các quốc gia cổ đại ra đời sớm nhất thế giới, từ thiên niên kỉ IV – III trước công nguyên.
4/ Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
GV treo bản đồ “Các quốc gia cổ đại phương Đông” trên bảng
GV: Các quốc gia cổ đại phương Đông nằm ở đâu? Có những thuận lợi, khó khăn gì?
- Nằm trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, Phi 
Do đất mềm xốp nên dù lúc này cư dân chỉ mới có đồ đồng thau, vẫn sử dụng công cụ đá, gỗ thì họ vẫn có thể canh tác được tạo nên mùa màng bội thu -> cư dân sống quần tụ, gắn bó với nhau
GV: Cư dân ở nay sinh sống bằng những nghề nào? Nghề nào giữ vai trò chính?
Hoạt động 2: Làm việc các nhân
Ở bài 2 chúng ta biết rằng khi công cụ sắt ra đời -> sản phẩm dư thừa -> xuất hiện tư hữu và giai cấp (Phần này có thể hỏi HS)
GV: Tại sao chỉ với công cụ đá, gỗ và 1 ít đồng thau mà người ta đã sớm xây dựng nhà nước?
- Do đất mềm, xốp nên với công cụ đá, gỗ họ vẫn có thể canh tác được -> sản phẩm thừa thường xuyên -> phân hoá xã hội: giàu – nghèo – quí tộc – bình dân -> Nhà nước ra đời
GV: Nêu vị trí địa lí, tên và thời gian hình thành các quốc gia cổ đại?
Gọi 1 HS đọc phần chữ nhỏ, SGK trang 14.
GV: Nhận xét gì về sự hình thành các quốc gia này?
Hoạt động 3: Hoạt động theo nhóm
GV chia cả lớp thành 4 nhóm:
- Nhóm 1: Vẽ sơ đồ cơ cấu xã hội cổ đại phương Đông? Nhận xét?
- Nhóm 2: Nguồn gốc và vai trò của quí tộc?
- Nhóm 3: Nguồn gốc và vai trò của nông dân công xã?
- Nhóm 4: Nguồn gốc và vai trò của nô lệ?
Mỗi nhóm thảo luận trong 3 phút, cử đại diện trình bày trong 2 phút (riêng nhóm 1 lên bảng vẽ)
Sau khi học sinh trình bày xong, các học sinh khác bổ sung, GV chốt ý.
 Quý tộc
 Nông dân công xã
 Nô lệ
+ Nguồn gốc: do nhu cầu trị thuỷ, xây dựng công trình thuỷ lợi -> nông dân sống quần tụ trong công xã theo gia đình. Họ làm ruộng của công xã chia cho, nộp thuế cho quan lại, Nhà nước, đền miếu -> gọi là nông dân công xã.
+ Vai trò: nuôi sống xã hội
Nông dân công xã mang trong mình quan hệ ruộng đất cũ (ruộng đất chung của công xã và tổ chức công xã) và quan hệ mới (thành viên của xã hội có giai cấp)
Đây là xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử
1/ Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế:
a/ Điều kiện tự nhiên:
- Thuận lợi:Đất phù sa màu mỡ, mềm xốp, gần nguồn nước.
- Khó khăn: dễ bị lũ lụt -> đắp đê làm thuỷ lợi.
b/ Sự phát triển kinh tế:
- Nông nghiệp trồng luau nước là ngành kinh tế chính tạo ra sản phẩm dư từa thường xuyên.
- Chăn nuôi, thủ công nghiệp (gốm, dệt,)
=> Do nhu cầu sản xuất thuỷ lợi -> cư dân sống quần tụ trong các công xã. Do vậy nhà nước sớm ra đời.
2/ Sự hìmh thành các quốc gia cổ đại:
a/ Cơ sở hình thành:
- Sự phát triển sản xuất -> phân hoá giai cấp -> nhà nước sớm ra đời.
b/ Quá trình hình thành:
- Cuối TNK IV, Nhà nước Ai Cập ra đời (sông Nin)
- Cuối TNK IV TCN, nhà nước Lưỡng Hà ra đời (sông Tigrơ và Ơphrat)
- Giữa TNK III TCN, Nhà nước Ấn Độ ra đời (sông Ấn)
- Thế kỉ XXI TCN, nhà nước Trung Quốc (nhà Hạ) ra đời (sông Hoàng Hà)
=> Hình thành sớm nhất thế giới, khoảng TNK thứ IV – III TCN
3/ Xã hội cổ đại phương Đông:
a/ Quí tộc:
- Gồm quan lại, thủ lĩnh quân sự, chủ ruộng đất, tăng lữ
- Sống sung sướng dựa trên sức bóc lột nông dân
b/ Nông dân công xã:
- Sống trong tững gia đình trong khuôn khổ công xã, được công xã chia ruộng đất, phải nộp thuế cho quan lại, Nhà nước -> nông dân công xã
- Họ là lực lượng đông đảo nhất, có vai trò nuôi sống xã hội.
c/ Nô lệ:
- Là những tù binh tội phạm hoặc người không trả được nợ
- Làm các việc nặng nhọc và hầu hạ quí tộc
IV/ CỦNG CỐ:
Khoanh tròn đáp án đúng:
Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên ra đời ở đâu?
a. TNK V- IV TCN
b. TNK IV – III TCN
c. TNK III TCN
d. TNK I TCN
Câu 2: Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện sớm trên lưu vực của các dòng sông lớn là do:
a. Nhu cầu chống ngoại xâm
b. Đất phì nhiêu, mềm xốp, lương thực đều đặn
c. Các dòng sông bồi đắp lượng phù sa lớn
d. Các cư dân biết sư dụng đồ sắt sớm
Câu 3: Bộ phận giữ vai trò lớn trong sản xuất ở phương Đông cổ đại là:
a. Tăng lữ
b. Chủ ruộng đất
c. Dân nghèo không trả nợ được
d. Câu a và c đúng
V/ DẶN DÒ:
- Học bài
- Đọc bài 3 (phần 4 và 5) và soạn câu hỏi SGK
VI/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Các quốc gia cổ đại phương Đông (4).doc