A- Mục tiêu
- Lịch sử là một môn học có ý nghĩa quan trọng đối với con người.
Học lịch sử là cần thiết
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích học tập lịch sử.
- Bước đầu giúp HS có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát.
B - phương tiện
- SGK
- Tranh ảnh
- Bản đồ treo tường
C - hoạt động dạy –
mở đầu thời kỳ dựng nước -Tự hào dân tộc -Nhận xét, phân tích, so sánh sự kiện lịch sử -Vẽ sơ đồ 1 tổ chức nhà nước sơ khai B - Phương tiện -SGK, SGV lịch sử 6 C - Các bước lên lớp I - Tổ chức 6A: .. 6B: . II - Kiểm tra bài cũ -Nêu những dẫn chứng chứng minh trình độ sản xuất cua thời kỳ văn hoá Đông Sơn. III - Bài mới. Giới thiệu bài. HĐ1: Cả lớp/ cá nhân 1- Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? G: Khoảng TK VII TCN Bắc Bộ, BTB có gì thay đổi lớn? -Cư dân lạc Việt đấu tranh chống TN, bảo vệ mùa màng G: Truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh nói lên hướng dẫn gì của nhân dân lúc đó? -Đấu tranh chống giặc ngoại xâm -Giải quyết những xung đột G: Để chống lại Thanh niên, người Lạc Việt làm gì? H: QS H31, 32: Nhận xét vũ khí? HĐ 2: Cả lớp/ cá nhân 2 - Nhà nước Văn Lang thành lập G: Địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang? G: Trình độ phát triển của họ? G:Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang làm gì? -Liên minh bộ lạc ra đời G: Em biết gì về nhà nước Văn Lang? G: Truyền thuyến “Con rồng – cháu tiên „ có liên quan gì đén sự ra đời của nhà nước văn Lang? -Nhà nước Văn Lang ra đời +Thời gian: TK VIII TCN +Kinh đô: Văn Lang, Bạch Hạc +Đứng đầu : Hùng Vương HĐ 3: Cả lớp/ cá nhân 3- Nhà nước văn Lang được tổ chức như thế nào? G: Vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang? Nhận xét: Nhà nước văn Lang tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước. Hùng Vương Bồ chính (Chiềng, chạ) Bồ chính (Chiềng, chạ) TW Lạc tướng (Bộ) Lạc tướng (Bộ) Lạc tướng Lạc hầu G:Mặc dù là Nhà nước nhưng NN Văn Lang chưa có LP quý tộc . Truyện Thánh Gióng viếtm ỗi khi có chiến tranh, vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, vua huy động TN trai tráng ở các vùng hợp lại chiến đấu. IV - Củng cố -Giải thích câu “Các vua Hùng đã có .” Bác cháu ta. -Nhận xét bộ máy NN Văn Lang. V - Hướng dẫn về nhà -Học thuộc bài; -Xem bài 13 __________________________________________________________________ S: G: Tiết 14 - Bài 13 : đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn lang GV: Phan Thị Thơm – THCS Vĩnh Phú A - Mục tiêu - Đời sống vật chất tinh thần của cư dân Văn Lang: Tuy sơ khai nhưng phong phú. - Giáo dục lòng yêu nước, dân tộc. - Biết quan sát, nhận xét. B - Phương tiện -Truyện cổ tích về thời Hùng Vương C - hoạt động dạy – học I - ổn định 6A:. 6B:. II - Kiểm tra bài cũ Vẽ sơ đồ nhà nước Văn lang III - Bài mới. Giới thiệu bài. HĐ1: Cả lớp/ cá nhân 1- Nông nghiệp và các nghề thủ công G: Qua các hình ở bài 11, ta thấy người Văn Lang xới đất bằng công cụ gì? a - Nông nghiệp - Biết dùng cày - Biết sử dụng trâu bò để cày kéo. - Thóc gạo là lương thực chính - Ngoài ra họ còn biết chăn nuôi, trồng cây rau, quả... G: Họ biết làm những nghề thủ công gì? b -Thủ công nghiệp - Gốm, dệt, xây nhà.... H: Quan sát H36, 37,38: Nghề nào phát triển nhất? - Luyện kim , đúc đồng, làm vũ khí.... G: Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi chứng tỏ điều gì? - Nghề luyện kim - Trống đồng – vật tiêu biểu cho văn hoá Âu Lạc. => Phát triển HĐ2: Cả lớp/ cá nhân 2- Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao? G: Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang như thế nào? G: Em có nhận xét gì về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang? - ở: Nhà sàn -Thức ăn: Cơm, cá, rau.... -Dùng: Mâm, bát, gia vị. -Mặc: Nam, nữ khác nhau -Phương tiện đi lại: thuyền, voi, ngựa. -> Đời sống vật chất khá no đủ. HĐ 3: Cả lớp/ cá nhân 3 - Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang? G: Trình bày tình hình phân hoá xã hội? - Sự phân hoá xã hội còn chưa sâu sắc. H: Quan sát H38 ? Nhận xét? G: Họ làm gì sau những ngày lao động ? *Lễ hội: -Tổ chức lễ hội, vui chơi. G: Nhạc cụ điển hình? -Nhạc cụ: Trống, chiêng, khèn... *Thẩm mĩ: Biết làm đồ trang sức, hoa văn, trang trí G: Truyện “Trầu cau” “Bánh chưng, bánh dầy” nói về phong tục gì? *Tín ngưỡng: -Tục thờ cúng các lực lượng tự nhiên, tổ tiên, các vị anh hùng. -Tục chôn người chết cùng đồ quý giá. => Đời sống vật chất hoà quyện đời sống tinh thần tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc. IV - Củng cố - Tình hình kinh tế nước ta thời Văn Lang - Đánh giá đời sống vật chất + tinh thần của cư dân Văn Lang. V - Hướng dẫn về nhà - Học thuộc bài ; - Xem bài 14 S: G: Tiết 15 - Bài 14 - nước âu lạc GV: Phan Thị Thơm – THCS Vĩnh Phú A - Mục tiêu - Tinh thần bảo vệ đất nước -Bước tiến mới trong xây dựng đất nước của An Dương Vương. -Biết quan sát, nhận xét, so sánh. B - Phương tiện -Bản đồ: Văn Lang - Âu Lạc C - Các bước lên lớp I - Tổ chức 6A: .. 6B: . II - Kiểm tra bài cũ - Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang như thế nào? - Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang ra sao? III - Bài mới. Giới thiệu bài. HĐ1: Cả lớp/ cá nhân 1- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào? G: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc kháng chiến giữa ta và quân Tần? a- Nguyên nhân - Cuối thế kỷ III TCN: Nước Văn Lang suy yếu. Năm 218 TCN quân Tần đánh xuống phía Nam để mở rộng bờ cõi. G: Cuộc chiến đó diễn ra như thế nào? b- Diễn biến -Từ 218 - 214 TCN: Tần chiếm Bắc nước ta G: Em có nhận xét gì về cách đánh giặc của người Tây Âu và người Lạc Việt? - Ta: Tập hợp người Tây Âu và người Lạc Việt chống giặc. Bầu Thục Phán làm Chủ tướng G: Kết quả ra sao? c- Kết quả - Địch thất bại, rút về nước. G: Nhận xét tinh thần chiến đấu của người Tây Âu và người Lạc Việt? HĐ 2: Cả lớp/ cá nhân 2- Nước Âu Lạc ra đời G: Nước Âu Lạc ra đời như thế nào? - Năm 207 TCN: Nước Âu Lạc ra đời - Kinh đô : Cổ Loa (Đông Anh - HN) G: Tại sao gọi là nước Âu Lạc? G: Vẽ bộ máy nhà nước Âu Lạc? So sánh với nhà nước Văn Lang? => Quyền lực của vua đã cao hơn Nhà nước Văn Lang. HĐ 3: Cả lớp/ cá nhân 3- Đất nước Âu Lạc có gì thay đổi? G: Cuối thời Hùng Vương đầu thời An Dương Vương có những biến đổi gì? - Có nhiều biến đổi trong nông nghiệp, thủ công nghiệp. G: kể từ khi lập nước Văn Lang cho đến sự ra đời của Nhà nước Âu Lạc đã trải qua bao nhiều thế kỷ => 4 thế kỷ. G: Tại sao có biến đổi đó? -Trong 4 thế kỷ, đất nước ta có thay đổi ở các mặt. -Xã hội xuất hiện giàu – nghèo => Mâu thuẫn giai cấp. IV - Củng cố - Cuộc kháng chiến chống Tần diễn ra như thế nào? - Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? V - Hướng dẫn về nhà - Học thuộc bài ; - Xem bài 15 ________________________ S: G: Tiết 16- Bài 15 - nước âu lạc (Tiếp theo) GV: Phan Thị Thơm – THCS Vĩnh Phú A - Mục tiêu - Giá trị thành Cổ Loa - Việc mất cảnh giác của An Dương Vương -> Nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Triệu. - Biết cảnh giác với kẻ thù. - Quan sát, nhận xét, so sánh. B - Phương tiện -Tranh ảnh Cổ Loa Câu chuyện: An Dương Vương xây thành Cổ Loa Nỏ thần C - hoạt động dạy – học I - ổn định 6A:. 6B:. II - Kiểm tra bài cũ Vẽ sơ đồ bộ máy Nhà nước Âu Lạc? III - Bài mới. Giới thiệu bài. HĐ1: Cả lớp/ cá nhân 4- Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng G: Sau khi An Dương Vương lên ngôi đã làm gì? => Xây dựng thành Cổ Loa a, Thành Cổ Loa: G: HS Quan sát H41. Nhận xét cấu trúc thành. G: Em có nhận xét gì về việc xây thành? - Cấu tạo theo hình xoắn ốc. - Có 3 vòng khép kín b, Lực lượng quốc phòng: - Trong thành có lực lượng quân đội lớn (bộ binh, thuỷ binh) được trang bị vũ khí. - Vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu G: Tại sao gọi là quân thành? -Là một quân thành G: Thành Cổ Loa còn dấu tích ở đâu? Có bài ca dao nào nói về điều này HĐ 2: Cả lớp/ cá nhân 5- Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? G: Em biết gì về Triệu Đà? -Năm 181-180 TCN: Quân của Triệu Đà tấn công Âu Lạc nhưng thất bại. G: Triệu Đà dùng kế gì để chia rẽ đất nước Âu Lạc? -Năm 179 TCN: Nhà Triệu đô hộ nước ta. G: Kể chuyện: -Nỏ thần -Mỵ Châu – Trọng Thuỷ G: Nói lên điều gì? => Âm mưu cướp Âu Lạc của Triệu Đà. -Mở đầu thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc G: Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì? -Bài học kinh nghiệm: Cảnh giác với kẻ thù, không đựơc chủ quan. G: Đánh giá về An Dương Vương => Vừa có công, vừa có tội. IV - Củng cố - Khái quát toàn bài. V - Hướng dẫn về nhà - Học thuộc bài - Xem trước bài ôn tập chương. S: G: Tiết 17- Bài 16 - ôn tập chương i và chương ii GV: Phan Thị Thơm – THCS Vĩnh Phú A - Mục tiêu - Củng cố những kiến thức đã học về lịch sử dân tộc từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta => đến thời đại Văn Lang - Âu lạc Nắm được những thành tựu cơ bản về kinh tế – xã hội của các thời kì Văn Lang - Âu Lạc, cội nguồn của dân tộc. - Củng cố ý thức và tình cảm đối với Tổ quốc, với nền văn hoá dân tộc. - Biết khái quát, thống kê các sự kiện chính. B - Phương tiện - Lược đồ đất nước thời nguyên thuỷ, Văn Lang - Âu Lạc -Tranh, ảnh các công cụ, công trình NT C - hoạt động dạy – học I - ổn định 6A:. 6B:. II - Kiểm tra bài cũ Kết hợp trong giờ ôn tập III - Bài mới. Giới thiệu bài. HĐ1: Cả lớp/ cá nhân 1- Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta? Thời gian, địa điểm -Chia nhóm + Thảo luận -H: Lên trình bày -HS khác: Góp ý -G: Nhận xét , chốt lại - Thời gian: 40-30 vạn năm - Địa điểm: hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Núi Đọ, Quan Viên, Xuân Lộc - Người tinh khôn: 3-2 vạn năm - Mái đá Ngườm, Sơn Vi, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An. - Nhận xét địa bàn cư trú của người nguyên thuỷ: rộng khắp cả nước HĐ 2: Cả lớp/ cá nhân 2 - Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đọan nào? Chia nhóm thảo luận -Địa điểm -Thời gian -Tư liệu chính =>-Xã hội Việt Nam trải qua các giai đoạn: NTC, NTK HĐ 3 Cả lớp/ cá nhân 3 - Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Văn Lang - âu Lạc G: Đặt câu hỏi về các nền văn hoá tồn tại trên đất nước ta vào cac thế kỷ XIII – XVI TCN. - Từ TK VIII –VII TCN: có các nền văn hoá lớn: Đông Sơn, Sa Huỳnh, óc Eo. G: Trình độ phát triển ? -Đặc biệt là nền văn hoá Đông Sơn (là nơi hình thành quốc gia Văn Lang). - Đồng thau - sơ kì sắt - Các hiện vật tiêu biểu thể hiện sư phát triển cao của nền kinh tế - Kinh tế phát triển – xã hội phân hoá giàu – nghèo và các yêu cầu khác: Bảo vệ xây dựng, bảo đảm an ninh. => Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời G: Cuộc kháng chiến giữ nước đầu tiên của Nhà nước tư là cuộc kháng chiến nào? - Cuộc kháng chiến chống Tần. HĐ 4: Cả lớp/ cá nhân 4 - Các công trình văn hoá tiêu biểu thời Văn Lang - Âu Lạc. G: Mô tả về chiếc chống đồng? (chất liệu, âm thanh, màu sắc, hoa văn) -Trống đồng : Đông Sơn, Ngọc Lũ -Thành Cổ Loa: Hình xoáy tròn ốc. Chu vi:16.000km, có 3 vòng khép kín HĐ5: Cả lớp/ cá nhân 5 - Thời Văn Lang - Âu Lạc để lại cho chúng ta những gì? -Cả lớp suy nghĩ trả lời. - Tổ quốc - Thuật luyện kim - Nông nghiệp lúa nước - Phong tục, tập quán riêng - Bài học về công cuộc giữ nước. IV - Củng cố - Khái quát toàn bài. V - Hướng dẫn về nhà - Học thuộc bài - Xem lại các bài đã học, giờ sau kiểm tra học kì. ____________________________________________________________ Soạn:........................... Giảng:. Tiết 18 - kiểm tra học kì I GV:Phan Thị Thơm-THCS Vĩnh Phú A - Mục tiêu - Đánh giá nhận thức của học sinh sau 1 học kỳ học tập bộ môn. - Giáo dục ý thức làm bài nghiêm túc - Rèn khả năng vận dụng kiến thức đã học để làm bài B - Phương tiện - Giấy A4 C - hoạt động dạy – học I - ổn định 6A:. 6B:. II - Kiểm tra bài cũ III - Bài mới. Đề bài: A - Trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu em chọn (từ câu 1 đến câu7) Câu 1: Người tối cổ xuất hiện cách chúng ta ngày nay khoảng thời gian: A. 40 – 30 vạn năm B. 10 – 5 vạn năm C. 1 triệu năm D. 20 – 15 vạn năm Câu 2: Nguyên liệu chủ yếu để chế tác công cụ lao động của người nguyên thuỷ là: A. Đồ đồng B. Đồ đá C. Đồ sắt D. Máy móc Câu 3: Kinh đô của Văn Lang là: A. Hà Nội B. Cổ Loa C. Bạch Hạc D. Trà Kiệu Câu 4: Nghề chính của cư dân Văn Lang là: A. Nghề làm gốm B. Nghề dệt vải C. Nghề đúc đồng D. Nghề nông trồng lúa nước. Câu 5: Người tối cổ sống theo bầy đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 6: Chủ nô là nô lệ là 2 giai cấp chính của xã hội Chiếm hữu nô lệ? A. Đúng B. Sai Câu 7: Điền các cụm từ thích hợp dưới đây vào chỗ chấm (.) 1 - Văn Lang 4 -Việt Trì 7 - Bộ lạc 2 - Làng cả 5 - Tây Âu 8 - Bộ tộc 3 - Ba Vì 6 - Sông Hồng “Bộ lạc ..cư trú trên vùng đất ven sông .. từ..................... (Hà Tây) đến .................................. (Phú Thọ) là một trong những........................... giàu có và hùng mạnh nhất thời đó. Di chỉ ................................ (Việt Trì) cho biết đây là một vùng có nghề đúc đồng phát triển sớm, dân cư đông đúc”. Câu 8: Nối các sự kiện cột A với cột B sao cho đúng: Cột A Cột B a, Ai Cập 1 - Thành Babilon b, Hi Lạp 2 - Đền Pactênông c, Lưỡng Hà 3 - Kim tự tháp B - Tự luận Câu 1: Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang? Câu 2: Thất bại của An Dương Vương trước sự xâm lược của nhà Triệu để lại cho chúng ta bài học gì? đáp án A - Trắc nghiệm Từ câu 1 -> câu 6, mỗi câu đúng cho 0,25 điểm: Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A B C D A A Câu 7: (1 điểm) 1 – 6 - 3 - 4 - 7 – 2 Câu 8: (0,5 điểm) a - 3 b - 2 c -1 B- Tự luận Câu 1: (4 điểm) Đời sống vật chất: (2 điểm) - ở: Nhà sàn -Thức ăn: Cơm, cá, rau.... -Dùng: Mâm, bát, gia vị. -Mặc: Nam, nữ khác nhau -Phương tiện đi lại: thuyền, voi, ngựa. b- Đời sống tinh thần - Sự phân hoá xã hội còn chưa sâu sắc. * Lễ hội: Tổ chức lễ hội, vui chơi.- Nhạc cụ: Trống, chiêng, khèn... * Thẩm mĩ: Biết làm đồ trang sức, hoa văn, trang trí *Tín ngưỡng: Tục thờ cúng các lực lượng tự nhiên, tổ tiên, các vị anh hùng. Câu 2: Thất bại của An Dương Vương trước sự xâm lược của nhà Triệu để lại cho chúng ta bài học: - Phải luôn luôn cảnh giác với kẻ thù... -Biết trọng dụng người tài. - Phải được lòng dân... Học kì II Soạn:........................... Giảng:. Tiết 19 - Bài 17: khởi nghĩa hai bà trưng (năm 40) GV:Phan Thị Thơm-THCS Vĩnh Phú A - Mục tiêu - Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị, sử gọi là thời Bắc Thuộc. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn thể nhân dân ủng hộ, nên đã nhanh chóng thành công. - Giàu lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, biết căm thù giặc. Biết ơn Hai Bà Trưng, tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam. - Có kỹ năng vẽ, đọc bản đồ lịch sử. B - Phương tiện - Lược đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. C - hoạt động dạy – học I - ổn định 6A:. 6B:. II - Kiểm tra bài cũ: III - Bài mới. Giới thiệu bài. HĐ1: Cả lớp/ cá nhân 1- Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay? G: Âu lạc bị chia như thế nào? -Năm 179 TCN Âu Lạc bị chia thành 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân. -Năm 111 TCN: Âu lạc bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. G: Nhà Hán gộp Âu lạc với Trung Quốc nhằm mục đích gì? - Gộp 6 quận Trung Quốc, gọi là Châu Giao -Thủ phủ: Luy Lâu (Bắc Ninh) -Nhận xét về các đặt quan lại cai trị của nhà Hán? Châu (Thứ sử) Quận (Thái thú, Đô uý) Huyện (Lạc tướng) G: Nhân dân ta bị Châu Giao bóc lột tàn như thế nào? Nhà Hán đưa người Hán sang ở Châu Giao nhằm mục đích gì? G: Thái độ của nhân dân và quý tộc nước ta đối với các chính sách của nhà Hán? - Nhân dân ta bị bóc lột tàn tệ. - Thực hiện chính sách đồng hoá - Năm34, Tô Định làm Thái thú quận Giao Chỉ. HĐ2: Cả lớp/ cá nhân 2- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ G: Tại sao lại có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? G: Em hiểu gì về 4 lời thể của Hai Bà Trưng ? a- Nguyên nhân - Do nợ nước + thù nhà -> Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa. G: Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? (GV sử dụng lược đồ tường thuật cuộc KN) b- Diễn biến - Năm 40: Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn - ND ở khắp nơi hưởng ứng. G: Liệt kê những người đã tham gia hưởng ứng Hai Bà Trưng ? Việc nhân dân khắp nơi kéo về Mê linh nói lên điều gì? - Ta làm chủ Mê Linh - đánh Cổ Loa, Luy Lâu. - Thái thú Tô Định bỏ chạy về Trung Quốc. G: Kết qủa cuộc khởi nghĩa ra sao? ý nghĩa lịch sử của cuộc KN Hai Bà Trưng năm 40 ? c, Kết quả : Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi. d, ý nghĩa : Thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm đánh giặc của dân tộc ta. Báo hiệu thế lực phong kiến Phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta. IV - Củng cố - Học sinh trình bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa qua lược đồ. V - Hướng dẫn về nhà Các em về nhà tìm hiểu về những tấm gương trong cuộc khở nghĩa Hai Bà Trưng. Xem trước bài mới, bài 18 Ký duyệt giáo án Tổ trưởng Nguyễn Thị Hồng Thanh .. Soạn:........................... Giảng:. Tiết 20 - Bài 18: Trưng vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược hán GV:Phan Thị Thơm-THCS Vĩnh Phú A - Mục tiêu - Sau khi KN thắng lợi, Hai Bà Trưng tiến hành công cuộc xây dựng đất nước và giữ gìn nền độc lập vừa giành được. Đó là nhưng việc làm thiết thực, đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. Diễn biến, kết cục của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43) -Tinh thần bất khuất của dân tộc. Ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng - Có kỹ năng vẽ, đọc bản đồ , kể chuyện lịch sử. B - Phương tiện - Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (năm 42 – 43). C - hoạt động dạy – học I - ổn định 6A:. 6B:. II - Kiểm tra bài cũ - Nêu ngyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40)? III - Bài mới. Giới thiệu bài. HĐ1: Cả lớp/ cá nhân 1- Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại đựơc độc lập? G: Trưng Vương đã làm những gì sau khi giành đựơc độc lập? G: Nhận xét những việc làm này? - Trưng Trắc lên ngôi, hiệu là Trưng Vương đóng đô Mê Linh. - Phong chức tước cho những người có công. - Lập lại chính quyền - Xoá thuế cho dân - Bãi bỏ nhiều thứ thuế, luật pháp thời Hán. HĐ 2: Cả lớp/ cá nhân 2 - Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42- 43) đã diễn ra như thế nào? G: Tại sao nhà Hán lại cho quân kéo sang nước ta lần 2? a. Nguyên nhân - Nhà Hán muốn xâm lược nước ta. G: Tại sao Mã Việc được chọn làm chỉ huy đạo quân Hán? G: Thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến qua lược đồ? b - Diễn biến - Mã Viện đem 2 vạn quân + 2000 xe thuyền + nhiều dân phu sang nước ta. - 4/42: Địch tấn công Hợp Phố. - Ta: Chiến đấu anh dũng ở đây rồi rút lui. - Địch: Chiếm Hợp Phố, chia quân làm: + Quân Bộ: Đi qua Quỷ Môn Quan (Quảng Ninh) xuống Lục Đầu + Quân thuỷ: Vượt sông Bạch Đằng và sông Thái Bình lên Lục Đầu. => quân thuỷ + bộ gặp nhau Lãng Bạc (gần Hải Dương) - Ta: Chiến đấu với địch ở Lãng Bạc rồi lùi về cổ Loa, Mê Linh, Cấm Khê. G: Cuộc chiến đấu cuối cùng ra sao? c- Kết quả -3/43: Hai Bà Trưng hi sinh ở Cấm Khê - 11/ 43 : Cuộc kháng chiến thất bại G: Quan sát bức tranh h45 (tr 52) việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi nói lên điều gì? d- ý nghĩa lịch sử - Chứng tỏ tinh thần yêu nước, chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta. - Nêu cao tấm gương yêu nước và lòng dũng cảm. IV- Củng cố - Học sinh trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến qua lược đồ. V - Hướng dẫn về nhà - Học thuộc bài ; Xem bài 19. Ký duyệt giáo án Tổ trưởng Soạn:........................... Giảng:. Tiết 21- Bài 19: từ sau trưng vương đến trước lý nam đế (Giữa thế kỷ I – giữa thế kỷ VI) GV:Phan Thị Thơm-THCS Vĩnh Phú A - Mục tiêu - Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phong kiến Trung Quốc thi hành nhiều chính sách hiểm độc nhằm biến nước ta thành quận huyện của Trung Quốc từ việc tổ chức sắp đặt bộ máy cai trị đến việc bắt nhân dân ta theo phong tục và luận Hán Chính sách “đồng hoá” đựơc thực hiện triệt để ở mọi phương diện. Nhân dân ta không ngừng đấu tranh để giành lại độc lập. -Biết phân tích, đánh giá những thủ đoạn cai trị của phong kiến Trung Quốc. -Biết tìm nguyên nhân vì sao nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống áp bức của phong kiến Trung Quốc. B - Phương tiện -Lược đồ Âu lạc từ thế kỷ I - III C - hoạt động dạy – học I - ổn định 6A:. 6B:. II - Kiểm tra bài cũ -Nêu ngyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43). III - Bài mới. Giới thiệu bài. HĐ1: Cả lớp/ cá nhân 1- Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nướ ta từ thế kỉ I - đến thế kỉ VI. G: Miền đất Âu Lạc dưới thời Triệu Đà ( TK II TCN - TKI) được chia làm mấy quận? -Năm 179 TCN: Giao Chỉ, Cửu Chân. -Năm 111 TCN: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam + 6 Quận TQ = Châu Giao. - Thế kỉ III: Đổi tên nước ta là Giao Châu. G: Các triều đại phong kiến phương Bắc cai trị, bóc lột nhân dân ta như thế nào? - Nhà Hán: Với tay trực tiếp cai quản các huyện. + Tăng nhiều thứ thế, lao dịch, nộp cống. +Bắt ta học chữ Hán, tiếng Hán thuần theo luật pháp và phong tục người Hán. G: Giải thích “cống nạp” -Là nộp sản vật quý cho vua chúa nước mà mình không thuần phục. -Ngoài cống nạp những sản vật. -Cống nạp những thợ thủ công khéo tay. G: Nhận xét những chính sách bóc lột của bọn đô hộ? => Là những chính sách thâm độc, nham hiểm, muốn xâm chiếm nước ta và xoá bỏ sự tồn tại của dân tộc ta. G: Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương đưa người Hán sang nước ta. => Nhằm “đồng hoá” dân tộc ta. HĐ 2: Cả lớp/ cá nhân 2 - Tình hình kinh tế nước tư từ TK I – VI có gì thay đổi? G: Nhà Hán làm gì để nắm độc quyền về sắt? - Nhà Hán nắm độc quyền về sắt. => Đặt nhiều chức quan, kiểm soát sắt. G: Vì sao nhà Hán nắm độc quyền về sắt => Kìm hãm kinh tế phát triển. - Nghề rèn sắt ở nước ta vẫn phát triển, để rèn ra công cụ sắc bén -> phục vụ lao động sản xuất, rèn đúc vũ khí chống lại nhà Hán... G: Những chi tiết nào chứng tỏ nền nông nghiệp nước ta vẫn phát triển . a-Nông nghiệp - Biết dùng trâu, bò để cày bừa. - Có đê phòng lụt - Biết trồng 2 vụ lúa/năm, trồng nhiều loại cây. - Chăn nuôi phát triển. b-Thủ công nghiệp G: Những chi tiết nào chứng tỏ TCN nước ta phát triển ? - Nghề rèn sắt, gốm, dệt vải... phát triển G: Những chi tiết nào chứng tỏ thương nghiệp nước ta phát triển ? c-Thương nghiệp - Có trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước (Trung Quốc, ấn Độ.....) IV- Củng cố - Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc tàn bạo, thâm độc
Tài liệu đính kèm: