Giáo án môn Lịch sử lớp 7

Sự hình thành và phát triển của XH PK châu Âu

 Sự suy vong của CĐPK và sự hình thànhCNTB ở C hâu Âu

Cuộc đấu tranh của GCTS chống PK thời hậu kì trung đại ở Châu Âu

Trung Quốc thời phong kiến

Trung Quốc thời phong kiến

Ấn Độ thời phong kiến

Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Những nét chung về xã hội phong kiến

BÀI TẬP LỊCH SỬ

KIỂM TRA 15 P----Xã hội Việt Nam nước ta

Nước Đại Cồ Việt thời Đinh Tiền lê

Nước Đại Cồ Việt thời Đinh Tiền lê

Chương2Nhà lí đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Cuộc kháng chiến chông Tống (1075-1077)

Làm bài tập Lịch Sử (Chương 1 và chương 2)

Ôn tập

Kiểm tra 1 tiết

Đời sống kinh tế văn hoá1.Đời sống kinh tế

Đời sống kinh tế văn hoá2. Sinh hoạt xã hội và văn hóa

 

doc 30 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1532Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân tộc độc đáo:Tháp Chương Sơn(Nam Định),chuông chùa Trùng Quang(Bắc Ninh),hình Rồng
à đánh dấu sự ra đời của nền văn hoá Thăng Long.
TUẦN 11
CHƯƠNG III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN
(THẾ KỶ XIII - XV)
Tiết 22 - BÀI 13: NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỶXIII
NHÀ TRẦN THÀNH LẬP :
1/. Nhà Lý sụp đổ
-Cuối TK XII, quan lại nhà Lý ăn chơi sa đọa, không chăm lo đời sống nhân dân. hạn hán lụt lội xảy ra liên miên, nhân dân cực khổ nhiều nơi nổi dậy đấu tranh, các thế lực phong kiến chống lại triều đình.
- Nhà Lý dực vào họ Trần để dẹp loạn
-12/1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, nhà Trần thành lập
2/. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền. 
-Bộ máy nhà nước
-Được tổ chức chặt chẽ từ TƯ đến địa phương
Đứng đầu là Vua, thực hiện chế đọ Thái Thượng Hoàng.
dưới vua có các quan đại thần văn võ do họ Trần nắm giữ
Nhà Trần đặt thêmmột số cơ quan: quốc sử viện, thái y viện và một số chức quan: hà đê sứ, khuyết nông sứ, đồn điền sứ
Cả nước chia thành 12 lộ, dưới lộ là phủ, châu, huyện, dưới cùng là xã,
3/. Pháp luật thời Trần
-Ban hành bộ luật mới: Quốc Triều Hình luật: xác định lại những điều ban hành dưới thời Lý và có bổ sung ,xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản,quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất
- Cơ quan pháp luật thời Trần được tăng cường và hoàn thiện hơn àĐặt cơ quan Thẩm Hình Viện để xử kiện.
TUẦN 12
Tiết 23 - BÀI 13: NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỶXIII
II.Nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế
1/. Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng. 
- Quân đội: Gồm cấm quân và quân ở các lộ. Ngoài ra, có hương binh ở xã, quân đội của các vương hầu
+ Chủ trương xây dựng quân đội: Quân lính cốt tinh,không cốt đông và thực hiện chính sách: Ngụ binh ư nông và được luyện tập thường xuyên
- Quốc phòng: 
+ Cử các tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu. 
+Vua Trần thường đi tuần tra việc phòng bị. 
2/. Phục hồi và phát triển kinh tế. 
* Nông nghiệp: 
-Chú trọng khai hoang mở rộng diện tích canh tác,đắp đê phòng lũ lụt, đào sông,nạo vét kênh mương.
-Nông dân được nhà nước quan tâm tích cực cày cáy.
- Đặt chức quan Hà Đê Sứ
* Thủ công nghiệp:
-Lập nhiều xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm,dệt và chế tạo vũ khí.
-Thủ công trong nhân dân có nhiều nghành như đúc đồng,làm giấy,khắc ván in.
* Thương nghiệp:
-Chợ mọc nhiều ở làng xã,Thăng Long có 61 phố phường.
-Buôn bán với nước ngoài rất phát triển:mở nhiều cửa biển :Hội thống,Hội triều,Vân đồn 
TUẦN 12
Tiết -24 - BÀI 14 : BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN
XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN (THẾ KỶ XIII)
 I. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN 
 XÂM LƯỢC MÔNG CỔ (1258)
1/. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ. 
- Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ hùng manh, hiếu chiến được thành lập.
-Xâm chiếm chiếm Đại Việt để đánh lên phía Nam TQ.Thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống. 
2/. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.
a. Nhà Trần chuẩn bị: 
-Nhà Trần bắt gaim sứ giả Mông cổ kiên quyết chống giặc
-Ban hành lệnh sắm sửa vũ khí 
-Quân đội dân binh được thành lập và ngày đêm luyện tập
b. Diễn biến: 
-Tháng 1-1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại,sau đó tiến vào Thăng Long.
- Nhà Trần tạm lui khỏi Thăng Long, thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống “xuôi về thiên mạc ,khiến cho giặc vào Thăng Long bị thiếu lương thực,thực phẩm rơi vào tình thế cực kì khó khăn.
-Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.
-Ngày 29-1-1258 quân Mông Cổ rút khỏi Thăng Long chạy về nước.
c.Kết quả: 
Quân Mông Cổ bị đánh bại hoàn toàn
TUẦN 13
Tiết 25 - BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN
XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN (THẾ KỶ XIII)
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285)
1/. Âm mưu xâm lược Chăm Pa và Đại Việt của nhà Nguyên
-Mục đích: Xâm lược Cham Pa và Đại Việt để làm cầu nối thôn tính các nước ở phía Nam TQ. 
-1283 cho quân đánh Chămpa trước để làm bàn đạp tấn công vào Đại Việt nhưng thất bại
2/. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến. 
-Vua Trần triệu tập hội nghị ở bến Bình Than bàn kế hoạch đánh giặc, cử Trần Quốc Tuấn chỉ huy cuộc kháng chiến
- 1285 mở Hội Nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn cách đánh giặc.
- Tổ chức tập trận, duyệt binh ở Đông Bộ Đầu, trấn giữ nơi hiểm yếu, quân sĩ thích vào cánh tay hai chữ Sát Thát
3/. Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến. 
Diễn biến
-1/1285: 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy vào xâm lược nước ta.
-Quân ta sau một vài trận chặn đánh địch ở biên giới đã rút về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng rút về Thiên Trường để bảo toàn lực lượng, và thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
-Cùng một lúc Toa Đô từ Champa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, quân Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía nam nhằm tạo thế gọng kìm để tiêu diệt quân ta, nhưng bị thất baị, phải rút về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. 
-5/1285, lợi dụng thời cơ nhà Trần tổ chức phản công đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây kết, hàm tử, Chương dương, Thăng Long
b.Kết quả:
- 50 vạn Quân giặc phần bị chết, phần còn lại chạy về nước, Thoát Hoan chui vào ống đồng về nước,Toa Đô bị chém đầu.
TUẦN 13
Tiết: 26 - BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN
XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN (THẾ KỶ XIII)
III. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BACHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287 - 1288)
1/. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt. 
* Hoàn cảnh: 
- Sau hai lần thất bại, Nhà Nguyên đình chỉ việc xâm lược Nhật bản, quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ 3. 
-Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến
* Diễn biến: 
-12/1287: Quân Nguyên ạt tấn công Đại Việt, cánh quân do Thoát Hoan chỉ huy tiến đánh Lạng Sơn, Bắc Giang, cho quân chiếm đóng Vạn Kiếp.
Ô Mã Nhi chỉ huy thuỷ quân tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng phối hợp cùng Thoát Hoan
2/. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ
-Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn đợi đoàn thuyền lương của địch.
-Khi đoàn thuyền lương đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm
3/. Chiến thắng Bạch Đằng 
- Cuối tháng 1 năm 1288,Thoát Hoan tiến vào chiếm đóng Thăng Long nhưng chúng bị rơi vào tình thế bị động , binh lính hoang mang
-Quân Ta bố trí, mai phục giặc trên sông bạch Đằng 
-4/1288: Đoàn thuyền lương của Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng, ta nhử địch vào sâu trận địa khi nước dâng cao.
-Lúc nước rút thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ.Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã bị bắt sống
- Cánh quân bộ do Tháot Hoan chỉ huy vội vàng rút lui về nước trong tình trạng thất bại .
TUẦN 14
Tiết :27 - BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN
XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN (THẾ KỶ XIII)
NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
1/. Nguyên nhân thắng lợi: 
-Được tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến
-Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. 
-Tinh thần hy sinh của toàn dân ta đặc biệt là quân đội nhà Trần. 
-Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. 
-Sự lãnh đạo tài tình của các tướng lĩnh nhà Trần, đặt biệt là Trần Quốc Tuấn.
2/. Ý nghĩa, bài học lịch sử: 
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. 
- Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam. 
-Để lại bài học vô cùng quý giá: chăm lo sức dân, tạo sự đoàn kết toàn dân, dựa vào dân đánh giặc
-Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác
TUẦN 14	KIỂM TRA 15 P
Tiết: 28 - BÀI 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA
THỜI TRẦN
Sự phát triển kinh tế. 
1/. Tình hình kinh tế sau chiến tranh. 
Sau chiến tranh, Nhà Trần thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt
* Nông nghiệp: 
- Được phục hồi và phát triển.
- Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất trong nước và là nguồn thu nhập chính của nhà nước
* Thủ công nghiệp: 
-TCN do nhà nước quản lý được mở rộng, nhiều ngành nghề khác nhau gồm tráng men, dệt, đóng thuyền. 
-TCN trong nhân dân phổ biến và phát triển, nghề mộc, xây dựng, đúc đồng, rèn sắt 
-Nhiều phường nghề thủ công được thành lập
* TN: 
- Việc trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh. 
- Nhiều trung tâm kinh tế được mở ra trong cả nước tiêu biểu là Thăng Long, Vân Đồn.
2/. Tình hình xã hội sau chiến tranh. 
- Xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc.
 -	+Tầng lớp thống trị:Vua,vương hầu,quý tộc.quan lại,ngày càng có nhiều ruộng đất, nhiều đặc quyền đặc lợi
-Tầng lớp đại chủ: giàu có , nhiều ruộng đất
- Tầng lớp bị trị:Thợ thủ công,thương nhân,Nông dân tá điền,Nông nô,Nô tì ngày càng đông hơn
TUẦN 15
Tiết 29 - BÀI 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA THỜI TRẦN
II. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
1/. Đời sống văn hóa: 
- Các tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân như thừo cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, người có công với làng nước.
- Đạo phật và nho giáo đều phát triển, nho giáo phát triển mạnh do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước.
-Chùa chiền mọc lên khắp nơi
- Các hình thức sinh hoạt văn hóa, ca hát, nhảy máy được phổ biến. 
2/. Văn học: 
-Văn học chữ Hán và chữ nôm phát triển mạnh chứa đựng nhiều nội dung phong phú và làm rạng rỡ văn hóa Đại Việt. 
3/. Giáo dục và khoa học kỹ thuật
Giáo dục: Quốc tử Giám ngày càng được mở rộng; trường học mở ra ngày càng nhiều, các kỳ thi chọn người giỏi được tổ chức thường xuyên
Khoa học kỹ thuật: 
+ Lập ra quốc sử viện
+ 1272 bộ Đại Việt sử ký ra đời.
+ Quân sự, y học đạt nhiều thành tựu. 
4/. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: 
- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời. Tháp Phổ Minh, Thành Tây Đô.
- Nghệ thuật chạm, khắc tinh tế. 
TUẦN 15
Tiết30 - BÀI 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỶ XIV
I/ Tình hình kinh tế , xã hội 
1. Tình hình kinh tế: 
- Cuối thế kỷ XIV nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, mất mùa, đói kém nhiều năm.
- Ruộng đất công ngày càng thu hẹp, ruộng đất tư ngày càng nhiều
- Đời sống nhân dân ngày càng khổ cực. 
2.Tình hình xã hội: 
- Vua quan ăn chơi sa đọa., kỉ cương phép nước rối loạn, triều đình bị lũng đoạn 
- Bên ngoài Champa xâm lược, nhà Minh yêu sách. 
-Đời sống nhân dân cực khổ, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: 
+ Khởi nghĩa Ngô Bệ (1344-1360) ở Hải Dương, kết quả thất bại.
+ Khởi nghĩa Nguyên Thanh, Nguyễn Kỵ ở Thanh Hóa. 
+ Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn (1390) ở Hà Tây
+ Khởi nghĩa Nguyễn Như Cái (1399) ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. 
TUẦN 16
Tiết: 31 - BÀI 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỶ XIV
NHÀ HỒ VÀ NHỮNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY
1/. Nhà Hồ thành lập (1400)
Cuối TK XIV, nhà Trần suy yếu: làng xã tiêu điều, nhà Trần không đủ sức giữ vai trò quản lí đát nước.
Năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu là Đại Ngu
2/. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
-Về chính trị: cải tổ hàng ngũ vua quan, thay thế các quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần; đổi tên một số đơn vị hành chánh cấp trấn và quy định chế độ làm việc các cấp
-Kinh tế: phát hành tiền giấy thay tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng. 
-Xã hội: ban hành chính sách hạn nô
-Văn hóa giáo dục: dịch sách chữ hán ra chữ nôm, sửa đổi quy chế thi cử, học tập. 
-Quốc phòng: ltăng quân số, chế tạo nhiều loại súng mới, phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng thành kiên cố.
3/. Tác dụng, ý nghĩa, hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly
* Ý nghĩa : đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
* Tác dụng: 
+ Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc địa chủ. 
+ Làm suy yếu thế lực nhà Trần.
+ Tăng nguồn thu nhập cho đất nước. 
+Tăng cường quyền lực nhà nước
* Hạn chế:Các chính sách đó chưa triệt để, phù hợp với tình hình thực tế và chưa hợp lòng dân.
TUẦN 16
Tiết 32LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
LỚP7
BÀI 2:BUỔI ĐẦU KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT SÀI GÒN
I/ VÙNG ĐẤT SÀI GÒN TỪ BUỔI BÌNH MINH CỦA LỊCH SỬ ĐẾN THẾ KỈ XV
Từ khoảng thiên niên kỉ thứ hai trước Công nguyên, con người đã có mặt ở vùng đất thuộc TPHCM ngày nay.
Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, vùng đất Sài Gòn thuộc vùng lãnh thổ vương quốc cổ Phù nam, chủ nhân của nền văn hóa Óc eo.
Đến thế kỉ VII, Sài Gòn thuộc vùng thủy Chân Lạp.
II/ QUÁ TRÌNH NGƯỜI VIỆT” MANG GƯƠM ĐI MỞ CÕI”
Tiến về vùng rừng rậm hoang vu
Vào thế kỉ XV-XVI do chiến tranh phong kiến Đàng trong-Đàng ngoài, do sưu cao thuế nặng ,đói kém một bộ phận người Việt đã đi vào phương Nam tìm cuộc sống mới.
Bước sang thế kỉ XVII, các Chúa NGuyễn , dưới sự hậu thuẩn của công chúa Ngọc Vạn, hoàng hậu nước Chân Lạp đã đưa người vào khai phá vùng đất phía Nam..
NGười Việt “ Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”
Vùng đất mới vốn là rừng rậm, xen lẫn kênh rạch, đầy thú dữ để có đất sinh sống sản xuất, người Việt phải phá rừng, vỡ đất, đánh đuổi các loài thú dữ trên cạn, dưới sông để trồng tỉa cấy cày.
Họ đốt cây,cỏ thành tro đợi mưa xuống để trồng lúa và các loại hoa màu khác
TUẦN 17
Tiết:33 - BÀI 17: ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ
CHƯƠNG III
1/. Nội dung: 
* Bảng thống kê: 
Các cuộc k/c
Thờ gian 
Kết quả
- K/c chống Tống
10/1075
->3/1077
Thắng lợi 
- K/c chống quân XL Mông Cổ I
1/1258
-> 29/1/1258
3 vạn quân Mông bị tiêu diệt
- K/c chống quân XL Mông Cổ II
1/1285
-> 6/1285
50 vạn quân bị tiêu diệt
- K/c chống quân XL Mông Nguyên lần thứ III
12/1287
-> 4/1288
20 vạn thuyên lương bị tiêu diệt
- Kháng chiến chống Tống: chủ động đánh giặc buộc chúng đánh theo cách của ta. 
+ G/đ 1: tiến công để tự vệ. 
+ G/đ 2: chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt. 
- Kháng chiến chống Mông Nguyên: 
+ Thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”
* Tấm gương tiêu biểu: 
+ Lý Thường Kiệt
+ Trần Quốc Tuấn
* Tinh thần đoàn kết: 
+ Kháng chiến chống Tống: sự đoàn kết chiến đấu giữa quân đội triều đình với đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi. 
+ Kháng chiến chống Mông Nguyên: 
Nhân dân theo lệnh triều đình thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”, tự xây dựng làng chiến đấu, phối hợp với quân triều đình để tiêu diệt giặc. 
* Nguyên nhân : 
+ Sự ủng hộ của nhân dân. 
+ Sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của các tướng lĩnh. 
TUẦN 17
Tiết: 34 - BÀI 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỶ XV
1/. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ.
- Quân Minh mượn kế khôi phục lại nhà Trần để xâm chiếm đô hộ nước ta., tháng 11/1406, 20 vạn quân Minh cùng hàng vạn dân phu tràn vào nước ta
-1-1407, quân Minh chiếm đóng Đông Đô và thành Tây Đô, tháng 6/1407cha con Hồ Quý Ly bị bắt.
2/. Chính sách cai trị của nhà Minh. 
+ Chính trị: Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ sáp nhập vào Trung Quốc.
+ Kinh tế: đặt ra hàng trăm thứ thuế,bắt phụ nữ và trẻ em vế Trung Quốc làm nô tì.
+ Văn hóa:Thi hành chính sách đồng hóa ngu dân,bắt nhân dân phải bỏ phong tục tập quán của mình, cướp và thiêu huỷ nhiều sách quý của ta
3/. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần
a. Khởi nghĩa Trần Ngôi (1407 - 1409)
-Tháng 10-1407 Trần Ngỗi lên làm minh chủ, tự xưng là Giản Định hoàng đế ở Yên Mô ( Ninh Bình)
-Tháng 12-1408 nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở Bô Cô( Nam Định)
-Năm 1409, nội bộ thiếu đoàn kết, cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
b. Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng
 (1409-1414)
-Năm 1409 Trần Qúy Khoáng lên ngôi lấy niên hiệu là Trùng Quang Đế.
-Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.
-Năm 1413, quân Minh ttán công cuộc khởi nghĩa thất bại.
TUẦN 18
Tiết 35
Làm bài tập lịch sử chương III
TUẦN 18
Tiết: 36 	ÔN TẬP HỌC KỲ I
TUẦN 19
TIẾT37
Làm bài kiểm tra HỌC KỲ 1
HỌC KÌ2
TUẦN 19
Tiết: 38 - BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
(1418 - 1427)
I/Thời kỳ ở miền tây Thanh Hoá (1418-1423)
1/. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
-Lê Lợi: một hào trưởng vùng lam Sơn ( Thanh Hoá),là người yêu nước thương dân có uy tín lớn đã chiêu tập nghĩa sĩ kháng chiến chống quân Minh
-Nguyễn Trãi là người học rộng, tài cao, giàu lòng yêu nước thương dân
-1416 Lê Lợi cùng bộ chỉ huy mở hội thề ở Lũng Nhai.( Thanh Hoá)
- 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn,tự xưng là Bình Định Vương. 
2/. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
- Do lực lượng còn non yếu, quân Minh nhìeu lần tấn công, nghĩa quân đã 3 lần rút lên núi Chí Linh. 
- Năm 1418,Quân Minh huy động lực lượng mạnh để bắt và giết Lê Lợi, Lê Lai cải trang làm Lê Lợi liều chết cứu chủ tướng.
- 1421, quân Minh tiếp tục vaay quét, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh. 
- 1423, Lê Lợi hòa hoãn với quân Minh, trở về căn cứ lam Sơn. 
- 1424, quân Minh trở mặt tấn công ta. 
TUẦN 20
Tiết 39 - Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
(1418 – 1427 )
II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 – 1426
1/. Giải phóng Nghệ An (1424)
-Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn vào Nghệ An.
-12-10-1424, nghĩa quân tập kích đồn Đa Căng, hạ Thành Trà Lân, tập kích Khả Lưu.
-Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa
2/. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425)
-Tháng 8/1425 Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy ở Nghệ An tiến đánh giải phóng Tân Bình,Thuận Hoá.
-Trong 10 tháng nghĩa quân Lam Sơn giải phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
3/. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
-Tháng 09/1426, Lê Lợi chia làm 3 đạo quân tiến quân ra Bắc.
-Nhiệm vụ của 3 đạo đánh vào vùng địch chiếm đóng,cùng nhân dân bao vây đồn địch,giải phóng đất đai,thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch.
-Kết quả:
Quân ta nhiều trận thắng lợi, địch cố thủ trong thành Đông Quan
Quân ta chuyển sang gia đoạn phản công.
TUẦN 20
Tiết :40 - Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN(1418 – 1427 )
III .KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀNTHẮNG(CUỐI NĂM 1426 - 1427)
1/. Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)
- 10/1426, Vương Thông cùng 5 vạn quân đến Đông Quan.
- Ta đặt phục binh ở Tốt Động - Chúc Động. 
- Tháng 11/1426, quân Minh tiến về Cao Bộ, quân ta từ mọi phía tấn công vào địch. 
Kết quả
5 vạn quân địch tử thương, Vương Thông chạy về Đông Quan.
Nghĩa quân vây hãm Đông Quan,giải phóng thêm nhiều châu, huyện
2/. Trận Chi Lăng - Xương Giang 
 (tháng 10/1427)
- 10/1427, 15 vạn quân viện binh từ Trung Quốc do Liễu Thăng và Mộc Thạch chỉ huy kéo vào nước ta. 
- 8/10/1427 Liêu Thăng dẫn quân vào nước ta, đã bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng. 
- Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm Phố Cát.
- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạch vội vã rút quân về nước.
- 10/12/1427, Lương Thông xin hòa mở hội thề Đông Quan, rút khỏi nước ta. 
3/. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử. 
* Nguyên nhân: 
- Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ.
-Ý chí quyết tâm giành độc lập của dân tộc. Tinh thần đoàn kết toàn dân.
-Đường lối, chiến thuật đúng đắn , sáng tạo, sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi. 
* Ý nghĩa: 
- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh. 
- Mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước.
TUẦN 21
Tiết 41 - BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)
I/ Tình hình kinh tế xã hội
I. Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật
1/. Tổ chức bộ máy chính quyền
a.Trung Ương
-Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt.
-Vua lê đứng đầu nhà nước nắm mọi quyền hành, tổng chỉ huy quân đội.
-Gíup việc cho Vua có các quan đại thần
- Triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn
-Bộ lai:giữ việc quân tước,bổ nhiệm chức vụ..
-Bộ hộ:trông coi việc ruộng đất,cống nạp..=> Hậu cần.
-Bộ lễ:giữ việc lễ nghĩa,trang phục
-Bộ binh:quân sự..
-Bộhình:luật lệ,pháp luật..
-Bộcông:coi việc xây dựng,thổ mộc
..
B. Địa phương:
-Chia nước thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đại là 3 ti ( thừa ti- đô ti- hiến ti)
-Dưới đạo thừa tuyên có phủ châu huỷện xã
2/. Tổ chức quân đội
-Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”
-Quân đội có 2 bộ phận: Quân triều đình và quân ở các địa phương. 
-Gồm bộ binh-thuỷ binh -tượng binh, kị binh
-Vũ khi cung tên giáo mác, hoả đồng hoả pháo.
-Luyện tập thường xuyên, bố trí canh phong biên giới
3/. Luật pháp: 
- Lê Thánh Tông ban hành Luật Hồng Đức.( Quốc triều hình luật)
- Nội dung: 
+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc. 
+ Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị. 
+Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
+KHuyến khích sản xuất.
+Bảo vẹ truyền thống dân tộc.
+ Bảo vệ người phụ nữ. 
TUẦN 21
Tiết 42 - BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)
II . TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
1/. Kinh tế: 
a. nông nghiệp: 
- Giải quyết ruộng đất. 
+Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng.
+Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê cũ.
+Đặt ra một số chức quan chuyên trách nông nghiệp
- Thực hiện phép quân điền.
- Cám giết trâu bò, cầm điều động dân phu trong mùa cấy. 
b. Thủ Công nghiệp. 
-Các ngành thủ công truyền thống ở các làng xã: kéo tơ, dệt lụa.. phát triển, nhiều làng thủ công nổi tiếng ra đời
- Các phường thủ công ở Thăng Long: Phừơng Nghi Tàm, Yên Thái.. 
-Các công xưởng do nhà nước quản lý (Cục bách tác) được quan tâm.
c. Thương nghiẹp
-Trong nước: chợ phát triển
-Hoạt động buôn bán với nước ngoài được duy trì chủ yếu ở một số cửa khẩu như Vân Đồn, Hôi Thống, Vạn Ninh 
2/. Xã hội: 
-Nông dân : chiếm đa số, có ít hoặc không có ruộng đất, bị bóc lột và nghèo khổ nhất trong xã hội
-Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công đông hơn, nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
-Nô tì là tầng lớp thấp kém trong XH, giảm số lượng nhờ pháp luật hạn chế việc nuôi và buôn bán nô tì
Thời Lê sơ: Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
TUẦN 22
Tiết 43 - BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)
III. TÌNH HÌNH VĂN HÓA, GIÁO DỤC
1/. Tình hình giáo dục và khoa cử
-Dựng lại quốc tử giám, mở nhiều trường học.
-Mọi ngời dược học và được đi thi
-Nội dung học tập là các sách của đạo Nho.
- Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo, đạo giáo bị hạn chế. 
-Giáo dục thi cử chặt chẽ qua 3 kỳ (Hương - Hội - Đình) 
2/. Văn học, khoa học, nghệ thuật
a. Văn học: 
- Văn học chữ Hán được duy trì.
- Văn học chữ Nôm rất phát triển, có vị trí quan trọng. 
- Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc,thể hiện niềm tự hào dân tộc,khí phách anh hùng bất khuất của dân tộc.
b. Khoa học: 
+ Sử học:Đại việt sử kí toàn thư 
+ Đ

Tài liệu đính kèm:

  • docLịch Sử 7 (6).doc