Giáo án môn Lịch sử lớp 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Nguyễn Quỳnh Thư - Trường THCS Liêng Trang (2)

I. MỤC TIÊU .

 1. Kiến thức : Giúp học sinh :

- Nền kinh tế nước ta thời Tiền Lê có sự phát triển về nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Xã hội bị phân chia thành các tầng lớp khác nhau.

- Về văn hoá chủ yếu là sinh hoạt làng xã.

 2. Tư tưởng.

- Giáo dục học sinh lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ trong xây dựng kinh tế.

- Quí trọng các truyền thống văn hoá của ông cha

 3. Kỹ năng.

- Bồi dưỡng kĩ năng lập biểu đồ, vẽ sơ đồ

- Sử dụng bản đồ khi học bài, trả lời câu hỏi kết hợp xác định bản đồ và điền kí

hiệu.

II. CHUẨN BỊ.

 1. Giáo viên: Tranh ảnh đền thờ vua Đinh, vua Lê, bản đồ chống Tống

 2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2901Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Nguyễn Quỳnh Thư - Trường THCS Liêng Trang (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 6 	 Ngày soạn: 29 / 09 / 2012
TIẾT : 12	 Ngày dạy : 04 / 10 / 2012
BÀI 9 : NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH - TIỀN LÊ
( tiết 2)
II. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HOÁ.
I. MỤC TIÊU .
 	1. Kiến thức : Giúp học sinh :
- Nền kinh tế nước ta thời Tiền Lê có sự phát triển về nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Xã hội bị phân chia thành các tầng lớp khác nhau.
- Về văn hoá chủ yếu là sinh hoạt làng xã.
 	2. Tư tưởng.
- Giáo dục học sinh lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ trong xây dựng kinh tế.
- Quí trọng các truyền thống văn hoá của ông cha
 	3. Kỹ năng.
- Bồi dưỡng kĩ năng lập biểu đồ, vẽ sơ đồ
- Sử dụng bản đồ khi học bài, trả lời câu hỏi kết hợp xác định bản đồ và điền kí
hiệu.
II. CHUẨN BỊ.
 	1. Giáo viên: Tranh ảnh đền thờ vua Đinh, vua Lê, bản đồ chống Tống
 	2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 	1. Kiểm tra bài cũ.
Hãy mô tả bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê ?
Tường thuật cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn ?
 	2.Giới thiệu bài bài mới.. 
Trong tiết học trước,chúng ta đã tìm hiểu về tình hình chính trị thời Tiền Lê.Về kinh tế ,văn hoá có đặc điểm gì chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
 	3.Bài mới
 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN – HỌC SINH
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động1 : Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ
* Gv: Gọi học sinh đọc Sgk -> thảo luận nhóm: Em hãy điểm qua vài nét về nông nghiệp thời Đinh - Tiền Lê ?
 + Nông dân cày cấy,nộp thuế,làm lao dịch và đi lính -> nhấn mạnh lễ cày tịch điền.
- Tất cả những việc làm trên đã đem lại kết quả gì trong nông nghiệp?
 + Ví dụ: Năm 987,cả nước được mùa to
- Em hãy nêu một vài nét về tình hình thủ công nghiệp của nước ta thời kì này?
 GV : Xưởng thủ công nhà nước tập trung những người thợ khéo tay trong nước ,chuyên rèn đúc vũ khí,đóng tàu,may quần áo cho nhà vua -> gọi học đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 32.
? Vì sao thủ công nhgiệp thời kỳ này lại phát triển ?
 + Đất nước giành được độc lập,các thợ giỏi không còn bị bắt sang Trung Quốc.
 + Bản tính cần cù của nhân dân ta
- Thương nghiệp thời Đinh –Tiền Lê phát triển ntn ?
 + Năm 976,các thuyền buôn từ nước ngoài vào trao đổi hàng.
 + Cho đúc tiền riêng thuận lợi cho việc buôn bán.
?Nguyên nhân của thành công.
Hoạt động 2: Đời sống xã hội và văn hoá.
* Gv: HS thảo luận về xã hội thời Tiền Lê chia thành mấy tầng lớp,vẽ sơ đồ ?
 - Giải thích : Đạo phật lúc này có điều kiện truyền bá rộng rãi,giáo dục chưa phát triển,số người đi học ít mà phần lớn là học chữ Hán do các sư dạy -> nhân dân và nhà nước quý trọng.
- Về văn hóa có những nét tiêu biểu gì ?
 + Chùa chiền được xây dựng nhiều nơi,có nhiều chùa nổi tiếng : Bà Ngô,chúa Tháp, Nhất Trụ
 + Có nhiều nhà sư lớn : Ngô Chân Lưư, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh..
 GV: nhấn mạnh : vào những ngày vui, vua cũng thích đi chân đất, cầm xiên lội ao đâm cá. Thể hiện điều gì ?( Sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn chưa sâu sắc )
II. Sự phát triển kinh tế – văn hoá .
1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ .
 a. Nông nghiệp.
 - Ruộng đất: Là ruộng công làng xã.
 - Nhà nước có nhiều biện pháp khuyến nông:Khai khẩn đất hoang,chú ý đến thuỷ lợi.
-> Năng suất tăng ,diện tích được mở rộng., các năm 987,989 được mùa
 b. Thủ công nghiệp.
 - Xây dựng một số xưởng thủ công của nhà nước với nhiều ngành nghề : Đúc vũ khí,tiền,xây cung điện chùa chiền, 
 - Ở địa phương các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển. dệt lụa, làm gốm
 c. Thương nghiệp.
 - Việc buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh.
* Nguyên nhân thành công
- Nông nghiệp : có biện pháp khuyến nông, đào vét kênh, vua tổ chức lễ cày tịch điền
- Thủ công nghiệp: đất nước đã độc lập, các thợ thủ công lành nghề không bị bắt sang Trung Quốc.
2. Đời sống xã hội và văn hoá.
a. Xã hội: Gồm có 3 tầng lớp.
- Thống trị : Vua, quan lại, nhà sư.
- Bị trị : nông dân, thợ thủ công, buôn bán nhỏ, địa chủ.
- Nô tì.
b. Văn hoá.
- Giáo dục chưa phát triển, nho giáo chưa có ảnh hưởng.
- Đạo phật phát triển mạnh.
- Văn hoá dân gian có nhiều thể loại : ca hát, nhảy múa, đấu võ
4. Củng cố
 - Dưới thời Đinh – Tiền Lê nền kinh tế có sự khởi sắc và phát triển mạnh.
Về xã hội có nhiều biến đổi.
Văn hoá bước đầu có sự phát triển, đậm đà bản sắc dân tộc.
 	 5. Hướng dẫn học tập ở nhà
Học bài theo các câu hỏi trong Sgk.
Soạn bài tiếp theo: bài 10 Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Nguyễn Quỳnh Thư - Trường THCS Liêng Trang (2).doc