Giáo án môn Lịch sử lớp 8 - Tiết 44: Kiểm tra viết

I. MỤC TIÊU

 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình lịch sử học kì I - lớp 8, với mục đích đánh giá năng lực ghi nhớ, trình bày, nhận xét, so sánh kiến thức lịch sử của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

- Hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận.

- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan và kiểm tra tự luận trong thời gian 45 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình lịch sử học kì I lớp 8.

- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

- Xác định khung ma trận.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1261Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 8 - Tiết 44: Kiểm tra viết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 25/02/2015 
NG: 28/02/2015
Tiết 44 - KIỂM TRA VIẾT
I. MỤC TIÊU
	Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình lịch sử học kì I - lớp 8, với mục đích đánh giá năng lực ghi nhớ, trình bày, nhận xét, so sánh kiến thức lịch sử của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận. 
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan và kiểm tra tự luận trong thời gian 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình lịch sử học kì I lớp 8.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận.
 Cấp độ
Chủ
 đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
T
L
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Cuộc kháng chiến từ năm 1858-1873
Nhận biết thời gian, địa điểm Pháp nổ súng xâm lược nước ta
Số câu: 0,5
Số điểm: 0,5
= 5%
S.câu: 2/4
Số điểm: 0,5
Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc
Hiểu biết nguyên do chấm dứt sự tồn tại của triều đình Huế
Nội dung hiệp ước Hắc-măng, nhận xét thái độ chống Pháp của triều đình Huế
Số câu: 1,25
Số điểm: 32,5= 32,5%
Số câu: 1/4
Số điểm: 0,25
Số câu: 1
Số điểm: 3,0
Phong trào kháng chiến chống Pháp  cuối TK XIX
G.thích vì sao k/n Hương Khê là cuộc k/n tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương
Số câu: 1
Số điểm: 3
= 30%
Số câu: 1
Số điểm: 3,0
K/n Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi
Nhận biết người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
Nắm được thời gian, diễn biến chính của cuộc k/n
Lí giải được nguyên nhân thất bại của phong trào chống Pháp từ 1858 đến cuối TK XIX.
Số câu: 2,25
Số điểm: 3,25= 32,5%
Số câu: 1/4
Số điểm: 0,25
Số câu: 1
Số điểm: 1,0
Số câu: 1
Số điểm: 2,0
Tsố câu: 5 
Tsố điểm: 10
Tỉ lệ %: 100%
Số câu: 3/4
Số điểm: 0,75 = 7,5%
Số câu: 1,25
Số điểm: 3,25 = 32,5%
Số câu: 3
Số điểm: 6,0 = 60%
Sô câu: 5
S.điểm: 10 = 100%
IV. Biên soạn đề kiểm tra
ĐỀ I
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
1.1 Lãnh đạo tối cao của phong trào nông dân Yên Thế là
	A. Cao Thắng	B. Hoàng Tám 	C. Hoàng Hoa Thám 	D. Phạm Thám
1.2 Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược Việt Nam ở
A. Sài Gòn	B. Bán đảo Sơn Trà	C. Gia Định	D. Huế
1.3 Quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta vào 
 A. 9/1/1858. 	B. 9/3/1858 	C. 1/9/1858. D.10/9/1858 
1.4 Sự kiện đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập
	A. Quân Pháp đánh chiếm cửa biển Thuận An – cửa ngõ kinh thành Huế, triều đình phải xi đình chiến (1883).
	B. Quân Pháp đánh được thành Hà Nội, Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn (1882)
	C. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hắc-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884)
	D. Vua Tự Đức qua đời, triều đình rối loạn (1883)
Câu 2 (1 điểm): Điền tiếp thời gian và sự kiện vào chỗ ... trong bảng dưới về cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
Thời gian
Sự kiện
.........................
Các toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ. Chỉ huy có uy tín nhất là Đề Nắm.
1893 - 1908
................................................................................................
..........................
Pháp tập trung lực lượng mở cuộc càn quét quy mô lên Yên Thế
10-02-1913
.................................................................................................
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 3 (2,0 điểm): Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến những năm cuối thế kỉ XIX.
	"Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược VIệt Nam. Quân dân ta đã anh dũng chiến đấu làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng. Nhưng triều đình Huế hèn nhát đã liên tiếp kí các Hiệp ước nhân nhượng cho thực dân Pháp nhiều quyền lợi, chính thức dâng nước ta cho Pháp...." (Lịch sử 8, NXB GD&ĐT).
	Vì sao phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX đều bị thất bại? 
Câu 4 (3,0 điểm): Hiệp ước Hắc-măng (1883) có nội dung như thế nào? Em hãy nhận xét về thái độ chống Pháp của triều đình Huế?
Câu 5 (3,0 điểm): Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
 ĐỀ II
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
1.1 Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là
	A. Phạm Bành và Đinh Công Tráng	B. Phan Đình Phùng và Cao Thắng
 C. Phạm Bành và Phan Đình Giót	D. Phùng Hưng và Phùng Hải
1.2 Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất trong phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX vì
	A. Lực lượng tham gia khởi nghĩa chủ yếu là nông dân	
 B. Những người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa rất tài giỏi
 C. Cuộc khởi nghĩa có quy mô lan rộng cả vùng Yên Thế
D. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 30 năm, gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại
1.3 Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Hà Nội vào ngày
 	A. 20-1-1873	B. 20-5-1873	C. 20-9-1873 	D. 20-11-1873 
1.4 Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ nhất ở
	A. Nam Kì và Trung Kì	B. Bắc Kì và Nam Kì
 C. Trung Kì và Bắc Kì 	D. Nam Kì 
Câu 2 (1 điểm): Điền tiếp thời gian và sự kiện vào chỗ ... trong bảng dưới.
Thời gian
Sự kiện
.........................
Quân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ nhất
19-5-1883
................................................................................................
..........................
Hiệp ước Pa-tơ-nốt được kí kết
25-8-1883
.................................................................................................
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 3 (2,0 điểm): Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến những năm cuối thế kỉ XIX.
	"Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược VIệt Nam. Quân dân ta đã anh dũng chiến đấu làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng. Nhưng triều đình Huế hèn nhát đã liên tiếp kí các Hiệp ước nhân nhượng cho thực dân Pháp nhiều quyền lợi, chính thức dâng nước ta cho Pháp...." (Lịch sử 8, NXB GD&ĐT).
	Vì sao phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX đều bị thất bại? 
Câu 4 (3,0 điểm): Hiệp ước Pa-tơ-nốt có nội dung như thế nào? Em hãy nhận xét về thái độ chống Pháp của triều đình Huế?
Câu 5 (3,0 điểm): Nêu khái niệm phong trào Cần Vương? Phong trào Cần Vương phát triển qua những giai đoạn nào?
V. Đáp án – Biểu điểm
ĐỀ I
 Câu
Phần
Đáp án
Thang điểm
Trắc nghiệm
1
C
0,25
B
0,25
C
0,25
D
0,25
2
HS điền theo thứ tự:
Thời gian
Sự kiện lịch sử
1884-1892
Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở
1909-1913
Đề Thám bị sát hại, cuộc k/n tan rã
0,25
0,25
0,25
0,25
Tự luận
3
Phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX đều bị thất bại dù đã diễn ra rất sôi nổi, rộng khắp vì:
- Thái độ bạc nhược, coi trọng quyền lợi giai cấp, dòng họ của triều đình Huế; không kiên quyết chống Pháp dù có cơ hội mà chủ yếu thiên về thương thuyết.
- Các cuộc k/n, phong trào chống Pháp đã diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ xong đều đi đến thất bại do những hạn chế về đường lối lãnh đạo; diễn ra lẻ tẻ, không liên kết chặt chẽ với nhau.
- Quân Pháp mạnh lại câu kết chặt chẽ với quan quân triều đình Huế đàn áp các phong trào.
0,75
0,75
0,5
4
* Nội dung hiệp ước Hắc-măng: Triều đình Huế thừa nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp ở Bắc Kì và Trung kì.
* Nhận xét về thái độ chống Pháp của triều đình Huế:
- Bạc nhược, thiếu kiên quyết, tính toán thiệt hơn, chủ yếu thiên về thương thuyết
- Nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ
- Việc triều đình Huế kí Hiệp ước này với Pháp là bước trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn của triều đình với sự thừa nhận cả nước VN nằm dưới quyền bảo hộ của Pháp. Từng bước dâng nước cho quân thù xâm lược.
1,0
2,0
5
Cuộc k/n Hương Khê là cuộc k/n tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:
- Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, địa bàn rộng (phân bố trên bốn tỉnh)
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh. 
- Thời gian tồn tại hơn 10 năm.
- Lực lượng tham gia gồm cả người Kinh, người Thượng ở đồng bằng và miền núi.
- Tính chất chiến đấu ác liệt. Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất, tài giỏi.
- Tự chế tạo được vũ khí tương đối hiện đại (súng trường theo mẫu súng của Pháp)
1,0
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
Tổng
5 câu
10,0
ĐỀ II
 Câu 
Phần
Đáp án
Thang điểm
Trắc nghiệm
1
B
0,25
D
0,25
D
0,25
B
0,25
2
HS lần lượt điền:
Thời gian
Sự kiện lịch sử
20-11-1873
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai
6-6-1884
Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hắc-măng (Hiệp ước Quý Mùi)
0,25
0,25
0,25
0,25
Tự luận
3
Phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX đều bị thất bại dù đã diễn ra rất sôi nổi, rộng khắp vì:
- Thái độ bạc nhược, coi trọng quyền lợi giai cấp, dòng họ của triều đình Huế; không kiên quyết chống Pháp dù có cơ hội mà chủ yếu thiên về thương thuyết.
- Các cuộc k/n, phong trào chống Pháp đã diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ xong đều đi đến thất bại do những hạn chế về đường lối lãnh đạo; diễn ra lẻ tẻ, không liên kết chặt chẽ với nhau.
- Quân Pháp mạnh lại câu kết chặt chẽ với quan quân triều đình Huế đàn áp các phong trào.
0,75
0,75
0,5
4
 HS trả lời:
* Nội dung Hiệp ước Pa-tơ-nốt
- Triều đình Huế Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, thay đổi đôi chút về ranh giới của Trung Kì. 
* Nhận xét thái độ chống Pháp của triều đình Huế:
- Bạc nhược, thiếu kiên quyết, tính toán thiệt hơn, chủ yếu thiên về thương thuyết
- Nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.
- Việc triều đình Huế kí Hiệp ước này với Pháp là bước trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn của triều đình với sự thừa nhận cả nước VN nằm dưới quyền bảo hộ của Pháp. Từng bước dâng nước cho quân thù xâm lược.
1,0
2,0
5
HS nêu được:
- Khái niệm phong trào Cần Vương: Sau vụ biến kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi các văn thân sĩ phu đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó một phong trào kháng Pháp lan rộng được gọi là Phong trào Cần Vương.
- Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn: 
Giai đoạn 1(1885-> 1888): Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước. 
Giai đoạn 2 (1889-1896): Phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở Bắc Trung Kì và Trung Kì.
1,5
1,5
Tổng
5 câu
10,0

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_su_8.doc