Giáo án môn Mĩ thuật 7 - Năm học: 2016 - 2017

TIẾT 1: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN

I. Mục tiêu bài học:

 - HS hiểu một số kiến thức sơ lược về MT thời Trần.

 - Phát triển khả năng phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của HS.

 - HS có nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, trân trọng và yêu quý các di tích lịch sử, văn hoá của quê hương.

 - Tích hợp di sản văn hóa

II. Những thông tin cơ bản:

 1. Tài liệu thiết bị:

 a. Giáo viên:

 - Một số sách liên quan đến nền mĩ thuật thời Trần.

 - Một số công trình kiến trúc tác phẩm thời Trần.

 - Bảng phụ.

 b. Học sinh:

 - Sưu tầm bài viết tranh ảnh liên quan đến MT thời Trần.

 2. Ph¬ương pháp:

 - Trực quan.

 - Thuyết trình.

 - Vấn đáp.

 

doc 43 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1054Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật 7 - Năm học: 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách tạo họa tiết trang trí
? Trước khi tạo họa tiết cần lựa chọn nội dung, họa tiết như thế nào?
GV phân tích để học sinh thấy được việc quan sát, ghi chép tự hình mẫu thật là cơ sở để có họa tiết đẹp, sinh động.
GV hướng dẫn học sinh quan sát mẫu thật và ghi chép.
? Theo em đơn giản họa tiết là gì?
? Cách điệu họa tiết là gì?
GV minh họa các bước đơn giản và cách điệu họa tiết.
1. Lựa chọn nội dung họa tiết
- Họa tiết: Hoa, lá, chim, thú... có hình dáng đẹp, hài hòa, cân đối.
VD: Lá: lá sắn, lá mướp, lá cúc...
 Hoa: Hoa sen, hoa cúc, hoa rau muống, hoa chuối...
2. Quan sát mẫu thật
- HS quan sát bông hoa, lá mà mình đem sau đó chép mẫu thật vào vở bài tập.
3. Tạo họa tiết trang trí.
- Đơn giản là lược bỏ những chi tiết không cần thiết.
- Cách điệu là sắp xếp lại các chi tiết, hình và nét sao cho hài hòa cân đối và rõ ràng hơn. Có thể thêm hoặc bớt một số nét nhưng phải giữ được đặc trưng của mẫu.
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh làm bài
GV lưu ý học sinh:
- Không vẽ to quá hoặc nhỏ quá.
- Vẽ phác bằng bút chì sau đó mới tô màu.
GV đến từng bàn, quan sát và gợi ý cho các em.
Bài tập: 
Học sinh chép hình thật sau đó đơn giản và cách điệu để tạo một họa tiết trang trí.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Tùy mức độ hoàn thành bài của các em mà Gv tổ chức cho các em tự đánh giá. 
- Gv tổng hợp. Nhận xét chung.	
* Dặn dò
	- Về nhà tự tạo 3 họa tiết trang trí có hình dáng khác nhau.
	- Chuẩn bị cho bài sau: Một miếng bìa hình chữ nhật nhỏ ( 12 x 9 cm ) có lỗ thủng ở giữa kích thước ( 6 x 9 cm ).
****************************************************************
	Tử Đà ngày 07 tháng 09 năm 2016
	Tổ trưởng
	 Nguyễn Anh Tuân
****************************************************************
Ngày soạn: 11/09/2016
Ngày dạy: 	7A:
	7B:
TIẾT 5 – BÀI 4 : VẼ TRANH
TRANH PHONG CẢNH ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu bài học :
- HS hiểu được trang phong cảnh là tranh diễn tả cảnh đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ.
- HS biết chọn góc cảnh để thể hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản có bố cục và màu sắc hài hoà
- HS thêm yêu quý cảnh đẹp của quê hương đất nước.
II.Những thông tin cơ bản
	1. Tài liệu thiết bị:	
	a. Giáo viên:
- Miếng bìa để cắt cảnh.
- Tranh phong cảnh của một số họa sĩ trong nước và thế giới.
- Bộ ĐDDH MT6.
- Một số bài vẽ của học sinh.	
 b. Học sinh:
	- Bảng vẽ bằng bìa các tông cứng	
- Miếng bìa để cắt cảnh.
	- SGK, vở, bút chì, tẩy...
	2. Phương pháp:
	- Trực quan. Vấn đáp. Luyện tập
III. Tiến trình giảng dạy:
	* Tổ chức:
	Sĩ số:	7A:	7B:
* Kiểm tra: 
	- Họa tiết là gì? Thế nào là đơn giản và cách điệu họa tiết?.
* Bài mới:
Giới thiệu bài.
	Phong cảnh Việt Nam vô cùng đẹp với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Có khi chỉ là một góc vườn nhà, đầu làng, cuối xóm...cũng khiến chúng ta có nhiều cảm xúc. Để thể hiện được cảm xúc của mình bằng hình vẽ hôm nay chũng ta cùng học cách vẽ một bức tranh phong cảnh.
Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài:
? Theo em hiểu thế nào là tranh phong cảnh?
? Bức tranh phong cảnh như thế nào là đẹp?
GV cho HS xem một số bức tranh phong cảnh của một số họa sĩ trong nước và thế giới.
? Em hãy kể một vài phong cảnh mà các em định vẽ ?
- Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh đẹp thiên nhiên. Trong tranh có thể có thêm người hoặc con vật những cảnh vẫn là chính.
- Tranh phong cảnh đẹp là tranh thể hiện được đầy đủ yếu tố về bố cục, hình khối, màu sắc và tình cảm của người vẽ.
* HS quan sát tranh, phân tích và nhận xét về cái đẹp.
- HS trả lời
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh phong cảnh
GV giới thiệu: Có thể vẽ trực tiếp hoặc vẽ từ những kí họa ghi chép được.
 12 cm
9cm
6cm
 9 cm
 9cm
 6 cm
Mẫu tấm bìa để cắt cảnh
GV hướng dẫn HS chọn và cắt cảnh.
Sử dụng tấm bìa đã chuẩn bị đưa ngang tầm mắt nhìn qua lỗ thủng để cắt cảnh. Tìm vị trí có bố cục đẹp nhất để vẽ.
? Có phải khi cắt cảnh để vẽ tranh ta có thể vẽ tất cả những gì nhìn thấy không ?
Các bước của bài vẽ tranh phong cảnh.
Bước 1: - Chọn và cắt cảnh.
 * HS tập cắt cảnh dưới sự hướng dẫn của GV.
 ---> Không nên. Nên lược bỏ những hình ảnh không phù hợp, không đẹp.
Bước 2: - Thể hiện ( Giống như các bước của những bài vẽ tranh đã học ).
 + Vẽ từ bao quát đến chi tiết. Có mảng chính, mảng phụ.
 + Vẽ màu: Vẽ theo màu sắc thiên nhiên cùng với màu cảm xúc của người vẽ
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh làm phác thảo bằng chì
GV quan sát, xem bài phác thảo của các em, góp ý cho những em HS còn yếu hơn về chọn cảnh, cắt cảnh, bố cục, 
Bài tập: 
Em hãy tập cắt cảnh và chọn một cảnh ưng nhật để phác thảo .
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
GV gợi ý cho HS nhận xét về:
 - Chọn cảnh.
 - Nêu được hình ảnh đặc trưng của địa phương.
 - Bố cục hợp lý. Hình vẽ, màu sắc hài hòa.
GV tổng hợp ý kiến, nhận xét và cho điểm.
Học sinh nhận xét dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
* Dặn dò
	- Tập phác thảo nhiều phong cảnh khác nhau theo ý thích.
****************************************************************
	Tử Đà ngày 14 tháng 09 năm 2016
	Tổ trưởng
	 Nguyễn Anh Tuân
******************************************************************
Ngày soạn: 17/09/2016
Ngày dạy: 	7A:
	7B:
TIẾT 6 – BÀI 4 : VẼ TRANH
TRANH PHONG CẢNH ( TIẾT 2) 
I. Mục tiêu bài học :
- HS hiểu được trang phong cảnh là tranh diễn tả cảnh đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ.
- HS biết chọn góc cảnh để thể hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản có bố cục và màu sắc hài hoà
- HS thêm yêu quý cảnh đẹp của quê hương đất nước.
II.Những thông tin cơ bản
	1. Tài liệu thiết bị:	
	a. Giáo viên:
- Miếng bìa để cắt cảnh.
- Tranh phong cảnh của một số họa sĩ trong nước và thế giới.
- Bộ ĐDDH MT6.
- Một số bài vẽ của học sinh.	
 b. Học sinh:
	- Bảng vẽ bằng bìa các tông cứng	
- Miếng bìa để cắt cảnh.
	- SGK, vở, bút chì, tẩy...
	2. Phương pháp:
	- Trực quan. Vấn đáp. Luyện tập
III. Tiến trình giảng dạy:
	* Tổ chức:
	Sĩ số:	7A:	7B:
* Kiểm tra: 
	- Kiểm tra bài phác thảo tiết trước
* Bài mới:
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh làm bài
GV quan sát, xem bài, góp ý cho những em HS còn yếu hơn về bố cục, vẽ hình và vẽ màu
Bài tập: 
Em hãy sử dụng bài phác thảo tiết trước để hoàn thành một bài vẽ tranh phong cảnh.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
GV gợi ý cho HS nhận xét về:
 - Chọn cảnh.
 - Nêu được hình ảnh đặc trưng của địa phương.
 - Bố cục hợp lý. Hình vẽ, màu sắc hài hòa.
GV tổng hợp ý kiến, nhận xét và cho điểm.
- Nhóm nào vẽ xong thì có thể cử đại diện lên treo trên bảng.
- Đại diện 1 - 2 em HS nhận xét về các bài. Nóm khác quan sát, bổ sung.
* Dặn dò
	- Hoàn thành bài tập ở lớp nếu chưa xong.
****************************************************************
	Tử Đà ngày 21 tháng 09 năm 2016
	Tổ trưởng
	 Nguyễn Anh Tuân
******************************************************************
Ngày soạn: 01/10/2016 
Ngày giảng: 7A:
	7B:
TIẾT 7 - BÀI 5: VẼ TRANG TRÍ
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ LỌ HOA
I. Mục tiêu bài học:
	- HS hiểu về tạo dáng và trang trí ứng dụng cho đồ vật.
	- HS biết cách tạo dáng và trang trí được lọ hoa
	- HS hiểu thêm vai trò của MT trong cuộc sống hàng ngày.
II. Những thông tin cơ bản:
	1. Tài liệu thiết bị:	
	a. Giáo viên:
	- Bảng phụ.
	- Bài vẽ của HS khóa trước.
	- Phóng to một số hình minh họa cách tạo dáng và trang trí lọ hoa trong SGK.
	b. Học sinh:
	- Đồ dùng học tập: vở bài tập, bút...
	2. Phương pháp:
	- Trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
	* Tổ chức:
	Sĩ số:	7A:
	7B:
	* Kiểm tra: 
	- Chấm bài vẽ về nhà của HS.
* Bài mới:	
Giới thiệu bài:
	Trong gia đình chúng ta nhà nào cũng phải có một lọ hoa, lọ hoa làm cho không gian của chúng ta thêm đẹp, ấm cúng, lọ hoa đẹp là lọ hoa phải phù hợp với hoa, với không gian phòng và phải có hình trang trí phù hợp. Vậy làm thế nào để có một lọ hoa đẹp chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
GV treo giáo cụ trực quan một số lọ hoa có hình dáng và cách trang trí khác nhau.
? Những lọ hoa này có giống nhau không?
? Tai sao lại có nhiều lọ hoa với nhiều hình dáng khác nhau như vậy ?
? Họa tiết trên lọ được trang trí như thế nào?
? Nội dung họa tiết trang trí thường là gì?
? Màu sắc của các lọ hoa thì thế nào ?
HS quan sát
- Không giống nhau. Có loại cao, loại thấp, loại hình chữ nhật...
- Có nhiều lọ hoa với nhiều hình dáng khác nhau vì mỗi lọ hoa thì phù hợp với một loại hoa khác nhau
 VD: Lọ hoa nhỏ thành chùm thì hợp với loại lọ thấp và phình to ở thân. Với hoa hồng hoặc lay ơn thì hợp với lọ hoa to, cao...
- Họa tiết trang trí trên cổ, thân, chân lọ. Có lọ trang trí thành đường viền xung quanh, có lọ chỉ trang trí một mặt.
- Nội dung họa tiết thường là hình hoa, lá, phong cảnh, chim, thú, hoặc sử dụng những mảng màu....
- Màu sắc của các lọ không giống nhau. Có lọ màu sắc sặc sỡ, đa số màu sắc nhẹ nhàng. Có lọ lại chỉ sử dụng nét bút vẽ màu đen, có lọ lại không trang trí gì chỉ có một màu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách trang trí.
GV minh họa trực tiếp trên bảng. HS quan sát.
(HS quan sát)
1. Tạo dáng.
Bước 1: Chọn kích thước của lọ chiều cao, chiều ngang ) --> Vẽ khung hình, kẻ trục.
Bước 2: Xác định hình dáng của lọ để phác miệng, cổ, thân, đáy lọ.
Bước 3: Vẽ phác nét tạo thành hình dáng lọ.
2. Cách trang trí:
- Chọn họa tiết.
- Sắp xếp họa tiết ( có thể trang trí đường viên quanh miệng, đáy lọ, có thể trang trí họa tiết xung quanh lọ hoặc trang trí họa tiết tự do ở một mặt của lọ).
Chú ý: 
 Họa tiết trên thân lọ thường to hơn họa tiết ở miệng, vai hoặc đáy lọ.
- Vẽ màu: + Nên tô màu cả lọ.
 + Không nên sử dụng nhiều màu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài
Gv quan sát học sinh làm bài. giúp đỡ những em còn yếu.
Bài tập: Em hãy tự tạo dáng và trang trí một lọ hoa theo ý thích.
Chất liệu: màu sáp, màu dạ hoặc màu bột.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
 - GV yêu cầu HS treo bài.
 - Hướng dẫn HS nhận xét bài về: 
 + Hình dáng lọ.
 + Họa tiết, màu sắc trang trí có phù hợp không ?
 - GV nhận xét chung. Chấm bài cho các em.
* Dặn dò
	- Về nhà: Những bạn chưa vẽ xong hoàn thành bài.
	- Đọc và chuẩn bị bài sau.
****************************************************************
	Tử Đà ngày 03 tháng 10 năm 2016
	Tổ trưởng
	 Nguyễn Anh Tuân
****************************************************************
Ngày soạn: 05/10/2016
Ngày giảng: 7A:
	7B:
TIẾT 8 - BÀI 6: VẼ THEO MẪU
 LỌ HOA VÀ QUẢ - ( TIẾT 1 )
I. Mục tiêu bài học:
	- HS biết cách vẽ cái lọ và quả hình cầu.
	- HS vẽ được hình gần giống mẫu.
	- HS nhận ra vẻ đẹp của mẫu qua bố cục, nét vẽ, hình vẽ.
II. Những thông tin cơ bản:
	1. Tài liệu thiết bị:	
	a. Giáo viên:
	- Mẫu vẽ: Lọ, hoa, quả, vải nền.
	- Bài vẽ tham khảo
	b. Học sinh:
	- Mẫu vẽ: Lọ, hoa, quả, vải nền.
	- Vở vẽ, bút...
	2. Phương pháp:
	- Quan sát - trực quan - vấn đáp - luyện tập.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
	* Tổ chức:
	Sĩ số:	7A:
	7B:	
	* Kiểm tra: 
	Kiểm tra bài tập về nhà.
* Bài mới:	
Giới thiệu bài:
	Ở xung quanh ta có rất nhiều những đồ vật nhất là ở trong mỗi gia đình những đồ vật như lọ, ấm, bát, đĩa...Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các đồ vật đó và vẽ lại theo cảm xúc của mỗi em.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
GV bày mẫu. Yêu cầu các nhóm nhận xét mẫu của nhóm mình theo các yêu cầu sau.
? Vị trí của mẫu ?
? Khung hình chung ? khung hình của lọ, khung hình của quả ?
? Đặc điểm, cấu tạo của mẫu ?
? Tỉ lệ các bộ phận của lọ và tỉ lệ của lọ so với quả ?
? Hướng ánh sáng ?
? Độ đậm nhạt của mẫu ?
GV giám sát các nhóm phần trả lời xem có đúng không. Nếu sai, gợi ý để các em trả lời lại cho đúng.
Các nhóm bày mẫu. Tự nhận xét mẫu của nhóm mình theo yêu cầu của GV. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.
GV gọi 1 --> 2 nhóm trình bày lại các bước của bài vẽ. ( VD cụ thể trên mẫu của nhóm ).
GV theo dõi --> Kết luận. ( Hướng dẫn lại trên giáo cụ trực quan )
1--> 2 nhóm nhắc lại các bước của bài vẽ theo mẫu. Các nhóm khác nghe, bổ sung nếu chưa chính xác.
Bước 1: Vẽ khung hình chung. Vẽ khung hình lọ, quả . Kẻ trục lọ.
Bước 2: Xác định vị trí các bộ phận phác nét thẳng.
Bước 3: Vẽ chi tiết, tẩy bỏ các nét thứa.
Bước 4: Vẽ đậm nhạt.
Hoạt động 3: Học sinh làm bài
GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
Bài tập: Vẽ theo mẫu mà nhóm mình đã chuẩn bị. ( Vẽ hình )
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
 - Các nhóm tự nhận xét bài của nhau.
 - GV nhận xét chung.
* Dặn dò
	- Về nhà tự bày một mẫu có dạng tương tự vẽ hình.
	- Tập quan sát màu sắc ở lọ, hoa và quả.
	- Chuẩn bị giờ sau: 	+ Mẫu vẽ: Giống tiết 6.
	+ Sưu tầm tranh tĩnh vật màu.
****************************************************************
	Tử Đà ngày10 tháng 10 năm 2016
	Tổ trưởng
	 Nguyễn Anh Tuân
****************************************************************
Ngày soạn: 12/10/2016
Ngày giảng: 7A:
	7B:
TIẾT 9 - BÀI 7: VẼ THEO MẪU
LỌ HOA VÀ QUẢ ( TIẾT 2 )
I. Mục tiêu bài học:
	- HS biết nhận xét về màu của lọ hoa và quả.
	- Vẽ được lọ hoa và quả bằng màu có đậm - nhạt.
	- Nhận ra được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu.
II. Những thông tin cơ bản:
	1. Tài liệu thiết bị:	
	a. Giáo viên:
	- Mẫu vẽ: Lọ hoa và quả ( giống tiết 6 )
	- Bài vẽ màu tham khảo.
	- Hình hướng dẫn cách vẽ.
	b. Học sinh:
	- Mẫu vẽ: Lọ hoa và quả ( giống tiết 6 )
	- Bài vẽ tiết trước.
	- Bút vẽ, vở bài tập...
	2. Phương pháp:
	- Quan sát, trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
	* Tổ chức:
	Sĩ số:	7A:	7B:
	* Kiểm tra: 
	Kiểm tra hình vẽ tiết trước.
* Bài mới:	
Giới thiệu bài:
	Các em đã được thực hành bài vẽ lọ hoa và quả bằng chì, hôm nay chúng ta cùng luyện tập cách vẽ lọ hoa và quả bằng màu.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật màu, phân tích để HS cảm thụ được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
Yêu cầu:
HS bày mẫu theo nhóm như tiết 6
GV hướng dẫn HS quan sát màu sắc của mẫu. So sánh độ đậm, nhạt cảu mẫu, quan sát màu cảu nền, màu của bóng đổ.
GV nêu yêu cầu của bài.
Vì đây là bài vẽ màu nên các em chú ý phác hình nhanh, tập trung cho vẽ màu.
HS bày mẫu theo nhóm giống như tiết 6
- HS quan sát, nhận xét.
 + Hình dáng mẫu.
 + Màu săc.
 + Độ đậm nhạt.
 + Vị trí đặt mẫu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ
GV yêu cầu HS nhắc lại các bước của bài vẽ màu ( GV treo tranh minh họa các bước tiến hành ).
Chú ý: Có thể sử dụng hình vẽ của tiết trước hoặc sử dụng luôn màu vẽ nét phác nhạt.
- Khi vẽ cần quan sát màu của lọ và quả.
GV lưu ý cho HS.
 - Sự tương quan màu sắc khi đặt cạnh nhau.
Chú ý mảng đậm, nhạt.
1. Vẽ hình:
Sử dụng bài vẽ hình của tiết trước hoặc vẽ nhanh hình bằng chì màu.
2. Vẽ màu: 
- Vẽ phác mảng đậm, nhạt.
- Vẽ màu đậm trước, nhạt sau.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.
GV bao quát lơp, gợi ý cho HS, chú ý đến những bạn học yếu, kém
Bài tập: Vẽ theo mẫu lọ hoa và quả bằng màu mà các nhóm đã bày.
( HS làm bài )
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
 - GV yêu cầu các nhóm tự nhận xét bài cảu nhau. Tự chấm cho bạn mình được bao nhiêu điểm, yêu cầu chấm trung thực.
 - GV tổng kết cho điểm một vài em tích cực làm bài
* Dặn dò
	- Về nhà tự bày một mẫu tương tự và vẽ lại bằng màu.
	- Chuẩn bị bài sau.
****************************************************************
	Tử Đà ngày 17 tháng 10 năm 2016
	Tổ trưởng
	 Nguyễn Anh Tuân
******************************************************************
Ngày soạn: 18/10/2016
Ngày giảng: 7A:
	7B:
TIẾT 10 - BÀI 9: VẼ TRANG TRÍ:
TRANG TRÍ ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH CHỮ NHẬT
( BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT )
I. Mục tiêu bài học:
	- Kiến thức: Luyện cho HS kĩ năng tìm bố cục theo nội dung chủ đề.
	Giúp HS phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo trong khi làm bài để tìm ra những họa tiết đẹp.
	- Kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức cơ bản đã học để làm một bài trang trí đẹp.
	- Thái độ: HS nghiêm túc làm bài.
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu thiết bị:	
	a. Giáo viên:
	- Đề kiểm tra.
	- Tranh: Một số đồ vật có dạng hình chữ nhật.
	b. Học sinh:
	- Giấy, bút chì, màu...
	2. Phương pháp:
	- Kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
	* Tổ chức:
	Sĩ số:	7A:...........................................................
	7B: ...........................................................
	* Kiểm tra: 
	Kiểm tra đồ dùng học tập.
* Bài mới:	
Hoạt động 1: Giáo viên ghi đề, nêu yêu cầu.
Đề bài: Em hãy trang trí một đồ vật có dạng hình chữ nhật.
 - Thời gian: 45 phút.
 - Kích thước: 12 x 16 cm.
 - Màu sắc: Tự chọn.
Yêu cầu: 
 - Vẽ đúng kích thước. đúng đề bài.
 - Bố cục bài vẽ chặt chẽ, rõ mảng chính, mảng phụ.
 - Họa tiết: Có sự sáng tạo, phù hợp với hình trang trí.
 - Màu sắc: Hài hòa, hợp lý.
Thang điểm:
 - Điểm Đạt ( Đ ): Thực hiện được yêu cầu của bài nhưng còn sai sót.
 - Điểm Chưa đạt ( CĐ ): Không thực hiện được yêu cầu của bài tùy mức độ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài.
GV cho HS xem nhanh một số bài trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật để các em tham khảo.
 Gợi ý cho các em một số đồ vật hình chữ nhật để các em nhớ lại như: Tấm thảm, bìa lịch, nhãn vở, khăn trải bàn...
Gv quan sát HS trong khi các em làm bài. Gợi ý cho một số em còn lúng túng.
HS quan sát suy nghĩ về bài.
HS làm bài
Hoạt động 3: Củng cố tổng kết.
GV thu bài. Nhận xét chung quá trình làm bài.
* Dặn dò
	- Sưu tầm họa tiết trang trí hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn.
	- Chuẩn bị bài sau.
****************************************************************
	Tử Đà ngày 24 tháng 10 năm 2016
	Tổ trưởng
	 Nguyễn Anh Tuân
Ngày soạn: 26/10/2016
Ngày giảng: 7A: 7B:
TiÕt 11 - bµi 18: vÏ theo mÉu
ký häa
I.Mục tiêu bài học
	1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được khái niệm, chất liệu và phương pháp tiến hành ký họa.
	2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc nắm bắt đặc điểm của đối tượng, thể hiện bài vẽ mềm mại, có phong cách riêng.
	3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu thích việc nắm bắt đặc điểm của những sự vật trong thế giới tự nhiên..
II/. CHUẨN BỊ:
	1/. Giáo viên: Một số vật mẫu, bài vẽ của HS năm trước.
	2/. Học sinh: Đọc trước bài, vật mẫu, chì, tẩy, màu, vở bài tập.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	1/. Ổn định tổ chức: (1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. 
	Sĩ số:	7A:.........................................
	7B:.........................................
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Kí họa là một hình thức vẽ nhanh rất tiện ích trong việc ghi chép lại những nét đặc trưng cơ bản của những hình ảnh có trong tự nhiên giúp cho ta có nhiều tư liệu trong sáng tác nghệ thuật. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm cơ bản và phương pháp vẽ ký họa, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “VTM: Kí họa”
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm của ký họa.
- GV cho HS xem một số bài vẽ ký họa. Yêu cầu HS nêu sự giống nhau và khác nhau giữa ký họa và vẽ theo mẫu.
- GV phân tích một số bài ký họa ở nhiều dạng khác nhau (ký họa chi tiết, ký họa tổng thể, ký họa nhanh, ký họa sâu) làm nổi bật mục đích của ký họa.
- GV yêu cầu HS nhận xét về các chất liệu ký họa trên một số bài vẽ mẫu. Từ đó gợi ý để các em thấy được chất liệu ký họa rất phong phú, thường là những chất liệu đơn giản, dễ sử dụng và gọn nhẹ.
I/. Khái niệm.
- Ký họa là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất của đối tượng. Đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên, con người, con vật.
- HS xem một số bài vẽ ký họa. Yêu cầu HS nêu sự giống nhau và khác nhau giữa ký họa và vẽ theo mẫu.
- Quan sát GV phân tích mục đích của ký họa.
- HS nhận xét về các chất liệu ký họa trên một số bài vẽ mẫu.
- Chất liệu thường dùng để ký họa: Bút chì, bút dạ, bút sắt, màu nước, mực nho, than, sáp mà
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách ký họa.
+ Quan sát và nhận xét.
- GV sắp xếp một số vật mẫu và yêu cầu HS quan sát và nhận xét kỹ về hình dáng, đường nét, đậm nhạt, tỷ lệ của đối tượng.
- GV nhắc nhở khi vẽ cần chú ý thật kỹ để diễn tả đúng đặc điểm của vật mình định vẽ.
+ Chọn hình dáng tiêu biểu.
- GV sắp xếp vật mẫu ở nhiều cách khác nhau để HS nêu nhận xét về hình dáng ở cách xếp nào là đẹp và điển hình nhất.
- GV gợi ý và cho HS thực hiện một số động tác để các em thấy được hình dáng đẹp ở một số động tác của con người.
- GV cho HS quan sát tranh để các em hình dung ra việc vẽ ký họa cần phải chọn lựa hướng nhìn thuận lợi nhất
+ So sánh tỷ lệ các bộ phận. 
- GV cho HS nêu nhận xét về tỷ lệ một số vật mẫu.
- GV góp ý về cách xác định tỷ lệ và nhắc nhở HS khi xác định tỷ lệ cần chú ý đến những tỷ lệ chính, tránh sa vào những chi tiết nhỏ, vụn vặt.
+ Vẽ từ bao quát đến chi tiết.
- GV hướng dẫn trên vật mẫu để HS thấy được việc vẽ ký họa cần ghi lại những nét bao quát trước để cố định hình dáng chung của vật, sau đó mới diễn tả đặc điểm chính của vật.
- GV cho HS quan sát một số bài vẽ mẫu để HS thấy được ký họa cũng cần phải thể hiện đường nét có đậm, có nhạt làm cho bài vẽ mềm mại và có dấu ấn riêng.
- HS quan sát và nhận xét kỹ về hình dáng, đường nét, đậm nhạt, tỷ lệ của một số vật mẫu.
- HS quan sát và nhận xét về hình dáng điển hình của vật mẫu ở các cách sắp xếp khác nhau.
- HS làm mẫu một số động tác. Nhận xét về động tác đẹp.
- HS quan sát tranh để nhận ra việc vẽ ký họa cần phải chọn lựa hướng nhìn thuận lợi nhất
- HS nêu nhận xét về tỷ lệ một số vật mẫu.
- Quan sát GV hướng dẫn vẽ ký họa.
- HS quan sát một số bài vẽ mẫu để thấy được ký họa cần phải thể hiện đường nét có đậm, nhạt hợp lý.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV chia nhóm và yêu cầu HS xếp mẫu vẽ theo nhóm.
- GV quan sát và nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng hướng dẫn. 
- Chỉnh sửa, góp ý cho HS về bố cục, chọn hình dáng tiêu biểu và cách dùng nét đậm nhạt thể hiện hình dáng của vật.
- HS xếp mẫu và vẽ theo nhóm.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV cho các nhóm treo bài lên bảng và yêu cầu các nhóm nhận xét về bố cục, đường nét và hình dáng. Yêu cầu HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho n

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an My thuat 7 HKI 20162017 lop 7_12238639.doc