Giáo án môn Ngữ văn 10 - Đêm nay Bác không ngủ

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Biết: Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu hiện cảm xúc và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ.

- Hiểu: tình cảm của Bác đối với mọi người và tình cảm của anh đội viên đối với Bác.

 2. Kĩ năng:

 - Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.

 - Đọc diễn cảm.

 - Tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ.

 - Trình bày được cảm nghĩ của bản thân sau khi học xong bài thơ.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục HS về lòng kính yêu Bác Hồ và biết ơn thế hệ cha anh.

 - Ý thức rèn luyện theo những đức tính quý báu của chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

4. Phát triển năng lực HS:

 Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 - Đọc diễn cảm bài thơ.

 - Tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác trong bài thơ.

 

doc 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Đêm nay Bác không ngủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết CT 93 + 94
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
Minh Huệ -
(Tích hợp GD tư tưởng HCM)
Tuần dạy: 25
 Văn bản:
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: 
 - Biết: Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu hiện cảm xúc và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ.
- Hiểu: tình cảm của Bác đối với mọi người và tình cảm của anh đội viên đối với Bác.
 2. Kĩ năng:
 - Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.
 - Đọc diễn cảm.
 - Tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ.
 - Trình bày được cảm nghĩ của bản thân sau khi học xong bài thơ.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS về lòng kính yêu Bác Hồ và biết ơn thế hệ cha anh.
 - Ý thức rèn luyện theo những đức tính quý báu của chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. 
4. Phát triển năng lực HS:
 Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác...
II. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
 - Đọc diễn cảm bài thơ.
 - Tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác trong bài thơ.
III. CHUẨN BỊ
 Giáo viên: Bảng phụ, ảnh Bác. 
 Học sinh: SGK, vở BT, đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi SGK/67.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1./- Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút)
 2./- Kiểm tra miệng: (4 phút)
? Nhân vật thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Thầy là người như thế nào?(8đ). " Đêm nay Bác không ngủ" của tác giả nào? (1đ)
 - Thái độ đối với học sinh: lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng.
 - Tình cảm yêu nước sâu đậm và tự hào về tiếng nói của dân tộc mình. 
 - Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ.
?Trình bày ý nghĩa của truyện ngắn “Buổi học cuối cùng”. (8đ) 
 - Ý nghĩa văn bản: Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quí của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình.
 - Văn bản cho thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ.
 - Kiểm tra vở ghi bài, vở BT, soạn bài của HS. (2đ)
 3./-Tiến trình bài học: (80 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt đông1: ( 1 phút) *Giới thiệu: 
*Hoạt đông2: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chú thích. (14 phút)
- GV: Hướng dẫn HS đọc: tâm tình, chậm rãi, giọng thấp ở đoạn đầu và nhịp nhanh hơn, giọng lên cao hơn một chút ở đoạn sau, khổ thơ cuối cần đọc chậm và mạnh để khẳng định 1 chân lý.
- GV đọc mẫu đoạn, gọi HS đọc và nhận xét về cách đọc của hs. 
?Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện gì? Em hãy tóm tắt diễn biến câu chuyện. 
 - HS trình bày – nhận xét.
 - GV Chốt ý: Bài thơ kể lại câu chuyện của người chiến sĩ trên đường đi chiến dịch trong một đêm không ngủ giữa rừng Việt Bắc. Suốt đêm, Bác Hồ không ngủ vì lo cho bộ đội, dân công.
 * Hs đọc chú thích.
?.Trình bày về tác giả - tác phẩm?
( giới thiệu ảnh chân dung Minh Huệ )
- Hs nêu đôi nét về tác giả - tác phẩm.
ØNêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
- Đầu năm 1951, Minh Huệ ở Nghệ An gặp một anh bộ đội từ Việt Bắc về. Anh ấy kể cho nhà thơ nghe kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm trên đường đi chiến dịch Biên giới. Câu chuyện gây xúc động nên nhà thơ đã ghi lại.
-Bài thơ dựa vào câu chuyện có thật và khai sinh tên tuổi nhà thơ.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó-SGK
- HS:Trình bày theo SGK/66
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. (55 phút)
- Tâm tư của người chiến sĩ được thể hiện trong hai lần anh thức dậy .
ØTrong lần thức giấc đầu tiên, tâm tư của anh được thể hiện như thế nào ?
- Ngạc nhiên vì trời khuya mà Bác vẫn ngồi “trầm ngâm” bên bếp lửa .
- Xúc động, chăm chú ngắm Bác “đốt lửa” sưởi ấm, “dém chăn” cho từng chiến sĩ với bước đi “nhón chân nhẹ nhàng”.
- Trạng thái mơ màng cảm nhận sự lớn lao, gần gũi của vị lãnh tụ qua hình ảnh so sánh “Bóng Bác cao lồng lộng - Ấm hơn ngọn lửa hồng”.
-Thổn thức vì lo cho sức khỏe của Bác, hỏi “Bác có lạnh lắm không ?”.
ØTrong lần thức giấc thứ ba, tâm tư của anh chiến sĩ thể hiên như thế nào?
-Hốt hoảng giật mình, nài nỉ Bác đi ngủ: “Mời Bác ngủ Bác ơi !... Bác ơi ! Mời Bác ngủ !”.
- Thấu hiểu tình thương và đạo đức của Bác, muốn chia sẻ sự lo lắng nên “Anh thức luôn cùng Bác” .
ØNhận xét của em về cách cấu tạo lời thơ sau “Mời Bác ngủ Bác ơi !- Bác ơi ! Mời Bác ngủ !”?
- Đảo trật tự từ.
- Diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn, lo lắng cho sức khỏe của Bác – tình cảm chân thành của anh chiến sĩ.
ØQua các chi tiết trên đã toát lên tình cảm nào của người chiến sĩ đối với Bác ? 
-Thương yêu, cảm phục, ngưỡng mộ trước tấm lòng yêu thương bộ đội của Bác 
à Tả chân thật, hợp lý.
* GV bình: Qua diễn biến tâm trạng của người chiến sĩ, bài thơ biểu hiện cụ thể và chân thực tình cảm của anh chiến sĩ – đó cũng là tình cảm chung của bộ đội và nhân dân đối với Bác – lòng yêu kính, lòng biết ơn, niềm hạnh phúc, niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị.
ØVì sao bài thơ không kể lần thức giấc thứ hai ?
 - Trong cái đêm ấy, anh đội viên nhiều lần tỉnh giấc và lần nào cũng chứng kiến Bác không ngủ. Nhưng từ lần thứ nhất đến lần thứ ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có sự biến đổi rõ rệt.
?: Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn từ trong những lời thơ trên? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong lời thơ: Bóng Bác cao lồng lộng - Ấm hơn ngọn lửa hồng? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
- Ngôn từ giản dị, gần gũi như lời nói hằng ngày (Càng nhìn lại càng thương, Đốt lửa cho anh nằm, Anh nằm lo Bác ốm) có sức diễn tả tình cảm mộc mạc, chân thành của người chiến sĩ đối với Bác trong những ngày đồng cam cộng khổ kháng chiến.
Biện pháp so sánh được sử dụng trong lời thơ: Bóng Bác cao lồng lộng - Ấm hơn ngọn lửa hồng. => Qua đó, hình ảnh Bác Hồ hiện ra vừa lớn lao, vĩ đại trong sự ngưỡng mộ của người chiến sĩ, vừa gần gũi như ngọn lửa trong tình cảm thân thiết của anh.
* Liên hệ giáo dục HS lòng kính yêu Bác Hồ và học tập làm theo tấm gương của vị chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hết tiết 93
ØHình tượng Bác Hồ được miêu tả qua con mắt, cảm nghĩ của ai ?
- Anh đội viên. 
ØHình ảnh Bác Hồ hiện lên qua chi tiết nào về hình dáng và tâm tư, cử chỉ và hành động, lời nói ?
- Hình dáng, tâm tư: Vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc, bồn chồn lo lắng, nghĩ ngợi àBiểu hiện chiều sâu tâm trạng của Bác.
- Cử chỉ và hành động: đốt lửa và dém chăn cho từng người, nhón chân nhẹ nhàng àThể hiện tình yêu thương và chăm sóc ân cần của Bác đối với chiến sĩ.
- Lời nói: vắn tắt nhưng bộc lộ rõ nỗi lòng, sự lo lắng của Bác “Chú cứ việc ngủ ngon mong trời sáng mau mau”.
ØEm có nhận xét gì về nghệ thuật đoạn thơ ?
- Sử dụng lời thơ giản dị thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
- Sử dụng từ láy -> tạo giá trị gợi hình và biểu cảm: khắc họa hình ảnh cao đẹp của Bác.
ØQua các chi tiết miêu tả trên, em cảm nhận được đức tính cao đẹp gì của Bác ? (GDTT HCM )
- Bác như là người cha thân thiết đang lo lắng , ân cần chăm sóc cho con.
- Tình thương yêu bao la của một vị Chủ tịch nước đối với quân dân ta.
* Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong bài thơ thật giản dị, gần gũi, chân thực mà hết sức lớn lao. Tấm lòng yêu thương mênh mông, sâu nặng của Bác đến độ quên mình. Đúng như lời của nhà thơ Tố Hữu: 
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
 Ôm cả non sông mọi kiếp người.”
ØVì sao trong đoạn kết, nhà thơ viết :
 Đêm nay Bác không ngủ 
 Vì một lẽ thường tình 
 Bác là Hồ Chí Minh.
-> Bác không ngủ vì nhiều lí do, song chỉ giải thích “Bác là Hồ Chí Minh”:
- Tên một con người hết lòng yêu nước thương dân, có lòng nhân ái bao la - vị lãnh tụ của dân tộc - người cha thân yêu của quân đội ta.
- Như một định nghĩa về sự cao cả, thiêng liêng của Bác - đây chỉ là một đêm trong vô vàn những đêm Người không ngủ.
 àNâng ý nghĩa câu chuyện lên tầm lớn lao.
- Cuộc đời Người dành trọn cho nhân dân, Tổ quốc -> Đó chính là lẽ sống: “ Nâng niu tất cả chỉ quên mình.”
*Hoạt động 3: (8 phút) Tổng kết
ØBài thơ làm theo thể thơ gì ? Thể thơ có thích hợp với cách kể chuyện trong bài thơ không ?
- Thể thơ 5 chữ, gồm nhiều khổ, gieo vần chân. Thể thơ thích hợp với lời kể chuyện kết hợp với miêu tả và bộc lộ tâm trạng.
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
- HS trình bày – nhận xét.
? Nêu ý nghĩa của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ?
- Hs nêu, gv chốt ý.
- Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK/74
 +HS Ghi nhớ SGK/ 74
I. Đọc – tìm hiểu chú thích: 
 1. Đọc và kể tóm tắt:
 2. Chú thích:
 a) Tác giả- tác phẩm: SGK/66
 - Minh Huệ ( 1927 – 2003 ) tên khai sinh Nguyễn Đức Thái, quê ở Nghệ An.
 - Đêm nay Bác không ngủ được viết vào năm 1951 dựa trên sự kiện có thật trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950. 
 b)Từ khó: SGK/66
II. Đọc - Tìm hiểu văn bản:
 1. Tâm tư của anh đội viên đối với Bác Hồ:
- Lần thức giấc thứ nhất: 
+ Ngạc nhiên vì Bác chưa ngủ 
+ Xúc động khi Bác chăm sóc bộ đội 
+ Mơ màng cảm nhận sự lớn lao của Bác 
+ Lo cho sức khỏe Bác 
- Lần thức giấc thứ ba: 
+ Hốt hoảng, giật mình vì Bác lại chưa ngủ 
+ Muốn chia sẻ sự lo lắng với Bác 
ðThương yêu, cảm phục, ngưỡng mộ tấm lòng của Bác.
 2. Hình tượng Bác Hồ:
- Hình dáng, tâm tư: lặng lẽ trầm ngâm, nghĩ ngợi, bồn chồn lo lắng.
 àChiều sâu tâm trạng.
- Cử chỉ, hành động: đốt lửa, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng.
 àChăm sóc ân cần.
- Lời nói: vắn tắt nhưng ân cần.
 àNỗi lòng, sự lo lắng.
ð Tình thương yêu bao la, cao đẹp, thiêng liêng của Bác. 
3.Ý nghĩa khổ thơ cuối:
 Tên Hồ Chí Minh:
- Vị lãnh tụ, người cha thân yêu của quân đội ta.
- Một định nghĩa về sự cao cả, thiêng liêng của Bác.
=> Đó chính là lẽ sống: “Nâng niu tất cả chỉ quên mình.”
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
 - Sử dụng thể thơ năm kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
 - Lời thơ giản dị, có niều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên chân thành.
 - Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.
2.Ý nghĩa văn bản
Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội của nhân dân ta đối với Bác.
* Ghi nhớ: SGK/74
 4. Tổng kết: (4p)
? Đọc diễn cảm bài thơ?
 - HS đọc diễn cảm.
? Tóm tắt văn bản?
 - Câu chuyện hiện ra qua lời kể của anh đội viên theo diễn biến như sau:
 +Trong một túp lều tranh xơ xác, nơi tạm trú của bộ đội trong đêm hành quân giữa rừng Việt Bắc. Bác Hồ ngồi đốt lửa cho các anh đội viên ngủ.
 + Nửa đêm, anh đội viên thức giấc lần thứ nhất, thấy trời mưa lâm thâm rất lạnh mà Bác vẫn ngồi không ngủ. Rồi Bác đi dém chăn cho từng anh chiến sĩ.
 +Trong cơn mơ màng. Anh đội viên thấy hơi ấm tỏa ra từ Bác, rồi anh thổn thức băn khoăn vì Bác không ngủ.
 + Lần thứ 3 thức dậy, anh thấy Bác vẫn ngồi suy nghĩ, anh thức luôn cùng Bác.
 5. Hướng dẫn học tập: (3p)
 *Đối với bài học ở tiết học này:
 - Học thuộc bài thơ, Ghi nhớ SGK/ 74
 - Bổ sung đủ các bài tập và sưu tầm một số bài thơ nói lên tình cảm của nhân dân đối với Bác Hồ kính yêu.
 * Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
 - Chuẩn bị: KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC
 Ôn tập các văn bản đã học từ bài 18 đến bài 23 
 + Tóm tắt các văn bản
 + Nắm nội dung, nghệ thuật của từng văn bản
V. PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 23 Dem nay Bac khong ngu_12295878.doc