Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 29

Tiết 1 CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ

Mục tiêu

- Giúp học sinh ôn luyện củng cố kiến thức cơ bản về văn bản và các phương thức biểu đạt.

- Nắm được đặc điểm của một số kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt.

Tiến trình lên lớp

* Tổ chức:

* Kiểm tra: Kết hợp trong giờ.

* Bài mới

 

doc 79 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 viên chốt
Học sinh thảo luận nhóm , đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung, Giáo viên chốt.
Học sinh chơi trò chơi tiếp sức. Trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ-> chiến thắng
I , Danh từ
1, Khái niệm
 Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
VD: học sinh, bàn, ghế, mây, mưa
 Danh từ có thể làm vị ngữ, trước danh từ cần có từ “ là”
VD: Tôi là học sinh
 Chức vụ ngữ pháp quan trọng nhất của danh từ trong câu là làm chủ ngữ
VD: Học sinh đến trường
2, Phân loại danh từ
 Danh từ tiếng Việt chia thành 2 lớp lớn:
- DT đơn vị: + DT đơn vị tự nhiên
 + DT đơn vị qui ước: chính xác, ước chừng
- DT sự vật: + DT chung
 + DT riêng
VD: DT đơn vị tự nhiên : cô, chú, bác, ông bà, cây con, cái, chiếc
DT đơn vị qui ước: nắm, vốc,
DT chỉ sự vật: bàn , ghế, trâu, bò
3, Qui tắc viết hoa dt riêng
- Viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó
II, Bài tập
 Bài 1:
Điền từ thích hợp vào ô trống trong sơ đồ để phân loại dt
Bài 2:
Chỉ ra dt trong các câu văn sau:
ở làng tôi, rất nhiều cây xoan. Tháng hai, hoa xoan thả hương thơm ngát, rụng tím cả các phiến đá lát đường. Những hàng rào cúc tần xanh mơn mởn trong mưa bụi mùa xuân. Dây tơ hồng vàng quấn quýt đan vào nhau hứng những cánh hoa xoan li ti như vỏ trấu rơi nhẹ.
Bài 3:
 Tìm các dt chỉ đơn vị tự nhiên cho các dt: đá, thuyền, vải
VD: Hòn đá 
Củng cố
 Phân biệt và nhận diện các loại danh từ?
 Hướng dẫn: 	Học bài.
 	Ôn lại DT và cụm danh từ.
Tuần:_____
Tiết 17 CHỦ ĐỀ: CÁC KIẾN THỨC VỀ TỪ TIẾNG VIỆT
Mục tiêu
Tiếp tục giúp học sinh ôn tập, củng cố, hệ thống hóa các kiến thức về danh từ, cụm danh từ.
Rèn kĩ năng phát hiện cụm danh từ, sử dụng cụm danh từ để tạo lập đoạn văn.
 Tiến trình lên lớp
* Tổ chức:
* Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
* Bài mới
Học sinh chuẩn bị theo nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị 1 từ, chơi trò chơi tiếp sức. Trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ đúng -> chiến thắng
 HD Học sinh làm tương tự như bt 4
? Qua 2 bài tập, em rút ra kết luận gì về dt?
 Học sinh thảo luận nhóm 2 phút, trình bày, nhận xét, Giáo viên chốt
Học sinh đọc, nêu yêu cầu bt, thảo luận nhóm3 phút, trình bày nhận xét , Giáo viên chốt đáp án
G gọi 2 học sinh lên bảng viết, các học sinh bên dưới viết vào giấy nháp, nhận xét bài của bạn, Giáo viên chốt
II, Bài tập
Bài 4: Hãy tìm các dt khác nhau có thể kết hợp được với dt đơn vị tự nhiên: bức, tờ, dải
- Bức: ( tranh, thư, họa, tượng)
- Tờ: ( giấy, báo, đơn, lịch)
- Dải: ( lụa, yếm, áo)
Bài5: Tìm các dt chỉ đơn vị qui ước có thể đi kèm với các dt: nước ,sữa , dầu
- Lít, can, thùng, cốc, bát
* Có thể có nhiều dt chỉ đơn vị tự nhiên khác nhau kết hợp với 1 dt. Ngược lại, 1 dt chỉ đơn vị tự nhiên cũng có thể kết hợp với nhiều dt khác nhau
Bài 6: Cho các đoạn văn sau: 
1, Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm, Lê Lợi- bấy giờ đã làm vua- cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần
 ( Sự tích Hồ Gươm)
2, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết
 ( Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
- Tìm các dt chung, dt riêng trong 2 đoạn văn trên
- Sắp xếp các dt riêng thao nhóm: tên người, tên địa lí
-> * DT chung: năm, giặc, hôm, vua, thuyền rồng, hồ , thanh gươm, thần
* DT riêng: + Tên người: Lê Lợi, Long Quân, Rùa Vàng, Mắt, Chân, Tay, Tai, Miệng
 + Tên địa lí: Tả Vọng
Bài 7: Cho tên các cơ quan, trường học sau:
- Phòng giáo dục và đào tạo
- Bộ giáo dục và đào tạo
- Nhà xuất bản quân đội nhân dân
- Trường THCS Trần Hưng Đạo
Hãy viết hoa tên các cơ quan , trường học đó theo đúng qui tắc
-> * Phòng Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân 
Củng cố
? Em có nhận xét gì về sự kết hợp của dt?
? Viết dt riêng cần lưu ý những gì?
 Hướng dẫn: 	Học bài
 	Làm các bài tập vào vở
 	Chuẩn bị những từ loại tiếp theo
Tuần:_____
Tiết 18 CHỦ ĐỀ 2: CÁC KIẾN THỨC VỀ TỪ TIẾNG VIỆT
Mục tiêu
 Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức về chỉ từ, số từ, lượng từ, cụm dt. Biết nhận diện các từ loại và cụm từ đó trong câu
 Rèn kĩ năng sử dụng các từ loại, cụm từ nói trên khi nói, viết
 Tiến trình lên lớp
* Tổ chức: Lớp 6
* Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
* Bài mới
? Nhắc lại các khái niệm về: 
 + Số từ, các loại số từ
 + Lượng từ, các loại lượng từ
 + Chỉ từ
? Vai trò , chức năng ngữ pháp cảu số từ, lượng từ, chỉ từ trong cụm từ, trong câu?
 Học sinh thảo luận nhóm 3 phút, trình bày, nhận xét, Giáo viên chốt
? Nêu cấu tạo của cụm dt và vị trí của từng từ loại trong cụm dt đó
 Giáo viên chép sẵn mô hình cụm dt lên bảng phụ học sinh lên bảng điền
Học sinh thảo luận nhóm3 phút, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung Giáo viên chốt phương án đúng
G gọi 3 học sinh lên bảng làm, các học sinh khác làm vào giấy nháp, nhận xét, Giáo viên nhận xét bổ sung
Học sinh viết trong thời gian 10 phút, đọc, chỉ ra các số từ, lượng từ, chỉ từ đã sử dụng
Học sinh khác nhận xét, Giáo viên nhận xét bổ sung
I, Lí thuyết
1, Số từ là những từ chỉ số lượng hay số thứ tự của sự vật. Khi chỉ số lượng thì số từ đứng trước dt. Khi chỉ stt thì st đứng sau dt
VD: Một học sinh
 Lớp em xếp thứ 6
2, Lượng từ là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật. Lượng từ chia làm 2 nhóm:
- Lượng từ chỉ tổng thể
- Lượng từ chỉ tập hợp hay phân phối
3, Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian
4, Vai trò ngữ pháp
- Số từ, lượng từ làm phụ ngữ trước cho cụm dt
- Chỉ từ làm phụ ngữ sau cho cụm dt. Ngoài ra chỉ từ còn làm trạng ngữ , chủ ngữ trong câu
PT
PTT
PS
T2
T1
T1
T2
S1
S2
Lượng từ chỉ tổng thể( tất cả, tất thảy, hết thảy)
Số từ hoặc lượng từ chỉ tập hợp hay phân phối
Danh từ đơn vị
Danh từ sự vật
Từ ngữ nêu đặc diểm của sự vật
chỉ từ( này, nọ, kia, ấy, đó, đây)
II, Luyện tập
Bài 1: Tìm chỉ từ, số từ, lượng từ trong đoạn trích “ ếch ngồi đáy giếng” đoạn từ đầu -> ếch ta ra ngoài
Chỉ từ: nọ, kia, 
Số từ: một
Lượng từ: vài, các, cả
Bài 2: Đặt câu với các số từ, lượng từ, chỉ từ ở các vai trò khác nhau
Bài 3: Viết đoạn văn kể về cuộc gặp gỡ của em với một thầy cô giáo cũ sau 10 năm trong đó có sử dụng số từ, lượng từ, chỉ từ
Củng cố
 Lưu ý học sinh sử dụng từ loại trong khi nói và viết
 Hướng dẫn: Học bài
 Làm hoàn chỉnh các bài tập ở lớp
 Xem trước phần đt , cụm đt
Ngày 10 tháng 11 năm 2008
 Ký duyệt
Tuần 13
	Tiết 19 CHỦ ĐỀ 2: CÁC KIẾN THỨC VỀ TỪ TIẾNG VIỆT
Mục tiêu
 Tiếp tục hướng dẫn học sinh ôn tập lại phần cụm danh từ, phân biệt các loại danh từ và mối quan hệ giữa danh từ và cụm danh từ.
 Tiến trình lên lớp
* Tổ chức: Lớp 6A: Lớp 6B:
* Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
* Bài mới
? Cụm DT là gì?
? Cho ví dụ về cụm DT?
? Cụm DT có những đặc điểm gì về ý nghĩa và ngữ pháp?
? Cho VD?
? Cụm DT có cấu tạo như thế nào?
? Có phải bao giờ cụmDT cũng có cấu tạo đầy đủ 3 phần không? Phần nào có thể vắng mặt? Phần nào bắt buộc phải có mặt? Cho VD?
Học sinh trao đổi 3 phút, trả lời, nhận xét, Giáo viên chốt. 
Học sinh trao đổi, trình bày, nhận xét.
G đưa mô hình cụm dt trên bảng phụ, gọi 1học sinh lên bảng điền, học sinh khác nhận xét, Giáo viên chốt.
I.Cụm danh từ
1. Khái niệm 
 Cụm danh từ là một tổ hợp từ do danh từ và những từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
2. Đặc điểm
- Về ý nghĩa: Cụm danh từ có nghĩa đầy đủ hơn danh từ
- Về ngữ pháp: cụm danh từ hoạt động ngữ pháp trong câu giống như một danh từ
3. Cấu tạo
Cụm DT gồm 3 phần:
- Phần phụ trước: Do các từ chỉ ý nghĩa số và lượng đảm nhiệm
- Phần trung tâm: Do DT chỉ đơn vị và DT chỉ sự vật đảm nhiệm
- Phần phụ sau: Do các tư ngữ chỉ đặc điểm sự vật và các từ xác định ý nghĩa của sự vật trong không gian và thời gian đảm nhiệm
 Không phải bao giờ cụm DT cũng có cấu tạo đầy đủ 3 phần
 Phần PT hoặc phần PS có thể vắng mặt, phần trung tâm bắt buộc phải có mặt.
VD: một học sinh-> vắng mặt ps
 cái bàn này-> vắng mặt phần pt 
II. Bài tập
Bài 1: Gạch chân dưới các cụm DT trong đoạn văn sau:
 Có một con ếch sống lâu ngày trong giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia hoảng sợ.
 Các cụm DT là: một con ếch; giếng nọ; vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ; tiếng kêu ồm ộp; cả giếng; các con vật kia.
Bài 2: Xếp các cụm DT tìm được ở bài 1 vào mô hình cụm DT:
PT
 PTT
 PS
t2
t1
T1
T2
S1
S2
một
con
ếch
giếng
nọ
vài
con
nhái..
bé nhỏ
tiếng
kêu
ồm ộp
cả
giếng
các
con
vật
kia
Củng cố
 ? Cụm dt có đặc điểm gì?
 ? Cấu tạo chung của cụm dt?
 Hướng dẫn: Học bài
 Tìm cụm dt trong đoạn 1 của văn bản “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”
 Tiếp tục xem lại những kiến thức về cụm dt
*******************************
	Tiết 20 CHỦ ĐỀ 2: CÁC KIẾN THỨC VỀ TỪ TIẾNG VIỆT
Mục tiêu
 Tiếp tục hướng dẫn học sinh củng cố lại những kiến thức về cụm dt.
 Rèn kĩ năng phát triển cụm dt từ một dt và kĩ năng tạo lập văn bản có sử dụng dt.
 Tiến trình lên lớp
* Tổ chức: Lớp 6A: Lớp 6B:
* Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
* Bài mới
G đưa bt trên bảng phụ, học sinh suy nghĩ, trao đổi nhóm 5 phút, trình bày, nhận xét, bổ sung, Giáo viên chốt.
G đưa bt trên bảng phụ, học sinh theo dõi, chuẩn bị trong thời gian 2 phút.
 Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức. 2 nhóm học sinh cử đại diện thay nhau lên bảng. Trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm được nhiều phụ ngữ đúng cho 2 dt để điền vào chỗ tróng-> chiến thắng.
 Học sinh làm nhanh , trình bày, nhận xét, Giáo viên cho điểm.
 Học sinh HĐ cá nhân, thời gian 10 phút, trình bày, học sinh khác nhận xét về: nội dung, cách diễn đạt, các cụm dt sử dụng đã chính xác chưa.
Bài tập 3:
Trong mỗi câu sau, cụm dt giữ chức vụ ngữ pháp gì? 
 a, Con là ánh sáng của đời mẹ.
 b, Cái áo này còn rất mới.
 c, Ngôi trường thân yêu của em nằm trên trục đường giao thông liên xã.
d, Những bông hoa màu vàng làm sáng cả góc vườn.
=> Câu a: cụm dt làm VN
 Câu b: cụm dt làm CN
 Câu c: cụm dt làm CN
 Câu d: cụm dt làm CN
Bài 4: Điền vào chỗ trống phụ ngữ để hoàn thành các cụm dt sau:
 ánh sángtrải xuống cánh đồng.xua tan dần hơi lạnhLúa nặng trĩu bông, ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm.
Bài 5: Cho VD về 1 dt , phát triển dt đó thành cụm dt và đặt câu với cụm dt đó.
Bài 6: Viết đoạn văn ngắn từ 3-> 5 câu có sử dụng cụm dt. Gạch chân dưới các cụm dt đã sử dụng.
Củng cố
 Cụm dt là gì? Cụm dt có cấu tạo như thế nào?
 Hướng dẫn: Học bài
 Xếp các cụm dt ở bt 5 vào mô hình cụm dt.
 Xem trước bài: số từ , lượng từ.
 Ngày 17 tháng 11 năm 2008
Tuần 14
	Tiết 21 CHỦ ĐỀ 2: CÁC KIẾN THỨC VỀ TỪ TIẾNG VIỆT
Mục tiêu
 Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về đt, cụm đt
 Nhận diện đt, cụm đt trong câu
 Rèn kĩ năng làm bài tập tiếng Việt
 Tiến trình lên lớp
* Tổ chức: Lớp 6a:	6b:
* Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
* Bài mới
? Nhắc lại các khái niệm về: 
-Động từ, phân loại đt
- Cụm đt
- Chức năng ngữ pháp của đt và cụm đt
Học sinh trao đổi nhóm 3 phút, trình bày, nhận xét, Giáo viên chốt
?Vẽ mô hình cấu tạo cụm đt
 1 Học sinh lên bảng vẽ, các học sinh khác vẽ ra giấy nháp, học sinh nhận xét bài trên bảng, Giáo viên nhận xét bổ sung
? Đặt câu trong đó có cụm đt, đt?
G cho học sinh chơi trò chơi “ ai nhanh hơn”. Thời gian chuẩn bị 3 phút, nhóm nào đặt được nhiều câu đúng-> chiến thắng
Học sinh thảo luận nhóm 3 phút, cử đại diện lên bảng trình bày, học sinh khác nhận xét, Giáo viên chốt
Học sinh thảo luận 2 phút, trả lời, học sinh khác nhận xét, Giáo viên chốt
Học sinh viết đoạn văn trong thời gian 10 phút, trình bày ,học sinh khác nhận xét, Giáo viên nhận xét bổ sung
I , Lí thuyết
 - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái
- Động từ gồm: đt tình thái, đt chỉ hành động, đt chỉ trạng thái
- Cụm đt là tổ hợp từ do đt và các phụ ngữ khác đi kèm tạo thành
- Chức năng ngữ pháp chính: làm vị ngữ
 Phần PT
Phần TT
Phần PS
Do các phụ ngữ chỉ thời gian, sự tiếp diễn, mệnh lệnh, khẳng định, phủ định đảm nhiệm
Do động từ đảm nhiệm
Do các từ ngữ bổ sung ý nghĩa: hướng, mục đích,phương tiện, cách thức cho hoạt động, trạng thái nêu ở đt
II, Bài tập
Bài 1: Tìm cụm đt “ ếch ngồi đáy giếng” xếp vào mô hình
Phần PT
Phần TT
Phần PS
Cứ
Sống
Tưởng
đưa 
Lâu ngày trong 1 giếng nọ
Bầu trờivung
ếch ta ra ngoài
Bài 2: Các phụ ngữ sau ở bài tập 1 nêu lên đặc điểm gì của hành động nói đến ở động từ?
PS 1: lâu ngày-> bổ sung ý nghĩa thời gian
PS 2: bầu trờivung->đối tượng
PS 3: ếch ta-> đối tượng
 Ra ngoài-> hướng
Bài 3:
 Viết đoạn văn tả cảnh giờ ra chơi ở trường em, sau đó xác định cụm đt, 
đt trong đó
Củng cố
 ? Nhắc lại các kiến thức về đt, cụm đt?
 ? Chức năng ngữ pháp, cấu tạo của cụm đt?
 Hướng dẫn: Học bài
 Làm bài tập 3 vào vở
 Xem trước phần tính từ, cụm tính từ
************************
	Tiết 22 CHỦ ĐỀ 2: CÁC KIẾN THỨC VỀ TỪ TIẾNG VIỆT
Mục tiêu
 Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về tính từ, cụm tính từ
 Biết nhận diện tính từ, cụm tính từ trong câu, đoạn văn
 Rèn kĩ năng sử dụng từ hay, đúng
 Tiến trình lên lớp
* Tổ chức: Lớp 6a:	6b:
* Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
* Bài mới
? Tính từ là gì? 
? Tìm VD về tính từ và đặt câu?
? Các loại tính từ? 
? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra 2 loại tính từ đó?
? Chức năng ngữ pháp của tính từ trong câu?
? Đặt câu với tính từ ở các chức năng ngữ pháp đó?
? Vẽ mô hình cấu tạo cụm tt?
 1 học sinh lên bảng vẽ, các học sinh khác làm ra giấy nháp, nhận xét bài của bạn, Giáo viên chốt
? Tìm 1 số tt và phát triển thành cụm tt rồi đặt câu
Học sinh đọc và nêu yêu cầu BT 1, thảo luận nhóm2 phút, trình bày, nhận xét, Giáo viên chốt
Học sinh thi tiếp sức. Chia lớp thành 3 nhóm. Trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm được nhiều cụm tt theo yêu cầu-> thắng
 Giáo viên nhận xét
 Học sinh viết đoạn văn trong thời gian 10 phút, đọc, nhận xét Giáo viên nhận xét bổ sung
I, Lí thuyết
1, Tính từ
 Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái
2, Các loại tính từ
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ( rất, hơi, khá, lắm..)
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ
* Tính từ có khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ
VD: Đỏ là màu tôi thích
 Cô ấy khá xinh
3, Cụm tính từ
Phần PT
Phần TT
Phần PS
Do các phụ ngữ chỉ thời thể , sự tiếp diễn, chỉ mức độđảm nhiệm
Do tính từ đảm nhiệm
Do các phụ ngữ biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi 
- Tính từ: đẹp-> đẹp quá
- -> Bông hoa đẹp quá
II, Luyện tập
Bài 1: Tìm phụ ngữ trong cụm tính từ, cho biết mỗi phụ ngữ biểu thị những ý nghĩa gì?
1, Suốt ngày, nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi
- rười rượi: PN miêu tả
2, Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ
- ngày: PN định tính
3, ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung
- bằng chiếc vung: PN so sánh
Bài 2: Tìm các cụm từ có PN so sánh được dùng thường xuyên trong lời nói hàng ngày
VD: Rẻ như bèo
Bài 3: Viết đoạn văn có sử dụng TT, cụm TT tả cảnh dòng sông quê em
Củng cố
 Nhắc lại những kiến thức cơ bản về tính từ?
 Hướng dẫn: Học bài
 Làm bài tập vào vở
 Xem trước phần phó từ
 Ngày24 tháng 11 năm 2008
Tuần 15
	Tiết 23 CHỦ ĐỀ 2: CÁC KIẾN THỨC VỀ TỪ TIẾNG VIỆT
Mục tiêu
 Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về phó từ
 Nắm khái niệm , các loại phó từ và chức năng ngữ pháp của phó từ
 Nhận diện phó từ trong câu, đoạn văn
 Rèn kĩ năng sử dụng phó từ khi nói và viết đoạn văn
 Tiến trình lên lớp
* Tổ chức: Lớp 6A: Lớp 6B:
* Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
* Bài mới
? Phó từ là gì? cho VD và đặt câu?
? Phó từ có khả năng làm thành phần chính của câu khong?
? Phó từ thường giữ chức vụ gì?
? Người ta thường dùng phó từ để phân biệt dt với đt, tt như thế nào?
? Phó từ gồm những loại nào?
? Hãy đặt câu với mỗi loại phó từ đó?
G đưa đoạn văn lên bảng phụ:
 “ Biển vẫn gào thét. Gió vẫn từng cơn đẩy nước dồn ứ lại rồi đột ngột dãn ra. Con tàu vẫn lặn hụp như con cá kình giữa muôn nghìn lớp sóng.Thuyền trưởng Thắng vẫn điềm tĩnh chỉ huy đoàn tàu vượt cơn lốc dữ”
 Học sinh đọc đoạn văn, xác định yêu cầu, thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét, Giáo viên chốt
G đưa đoạn văn lên bảng phụ:
“ Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được. Đụng đến việc là em thở rồi không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế này”
 Học sinh chơi trò chơi tiếp sức, thời gian chuẩn bị 1 phút, trong thời gian 2 phút nhóm nào thay nhau viết đúng, đủ các phó từ trong đoạn trích-> chiến thắng
 Sau khi thời gian kết thúc, Giáo viên cho học sinh nhận xét, Giáo viên chốt
 Học sinh viết bài trong thời gian 10 phút, đọc, nhận xét, Giáo viên nhận xét bổ sung
I, Lí thuyết
1, Khái niệm phó từ
 Phó từ là những từ chuyên đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho đt, tt
VD: hãy, đừng, chớ
 Phó từ được coi là những từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, không có ý nghĩa từ vựng
2, Chức năng ngữ pháp
- Thường làm phụ ngữ trong cụm đt, cụm tt. Chúng không có khả năng làm thành phần chính của câu
- Dùng phó từ để phân biệt dt với đt, tt.Danh từ không có khả năng kêt hợp với phó từ
VD: không thể nói: rất hét, đã trẻ hoặc đã áo
3, Các loại phó từ
- Phó từ chỉ thời gian: đã, sẽ, đang, vừa, mới, sắp
- Phó từ chỉ mức độ: rất, hơi, khá, quá, lắm, cực kì
- Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: đều, cùng, vẫn, cứ, cũng, còn, nữa
- Phó từ khẳng định, phủ định: không, chưa, chẳng
- Phó từ chỉ ý cầu khiến: hãy, đừng, chớ
- Phó từ chỉ kết quả, hướng: được, ra, vào, lên, xuống
- Phó từ tần số: thường thường, ít, hiếm
II, Bài tập
Bài 1: Xác định phó từ và ý nghĩa của phó từ đó
- Vẫn: chỉ sự tiếp diễn của thiên nhiên và sự điềm tĩnh của thuyền trưởng Thắng-> tính cách kiên định, không nao núng của người chỉ huy
Bài 2: Tìm phó từ trong đoạn trích sau và xác định ý nghĩa của phó từ đó
- cũng: chỉ sự tiếp diễn tương tự
- không: chỉ ý phủ định
- được : chỉ kết quả
- không( còn..đâu): chỉ ý phủ định
- cũng : chỉ sự tiếp diễn tương tự
- đã: chỉ quan hệ thời gian
- không( biết): chỉ ý phủ định
Bài 3: Viết đoạn văn tả cảnh buổi sáng mùa hè trên quê hương em trong đó có sử dụng phó từ
Củng cố
 Nhắc lại các kiến thức về phó từ?
 Hướng dẫn: Học bài
 Làm các bài tập vào vở
 Xem trước phần văn miêu tả
****************************
Tiết 24 ÔN TẬP CÁC CHỦ ĐỀ ĐÃ HỌC
MỤC TIÊU
 Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức về văn tự sự đã được học trong chủ đề.
 Củng cố lại các kiến thức về văn tự sự.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 Tổ chức: Lớp 6A: Lớp 6B:
 Kiểm tra: Kết hợp trong giờ ôn
 Bài mới
? Tự sự là gì?
? Tự sự có vai trò như thế nào?
Hãy chứng tỏ văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh mang đặc điểm của văn bản tự sự?
 Học sinh chuẩn bị theo nhóm, thời gian 3 phút, trình bày, nhận xét, bổ sung, Giáo viên chốt.
? Nhũng yếu tố nào không thể thiếu trong văn tự sự?
? Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào?
? Nhân vật trong văn tự sự có vai trò gì?
Học sinh HĐ theo nhóm, thời gian 5 phút, trình bày, nhận xét.
1. Những kiến thức chung về văn tự sự
- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc , sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
VD: Văn bản “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”
Sự việc: Vua Hùng kén rể-> Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn-> Trổ tài-> Thách cưới-> Sơn Tinh dến trước lấy Mị Nương-> Thuỷ Tinh đến sau nổi giận đánh Sơn Tinh-> Thuỷ Tinh thua, rút quân về.
=> ý nghĩa: Giải thích hiện tượng bão lũ ở đồng bằng sông Hồng.
 Mơ ước có sức mạnh để chế ngự thiên nhiên.
- Các yếu tố then chốt trong bài tự sự:
Nhân vật và sự việc.
+ Sự việc : trình bày một cách cụ thể : Sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân , diễn biến, kết quả
Được sắp xếp theo một trật tự , diễn biến.
+ Nhân vật : Thực hiện các sự việc. Có nhân vật chính và nhân vật phụ.
2. Bài tập
Hãy thống kê các sự việc và nhân vật trong văn bản “ Bánh chưng, bánh giày” theo hướng dẫn sau:
Sự việc
Nhân vật thực hiện
Hướng dẫn 
 Làm bài tập : Thống kê các sự việc và nhân vật trong truyện “ Sự tích Hồ Gươm”
 Xem tiếp chủ đề 1.
 Ngày 1 tháng 12 năm 2008
Tuần 16
Tiết 25: ÔN TẬP CÁC CHỦ ĐỀ ĐÃ HỌC
MỤC TIÊU
 Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức đã ôn trong hai chủ đề đã học trong học kì I.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 Tổ chức: Lớp 6A: Lớp 6B:
 Kiểm tra: Nhắc lại các chủ đề đã học trong học kì I?
 Bai mới
? Đã học những kiểu bài tự sự nào?
? Mỗi dạng bài hãy ra một vài đề?
Học sinh ra đề theo nhóm;
 Nhóm 1: dạng 1
 Nhóm 2: dạng2
 Nhóm 3: dạng 3
 Nhóm 4: dạng 4
Thời gian thảo luận 3 phút, trình bày, nhận xét về câu từ trong đề.
Học sinh trao đổi nhanh , trả lời, nhận xét, Giáo viên chốt.
Học sinh làm dàn ý theo nhóm, thời gian 10 phút, các nhóm trình bày dàn ý, nhận xét , Giáo viên chốt dàn ý trên bảng phụ.
1.Văn tự sự
a. Kể chuyện dựa vào một cốt truyện có sẵn.
b. Kể chuyện sáng tạo.
c. Kể chuyện đời thường.
d. Kể chuyện tưởng tượng.
2. Bài tập
Bài 1: Trong các đề sau, mỗi đề thuộc dạng bài tự sự nào?
 Đề 1: Kể lại truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” theo ngôi kể thứ nhất .
Đề 2: Vì một lần nói dối, em bị biến thành con cún. Hãy kể lại tâm trạng của em trong những ngày sống giữa thế giới loài vật.
Đề 3: Kể về một người mà em yêu quí nhất.
Đề 4: Viết tiếp phần kết cho truyện “ Cây bút thần” 
Đề 1: Kể chuyện dựa trên một cốt truyện có sẵn.
Đề 2: Kể chuyện tưởng tượng.
Đề 3: Kể chuyện đời thường.
Đề 4: Kể chuyện sáng tạo.
Bài 2: Làm dàn ý cho đề 1.
Tìm hiểu đề
- Thể loại: Tự sự
- Nội dung: Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
_ Ngôi kể thứ nhất.
Lời kể của nhân vật trong truyện.
Dàn bài
Mở bài: Giới thiệu nhân vật hoặc sự việc khởi đầu.
Thân bài: Các sự việc kể về cuộc cầu hô

Tài liệu đính kèm:

  • docHoat dong Nhan biet 2 tuoi Giao an hoc ki 2_12245924.doc