Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 73 đến tiết 135

Tiết 73+ 74+75+76

Bài 17 : BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

( Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài)

I/ Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

- Văn học: - Giúp HS hiểu được vài nét về tác giả Tô Hoài và tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Tóm tắt được nội dung văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”

- Hiểu được cách miêu tả ngoại hình và cách kể chuyện của tác giả, rút ra bài học ứng xử cho bản thân.

- Tiếng Việt: Trình bày được ý nghĩa công dụng của phó từ; sử dụng phó từ để đặt câu và viết đoạn văn.

-Tập làm văn: Xác định được mục đích, yêu cầu của văn miêu tả; nêu yêu cầu tả cảnh, tả người.

2. Kĩ năng:

-Văn học: Đọc, kể diễn cảm, phân tích tác phẩm văn học.

-Tiếng Việt: Rèn kĩ năng sử dụng phó từ trong đặt câu, viết đoạn văn.

-Tập làm văn: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết.

3. Thái độ:

- Thích học môn Ngữ văn.

- Biết cách ứng xử trong cuộc sống

 

doc 161 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 979Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 73 đến tiết 135", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với con người
Trong c/s hằng ngày và trong LĐ
Trong chiến đấu
- Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn.
- Tre là cánh tay của người nông dân.
- Tre là người nhà.
- Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con.
- Tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.
- Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.
- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
- Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín
- Tre hi sinh để bảo vệ con người.
Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu
e. Đoạn 4: 
Các HĐ của thầy - trò 
Dự kiến các đơn vị kiến thức
GVHD h/s hoạt động cặp đôi rồi trao đổi trước lớp sau đó ghi vào vở.
? H/ả nào mở đầu đoạn kết? h/ả đó nói lên điều gì?
? Tác giả hình dung ntn về vị trí của cây tre trong tương lai?
?Cây tre với người VN trong tương lai ntn?
* C©y tre trong t­¬ng lai:
- Nhạc của trúc, tre là khúc nhạc của đồng quê
=>Thể hiện nét đẹp văn hóa độc đáo của tre
- Từ h/ả: “Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi VN”, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa:
+ Sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt
+ Nhưng, nứa tre sẽ còn mãi:  làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa thân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.
Mãi mãi tre vẫn đồng hành với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
g. Tổng kết:
Các HĐ của thầy - trò 
Dự kiến các đơn vị kiến thức
* Hoạt động cặp đôi . 
 ? Phương thức biểu đạt?
Đặc sắc về nghệ thuật? Tác dụng?
? Nội dung?
* Tổng kết: 
- PTBĐ: Miêu tả - biểu cảm+ thuyết minh
- Bài viết có các câu thơ, câu văn ngắn cùng với những h/ả đối xứng, đối ứng nhịp nhàng có tác dụng miêu tả rõ đặc điểm, tính chất của cây tre: gắn bó với đời sống nghĩa tình của người dân VN.
- Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong c/s hằng ngày và trong lao động, trong chiến đấu .Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Tìm hiểu về câu trần thuật đơn.
Các HĐ của thầy - trò 
Dự kiến các đơn vị kiến thức
* Hoạt động cặp đôi 
a. Cho đoạn văn sau: 
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài(1). Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng (2): 
- Hức(3)! Thông ngách sang nhà ta(4)? Dễ nghe nhỉ(5)! 
Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được(6). 
Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi(7).Đào tổ nông thì cho chết(8)! 
Tôi về, không một chút bận tâm(9).
Các câu trong đoạn văn
Kiểu câu
Mục đích nói
1
Chưa nghe hết câu, tôi/ đã hếch răng lên, xì 
 TN C V
một hơi rõ dài. 
Trần thuật
 (đơn)
Kể
2
Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi / mắng.
 TN C V
Trần thuật
 (đơn)
 kể
3
 Hức!
Cảm thán
Bộc lộ cảm xúc
4
Thông ngách sang nhà ta?
Nghi vấn 
Hỏi
5
Dễ nghe nhỉ!
Cảm thán
Bộc lộ cảm xúc
6
Chú mày / hôi như cú mèo thế này, 
 C V
 ta / nào chịu được.
 C V
Trần thuật
Nêu ý kiến
7
Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi
Cầu khiến
Yêu cầu, ra lệnh 
8
Đào tổ nông thì cho chết!
Cảm thán
Bộc lộ cảm xúc
9
Tôi / về, không một chút bận tâm.
 C V
Trần thuật
 (đơn)
Kể 
- Câu do 1 cặp C-V tạo thành: Câu (1), (2), (9)
=> Câu trần thuật đơn.
- Câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V sóng đôi tạo thành: Câu (6)
* Ghi nhớ (3) Tr 103
Các HĐ của thầy - trò 
Dự kiến các đơn vị kiến thức
GVHD h/s hoạt động cá nhân rồi trao đổi trước lớp sau đó ghi vào vở.
b. Tìm câu trần thuật đơn 
 + Bóng tre / trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn(1).
 + Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng / mái đình mái chùa cổ kính(2). 
+ Dưới bóng tre xanh, ta / gìn giữ một nền văn hóa lâu đời(3). + Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam / dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang(4). 
+ Tre / ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp(5).
+ Tre, nứa, mai, vầu/ giúp người trăm nghìn công việc khác nhau(6).
Câu (1): được dùng để giới thiệu sự vật.
Câu (2): được dùng để giới thiệu sự vật.
Câu (3): được dùng để kể, tả .
Câu (4): dùng để kể sự việc.
Câu (5): được dùng để nêu một ý kiến.
Câu (6): được dùng để nêu một ý kiến.
4. Tìm hiểu thể thơ năm chữ.
Các HĐ của thầy - trò 
Dự kiến các đơn vị kiến thức
GVHD h/s hoạt động cặp đôi rồi trao đổi trước lớp sau đó ghi vào vở.
a. Đọc các đoạn thơ.
- Ngắt nhịp: + Đ1: 3/2 ; 2/3 
 + Đ 2: 2/3
 + Đ 3: 2/3 xen kẽ với nhịp 3/2
- Gieo vần : 
+ Đ 1: Gieo vần chân liền (mộng – lộng)
+ Đ 2: Gieo vần chân giãn cách (hay – bay)
b. Ghi nhớ : tr 105
C/ Hoạt động luyện tập
Bài tập 1 tr 105 (GVHD h/s thực hiện)
a. Xác định loại câu và nêu tác dụng.
(1) Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có /một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thàn Long Nữ, tên là Lạc Long Quân.
=> Câu TT đơn ( có + cụm DT). Tác dụng : Giới thiệu nhân vật chính Lạc Long Quân.
(2) Có / một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ.
=> Câu TT đơn ( có + cụm DT). Tác dụng : Giới thiệu nhân vật chính con ếch.
(3) Bà đỡ Trần/ là người huyện Đông Triều.
=> Câu TT đơn. Tác dụng : Giới thiệu nhân vật chính bà đỡ Trần.
*Lưu ý: Câu (1), (2) có cấu tạo tương đối đặc biệt: không do một cụm C-V với CN đặt trước VN tạo thành.
b. Những câu mở đầu sau có tác dụng:
(1) Xưa có một người thợ mộc / dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày.
Tác dụng: Giới thiệu người thợ mộc. Ngoài ra còn giới thiệu hành động: dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày (đồng thời là tình trạng, hoàn cảnh nhân vật)
(2) Người kiếm củi tên mỗ ở huyện Lạng Giang,/ đang bổ củi ở sườn núi, thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem, thấy một con hổ trán trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng, mở miệng nhe cái răng, máu me, nhớt dãi trào ra.
Tác dụng: Giới thiệu người kiếm củi. Ngoài ra còn giới thiệu các hoạt động của anh ta: đang bổ củi, vác búa đến xem
c. Đặt 5 câu trần thuật đơn.
- Câu TT đơn dùng để giới thiệu: Em / tên Lê Xuân Dương; 
 Con gà trống /giống gà Đông Tảo.
- Câu TT đơn dùng để tả: Hoa nhãn/ bùng nở một màu vàng khắp cả ruộng.
- Câu TT đơn dùng để kể: Hai con gà/ đang đánh nhau rất hăng.
- Câu TT đơn dùng để nêu ý kiến: Chăn nuôi quy mô lớn / giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo
- Câu TT đơn dùng để nêu ý kiến: Học tập/ giúp em thông minh nhanh nhẹn.
Bài tập 2 tr 105 (GVHD h/s thực hiện)
a. Tập làm thơ năm chữ (Theo vần, nhịp đoạn thơ của Trần Hữu Thung)
Mặt trời/ càng lên tỏ
Bông lúa/ chín thêm vàng
Sương treo/ đầu ngọn cỏ
Sương lại/ càng long lanh
Bay vút/ tận trời xanh
Chiền chiện/ cao tiếng hót
Mặt trời / lên bằng sào
Đánh thức/ chị Mai Vàng
Dậy chơi/ cùng nắng nào
Khoe sắc/ vàng lung linh
Chị Mai/ xinh đẹp xinh
Rực rỡ/ trong nắng sớm.
D/ Hoạt động vận dụng
GVHD h/s về nhà thực hiện.
Cha – mẹ 
Tìm kiếm cả non sông
Cha, người vất vả nhất
Vác nặng cả cuộc đời 
Cho con được thành đạt
Lặn lội cả biển trời
Ai khó nhọc hơn mẹ
Luôn yêu thương chở che
Để con được nên người
Phấn trắng, bảng đen
Có tôi gọi phấn trắng
Chẳng thể vắng bảng đen
Hai chúng tôi rất quen
Trong trường lớp bạn hỡi
Giúp thầy cô chuyển tới
Những học trò thân yêu
Kho kiến thức cao siêu
Cho bạn nên người tốt
Bạn ơi! Tránh xa dốt
Nhớ phấn trắng bảng đen.
Màu xanh trường em
Trường Dạ Trạch em đây
Bầu trời xanh sắc mây
Xanh cỏ cây hoa lá
Xanh trong màu mắt ai.
Màu xanh đẹp đẽ thế
Hãy giữ gìn em nghe
Bảo vệ cây và lá
Đừng tàn phá màu xanh.
Giữ gìn môi trường sạch
Trân trọng mẹ thiên nhiên
Cho trường em xanh mãi
Một màu xanh bình yên.
Ếch ngồi đáy giếng
Chú ếch ngồi đáy giếng
Nho nhỏ trông rất xinh
Hai mắt tròn lung linh
Tiếng kêu “ộp ộp ộp”
Tính khí chú bộp chộp 
Luôn tưởng mình rất oai
Xem thường loài cua, ốc
Và trời bằng vung con.
 Rồi một hôm giếng đầy
 Đưa ếch ra khỏi đáy 
Tưởng mình là chúa tể
 Ếch nghênh ngang dạo hề
Nguy hiểm đang cận kề
Kìa! Con trâu đi tới
Chết! Chết! Chết! đến nơi.
Tránh mau đi ếch ơi!
Nhưng ếch vẫn nghênh ngang 
Nhảy chồm chồm thách thức
Chân trâu nặng hết sức
Thôi, hết đời, ếch ơi!
Chuyện cũ đã xa rồi
Dạy đời bao bài học
Đừng giống loài ếch kia
Nhìn đời qua miệng giếng ! 
E/ Hoạt động tìm tòi, mở rộng
GVHD h/s về nhà sưu tầm, đọc thêm .
.
.
.
Ngày soạn:29 /03/2018
Ngày dạy ././2018
TUẦN 29
Bài 26 : CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ “LÀ”
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Tiếng Việt:
+ Nhận biết được đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là
+ Bước đầu phân biệt được các kiểu câu trần thuật đơn có từ là (câu định nghĩa, câu giới thiệu, câu miêu tả, câu đánh giá)
- Tập làm văn:
Xác định được đặc điểm và yêu cầu của loại văn tả người
2. Kĩ năng:
- Tiếng Việt:
 + Biết đặt câu trần thuật đơn có từ là
 + Nhận diên, phân biệt với kiểu câu khác, rèh kĩ năng sử dụng khi nói và viết
- Tập làm văn: Rèn kĩ năng làm văn tả người.
3. Thái độ:
- Tiếng Việt: Có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính
- Tập làm văn: Có ý thức viết văn miêu tả.
4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.
- Năng lực quan sát, tưởng tưởng, liên tưởng, vận dụng lý thuyết vào thực hành.
II/ Tổ chức hoạt động học cho học sinh.
Kiểm diện: 6B: 43 vắng .
Kiểm diện: 6C: 42 vắng .
*KTBC: ? Cây tre ở đoạn 1 được giới thiệu ntn? Ở đoạn 2,3 cây tre gắn bó sát cánh với con người ntn? Đoạn 4 tác giả hình dung ntn về vị trí của cây tre trong tương lai? 
? Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho VD? 
? Thể thơ 5 chữ có đặc điểm gì? Đọc một bài thơ 5 chữ mà em biết?
GVHD h/s đọc mục tiêu bài học và chốt mục tiêu nội dung của bài.
 A/ Hoạt động khởi động.
Các HĐ của thầy - trò 
Dự kiến các đơn vị kiến thức
GVHD h/s đặt các câu trần thuật đơn nói về cây tre VN.
- Cây tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước.
- Tre có đặc điểm sống thành bụi.
- Tre là loài cây mọc thẳng.
- Tre có màu xanh tươi nhũn nhặn ..
- Tre đã gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam
B/ Hoạt động hình thành kiến thức.
PP: Giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở
KT: giao nhiệm vụ, động não, hỏi và trả lời
NL: tự học, tự giải quyết vấn đề, đọc hiểu, hợp tác, giao tiếp, tìm hiểu
PC: tự tin, chăm học, yêu con người
Các HĐ của thầy - trò
kiến thức
GVHD h/s hoạt động nhóm để nối A ->B
(1). Là người ở đâu : → với ý nghĩa giới thiệu quê quán.
(2). Là loại truyện gì ? → với ý nghĩa trình bày cách hiểu.
(3). Là một ngày ntn? → ý nghĩa miêu tả đặc điểm.
(4). Là làm sao ? → ý nghĩa đánh giá
(1) - (a)
(2) - (c)
(3) - (d)
(4) - (b)
Các HĐ của thầy - trò 
Dự kiến các đơn vị kiến thức
GVHD h/s hoạt động nhóm:
- Xác định TP câu?
1. Tìm hiểu câu trần thuật đơn có từ là
(1). Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều.
 C V (Là +cụm DT)
(2). Truyền thuyết / là loại truyện dân gian kể về các nhân vật 
 C V (Là +cụm DT)
(3). Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô / là một ngày trong trẻo sáng sủa.
 C V (là +cụm DT)
(4). Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại.
 C V (Là +TT)
(5). Học tập tốt / là làm đúng lời Bác dạy.
 C V (Là + cụm ĐgT)
(1) Bà đỡ Trần (không, không phải, chưa, chưa phải) là người huyện Đông Triều.
(2) Truyền thuyết (không, không phải, chưa, chưa phải) là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
(3) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô (không, không phải, chưa, chưa phải) là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
(4) Dế Mèn trêu chị Cốc (không, không phải, chưa, chưa phải) là dại.
(5) Học tập tốt (không, không phải, chưa, chưa phải) là làm đúng lời Bác dạy.
* Ghi nhớ : Tr 112
C/ Hoạt động luyện tập
Bài tập 1,2 tr 112 (GVHD h/s thực hiện) Tìm câu trần thuật đơn có từ là:
a) Hoán dụ / là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.( C – V(Là +cụm ĐgT)
b) Người ta / gọi chàng là Sơn Tinh.
c) Tre là cánh tay của người nông dân [...].( C – V(Là +cụm DT)
Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. ( C – V(Là +cụm TT)
[...] Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê.(C – V(Là +cụmDT)
d) Vua nhớ công ơn / phong cho là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
Gợi ý: Trừ các câu ở ví dụ (b) và (d), những câu còn lại đều là câu trần thuật đơn có từ là.
Câu : Người ta / gọi chàng là Sơn Tinh.
Và câu: Vua nhớ công ơn / phong cho là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
 không phải là câu trần thuật đơn có từ là (mặc dù có từ là), vì từ là không dùng để nối chủ ngữ với vị ngữ. Từ là trong hai câu này dùng để nối giữa động từ trung tâm vị ngữ với phụ ngữ của động từ (gọi - là Sơn Tinh; phong cho - là Phù Đổng ...).
Xếp các câu trần thuật đơn trên vào bảng phân loại sau:
Câu trần thuật định nghĩa
a
Câu trần thuật giới thiệu
c.1
Câu trần thuật miêu tả
Câu trần thuật đánh giá
c.2,3
Bài tập 3 tr 113 (GVHD h/s thực hiện)
Viết 5 câu trần thuật đơn có từ là:
- Em / là học sinh lớp 6B.
- Học tập chăm chỉ / là nghĩa vụ của người học sinh.
- Sạch sẽ / là đức tính cần có ở mọi người.
- Lớp 6B là lá cờ đầu trong phong trào thể dục thể thao.
Bài tập 4 tr 113 (GVHD h/s thực hiện)
Xem lại bài văn tả người trao đổi với bạn để rút ra ưu, khuyết điểm.
Bài tập 5 tr 113 (GVHD h/s thực hiện)
Tả người quen biết : bạn, người thân (ông, bà, cha, mẹ.)
D/ Hoạt động vận dụng
 Viết một đoạn văn từ 10 đến 15 câu tả một người bạn của em, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là. Cho biết tác dụng của câu trần thuật đơn mà em đã sử dụng.
Gợi ý: Xác định rõ chủ đề của đoạn văn ( tả về một người bạn), với đoạn văn miêu tả thì câu trần thuật đơn thường là kiểu câu giới thiệu - miêu tả, đánh giá. Để nêu được tác dụng của câu trần thuật đơn mà mình sử dụng, lưu ý phân tích mối quan hệ giữa vị ngữ và chủ ngữ, tác dụng của vị ngữ đối với những sự vật, hiện tượng được nói đến ở chủ ngữ.
E/ Hoạt động tìm tòi, mở rộng
GVHD h/s về nhà sưu tầm, đọc thêm .
VD: Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối
  Và dại khờ là những lũ người câm
  Trên đường đi như những bóng âm thầm
 Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.
 (Tố Hữu)
 Bồ các là bác chim ri
 Chim ri là dì sáo sậu
 Sáo sậu là cậu sáo đen
 Sáo đen là em tu hú
 Tu hú là chú bồ các.
 (Đồng dao)
Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: Yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.
 (“Lòng yêu nước” - I Ê - ren - bua)
.
.
.
.
.
Ngày soạn:2 /04/2018
Ngày dạy ././201
TUẦN 30
Bài 27 : ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Văn học: 
+ Hiểu được nội dung cơ bản và đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm truyện và ký hiện đại đã học.
+ Hiểu được sơ lược về các thể truyện, ký trong loại hình tự sự.
- Tiếng Việt:
+ Trình bày khái niệm sơ giản về câu trần thuật đơn không có từ là
+ Nhận diện đặc điểm, chức năng của câu miêu tả và câu tồn tại
- Tập làm văn:
+ Nhận diện được yêu cầu của bài văn tả cảnh, tả người.
2. Kĩ năng:
- Văn học: Rèn cách cảm thụ các thể loại truyện và kí.
- Tiếng Việt:Rèn cách sử dụng các loại câu này một cách hợp lí trong nói và viết
- Tập làm văn: Rèn cách viết văn miêu tả.
3. Thái độ:
- Văn học: Có thái độ đúng đắn khi học văn bản và biết vận dụng chúng vào bài viết của mình
- Tiếng Việt: - Có thái độ đúng đắn và biết vận dụng kiểu câu vào bài viết của mình.
- Tập làm văn: Yêu thích làm văn.
4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.
- Năng lực quan sát, tưởng tưởng, liên tưởng, vận dụng lý thuyết vào thực hành.
II/ Tổ chức hoạt động học cho học sinh.
Kiểm diện: 6B: 43 vắng .
Kiểm diện: 6C: 42 vắng .
*KTBC: ? Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là ? Cho VD? 
- Đặt câu trần thuật đơn có từ là và phân tích cấu tạo C-V của nó? Cho biết mục đích nói?
GVHD h/s đọc mục tiêu bài học và chốt mục tiêu nội dung của bài.
A/ Hoạt động khởi động.
Các HĐ của thầy - trò 
Dự kiến các đơn vị kiến thức
GVHD h/s tổ chức trò chơi và chơi
- Bài học đường đời đầu tiên. – Vượt thác.
- Sông nước Cà Mau. – Buổi học cuối cùng.
- Bức tranh của em gái tôi. – Cô Tô.
- Cây tre Việt Nam.
B/ Hoạt động hình thành kiến thức
PP: Giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở
KT: giao nhiệm vụ, động não, hỏi và trả lời
NL: tự học, tự giải quyết vấn đề, đọc hiểu, hợp tác, giao tiếp, tìm hiểu
PC: tự tin, chăm học, yêu con người
Các HĐ của thầy - trò 
Dự kiến các đơn vị kiến thức
GVHD h/s hoạt động nhóm:
1. Ôn tập truyện và kí.
a. Lập bảng thống kê.
T
 Tên TP (đoạn trích)
Tác giả
Thể loại 
(Truyện, kí)
ND (đại ý)
1
- Bài học  đầu tiên. 
Tô Hoài
Truyện
2
- Sông nước Cà Mau. 
Đoàn Giỏi
Truyện
3
- Bức tranh .. em gái tôi.
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
4
- Vượt thác.
Võ Quảng
Truyện
5
- Buổi học cuối cùng.
Đô - đê
Truyện ngắn
6
 - Cô Tô.
Nguyễn Tuân
Kí
7
- Cây tre Việt Nam.
Thép Mới
Kí
(1)Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của 1 chàng dế thanh niên nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng. Trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời cho mình.
(2)Cảnh quan độc đáo của vùng Cà mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập trù phú ngay trên mặt sông.
(3) tài năng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái có năng khiếu đặc biệt về hội họa đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái, đố kị và sự tự ti của mình.
(4)Hành trình ngược sông Thu Bồn vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy.
(5) Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học vùng An – dát bị Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha- men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng.
(6)Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và nét sinh hoạt của người dân trên đảo.
(7)Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong c/s hằng ngày, trong LĐ và trong chiến đấu. Tre đã thành biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt nam.
b.Nhận xét về mỗi nhân vật.
Nhân vật
Nhận xét
Dế Mèn
- Dế Mèn rất đẹp, rất cường tráng nhưng nông nổi, tự kiêu, hung hăng, hống hách
Dượng.H.Thư
- DHT vượt thác mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng nhưng tính nết lại nhu mì, nói năng nhỏ nhẹ
ThầyHa –men
- Thầy Ha-men gắn bó nhiều năm với nghề dạy học. Thầy yêu học trò, yêu nước, có ý thức tôn trọng tiếng Pháp.
Kiều Phương
- Kiều Phương rất hồn nhiên, vô tư có tấm lòng độ lượng, nhân hậu và có tài vẽ tranh.
2. Ôn tập văn miêu tả
a.
Văn bản
Miêu tả
Tự sự
Bài học đường đời đầu tiên. 
Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phành phạch vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên. hùng dũng.
Mỗi câu “chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít. Như đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát . gây ra.
Buổi học cuối cùng.
Tôi bước qua ghế dài và ngồi ngay xuống trước bàn mình. Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ- đanh – gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng.
Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng “chữ rông” thật đẹp: Pháp , An –dát, Pháp , An –dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp . cũng là tiếng Pháp
Căn cứ
Làm nổi bật đặc điểm hình ảnh của nhân vật Dế Mèn và thầy Ha -men
Kể lại sự việc, diễn biến, kết quả 
Gợi ý: Nhớ lại đặc điểm của văn tự sự, phân biệt với đặc điểm của văn miêu tả để xác định cho chính xác. Trong một đoạn văn có sự kết hợp cả tự sự và miêu tả thì căn cứ vào đặc điểm nổi bật của đoạn (chủ yếu là tự sự hay miêu tả?) để định loại. Là tự sự thì người viết tập trung chủ yếu vào kể sự việc, diễn biến, kết quả của nó. Là miêu tả thì người viết làm nổi bật hình ảnh của người hoặc cảnh.
 Nhận xét về việc dùng các hình ảnh so sánh trong miêu tả ở hai bài văn trên.
Gợi ý: Chú ý các hình ảnh so sánh đặc sắc, giàu sức gợi tả: 
"Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua."
 "Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.", 
" Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.", 
"...tôi thấy thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy..."
b. Văn bản “Cô Tô”
Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một cái mâm bạc rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. 
Nhờ vào biện pháp so sánh, liên tưởng, ví von
3.Tìm hiểu câu trần thuật đơn không có từ là; câu miêu tả và câu tồn tại.
Các HĐ của thầy - trò 
Dự kiến các đơn vị kiến thức
GVHD h/s hoạt động nhóm:
Gợi ý: Muốn xác định chủ ngữ, hãy đặt câu hỏi với vị ngữ (ví dụ: ai mừng lắm?); và ngược lại, muốn xác định vị ngữ, hãy đặt câu hỏi với chủ ngữ (ví dụ: Chúng tôi làm gì?)
GVHD h/s hoạt động cá nhân:
- Xác định C –V?
- Câu nào miêu tả? Câu nào nhấn mạnh sự xuất hiện của hai cậu bé?
- Viết ghi nhớ vào vở.
Gợi ý: Câu (2) thích hợp hơn, vì: sự miêu tả sẽ tập trung vào hoạt động (tiến lại) của đối tượng, thể hiện được sự bất ngờ t

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12249637.doc