Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 59: Con hổ có nghĩa

 Tiết 59: Con hổ có nghĩa

Vũ Trinh – Truyện trung đại

 ( Hướng dẫn đọc thêm)

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Sau bài học, học sinh cần:

1.Kiến thức:

- Nắm vững nội dung và ý nghĩa của truyện: Đề cao giá trị của đạo làm người ( cái nghĩa, lòng biết ơn).

- Sơ bộ hiểu được trình tự viết truyện và cách viết truyện hư cấu thời trung đại.

2. Kỹ năng:

- Tiếp tục rèn kỹ năng kể truyện sáng tạo

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh về lòng nhân ái, tình cảm yêu thương con người.

4. Tích hờp:

- Với Tập làm văn: Kể truyện tưởng tượng.

- Với Tiếng Việt: Động từ và cụm động từ.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.

- Tư liệu, hình ảnh về tập truyện“ Lan trì kiến văn lục ”

- Giáo án

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 59: Con hổ có nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 59 : Con hổ có nghĩa
Vũ Trinh – Truyện trung đại
 ( Hướng dẫn đọc thêm)
I.Mục tiêu cần đạt
Sau bài học, học sinh cần:
1.Kiến thức:
- Nắm vững nội dung và ý nghĩa của truyện: Đề cao giá trị của đạo làm người ( cái nghĩa, lòng biết ơn).
- Sơ bộ hiểu được trình tự viết truyện và cách viết truyện hư cấu thời trung đại.
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn kỹ năng kể truyện sáng tạo
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh về lòng nhân ái, tình cảm yêu thương con người.
4. Tích hờp:
- Với Tập làm văn: Kể truyện tưởng tượng.
- Với Tiếng Việt: Động từ và cụm động từ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
Tư liệu, hình ảnh về tập truyện “ Lan trì kiến văn lục ” 
Giáo án
Học sinh :
Soạn bài.
III. Nội dung và tiến trình lên lớp
ổn định lớp .
Kiểm tra bài cũ 
Lựa chọn đáp án đúng
 Câu 1: Truyện truyền thuyết khác gì với truyện cổ tích?
 A. Có cốt lõi lịch sử B. Có yếu tố kì ảo 
 C. Có yếu tố hiện thực D. Thể hiện thái độ của nhân dân
Câu 2: Mục đích của truyện cười là gì? 
 A. Đưa ra bài học B. Gây cười để mua vui, phê phán
 C. Khuyên nhủ, răn dạy người ta D. Ngụ ý, bóng gió để châm biếm
Câu 3: Em bé trong truyện: “Em bé thông minh” là kiểu nhân vật nào?
 A. Người có tài năng kì lạ B. Người bất hạnh
 C. Người thông minh D. Người dũng sĩ 
Câu 4: Về đặc điểm nghệ thuật, truyện cười giống với truyện ngụ ngôn ở điểm nào? 
 A. Nhân hoá B. Sử dụng tiếng cười
 C. Ngắn gọn, hàm súc D. Dễ nhớ, dễ thuộc
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nôi dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung
(?) Dựa vào chú thích (*), nêu những hiểu biết của em về truyện trung đại?
Giáo viên chốt 
(?) Nêu những nét chính về tác giả Vũ Trinh? 
Nhận xét, chốt 
G hướng dẫn cách đọc : giọng đọc vừa phải, thay đổi giọng điệu, nhấn mạnh khi đọc các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật.
G đọc mẫu, gọi hai học sinh đọc tiếp, G nhận xét cách đọc
Gọi học sinh giải thích chú thích 1,2, 6 và 9.
(?) Quan sát cuối văn bản, cho biết xuất xứ của truyện “con hổ có nghĩa”.
G mở rộng (máy)
- Tập truyện truyền kì, viết bằng chữ Hán, gồm 45 truyện với đề tài: 
+ Giáo dục, thi cử. 
+ Báo ứng luân hồi... 
- Phần lớn được sáng tác trên cơ sở những truyền thuyết lưu hành trong nhân dân đương thời.
(?) Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc kiểu văn bản gì? Phương thức biểu đạt tương ứng ?
( ?) Truyện có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn?
(?) Em hãy tóm tắt truyện “Con hổ có nghĩa”.
(?) Thảo luận nhóm:
1. Hai câu chuyện trên có gì giống nhau về sự việc khởi đầu, sự việc phát triển và sự việc kết thúc ?
2. Tai sao lại ghép hai câu chuyện vào một văn bản?
G chốt 
Hổ gặp nạn Người cứu hổ Hổ đền ơn
 Ân nghĩa
G chuyển ý
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
G và học sinh đọc câu chuyện thứ nhất
(?) Hổ đã gặp phải tình huống gì? Để giải quyết tình huống đó hổ đã hành động như thế nào? 
- Tình huống: Hổ cái đau đẻ
- Hành động :
+ Gõ cửa, lao tới cõng, chạy như bay, rẽ lỗi...
+ Cầm tay, nhỏ nước mắt, đào bạc tặng, cúi đầu vẫy đuôi tiễn biệt, gầm lên...
(?) Nhận xét về những hành động trên của hổ?
(?) Trước việc làm của hổ bà đỡ Trần đã có thái độ và hành động ra sao? Bà đỡ Trần là người như thế nào?
 Bà đỡ Trần là người có lòng nhân từ, giàu tình thương. Tình thương đã giúp bà chiến thắng sự sợ hãi và cứu giúp hổ qua cơn hoạn nạn.
Quan sát bức tranh và cho biết bức tranh nói về sự việc nào trong truyện? Kể lại sự việc đó?
 G chốt: Bức tranh cho ta thấy một cảnh tượng rất xúc động về sự lưu luyến và biết ơn sâu đậm giữa con hổ và bà đỡ Trần.
(?) Để xây dựng thành công diễn biến câu chuyện giữa con hổ và bà đỡ Trần tác giả, đã sử dụng biện pháp nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
G bình và chuyển ý.
G và học sinh đọc câu chuyện thứ hai.
(?) Hổ trán trắng gặp phải tình huống gì? Ai đã giúp hổ thoát khỏi tình huống đó?
- Hổ trán trắng: Bị hóc xương, đau đớn, vật vã, tình mạng nguy hiểm.
- Bác tiều mỗ: Dùng tay thò vào cổ họng hổ, lấy xương ra Hổ được cứu sống.
(?) Qua hành động cứu sống hổ, em thấy bác tiều mỗ là người như thế nào?
(?) Sau khi thoát khỏi nguy hiểm, hổ đã làm gì để đền ơn bác tiều mỗ? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
- Hổ trả ơn bác tiều:
+ Ngay sau khi được cứu: Tiếng gầm, mang thịt nai...
+ Mười năm sau khi bác tiều mất: Nhảy nhót, dụi đầu vào quan tài, gầm lên.
+ Vào những ngày giỗ bác: Mang thịt dê hoặc lợn đến nhà bác.
(?) Từ những hành động đền ơn của hổ với bác tiều mỗ cho thấy hổ là nhân vật như thế nào?
(?) Để xây dựng lên hình tượng con hổ trong câu chuyện thứ hai, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
(?) Nêu nhận xét về cách đền ơn của hai con hổ?
đi tìm nguyên nhân khiến con hổ biết sống có nghĩa, có bạn cho rằng: 
A, Nó muốn xoá đi tiếng xấu cho loài hổ.
B, Do bị đẩy vào tình thế tuyệt vọng.
C, Do chính cái nghĩa của bà đỡ Trần và bác tiều.
Em đồng ý với nguyên nhân nào? Vì sao?
G bình
(?) Tại sao tác giả kể về hai con hổ ở hai nơi khác nhau chứ không kể về một con hổ với hai sự việc?
G nhận xét và chuyển ý
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
Thảo luận nhóm:
1, Trong truyện, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải là “Con người có nghĩa”?
2, Qua hai câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm điều gì với người đọc?
G nhận xét và chốt
(?) Qua truyện “Con hổ có nghĩa” em hiểu thế nào về nghệ thuật viết truyện thời trung đại?
(?) Học xong truyện “Con hổ có nghĩa” điều gì khiến em xúc động nhất? Em rút ra được bài học gì cho bản thân?
G chốt và chuyển ý
Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Tìm và đọc những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói về ân tình, ân nghĩa và lòng biết ơn.
Bài 2: Đóng vai bà đỡ Trần kể lại câu chuyện “Con hổ có nghĩa” thứ nhất.
Hoạt động 5 : Dặn dò 
- Trả lời cá nhân
- Nhận xét, bổ sung
Quan sát, lắng nghe
- Trả lời cá nhân
Quan sát, lắng nghe
Đọc truyện
Giải thích từ
- Trả lời 
- Trả lời 
- Nhận xét bổ sung
Tóm tắt truyện
-Thảo luận nhóm(Phiếu học tập)
- Đại diện trả lời
- Nhận xét bổ sung
Nghe và đọc tiếp
Phát hiện, trả lời
- Nhận xét bổ sung
Suy nghĩ, trả lời
Trả lời
Quan sát tranh, trả lời
Trả lời
Nhận xét,
bổ sung
Nghe
 Phát hiện, trả lời
- Nhận xét bổ sung
Suy nghĩ, trả lời
Phát hiện, trả lời
- Nhận xét bổ sung
Suy nghĩ, trả lời
Suy nghĩ, trả lời
Trả lời
Suy nghĩ, lựa chọn giải thích
Suy nghĩ, trả lời
-Thảo luận nhóm (Phiếu học tập)
- Đại diện trả lời
- Nhận xét bổ sung
Trả lời
Phát biểu
Trả lời
Kể lại
I. Đọc- Tìm hiểu chung
1. Truyện trung đại là gì ?
- Thời gian: Thế kỷ X- thế kỷ XIX.
 - Thể loại: văn xuôi chữ Hán 
- Nhân vật: (Người, vật): Miêu tả trực tiếp qua ngôn ngữ của người kể.
- Cốt truyện: Đơn giản
- Nội dung: Thường mang tính giáo huấn
 - Sự việc: Theo trình tự thời gian.
- Thể loại: vừa có loại truyện hư cấu , vừa có loại truyện gần với kí , với sử .
2. Tác giả: Vũ Trinh (1759-1818)
- Tự là Duy Chu, hiệu là Nguyên Hanh Lan Trì Ngư Giả.
- Quê: trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh)
- Ông đỗ hương cống năm 17 tuổi, làm quan cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn
3. Tác phẩm
a. Đọc – Giải thích từ khó
b. Xuất xứ : Trích từ tập “Lan trì kiến văn lục”
c. Thể loại : văn tự sự.
d. Bố cục :
Hai câu chuyện
- Câu chuyện thứ nhất: Con hổ với bà đỡ Trần
- Câu chuyện thứ hai: Con hổ với bác tiểu mỗ
e. Tóm tắt truyện
Câu chuyện thứ nhất : Hổ cái đau đẻ, hổ đực đi tìm bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Bà đỡ cho hổ cái uống thuốc, xoa bóp bụng và giúp hổ đẻ được. Hổ đực mừng rỡ và đền ơn bà cục bạc.
Câu chuyện thứ hai: Bác tiểu mỗ ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ đền ơn bác cả khi sống và khi chết.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Truyện con hổ thứ nhất với bà Trần
* Con hổ :
- Hành động khẩn trương gấp gáp.
- Quan tâm, lo lắng cho hổ cái và đàn con.
 Có tình với người thân
- Lưu luyến, trả ơn ân nhân 
 Có nghĩa với ân nhân
* Bà đỡ Trần:
- Thái độ: run sợ
- Hành động: giúp hổ cái sinh con.
 Có lòng nhân từ, giàu tình thương
* Nghệ thuật : Nhân hoá
 - Diễn biến cốt truyện sinh động, có tính hư cấu.
 - Diễn tả đời sống nội tâm, hành động của con hổ như con người.
2. Truyện con hổ thứ hai với bác tiều mỗ.
* Bác tiều mỗ: Hành động dũng cảm, cao đẹp.
* Con hổ: Có nghĩa thuỷ chung với ân nhân.
* Nghệ thuật: nhân hoá, trùng lặp, tăng cấp.
* Cách đền ơn:
- Con hổ thứ nhất: Đền ơn một lần
- Con hổ thứ hai: Đền ơn mãi mãi
 Ân tình, ân nghĩa
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Nhân hoá- mượn chuyện loài vật nói về loài người.
- Xây dựng tình huống truyện.
- Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ kể chuyện.
- Cột truyện đơn giản, có tính hư cấu
2. Nội dung:
- Biết hết lòng giúp đỡ những người hoạn nạn.
- Sống ân nghĩa, thuỷ chung, biết ơn người đã giúp đỡ mình.
IV. Luyện tập
Bài 1.
Bài 2.
V. Bài tập về nhà
- Đọc thêm truyện: “Bia con vá”.
- Đóng vai con hổ thứ nhất hoặc thứ hai để kể lại câu chuyện của mình với ân nhân.
- Soạn bài: Động từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 14 Con ho co nghia_12214161.doc