Giáo án môn Ngữ văn 7 - Chơi chữ

Tiết 58

 CHƠI CHỮ

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu:

1. Kiến thức:

 - Khái niệm chơi chữ.

 - Các lối chơi chữ.

 - Tác dụng của phép chơi chữ trong văn bản.

2. Kỹ năng:

 - Nhận biết phép chơi chữ.

 - Chỉ rõ phép chơi chữ trong văn bản.

3. Thái độ: Bước đầu cảm thụ được cái hay cái đẹp của chơi chữ

4. Các năng lực cần có trong bài:

- Tự nhận thức: Khái niệm chơi chữ, các lối chơi chữ, tác dụng của chơi chữ trong văn bản.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách chơi chữ .

II. Chuẩn bị:

 - GV: SGK, SGV, máy tính, Giáo án,bảng phụ.

 - HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK. Sọan bài theo câu hỏi

 

docx 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Chơi chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58
 CHƠI CHỮ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu:
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm chơi chữ.
 - Các lối chơi chữ.
 - Tác dụng của phép chơi chữ trong văn bản.
2. Kỹ năng: 
 - Nhận biết phép chơi chữ.
 - Chỉ rõ phép chơi chữ trong văn bản.
3. Thái độ: Bước đầu cảm thụ được cái hay cái đẹp của chơi chữ
4. Các năng lực cần có trong bài:
- Tự nhận thức: Khái niệm chơi chữ, các lối chơi chữ, tác dụng của chơi chữ trong văn bản.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách chơi chữ .
II. Chuẩn bị:
 - GV: SGK, SGV, máy tính, Giáo án,bảng phụ.
 - HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK. Sọan bài theo câu hỏi
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: 
Lớp 7A.........................7B:....
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Thế nào là điệp ngữ? Nêu tác dụng và cho ví dụ?
 - Có mấy loại điệp ngữ? Cho ví dụ .
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh
Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp
Thời gian: 2 phút
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động của trò
 GV: Cho học sinh chơi trò chơi ô chữ 
 GV chi lớp làm 2 đội chơi
 Trong trò chời này có 7 ô chữ tương ứng với 7 câu hỏi nếu đội nào mở được chìa khoá trước thì đội đó dành chiến thắng
* Điều chỉnh, bổ sung
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Khái niệm, ý nghĩa, chức năng, đặc điểm, tác dụng chơi chữ. 
Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, nhóm, đàm thoại.
Thời gian: 20phút. 
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
GV: Treo bảng phụ
HS đọc
? Trong bài ca dao có mấy từ lợi ? 
- 3 từ 
? Xác định nghĩa của các từ “lợi” trong bài ca dao?
? Dựa vào đâu em hiểu nghĩa của các từ như vậy?
- Dựa vào các từ ngữ trong các câu ca dao.
 - Lợi 1: Bà già muốn biết lấy chồng có lợi không
- Lợi 2, 3 phải dựa vào vế 2 của câu mới hiểu đúng nghĩa, như vậy trong câu trả lời của thầy bói mới nghe vế đầu“ lợi thì có lợi“ ta cứ tưởng câu hỏi của bà già được giải đáp đúng theo chiều hướng của bà mong muồn. Nhưng đọc sang vế thứ 2 ta mới ý đingj của thầy bói. Bà đã quá già rồi tính chuyện chồng con làm gì nữa.Hoá ra từ lợi ở đây không cón nghĩa“ thuận lợi, lợi lộc“ nữ mà chuyển sang một nghĩa khác.
? Việc dùng từ “lợi” ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?
? Việc dùng từ “lợi” trong bài ca dao trên có tác dụng gì?
? Vậy em hiểu thế nào là chơi chữ? 
- HS đọc
GV lưu ý: Chơi chữ phải phù hợp với hoàn cảnh g/tiếp; tránh chơi chữ với dụng ý xấu.
Chuyển ý:
GV: Bấm máy
HS đọc
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm
Thời gian 5 phút
N1: 1; N2: 2; N3: 3 ; N4: 4 
? Trong VD 1 em thấy từ nào viết chưa đúng chính tả? Từ nào dùng chưa đúng nghĩa?
? Việc dùng từ sai chính tả “ ranh tướng” và dùng từ sai nghĩa” nồng nặc” như trên có tác dụng gì?
- “ranh tướng” ranh - trẻ ranh) chỉ một tên tướng nhãi ranh được sử dụng ở đây với hàm ý coi thường -> giễu cợt
- “nồng nặc” gần âm với “lừng lẫy” (đi kèm với “tiếng tăm” tạo sự tương phản) -> châm biếm, đả kích
? Lối chơi chữ trong VD này dựa trên hiện tượng nào của từ ngữ?
 N2 
 HS đọc VD 2
?Các tiếng trong 2 câu thơ trên có phần nào giống nhau? Nêu tác dụng?
- Điệp phụ âm M
- Tạo sự đặc sắc về ngữ âm
?Vậy lối chơi chữ trong VD này dựa trên hiện tượng nào của từ ngữ? 
N3 
 HS đọc VD 3
?Tìm từ ngữ chứa lối chơi chữ trong VD?
- Cá đối -> cối đá
- Mèo cái -> mái kèo
? Em thấy giữa các từ trong mỗi cặp có điểm gì đặc biệt?
- Sau khi đảo vị trí các vần tạo được từ mới,nghĩa mới -> chỉ sự vật khác
? Trong ví dụ 3 chơin chữ bằng cách nào? 
N4 
HS đọc VD 4
?Tìm từ ngữ chứa lối chơi chữ trong VD?
- Sầu riêng – vui chung
- Sầu riêng: Chỉ tên một loại quả ở miền nam.
? Ngoài nghĩa đó ra còn có nghĩ nào khác
- Chỉ trạng thái tâm lý tiêu cực các nhân
? Từ “ vui chung” chỉ trạng thái tâm lý ntn? Nó trái nghĩa với từ nào?
- Vui chung (tâm lí của nhiều người)
? Lối chơi chữ này dựa vào hiện tượng nào?
? Qua các VD, em thấy có những lối chơi chữ thường gặp nào?
? Các lối chơi chữ đó thường được sử dụng trong hoàn cảnh nào?
GV: Ngoài ra còn một số lối chơi chữ ít được sử dụng như: dùng các từ cùng trường nghĩa; tách ghép các yếu tố trong câu theo các quan hệ ngữ pháp khác nhau
Chuyển ý :
I. Thế nào là chơi chữ:
1. Ví dụ 1: 
2. Nhận xét: 
- Lợi 1: thuận lợi, lợi lộc.
- Lợi 2, lợi 3: Phần thịt bao quanh chân răng
- Từ đồng âm, khác nghĩa
- Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn thú vị. 
* Ghi nhớ: SGK/164
II. Các lối chơi chữ:
1. Ví dụ:
2. Nhận xét: 
- Dùng cách nói trại âm (gần âm)
- Dùng cách điệp phụ âm “m”
- Dùng lối nói lái (đảo phần vần của các tiếng)
- Dùng từ đồng âm (sầu riêng) và từ trái nghĩa (sầu - vui, riêng - chung)
* Ghi nhớ 2: sgk (165 ).
* Điều chỉnh, bổ sung
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Giúp Hs củng cố kiến thức,vận dụng lý thuyết vào luyện tập thực hành 
Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, nhóm, đàm thoại.
Thời gian: 15phút
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm
Thời gian 5
N1,2 bài 1
- Rắn (loài rắn) – Rắn (cứng đầu, khó bảo).
- Liu điu (rắn nước), rắn (rắn thường), hổ lửa (rắn có nọc độc), mai gầm (cạp nong, rắn độc), ráo (rắn ráo, rất hung dữ), lằn (rắn thằn lằn) trâu (rắn hổ trâu), hổ mang (rắn độc).
N3,4 bài 2
- Đọc bài thơ của Lê Quí Đôn và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ?
- Các tiếng chỉ các sự vật gần gũi nhau:
- Thịt, mỡ ; dò, nem, chả: Thuộc nhóm thức ăn liên quan đến chất liệu thịt. 
-Nứa, tre, trúc, hóp: Thuộc nhóm từ chỉ cây cối, thuộc họ tre. 
- Tạo sự liên tưởng ngữ nghĩa lí thú.
? Năm 1946,bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam,Bác Hồ đã làm một bài thơ cảm ơn như sau:
Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?
? Trong bài thơ này, Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ như thế nào? 
- Thành ngữ Hán Việt: Khổ(đắng), tận(hết) cam(ngọt) lai(đến), hết khổ đến sung sướng.
GV: Cho học sinh quan sát clip “ hài chơi chữ”
III. Luyện tập:
1. Bài 1 
- Dùng lối chơi chữ đồng nghĩa
2. Bài 2 
- Từ đồng âm, từ gần nghĩa.
3. Bài 4 
- Chơi chữ bằng các từ đồng âm 
* Điều chỉnh, bổ sung:
Hoạt động 4: HĐvận dụng
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức để làm bài tập.
- Phương pháp: tự bộc lộ, tự nhận thức, viết sáng tạo, trình bày một phút.
- Thời gian: 10 phút
? Tìm các từ được dùng theo lối chơi chữ trong bài thơ sau và cho biết đó là lối chơi chữ nào?
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé? 
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
 (Hồ Xuân Hương)
 * Điều chỉnh, bổ sung:
Hoạt động 5: HĐ tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức để làm bài tập mở rộng.
- Phương pháp: Cặp đôi chia sẻ, cá nhân.
 - Thời gian: 3 phút
? Sưu tầm những phép chơi chữ trong các văn bản đã học và trong giao tiếp hàng ngày và nêu t/d? 
- Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
* Điều chỉnh, bổ sung:
4. Củng cố: GV củng cố lại toàn bài.
5. Hướng dẫn học bài: Học bài, thuộc ghi nhớ, làm các bài tập còn lại.
- Xem lại đề văn bài viết số 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 14 Choi chu_12247952.docx