CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
HƯỚNG DẪN SƯU TẦM VĂN HỌC DÂN GIANG AN GIANG
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
1. KIẾN THỨC :
Nắm được yêu cầu và cách sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ, đồng dao lưu truyền tại địa phương An Giang
2. KĨ NĂNG :
- Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung sưu tầm ca dao, dân ca, đồng dao, tục ngữ địa phương
- Quan sát, tìm hiểu thông tin cụ thể về đối tượng
- Trình bày trước tập thể theo đơn vị tổ, lớp.
II. CHUẨN BỊ :
1. GIÁO VIÊN : sgk ; giáo án ; tranh ảnh, bảng phụ
2. HỌC SINH : sgk ; vở soạn ; vở học; tranh ảnh, bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC :
1. KTBC :
?. Kể một số chủ đề ca dao dân ca mà em đã học.
2. Bài mới :
TUẦN 18 TIẾT 70 -71 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG HƯỚNG DẪN SƯU TẦM VĂN HỌC DÂN GIANG AN GIANG MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 1. KIẾN THỨC : Nắm được yêu cầu và cách sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ, đồng dao lưu truyền tại địa phương An Giang 2. KĨ NĂNG : - Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung sưu tầm ca dao, dân ca, đồng dao, tục ngữ địa phương - Quan sát, tìm hiểu thông tin cụ thể về đối tượng - Trình bày trước tập thể theo đơn vị tổ, lớp. II. CHUẨN BỊ : GIÁO VIÊN : sgk ; giáo án ; tranh ảnh, bảng phụ HỌC SINH : sgk ; vở soạn ; vở học; tranh ảnh, bảng phụ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC : KTBC : ?. Kể một số chủ đề ca dao dân ca mà em đã học. 2. Bài mới : Hoạt động : Giới thiệu bài mới Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung bài học Hoạt động 1 : Tổng hợp phần Chuẩn bị ở nhà GV biên soạn câu hỏi : ?. Các tổ sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ, đồng dao của An Giang. ?. Sắp xếp theo từng thể loại ?. Loại bỏ các câu trùng lặp ?. Sắp xếp các câu ca dao, dân ca theo từng chủ đề. ?. Sắp xếp theo trật tự chữ cái A,B,C.. Hoạt động 2 : Luyện tập GV yêu cầu đại diện tổ , nhóm trình bày nói trước lớp HS : đọc HS : treo bảng nhóm GV giảng thêm và nêu câu hỏi : ?. Những câu hát về tình yêu quê Hương, đất nước, con người. ?. Những câu hát về tình cảm gia Đình, tình yêu nam nữ. ?. Những câu hát than thân, châm biếm ?. Những câu hát Hs tự chuẩn bị ở nhà (tranh ảnh) Hs trình bày trước lớp Hs phát biểu I. Chuẩn bị ở nhà: II. LUYỆN TẬP : 1. Những câu hát về tình yêu quê Hương, đất nước, con người a./ Ai về Bảy núi mến yêu Cô Tô, Tức Dụp có nhiều chiến công. b/ Ba Chúc di tích còn đây Đổ bao xương máu, chất đầy oán than c/. Muốn ăn mắm chốt, mắm linh Lấy chồng Châu Đốc thì mình được ăn. d./ Châu Đốc nổi tiếng nhà bè Núi Sam nổi tiếng hội hè quanh năm đ./ Ai về Châu Đốc quê ta Nhớ xem lễ hội chùa Bà núi Sam. Kênh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên Ghe xuồng xuôi ngược bán buôn dập dìu e./ An Giang lịch sử mang tên Có đồi Tức Dụp, có đền Bác Tôn. Ai xuống Long Xuyên, ai lên Châu Đốc Ai về Ba Chúc, ai qua Tân Châu An Giang nghĩa nặng tình sâu Đi đâu cũng nhớ nhịp cầu quê hương. i./ Hang Tra là xứ quê mùa, Đi thăm cháu ngoại cho vùa Cà na. 2. Những câu hát về tình cảm gia đình, tình yêu nam nữ. Anh đi lên Bảy Núi, Anh chạy thẳng núi Tà Lơn, Căn nợ keo sơn, thấu đến ông Trời; Ngó lên trời thấy trời cao, Ngó xuống đất thấy đất thấp, Anh đến tam cấp Lập Cửu Trùng Đài Thời hư trời khiến; anh lập hoài cũng phải nên. Anh đi Châu Đốc, Nam Vang, Viết thơ nhắn lại em khoan lấy chồng. Chàng đi Châu Đốc, Nam Vang, Nỗi sầu em chịu đa mang một mình. Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc Dốc nào cao bằng dốc Cần Thơ Anh thương em lững đững lờ đờ Giả như Tôn Các mà chờ Bạch Viên. Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc, Gió nào độc cho bằng gió Gò Công? Thổi gió Đông lạc vợ xa chồng, Nằm đêm nghĩ lại, nước mắt hồng tuôn rơi. Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc, Gió nào độc bằng gió Gò Công? Nổi một trận giông lạc vợ mất chồng, Đêm nằm nghĩ lại phật phồng lá gan. Đèn nào cao bằng đèn Sở Thượng, Nhân nghĩa nào trượng bằng nhân nghĩa phu thê? Dầu anh có lạc Sở qua Tề, Năm ba bữa anh cũng trở về thăm em. Đường Nhà Bàn nó trơn như mỡ, Đường ngoài chợ lạnh tợ thâm sương. Giăng tay se sợi chỉ hường, Kết duyên chồng vợ kiếm đường ra vô. Gà nào hay cho bằng gà Cao Lãnh, Gái nào bảnh cho bằng gái Tân Châu? Anh thương em chẳng nại sang giàu, Mứt hồng đôi lượng, trà Tàu đôi cân. Ngó lên Châu Đốc, Ngó xuống Vàm Nao. Sóng bổ lao xao, Anh thương em ruột thắt gan bào, Biết em có thương lại chút nào hay không? Ngó lên Châu Đốc, Thấy gốc bần trôi. Ngó xuống Vàm Nao, Thấy sóng bủa lao xao. Anh thương em ruột thắt gan bào, Biết em có thương lại, chút nào hay không? Tri Tôn- Châu Đốc rất gần Thương anh em nhớ, em lần xuống thăm. Nước kênh Vĩnh Tế lờ đờ, Nhớ ông Bảo Hộ dựng cờ chiêu an Đi ngang qua cảnh núi Sam, Thấy lăng ông lớn hai hàng lụy rơi. Ông ngồi vì nước vì đời, Hy sinh tài sản không rời nước non. Bên nàng mặc lãnh Mỹ A Đưa đò sang chợ, tưởng xa hóa gần. Thất Sơn ai đắp mà cao Sông Tiền, sông Hậu ai đào mà sâu Năm non ở tại núi Đà (tức Đà Nẳng) Bảy núi Châu Đốc gọi là Thất Sơn. Cúc mọc dưới sông kêu bằng cúc thủy Sài Gòn xa chợ Mỹ cũng xa Gửi thơ thăm hết nội nhà Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em. Chiếc tàu xanh đề chữ đỏ Chiết tàu nhỏ đề chữ Châu Thành Gặp mặt anh đây mần lẻ không đành Sợi chỉ tơ thắt ruột, sợi chỉ mành thắt gan. 3. Tục ngữ: Mắm Châu Đốc Dốc Nam Vang Bánh Tráng Mỹ Lồng Bánh phồng Châu Đốc Thuyền xuôi Châu Đốc, thả xuống Vàm Nao, Thẳng tới Ba Sao, coi chừng con nước đẩy. 4. Đồng dao Con mèo trèo lên cây táo Mẹ chồng nương náo, chưởi mắng nàng dâu Bà ơi không sợ bà đâu Bà đừng chửi mắng mà mang tiếng đời Bà cưới tôi có rượu có trầu Có đưa có rước, nàng dâu mới về Tôi về bà nhún bà trề Để con bà ở lại tôi về xứ tôi Xứ tôi là xứ Tân Châu Cũng có ngựa ô, ngựa bạch ngựa hồng của tôi. HD Tự học – chuẩn bị bài mới : Tìm hiểu thêm một số bài ca dao, tục ngữ, đồng dao sach ngữ văn địa phương AG Giới thiệu trước lớp mà em biết . RÚT KINH NGHIỆM :
Tài liệu đính kèm: