Giáo án môn Ngữ văn 7 - Một thứ quà của lúa non: Cốm

MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Sơ giản về tc giả Thạch Lam.

 - Phong vị đặc sắc nét đẹp văn hoá truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo và

giản dị : Cốm .

 - Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nh, giu sức biểu

cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.

 2. Kĩ năng

 - Đọc - hiểu văn bản tuỳ bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

 - Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật vật của quê hương.

 3. Thái độ: Hs hiểu được nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội. Từ đó biết trân trọng, giữ gìn.những sản vật của quê hương.

 4. Năng lực HS: quan st, nhận biết, cảm nhận, suy nghĩ.

II.NỘI DUNG HỌC TẬP

 - Có hiểu biết ban đầu về thể văn tuỳ bút.

 - Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nết đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo và giản

dị qua lối viết tuỳ bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam.

III. CHUẨN BỊ

 - Giáo viên:Sách tham khảo, tư liệu

 - Học sinh:Chuẩn bị bài,SGK, VBT, Vghi

 

doc 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1120Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Một thứ quà của lúa non: Cốm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15 
Tiết 57
Tuần 15
Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức
 - Sơ giản về tác giả Thạch Lam.
 - Phong vị đặc sắc nét đẹp văn hố truyền thống của Hà Nội trong mĩn quà độc đáo và 
giản dị : Cốm .
 - Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu 
cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
 2. Kĩ năng
 - Đọc - hiểu văn bản tuỳ bút cĩ sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm..
 - Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật vật của quê hương.
 3. Thái độ: Hs hiểu được nét đẹp văn hĩa truyền thống của Hà Nội. Từ đĩ biết trân trọng, giữ gìn.những sản vật của quê hương.
 4. Năng lực HS: quan sát, nhận biết, cảm nhận, suy nghĩ.
II.NỘI DUNG HỌC TẬP
 - Cĩ hiểu biết ban đầu về thể văn tuỳ bút.
 - Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nết đẹp văn hố trong một thứ quà độc đáo và giản 
dị qua lối viết tuỳ bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam. 
III. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên:Sách tham khảo, tư liệu
 - Học sinh:Chuẩn bị bài,SGK, VBT, Vghi
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS(1 phút)
 2. Kiểm tra miệng (4 phút)
 - Đọc đoạn thơ em thích trong Tiếng gà trưa . Trình bày hiểu biết của em về kỉ niệm tuổi thơ?(4đ)
 - Mạch cảm xúc của bài thơ được gợi lên từ việc gì?Tác giả lắng nghe tiếng gà trong hoàn cảnh như thế nào?(4đ)
 + Mạch cảm xúc : Nghe tiếng gà trưa
 + Hồn cảnh : Trưa nắng,trong xóm nhỏ, trên đường hành quân . Tiếng gà gợi kỉ niệm khó quên . Tác giả lắng nghe tiếng gà không chỉ bằng thính giác mà bằng cả cảm xúc của tâm hồn.
 - Nhận xét về tình cảm bà cháu?(2đ)
 + Bảo ban, chắt chiu, lo lắng, yêu thương cháu
 + Cháu trân trọng kính yêu, chân thành và biết ơn bà.
 3. Tiến trình bài học(33 phút)
HOẠT ĐỘNG GIỮA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới(1 phút)
 Việt Nam đất nước ta ơi !
 Mênh mơng biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Trên mảnh đất Việt Nam, cây lúa - hạt gạo đã trở thành một biểu tượng cho vẻ đẹp kì diệu của mảnh đất và tâm hồn tinh tế của con người. Bằng một tình yêu đằm thắm, nhà văn Nguyễn Đình Thi trong tác phẩm Bài ca Hắc Hải đã ca ngợi đồng lúa đất trời Việt Nam trong 2 câu thơ rất truyền cảm trên. Trước Nguyễn Đình Thi cĩ một nhà văn, bằng thiên tuỳ bút văn xuơi cũng đã giành tình yêu và biết bao ngơn từ đẹp như thơ để ca ngợi cây lúa Việt Nam. Đĩ là Thạch Lam với bài Một thứ quà của lúa non: Cốm. Bây giờ chúng ta cùng thưởng thức cốm vịng đặc sản Hà Nội qua bài văn.
Hoạt động 2:Tìm hiểu tác giả – tác phẩm (4 phút).
? Hãy giới thiệu vài nét về tác giả Thạch Lam 
 Thị trấn Cẩm Giàng
 ( Hải Dương ) 
 quê hương Thạch Lam
- Thạch Lam (1910-1942). Sinh tại Hà Nội , là nhà văn lãng mạn trong nhĩm Tự Lực Văn Đồn, được biết với các truyện ngắn và bút kí trước Cách mạng. Sáng tác của Thạch Lam thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của ơng đối với con người và cuộc sống.
GV nĩi thêm về Thạch Lam : Là em ruột của Nhất Linh và Hồng Đạo . Từng tham gia biên tập tờ báo “Phong hĩa ngày nay ”Mất vì bệnh lao ở Yên Phụ –Hà Nội.
? Văn bản trích từ tác phẩm nào của Thạch Lam.
- Xuất xứ : Rút tập “Hà Nội băm sáu phố phường “, năm 1943 –Tập tuỳ bút cuối cùng của ơng.
GV nĩi thêm : Văn bản viết trước 1945 trong tập “Hà Nội sáu phố phường “ Nhưng nhà văn qua sự hiểu biết sâu sắc các phong tục dân tộc ,đã thể hiện tình cảm đúng đắn đối với văn hố dân tộc ,với các quan điểm mà ngày nay ta thấy vẫn cịn tiếp tục phát huy .
Hoạt động 3 : Đọc – tìm hiểu chung(8 phút)
- GV: Đọc mẫu ,nêu yêu cầu đọc ,chú ý hs giọng biểu cảm ở những từ ngữ gợi cảm , nhịp điệu . 
- GV đọc mẫu 1 đoạn-HS đọc tiếp- Nhận xét-cho điểm
-GV hướng dẫn tìm hiểu các chú thích SGK.
? Hãy cho biết thể loại của bài “Một thứ ..”.
- Tùy bút
? Em biết gì về thể loại Tuỳ bút .
- Tuỳ bút :Là một thể văn gần với bút kí, kí sự nhưng thiên về biểu cảm, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ tình cảm của tác giả trước các hiện tượng, các vấn đề của cuộc sống, ngơn ngữ thường giàu hình ảnh và chất trữ tình. 
TH:So sánh điểm giống và khác giữa tùy bút và bút ký.
- Giống: Có yếu tố miêu tả, ghi chép hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến .Nhưng tùy bút thiên về thể hiện tình cảm , cảm xúc, suy nghĩ trước các hiện tượng và vấn đề trong đời sống. Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất trữ tình.
? Bài tùy bút này nói về vấn đề nào.
- Nói về cốm.
? Tác giả đã dùng pthức biểu đạt nào? Trong đó phương thức biểu đạt nào chủ yếu .
 - Miêu tả, kể, biểu cảm, bình luận. Trong đó biểu cảm là chủ yếu.
? Dựa vào mạch cảm xúc của tác giả ,em hãy chia bố cục văn bản gồm mấy phần .
- HS: Thảo luận nhĩm chia đoạn , 3 đoạn (đánh dấu sgk)
+ P1: Từ đầu.... Như chiếc thuyền rồng =>Cảm nghĩ về nguồn gốc Cốm
+P2: Tiếp .....Cao quý , kín đáo và nhũn nhặn =>Cảm nghĩ về giá trị của cốm.
+ P3 : Cịn lại =>Cảm nghĩ về sự thưởng thức Cốm
Hoạt động 4: Phân tích văn bản .(15 phút) 
Tìm hiểu cảm nghĩ về nguồn gốc cốm
? Theo dõi phần 1 văn bản ,cho biết cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm được tác giả trình bày trong mấy đoạn văn ngắn ? Mỗi đoạn nĩi gì . 
- 2 đoạn văn
+ Đ1: Cội nguồn của cốm 
+ Đ2 : Nĩi cốm nổi tiếng 
? Ở đoạn 1 tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh ,chi tiết nào .
- Cơn giĩ lướt qua hồ sen mang hương thơm báo trước mùa cốm .
- Hình ảnh cánh đồng trĩu nặng những hạt thĩc nếp.
?Cảm hứng về cốm của tác giả được gợi lên từ đâu? Em nhận xét gì về sự gợi tả đó?
-Từ hương thơm của lá sen, mùi thơm của bông lúa non. Dùng khứu giác dẫn nhập vào đối tượng cần biểu cảm.
?Ngoài việc qsát=k/giác, tgiả còn qsát bằng giác quan nào?
 -Bằng thị giác: Cơn gió mùa hạ , hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa
? Em cĩ nhận xét gì về cách dẫn nhập vào bài tuỳ bút này của tác giả ?
 + Cơn giĩ mùa hạ .tinh khiết à Tự nhiên , gợi cảm. 
 + Ấn tượng của khứu giác “ngửi” à Tạo giá trị biểu cảm cho đoạn văn.
?Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả?
-Dùng một loại tính từ miêu tả hương vị và cảm giác: lướt qua, thấm nhuần, thanh nhã, tinh khiết, tươi mát, trong sạch .
?Nhịp điệu câu văn như thế nào?Tác dụng
- Nhẹ nhàng, êm ái , ngắt nhịp = nhiều dấu phẩy, gần giống đoạn thơ văn xuôi® Vừa gợi tình, vừa gợi cảm: khiêu gợi cảm xúc và tưởng tượng ®sự tinh tế trong cảm thụ cốm của tác giả.
? Ở đoạn văn thứ 2 tác giả cho ta biết thêm điều gì về cốm .
- Một loạt cách chế biến ,cách làm cốm
? Tại sao Cốm gắn với tên làng Vịng .
- Làng Vịng là nơi nổi tiếng nghề làm cốm 
- Cốm : Dẻo, thơm , ngon nhất (chất lượng )
- Cơ gái làng vịng bán cốm : Xinh đẹp , gọn ghẽ( Hình thức)
? Hình ảnh cơ hàng cốm (hình ảnh minh hoạ) áo quần gọn ghẽ với dấu hiệu Thuyền rồng cĩ ý nghĩa gì .
- Cốm gắn liền với vẽ đẹp của người làm ra cốm .
- Cái cách cốm đến với người thật duyên dáng , lịch thiệp. 
- > Vẻ đẹp con người tơn lên vẻ đẹp của cốm 
? Trong những lời văn trên tác giả đã dùng cảm giác và tưởng tượng để miêu tả cội nguồn của Cốm .Hãy nêu tác dụng của cách miêu tả này.
- Vừa gợi hình vừa gợi cảm , khêu gợi cảm xúc và tưởng tượng nơi người đọc .Thể hiện sự tinh tế trong cảm thụ Cốm của tác giả .
? Từ đĩ em nhận biết được điều gì về sự hình thành của Cốm,
- Cốm dẻo, thơm, ngon nhờ công sức và sự khéo léo của con người.
? Theo em tác giả bộc lộ cảm xúc nào qua đoạn văn trên.
- Yêu quí tơn trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hố dân tộc của Cốm .
Gv hướng dẫn HS tìm hiểu cảm nghĩ về giá trị của cốm. 
GV chuyển ý : 
? Chỉ bằng một câu thơi nhưng tác giả đã khái quát được giá trị của cốm. Theo em câu đĩ là câu nào .
- Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước thức dâng cánh đồng  hương vị mộc mạc ,giản dị ,thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam .
? Qua lời văn đĩ em hiểu gì về thứ quà :Cốm .
- Cốm đặc sản của dân tộc
? Những câu văn sau đĩ tác giả cụ thể hơn giá trị của Cốm như thế nào .
- Cốm : Làm quà sêu tết .Hồng cốm tốt đơi.
? Sự hồ hợp tương xứng của hồng cốm được phân tích trên những phương diện nào .
- Màu sắc : Ngọc lựu của hồng và màu ngọc thạch của cốm.khơng bao giờ cĩ 2 màu hồ hợp hơn
- Hương vị : Thanh đạm, ngọc sắc à nâng đỡ nhau
Sự hòa hợp biểu trưng cho sự gắn bó, hài hòa trong tình duyên đôi lứa.
?Giá trị của cốm được phát hiện trên phương diện nào.
-Giá trị tinh thần, giá trị văn hóa dân tộc.
? Ở cuối đoạn 2 nhân nĩi về những phong tục tốt đẹp của dân tộc tác giả cịn thể hiện quan điểm gì .
- Bình luận ,phê phán thĩi chuộng ngoại, bắt chước người ngoài khơng biết thưởng thức sản vật cao quí mà giản dị của truyên thống dân tộc
? Qua đĩ tác giả muốn truyền tới bạn đọc tình cảm và thái độ nào trong ứng xử với thức quà dân tộc là Cốm .
- Trân trọng ,giữ gìn cốm như 1 vẻ đẹp văn hĩa dân tộc
Hồng cốm tốt đơi
Gv hướng dẫn HS tìm hiểu cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm.
? Ở đoạn cuối tác giả bàn về sự thưởng thức cốm trên hai phương diện,đĩ là những phương diện nào .
 - Ăn và mua 
+ Ăn cốm: Ăn từng chút ít, thong thả, ngẩm nghĩ ® có như thế mới cảm hết các hương vị đồng quê, tinh khiết ở cốm.
+Mua cốm: Nhẹ nhàng, nâng đỡ, chút chiu, kính trọng.
? Bằng lý lẽ nào tác giả thuyết phục người mua cốm?
- Cốm là lộc của trời; là cái khéo léo của con người ; sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thân lúa.
? Tác giả thể hiện cảm thụ cốm bằng những giác quan nào? tác dụng của cách cảm thụ đó.
- Khứu giác (mùi thơm), xúc giác (chất ngọt), thị giác (màu xanh của cốm) ® Khơi gợi cảm xúc người đọc về cốm, tác giả là người sành về món ăn cốm, sự tinh tế sâu sắc.
?Từ những cảm nghĩ của nhà văn, em có những hiểu biết mới mẻ gì về cốm?(HS tự phát biểu cảm nghĩ) 
- Đây là một thứ quà đặc sắc vì nó kết tinh nhiều vẻ đẹp: Hương vị, màu sắc đồng quê: ngiười chế biến, nhân duyên, cách mua, cách thưởng thức.
Gv: Tuy chưa được ăn cốm nhưng đọc văn Thạch Lam, chúng ta như đang được thưởng thức thứ quà thanh khiết, thanh cao, quà của lúa non, quà của bàn tay lao động và quà ngơn ngữ Tiếng Việt rất tinh tế, tài hoa trong thiên tuỳ bút. Văn Thạch Lam là một loại cốm dịu dàng, thanh đậm của tâm hồn người nghệ sĩ Việt Nam, những giọt sữa tinh khiết của Tiếng Việt chúng ta.
? Văn bản sử dụng nhiều phương thức biểu đạt làm nền cho việc biểu cảm, hãy tìm vài thí dụ.
? Em có nhận xét gì về nét đẹp riêng từ văn bản .
-Văn đầy ấn tượng cảm giác, có sức gợi cảm cao; kết hợp nhiều phương thức biểu đạt làm nền cho biểu cảm: lời văn mang nhiều cảm nghĩ sâu sắc nhưng nhẹ nhàng như thơ.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn tổng kết(3 phút)
? Bài tuỳ bút đã thể hiện nội dung và nghệ thuật đặc sắc nào . 
a. Nghệ thuật:
- Lời van trang trọng, tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ.
- Chọn lọc các chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm.
- Sáng taọ trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ, mang nặng tính chất tâm tình, ngắc nhở nhẹ nhàng.
b. Nội dung:
- Bài văn là sự thể hện thành cơng những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắn của Thạch Lam về văn hố và lối sống của người Hà Nội.
HS: Đọc ghi nhớ sgk/163
Hoạt động 6: Luyện tập. .(2 phút)
Giao bài tập về nhà: Sưu tầm một số câu thơ, ca dao nĩi về cốm
GV gợi ý
 Đêm giăng chày đập vang thôn bản
 Phấn cốm bay bay phủ lá ngàn.
 (Thôi Hữu)
 Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khoẻ.
 (Tục ngữ)
- Cốm Vịng, gạo tám Mễ Trì 
Tương Bần, húng Láng cĩ gì ngon hơn? 
 -Thái Đơ làm kẹo mạch nha 
Kẻ Vịng làm cốm để mà tiến vua. 
 - Hỡi cơ thắt lưng bao xanh 
Cĩ về làm cốm với anh thì về. 
 - Ở đây đồng đất phố phường 
Để anh mua cốm, mua hồng sang sêu.
I. Tác giả – tác phẩm
 1. Tác giả
 - Thạch Lam (1910-1942). Sinh tại Hà Nội , là nhà văn lãng mạn trong nhĩm Tự Lực Văn Đồn .
 - Sáng tác của Thạch Lam thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của ơng đối với con người và cuộc sống.
 2. Tác phẩm 
 Rút tập “Hà Nội băm sáu phố phường “, năm 1943
II. Đọc – tìm hiểu chung
 1. Đọc
 2. Chú thích: SGK
 3. Thể loại:Tùy bút
4. Phương thức biểu đạt : Miêu tả, kể, biểu cảm, bình luận. Trong đó biểu cảm là chủ yếu.
 5. Bố cục: 3 phần
III. Phân tích văn bản
 1. Cảm nghĩ về nguồn gốc Cốm
 - Cảm hứng về cốm được gợi lên từ hương thơm của lá sen, mùi thơm của bông lúa non.
- Tính từ miêu tả hương vị và cảm giác ,điệu văn nhẹ nhàng, êm ái.
- Cốm dẻo, thơm, ngon nhờ công sức và sự khéo léo của con người.
- Yêu quí tơn trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hố dân tộc của Cốm .
2. Cảm nghĩ về giá trị của cốm.
- Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước thức dâng cánh đồng.
 - Hương vị mộc mạc ,giản dị ,thanh khiết .
 - Cốm : là quà sêu tết.
 -Cốm là giá trị tinh thần, giá trị văn hóa dân tộc cần trân trọng, giữ gìn.
- >Trân trọng ,giữ gìn cốm như 1 vẻ đẹp văn hĩa dân tộc
3. Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm
 - Ăn: Thong thả từng chút , ngẫm nghĩ .
 - Mua: Nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu,mà vuốt ve ,kính trọng lộc của trời cho , người ,thần lúa 
 ->Cái nhìn văn hố với việc ẩm thực
 - Cảm nhận cốm : khứu giác, xúc giác, thị giác® Tác giả có sự tinh tế sâu sắc, là người sành về món ăn cốm.
IV. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
 - Lời van trang trọng, tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ.
 - Chi tiết chọn lọc
 - Sáng taọ trong lời văn xen kể và tả.
 2. Nội dung
 - Bài văn là sự thể hện thành cơng những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắn của Thạch Lam về văn hố và lối sống của người Hà Nội.
* Ghi nhớ: SGK/163
III. Luyện tập: Về nhà làm
 4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức)(4 phút)
 - Cảm hứng về cốm của tác giả được gợi lên từ đâu? Em nhận xét gì về sự gợi tả đó?
 + Từ hương thơm của lá sen, mùi thơm của bông lúa non. Dùng khứu giác dẫn nhập vào đối tượng cần biểu cảm.
 - Trong đoạn văn 3, tác giả nêu những nhận xét gì về cốm?
 + Cốm là quà tặng của đồng quê mang hương vị mộc mạc, thanh khiết. Cốm là quà sêu tết.
 - Từ những cảm nghĩ của nhà văn, em có những hiểu biết mới mẻ gì về cốm?(HS tự phát biểu cảm nghĩ) 
 + Đây là một thứ quà đặc sắc vì nó kết tinh nhiều vẻ đẹp: Hương vị, màu sắc đồng quê: ngiười chế biến, nhân duyên, cách mua, cách thưởng thức.
 5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà)(3 phút)
 * Đối với bài học ở tiết học này
 - Về nhà học bài, học ghi nhớ, làm bài tập vào VBT
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 - Chuẩn bị bài “ Trả bài viết số 3”. 
 + Chuẩn bị dàn bài các đề SGK
 + Dựng đoạn , viết bài
V. PHỤ LỤC :Tư liệu về Thạch Lam

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 14 Mot thu qua cua lua non Com_12197551.doc