Giáo án môn Ngữ văn 8 (cả năm)

A. Những kiến thức cơ bản.

I. Văn bản “Tôi đi học” (Thanh Tịnh ).

1. Vài nét về tác giả Thanh Tịnh:

_ Thanh Tịnh ( 1911 – 1988 ) là bút danh của Trần Văn Ninh, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, có gần 50 năm cầm bút sáng tác.

_ Sự nghiệp văn học của ông phong phú, đa dạng.

_ Thơ văn ông đậm chất trữ tình đằm thắm, giàu cảm xúc êm dịu, trong trẻo. Nổi bật nhất có thể kể là các tác phẩm: Quê mẹ ( truyện ngắn, 1941 ), Ngậm ngải tìm trầm ( truyện ngắn, 1943 ), Đi từ giữa mùa sen ( truyện thơ, 1973 ),.

 

doc 95 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1514Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yêu cầu tóm tắt truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Người viết cần thể hiện được hoàn cảnh của cô bé tội nghiệp và những ước mơ nhỏ nhoi, đẹp đẽ của cô vào dêm Giáng Sinh ( hiện lên trong những lần quẹt diêm ).
1.Phân tích đề:
a. Nội dung trọng tâm: Tóm tắt truyện ngắn “ Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen.
 b. Phạm vi tư liệu: Truyện ngắn “ Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen.
2. Dàn bài:
a. Mở bài:
 Giới thiệu về cô bé đi bán diêm trong đêm giao thừa giá lạnh.
b. Thân bài:
_ Hoàn cảnh bất hạnh của cô bé bán diêm: mồ côi mẹ, bà nội mất, sống với ông bố nghiệt ngã.
_ Những lần quẹt diêm của cô bé:
+ Que diêm lần thứ nhất: em thấy một lò sưởi ấm áp.
+ Que diêm lần thứ hai: em thấy một bữa ăn thịnh soạn.
+ Que diêm lần thứ ba: em thấy một cây thông Nô-en.
+ Que diêm lần thứ tư: em gặp lại bà nội.
+ Em vội vàng quẹt tiếp những que diêm khác để níu kéo hình ảnh bà nội.
c. Kết bài:
 Cái chết của cô bé bán diêm tội nghiệp.
A. Những kiến thức cơ bản.
I. Những yếu tố trong tác phẩm tự sự:
_ Yếu tố quan trọng nhát: Sự việc và nhân vật chính.
_ Yếu tố khác: Miêu tả, biểu cảm, các nhân vật phụ, các chi tiết,...
II. Định nghĩa Tóm tắt văn bản tự sự:
 Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản.
III. Mục đích tóm tắt tác phẩm tự sự:
 Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy.
IV. Những yêu cầu của bản tóm tắt:
_ Dùng lời văn của mình.
_ Trình bày ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó.
_ Phản ánh trung thành nội dung văn bản được tóm tắt.
V. Quy trình tóm tắt một văn bản tự sự:
_ Bước 1: Đọc kĩ toàn bộ văn bản cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó.
_ Bước 2: Lựa chọn những sự việc chính và nhân vật chính.
_ Bước 3: Sắp xếp cốt truyện tóm tắt theo một trình tự hợp lí.
_ Bước 4: Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
B. bài tập thực hành.
I. Phần BT Trắc nghiệm:
Bài 5:
12. D
13. Nối 1 với c.
14. D
15. B
16. C
17. Sắp xếp theo thứ tự: c – a – b – d.
18. (1). B
 (2). D
 (3). A
 (4). B
 (5). C
II. Phần BT Tự luận:
Bài tập 1:
1. Chưa đủ các tình tiết chính.
2. Bạn đó đã vi phạm:
_ Đưa đối thoại vào tóm tắt.
_ Đưa tình tiết phụ.
_ Thiếu tình tiết chính.
3. Tóm tắt đoạn truyện “Lão Hạc” ở Ngữ văn 8, tập một:
 Lão Hạc là một nông dân nghèo. Gia tài của lão chỉ có mảnh vườn. Vợ lão mất từ lâu. Con trai lão không đủ tiền cưới vợ đã phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, để lại cho lão con chó Vàng làm bạn. ở quê nhà, cuộc sống ngày một khó khăn. Lão Hạc bị ốm một trận khủng khiếp. Sau trận ốm này, lão yếu hẳn, không kiếm ra việc làm. Lão nuôi mình còn khó, nuôi làm sao nổi “cậu Vàng”. Dù đau đớn, lão Hạc vẫn phải bán con chó. Tiền bán chó và số tiền dành dụm được lâu nay, lão đem gửi ông giáo để nhờ lo việc ma chay khi lão nằm xuống. Lão còn nhờ ông giáo trông nom và giữ hộ mảnh vườn cho con trai lão sau này. Lão quyết không đụng đến một đồng nào trong số tiền dành dụm đó nữa nên sống chẳng ra con người. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để đánh bả một con chó lạ hay đến vườn nhà. Mọi người, nhất là ông giáo, đều thấy rất buồn khi nghe kể chuyện này. Chỉ đến khi lão Hạc chết một cách đột ngột và dữ dội, ông giáo mới hiểu ra. Cả làng không ai hay vì sao lão chết, chỉ trừ có ông giáo và Binh Tư.
Bài tập 2:
Có thể lược bớt câu 2 (Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc) và câu 4 (Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi).
Bài tập 3:
 Đoạn văn sau khi tóm tắt có thể là: Tôi nhìn hình treo trên tường, bàn ghế, chỗ ngồi và thấy hay hay như là vật riêng của mình. Người bạn thân bên cạnh chưa hề quen biết nhưng tôi vẫn không thấy xa lạ chút nào.
Bài tập 4:
 Tóm tắt đoạn trích bằng một câu:
 Người nhà lí trưởng giơ gậy định đánh chị Dậu nhưng đã bị chị đánh lại, bị lẳng ra ngoài thềm.
Bài tập 5:
 Tóm tắt truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”:
 Vua Hùng thứ mười tám có người con gái xinh đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén cho con gái một người chồng xứng đáng.
 Có rất nhiều chàng trai đến cầu hôn Mị Nương, trong đó có Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Sơn Tinh có tài dựng đồi, dời núi. Thuỷ Tinh có tài hô mưa, gọi gió. Vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Lễ vật gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thuỷ Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng nước dâng cao bao nhiêu thì Sơn Tinh dâng núi cao lên bấy nhiêu. Thuỷ Tinh bại trận, đành phải rút quân về.
 Không quên thù cũ, hằng năm Thuỷ Tinh vẫn thường dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.
Bài tập 6:
 Tóm tắt truyện ngắn “Cô bé bán diêm”:
 Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé quần áo mỏng manh, đầu trần, đi chân đất, bụng đói, đang dò dẫm đi bán diêm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào.
 Em đã mồ côi mẹ. Em không dám về nhà vì sợ không bán được diêm, bố sẽ đánh em. Bà nội, người duy nhát yêu thương em thì đã mất. Quá tuyệt vọng, lạnh và đói, em ngồi nép vào một góc tường và quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em quẹt que diêm thứ hai, em được thấy bàn ăn thịnh soạn với con ngỗng quay đang đi về phía em. Quẹt que diêm thứ ba, em thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà nội. ảo ảnh vụt tan biến sau mỗi lần que diêm tắt. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong được gặp bà em.
 Cô bé bán diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.
Ngày dạy:
Buổi 9.
ôn luyện về từ loại
_ Thế nào là tình thái từ? 
_ Tình thái từ có những chức năng cơ bản nào?
_ Tình thái từ chứ trong VD trên góp phần thể hiện điều gì?
_ Tình thái từ nhỉ trong VD trên góp phần diễn tả điều gì?
_ Tình thái từ với trong VD trên góp phần thể hiện điều gì?
_ Tình thái từ nào trong VD trên góp phần diễn tả điều gì?
_ Tình thái từ thay trong VD trên biểu lộ điều gì?
_ Dựa vào các chức năng trên, người ta chia tình thái từ ra làm mấy loại ( Kể tên )?
_ Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì?
GV cho HS làm câu hỏi trắc nghiệm ở bài 7 (Sách BT trắc nghiệm Ngữ văn 8 ):Từ câu 21 đến câu 26 ( Trang 49, 50).
1. Xác định tình thái từ trong các câu sau:
_ Anh đi đi.
_ Sao mà lắm nhỉ nhé thế cơ chứ?
_ Chị đã nói thế ư?
2. 
_ Cho một câu có thông tin sự kiện: Nam học bài.
_ Dùng tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên?
3. Cho hai câu sau:
a. Đi chơi nào!
b. Nào, đi chơi!
 Chỉ ra trường hợp từ nào là tình thái từ. Từ nào trong trường hợp còn lại là gì?
4. Cho biết sự khác nhau giữa hai cách nói:
a. Cháu chào bác.
b. Cháu chào bác ạ.
5. Dùng các tình thái từ để biến đổi các câu trần thuật sau thành các câu nghi vấn. Đặt ra một tình huống giao tiếp có thể sử dụng câu nghi vấn đó.
a. Mẹ về rồi.
b. Nam đi bơi.
c. Ngày mai là chủ nhật.
d. Đây là quyển truyện của Nam.
6. Đặt ta hai tình huống giao tiếp có sử dụng hai câu sau ( mỗi câu một tình huống ). Chỉ ra sự khác nhau về cách dùng giữa hai tình thái từ nhé và cơ.
_ Phở nhé.
_ Phở cơ.
A. Những kiến thức cơ bản.
III. Tình thái từ.
1. Định nghĩa:
 Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
Ví dụ 1:
 Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào...
 ( Khánh Hoài )
Ví dụ 2:
 Thương thay thân phận con rùa,
 Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.
 ( Ca dao )
2. Chức năng của tình thái từ:
 Ngoài chức năng thêm vào câu để diễn tả ngữ điệu ( tránh ăn nói cộc lốc ), tình thái từ còn có những chức năng cơ bản sau:
a. Chức năng tạo câu:
_ Tạo câu nghi vấn thông qua các tình thái từ: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,...
Ví dụ 1:
 Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
 _ Bác trai đã khá rồi chứ?
 ( Ngô Tất Tố )
=> Tình thái từ chứ góp phần thể hiện sự băn khoăn, lo lắng và cảm thương của bà lão láng giềng đối với anh Dậu, gia đình chị Dậu.
Ví dụ 2:
 Bỗng Thuỷ lại xịu mặt xuống:
 _ Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
 ( Khánh Hoài )
=> Tình thái từ nhỉ góp phần diễn tả nỗi băn khoăn và thương nhớ bố của bé Thuỷ trước khi đi theo mẹ.
_ Tạo câu cầu khiến thông qua các tình thái từ: đi, nào, với,...
Ví dụ 1:
 Cứu tôi với! Bà con làng nước ơi!
=> Tình thái từ với thể hiện rõ lời kêu cứu đau thương trước cơn nguy kịch.
Ví dụ 2:
 Nào đi tới! Bác Hồ ta nói
 Phút giao thừa, tiếng hát đêm xuân?
 ( “Bài ca mùa xuân 1961” _ Tố Hữu )
=> Tình thái từ nào nhằm giục giã, khích lệ lên đường.
_ Tạo câu cảm thán thông qua tình thái từ: thay.
Ví dụ :
 Thương thay con cuốc giữa trời,
 Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
 ( Ca dao )
=> Biểu lộ sự đồng cảm xót thương.
b. Chức năng biểu thị sắc thái tình cảm: 
 Thông qua các tình thái từ: ạ, nhé, nhỉ, cơ, mà, cơ mà,...
Ví dụ 1:
 Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!
 ( Khánh Hoài )
Ví dụ 2:
 Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà.
 ( Thanh Tịnh )
3. Phân loại:
 4 loại
_ Tình thái từ nghi vấn.
_ Tình thái từ cầu khiến.
_ Tình thái từ cảm thán.
_ Tình thái từ biểu lộ sắc thái tình cảm.
4. Sử dụng tình thái từ:
 Tình thái từ tạo nên sắc thái biểu cảm rất rõ. Do đó, lúc nói hoặc viết cần phải cân nhắc thận trọng, cần căn cứ vào vị thế xã hội, gia đình và hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng một cách hợp lí. Tránh vô lễ, thô lỗ hoặc vụng về đáng chê.
B. bài tập thực hành.
I. Phần BT Trắc nghiệm:
Bài 7:
21. Nối với c.
22. B
23. D
24. B
25. C
26. D
II. Phần BT Tự luận:
1. Tình thái từ gạch chân:
_ Anh đi đi.
_ Sao mà lắm nhỉ nhé thế cơ chứ?
_ Chị đã nói thế ư?
2.
_ Nam học bài à?
_ Nam học bài nhé!
_ Nam học bài đi!
_ Nam học bài hả?
_ Nam học bài ư?
...
3. 
_ Từ nào trong trường hợp (a) là tình thái từ.
_ Từ nào trong trường hợp (b) dùng để gọi đáp.
4. Sự khác nhau giữa hai cách nói:
a. Không dùng tình thái từ; biểu thị sự suồng sã.
b. Sử dụng tình thái từ ạ; biểu thị thái độ kính trọng, lễ phép đối với người trên.
5.
Mẫu:
a. _ Mẹ về rồi. -> Mẹ về rồi à?
( Tình huống giao tiếp: Nam đi học về nhìn thấy xe của mẹ, hỏi em gái ).
 _ Mẹ về rồi. -> Mẹ về rồi ạ?
( Tình huống giao tiếp: Nam đi học về nhìn thấy xe của mẹ, hỏi anh trai ).
6. Cần chú ý cả nhé và cơ đều là các tình thái từ, nhưng “Phở nhé.” dùng để đề nghị, mời; còn “Phở cơ.” dùng để trả lời, đáp lại một lời đề nghị đã có trước đó. Cơ có thể có thêm sắc thái tình cảm nũng nịu.
Ngày dạy:
Buổi 10.
biện pháp tu từ nói quá
_ Thế nào là nói quá?
_ Nói quá có những tác dụng gì?
_ Nói quá được sử dụng trong những lĩnh vực nào? Cho ví dụ minh hoạ?
_ Nói quá có gì giống và khác với nói khoác?
GV cho HS làm câu hỏi trắc nghiệm ở bài 9 (Sách BT trắc nghiệm Ngữ văn 8 ):Từ câu 21 đến câu 28 ( Trang 63, 64, 65).
Bài tập 1:
 Xác định biện pháp nói quá trong những câu dưới đây:
a. Bao giờ cây cải làm đình
 Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.
 ( Ca dao )
b. Bây giờ gặp mặt chàng đây,
 Ăn chín lạng ớt ngọt ngay như đường.
 ( Ca dao )
c. Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
 Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
 ( Ca dao )
Bài tập 2:
 Phân tích hiệu quả của các trường hợp sau đây do phép nói quá mang lại.
a. Người say rượu mà đi xe máy thì tính mạng ngàn cân treo sợi tóc.
b. Người sao một hẹn thì nên
 Người sao chín hẹn thì quên cả mười.
 ( Ca dao )
c. Tiếng hát át tiếng bom.
Bài tập 3:
 Tìm các thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá để diễn đạt các ý sau. Đặt câu với mỗi thành ngữ đó.
a. Chắt lọc, chọn lấy cái quý giá, cái tốt đẹp, tinh tuý trong những cái tạp chất khác.
b. Cả gan hay làm điều gì kém cỏi, vụng về trước người hiểu biết, tinh thông, tài cán hơn mình.
c. Sợ hãi, khiếp đảm đến mức mặt tái mét.
d. Luôn kề cạnh bên nhau hoặc gắn bó chặt chẽ, khăng khít với nhau.
e. Gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm.
g. Giống hệt nhau, đến mức tưởng chừng như cùng một thể chất.
Bài tập 4:
 Tìm 5 thành ngữ có sử dụng phép nói quá. Đặt câu với mỗi thành ngữ đó.
Mẫu: ruột để ngoài da.
-> Đặt câu: Giấy tờ ai dám đưa cho ông cụ ruột để ngoài da ấy.
Bài tập 5:
 Tìm một số trường hợp nói quá thường dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
Bài tập 6:
 Viết một đoạn văn ngắn ( 5 – 7 câu ) trong đó có sử dụng phép nói quá. Chỉ ra phép nói quá trong đoạn văn đó.
A. Những kiến thức cơ bản.
I. Nói quá:
1. Định nghĩa:
 Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả so với hiện thực khách quan.
2. Tác dụng của nói quá:
_ Trước hết nói quá có chức năng nhận thức, làm rõ hơn bản chất của đối tượng. Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối. Đây là một biện pháp tu từ.
Ví dụ:
 Trên đầu những rác cùng rơm
 Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
 ( Ca dao )
=> Cách nói này nhằm biểu hiện một sự thật: Sự đam mê mù quáng đã làm cho con người nhìn nhận sự việc không chính xác, thậm chí làm cho người ta nhìn nhận, suy nghĩ, hành động khác hẳn mọi người.
_ Nói quá còn có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ:
 Chí ta lớn như biển Đông trước mặt.
 ( Tố Hữu )
=> Sức mạnh của cách nói quá ở đây chính là gây được ấn tượng, xúc cảm về ý chí, về quyết tâm giải phóng đất nước của nhân dân ta.
3. Các trường hợp sử dụng nói quá:
_ Nới quá thường được dùng trong thơ văn châm biếm, trào phúng.
Ví dụ:
 Lỗ mũi mười tám gánh lông
 Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho.
 ( Ca dao )
_ Nói quá cũng có thể gặp trong văn thơ trữ tình, để nhấn mạnh mức độ tình cảm.
Ví dụ:
 Bát cơm chan đầy nước mắt
 Bay còn giằng khỏi miệng ta.
 ( Nguyễn Đình Thi )
_ Trong lời nói thường ngày, cũng có những cách nói quá để khẳng định một điều nào đó.
Ví dụ:
 Nhớ, nhớ. Chết xuống đất cũng không quên.
 ( Nguyễn Địch Dũng )
4. Phân biệt nói quá và nói khoác:
_ Giống nhau:
 Nói quá và nói khoác cùng là phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng.
_ Khác nhau:
+ Nói quá là nói để gây ấn tượng, gây chú ý, để làm nổi rõ một khía cạnh nào đó của đối tượng được nói đến.
+ Nói khoác nhằm mục đích cho người nghe tin vào những điều không có thức.
Ví dụ:
_ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm ( Nói quá ).
_ Nó có thể biến hòn đá kia thành một bát cơm nóng và một khúc cá kho thơm phức (Nói khoác ).
_ Tay người như có phép tiên – Trên tre nứa cũng dệt nghìn bài thơ ( Nói quá ).
_ Nó sáng tác được một nghìn bài thơ trong vòng nửa tiếng đồng hồ ( Nói khoác ).
B. bài tập thực hành.
I. Phần BT Trắc nghiệm:
Câu
21
22
23
24
Đáp án
C
D
B
C
Câu
25
26
27
28
Đáp án
A
C
A
B
II. Phần BT Tự luận:
Bài tập 1:
 Biện pháp nói quá được gạch chân:
a. Bao giờ cây cải làm đình
 Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.
 ( Ca dao )
b. Bây giờ gặp mặt chàng đây,
 Ăn chín lạng ớt ngọt ngay như đường.
 ( Ca dao )
c. Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
 Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
 ( Ca dao )
Bài tập 2:
a. Sử dụng “ngàn cân treo sợi tóc” là cách nói hình ảnh phi thực tế để giúp người đọc nhận thức mức độ nguy hiểm một cách cụ thể nhất.
b. Hẹn chín mà quên mười là hoàn toàn không có trong thực tế. Chính cách nói phóng đại quá sự thật này đã nhấn mạnh thái độ trách móc đối với sự “quên” của người hẹn.
c. Đây là cách nói quá bằng hình ảnh để diễn tả niềm tin, sự lạc quan, sự sống, sự chiến thắng vượt lên trên gian khổ hi sinh trong chiến đấu.
Bài tập 3:
a. Chi bằng anh em tôi cứ tranh thủ giờ nghỉ đi bới mấy đống sắt vụn, đãi cát tìm vàng.
 ( Lâm Phương )
b. ồ làm gì cái vặt ấy. Hiểu dụ cho dân nghe, chứ đâu dám đánh trống qua cửa nhà sấm.
 ( Nguyễn Công Hoan )
c. Chỉ cần ba hơi lặn ngắn, anh đã trồi lên trước mặt Thuý – một khuôn mặt cắt không còn giọt máu, cái miệng nhỏ cứ há ra ngậm lại, mắt nhắm nghiền.
 ( Chu Lai )
( Hoặc: Mặt cắt không ra máu )
d. Thôi cũng được và bắt đầu từ giờ phút này, lão phải theo ta như hình với bóng.
 ( Thu Bồn )
e. Trong tập hồ sơ dày hàng gang ở cơ quan công an, bút tích của cha Hoan còn đó chứng tỏ ông ta chẳng phải tay gan vàng dạ sắt gì.
 ( Chu Văn )
g. Hai đứa giống nhau như hai giọt nước.
 ( Thu Bồn )
Bài tập 4:
 Có thể kể ra các thành ngữ như: lớn nhanh như thổi, ngã như ngả rạ, đen như cột nhà cháy, nghiêng nước nghiêng thành, long trời lở đất, bầm gan tím ruột, nghĩ nát óc; chó ăn đá, gà ăn sỏi,...
Đặt câu:
1. Chị ấy đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
2. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đánh nhau long trời lở đất.
3. Nhắc đến lũ giặc, ai cũng bầm gan tím ruột.
4. Tôi đã nghĩ nát óc mà vãn chưa giải được bài toán này.
5. ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi này, ai mà sống được.
Bài tập 5:
_ Tóc tai cậu ấy tốt như rừng.
_ Gặp người nghiện ma tuý tớ sợ hết cả hồn.
_ Nhiều kẻ bán trời không văn tự.
...
Bài tập 6:
 ( HS tự viết đoạn văn )
Bài tập 1:
 Xác định biện pháp nói quá trong những câu dưới đây:
a. Bao giờ cây cải làm đình
 Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.
 ( Ca dao )
b. Bây giờ gặp mặt chàng đây,
 Ăn chín lạng ớt ngọt ngay như đường.
 ( Ca dao )
c. Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
 Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
 ( Ca dao )
Bài tập 2:
 Phân tích hiệu quả của các trường hợp sau đây do phép nói quá mang lại.
a. Người say rượu mà đi xe máy thì tính mạng ngàn cân treo sợi tóc.
b. Người sao một hẹn thì nên
 Người sao chín hẹn thì quên cả mười.
 ( Ca dao )
c. Tiếng hát át tiếng bom.
Bài tập 3:
 Tìm các thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá để diễn đạt các ý sau. Đặt câu với mỗi thành ngữ đó.
a. Chắt lọc, chọn lấy cái quý giá, cái tốt đẹp, tinh tuý trong những cái tạp chất khác.
b. Cả gan hay làm điều gì kém cỏi, vụng về trước người hiểu biết, tinh thông, tài cán hơn mình.
c. Sợ hãi, khiếp đảm đến mức mặt tái mét.
d. Luôn kề cạnh bên nhau hoặc gắn bó chặt chẽ, khăng khít với nhau.
e. Gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm.
g. Giống hệt nhau, đến mức tưởng chừng như cùng một thể chất.
Bài tập 4:
 Tìm 5 thành ngữ có sử dụng phép nói quá. Đặt câu với mỗi thành ngữ đó.
Mẫu: ruột để ngoài da.
-> Đặt câu: Giấy tờ ai dám đưa cho ông cụ ruột để ngoài da ấy.
Bài tập 5:
 Tìm một số trường hợp nói quá thường dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
Bài tập 6:
 Viết một đoạn văn ngắn ( 5 – 7 câu ) trong đó có sử dụng phép nói quá. Chỉ ra phép nói quá trong đoạn văn đó.
Ngày dạy:
Buổi 11.
biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh
_ Thế nào là nói giảm nói tránh?
_ Nói giảm nói tránh có những tác dụng gì?
_ Nói giảm nói tránh thường được thực hiện bằng những cách nào?
_ Nói giảm nói tránh thường được sử dụng trong những trường hợp nào? Cho ví dụ minh hoạ?
_ Các tình huống nào không nên sử dụng nói giảm nói tránh?
_ Để cảm thụ được cái hay (giá trị nghệ thuật) của cách nói giảm nói tránh trong tác phẩm văn học, ta cần làm gì?
GV cho HS làm câu hỏi trắc nghiệm ở bài 10 (Sách BT trắc nghiệm Ngữ văn 8 ):Từ câu 20 đến câu 26 ( Trang 70, 71).
Bài tập 1:
 Tìm biện pháp nói giảm nói tránh trong các câu sau. Giải thích ý nghĩa của các cách nói đó.
a. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
_ Bác trai đã khá rồi chứ?
 ( Ngô Tất Tố )
b. Nó ( Rùa Vàng ) đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
 ( Sự tích Hồ Gươm )
Bài tập 2:
 Phát hiện phép nói tránh trong đoạn trích sau đây và cho biết vì sao chị Dậu lại nói như vậy.
 Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
 _ Thôi u không ăn để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa nay nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn
 thật no, không phải nhường nhịn cho u.
 ( Ngô Tất Tố )
Bài tập 3:
 Gạch chân dưới những cách nói thay cho “chết” trong các câu sau:
a. Chỉ đến lúc thân tàn lực kiệt, trả xác cho đời, Thị Kính mới được minh oan và được đức Phật đón về miền vĩnh cửu, trong niềm xót thương, nuối tiếc của muôn người.
 ( Trần Lâm Biền )
b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.
 ( Tô Hoài )
c. Bỗng loè chớp đỏ
 Thôi rồi, Lượm ơi!
 ( Tố Hữu )
d. Chẳng bao lâu, người chồng mất.
 ( Sọ Dừa )
e. [...] trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao.
 ( An-đéc-xen )
g. Cách mấy tháng sau, đứa con lên sài lại bỏ đi để chị ở một mình.
 ( Nguyễn Khải )
Bài tập 4:
 Thay các từ in đậm trong những câu dưới đây bằng các từ ngữ nói giảm nói tránh:
a. Tôi cấm cậu: không đến chỗ đó.
b. Bố mẹ nó bỏ nhau từ ngày nó còn bé.
c. Bà đã già.
Bài tập 5:
 Thay các từ ngữ in đậm bằng các từ ngữ đồng nghĩa để thể hiện cách nói giảm nói tránh trong những câu sau:
a. Anh cứ chuẩn bị đi, bà cụ có thể chết trong nay mai thôi.
b. Ông ta muốn anh đi khỏi nơi này.
c. Bố tôi làm người gác cổng cho nhà máy.
d. Ông giám đốc chỉ có một người đầy tớ.
e. Cậu ấy bị bệnh điếc tai, mù mắt.
g. Mẹ tôi làm nghề nấu ăn.
Bài tập 6:
 Hãy tìm trong lời nói hằng ngày các cách nói giảm nói tránh để biểu lộ thái độ lịch thiệp, tránh thô tục.
Bài tập 7:
 Đặt 3 câu nói giảm nói tránh bằng cách phủ định từ trái nghĩa.
Mẫu: Bức tranh cậu vẽ xấu quá.
 -> Bức tranh cậu vẽ chưa được đẹp lắm.
A. Những kiến thức cơ bản.
II. Nói giảm, nói tránh:
1. Định nghĩa:
 Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển.
2. Tác dụng của nói giảm nói tránh:
_ Tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề.
Ví dụ 1:
 Cha nó chết, mẹ nó lấy chồng khác. (Cảm giác đau buồn ).
_ Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa. ( Tránh cảm giác quá đau buồn ).
Ví dụ 2:
_ Em bé bị ỉa chảy. ( Cảm giác ghê sợ ). 
_ Em bé bị đi ngoài. ( Tránh cảm giác ghê sợ )
_ Tránh sự thô tục, thiếu lịch sự. 
Ví dụ:
_ Con dạo này lười lắm. ( Thiếu tế nhị )
_ Con dạo này chưa được chăm lắm. ( Tế nhị, nhẹ nhàng, tránh nặng nề ). 
3. Các cách nói giảm nói tránh:
a. Sử dụng từ đồng nghĩa, đặc biệt là các từ Hán Việt.
Chẳng hạn:
+ chết: từ trần, tạ thế, quy tiên,...
+ chôn: mai táng, an táng,...
Ví dụ:
 Ông cụ đã chết rồi.
=> Ông cụ đã quy tiên rồi.
b. Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa.
Chẳng hạn:
 Xấu: chưa đẹp, chưa tốt,...
Ví dụ:
 Bài thơ của anh dở lắm.
=> Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
c. Dùng cách nói vòng:
Ví dụ:
 Anh còn kém lắm.
=> Anh cần phải cố gắng hơn nữa.
d. Dùng cách nói trống (tỉnh lược).
Ví dụ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12251855.doc