Giáo án môn Ngữ văn 8 - Chiếu dời đô

1.KIẾN THỨC:

 -HS biết:

 +Chiếu:Thể văn chính luận trung đại,có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

 +Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

 -HS hiểu:Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.

2.KĨ NĂNG:

 -HS thực hiện được:Đọc hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.

 -HS thực hiện thành thạo:Nhận ra thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.

3.THÁI ĐỘ:

 -Thói quen-Tính cách:Giáo dục học sinh lòng yêu thương tự hào về quê hương đất nước,tự hào về các vị anh hùng của dân tộc.

II.NỘI DUNG HỌC TẬP:

-Lí do dời đô,Thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất.

III.CHUẨN BỊ:

 1:GV:Máy chiếu(Tranh minh họa trên máy).

 2:HS: -Đọc kĩ bài thơ, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Sưu tầm một số bài thơ của Bác có hình ảnh “ trăng ” .

 

doc 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Chiếu dời đô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 22, tiết: 90 CHIẾU DỜI ĐÔ
Tuần:24 (Thiên đô chiếu)- Lý Công Uẩn-
VĂN HỌC
I.MỤC TIÊU:
1.KIẾN THỨC:
 -HS biết:
 +Chiếu:Thể văn chính luận trung đại,có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
 +Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
 -HS hiểu:Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.
2.KĨ NĂNG:
 -HS thực hiện được:Đọc hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.
 -HS thực hiện thành thạo:Nhận ra thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
3.THÁI ĐỘ:
 -Thói quen-Tính cách:Giáo dục học sinh lòng yêu thương tự hào về quê hương đất nước,tự hào về các vị anh hùng của dân tộc.
II.NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Lí do dời đô,Thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất.
III.CHUẨN BỊ:
 1:GV:Máy chiếu(Tranh minh họa trên máy).
 2:HS: -Đọc kĩ bài thơ, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Sưu tầm một số bài thơ của Bác có hình ảnh “ trăng ” .
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 2.Kiểm tra miệng:
 -Đọc thuộc lòng phiên âm và bản địch thơ của bài thơ Ngắm trăng-HCM?Cho biết xuất xứ ?Qua hai bài thơ em hiểu rõ hơn tâm hồn của người tù cộng sản như thế nào?
 -Nêu tên bài học mới? Cho biết tên của tác giả? 
 3.Tiến trình bài học:
Hoạt động1: Đọc hiểu-Chú thích(10 phút)
-GV hướng dẫn đọc: : giọng điệu trang trọng nhưng có những câu cần nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết
-GV đọc mẫu một đoạn->HS đọc tiếp theo
->GV nhận xét giọng đọc của hs.
GV gọi hs dựa vào chú thích * để tìm hiểu về tác giả-tác phẩm.
?Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Lí Công Uẩn?
-HS trả lời
-GV nhấn mạnh về tác giả -> cho hs xem ảnh tác giả Lí Công Uẩn.
-GV liên hệ thực tế các triều đại Đinh ,Lê.
?Bài “Chiếu dời đô”được Lí Công Uẩn viết vào thời gian nào?
O.Năm canh tuất niên hiệu thuận thiên thứ nhất(1010)
?Lí Công Uẩn viết bài “Chiếu dời đô) để làm gì?
O.Để bài tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
?Văn bản được viết bằng chữ gì?Sau này do ai dịch ra?-GV chiếu bản chiếu chữ Hán cho hs xem
-GV hướng dẫn hs giải nghĩa từ khó.
?Dựa vào phần chú thích cho biết văn bản thuộc thể loại gì?
?Em biết gì về thể chiếu?
-HS trả lời.
-GV mở rộng kiến thức:
+Chiếu dời đô viết bằng chữ Hán.
+Chiếu dời đô mang đặc điểm của thể chiếu nói chung nhưng củng có những đặc điểm riêng bênh cạnh tính chất mệnh lệnh là tính tâm tình,bên cạnh ngôn ngữ mang tính đơn thoại,một chiều là ngôn từ mang tính đối thoại,trao đổi.
-GV liên hệ:Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm.
-GV lưu ý hs dựa vào nội dung của bài chiếu chia phần
?Bài chiếu chia làm mấy phần?Nội dung chính từng phần?
-GV chiếu bố cục lên bảng
O.3 phần 
 -Phần 1:Từ “ xưa nhà thương.Không dời đổi”.(Lí do dời đô)
-Phần 2:Từ “Huống gìmuôn đời”(Lợi thế thành Đại La)
-Phần 3:Còn lại:Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô.
=>GV chốt ý:Gồm 3 phần chặt chẽ,thể hiện kết cấu của bài văn nghị luận.
-GV chuyển ý sang phần II.
Hoạt động 2: (25 phút)
-GV lưu ý hs phần 1
?Mở đầu bài chiếu Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc gì?
O.Nói về việc dời đô của các vua đời xưa.
?Đó là các vua nào?Dời đô bao nhiêu lần ?kết quả của việc dời đô đó như thế nào?
O.Kết quả đất nước ta phồn thịnh?Vậy việc định đô có mối liên hệ gì với sự phồn thịnh của đất nước?
O.Mối quan hệ đặc biệt.
?Việc viện dẫn sử sách Trung Quốc đó nhằm mục đích gì?
O.Làm tiền đề cho những phần tiếp theo,trong lịch sử các dân tộc đã có việc dời đô và đã từng mang lại kết quả tốt đẹp nên việc Lí Công Uẩn dời đô là không có gì khác thường trái qui luật.
?Lấy sử sách Trung Quốc rơi vào hai triều đại Đinh,Lê họ có dời đô không?
O.Không theo dấu cũ,không dời đô
?Hậu quả của việc không dời đô?
O.Triều đại không vững bền,số vận ngắn ngủi,
?Tại sao phải tuân theo mệnh trời?
O.GV mở rộng:Từng triều đại noi theo tiền nhân,dựa vào mệnh trời,họ coi thời hoàn kim là thời đã qua,khuôn mẫu được đặt ra bởi tiền nhân ,nên thường trích dẫn điển tích,điển cố.Nên việc dẫn lại sử sách Trung Quốc và nói đến mệnh trời ở đây như một quy luật khách quan
?Theo Lí Công Uẩn,kinh đô củ ở Hoa Lư của hai triều đạiĐinh,Lê là không còn phù hợp nữa vì sao?
-GV giải thích:Dưới con mắt người thời nay thì hai triều đinh ,lê chưa đủ mạnh về thế và lực nên chưa thể dời đô ra đồng bằng,vẫn phải dựa vào vùng rừng núi hiểm trở(vì luôn chống chọi với nạn ngoại xâm)đến thời lí,trong đà phát triển đi lên của đất nước thì đóng đô ở Hoa Lư là không còn phù hợp nữa.
-GV nhấn mạnh:So với đoạn mở đầu,ở đoạn này,bên cạnh lí là tình: “Trẫm rất đau xót về việc đó”lời văn tác động cả tới tình cảm người đọc.
?Ý định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy ý chí mãnh liệt nào?, Lí Công Uẩn củng như của dân tộc ta thời Lí?
O.Noi gương sáng là chưa thua các triều đại hưng thịnh đi trước muốn đưa đất nước ta đến hưng thịnh lâu dài->khát vọng thay đổi để phát triển đất nước.
-GV chuyển ý:Vậy Lí Công Uẩn muốn dời đô ra đâu?nơi đó là nơi như thế nào?
-GV lưu ý hs phần 2
?Thành Đại La là ở đâu?(kinh đô cũ của ai)
?Theo tác giả thì Đại La có những thuận lợi gì để làm nơi đóng đô?(về vị trí địa lí,về chính trị văn hóa.)
?Đất như thế nào gọi là thắng địa?
O.Địa thế rộng mà bằng;đất đai cao mà thoáng,dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt;muôn vật củng phong phú tốt tươi.
?Cuối cùng Lí công Uẩn đã khẳng định chắc chắn điều gì về thành Đại La?
?Sự tiên đoán của Lí công Uẩn đã bộc lộ khát vọng nào của nhà vua củng như của dân tộc ta lúc bấy giờ?
O.Khát vọng thống nhất đất nước giang sang thu về một mối,hy vọng về sự bền vững của quốc gia,một đất nước hùng mạnh.
?Cuối bài chiếu Lí Công Uẩn tuyên bố điều gì?
O.Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chổ ở,các khanh nghĩ thế nào?
?Kết thúc bài chiếu mang tính chất gì?(mang tính mệnh lệnh hay đối thoại?)
O.Mang tính chất trao đỗi đối thoại tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân.
-GV nhấn mạnh:Đây chính là sự kết hợp giữa lí và tình và củng là điểm khác so với tính chất mệnh lệnh một chiều của thể chế nói chung.
-GV chốt ý,chuyển ý sang phần trình tự lập luận.
?Trình bày đặc điểm nổi bật về hình thức của bài chiếu?
O.Gồm ba phần chặt chẽ,thể hiện kết cấu của bài văn nghị luận
+Nêu sử sách để làm tiền đề,làm chỗ dựa cho lí lẻ
+soi sáng tiền đề vào thực tế->sự cần thiết phải dời đô.
+Kết luận:Thành đại la là nơi tốt nhất chọn để làm kinh đô
-Giọng văn trang trọng,tình cảm.
-Ngôn ngữ mang tính tâm tình đối thoại
+Là mệnh lệnh nhưng không sử dụng hình thức mệnh lệnh.
+Câu hỏi cuối cùng làm cho quyết định của nhà vua được người đọc nghe tiếp nhận,suy nghĩ và hành động một cách tự nguyện.
-GV chốt ý->chuyển ý
-?Trình bày ý nghĩa của bài chiếu?
O.Nhấn mạnh về ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế phát triển của đất nước của vua lí thái Tổ.
-GV mở rộng kiến thức:Truyền thuyết không kém phần quan trọng và có ý nghĩa quyết định là khi dời đô nhà vua nhìn thấy rồng vàng bay lên từ đất thành Đại La vua nhân đó đặt tên là thăng Long
điềm báo này khẳng định việc dời đô của Lí công Uẩn là thiên thời,địa lợi và nhân hòa.Thăng Long –Hà Nội-mảnh đất linh thiêng ngàn năm-hôm nay còn vang vọng lời chiếu dời đô.
-GV chốt ý->chuyển sang tổng kết.
?Vì sao nói chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc nước Đại Việt?
O.Dời đô từ Hoa Lư->Thăng Long chứng tỏ nhà Lí đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ,thế là lực đủ sức sách ngay hàng phương Bắc.Định đô ở Thăng Long là nguyện vọng của nhân dân thống nhất đất nước,xây dựng đất nước độc lập tự cường.
?Nêu giá trị nghệ thuật?
O.Mang tính đối thoại,trao đổi,tạo sự đồng cảm bài chiếu thuyết phục người nghe bằng lí lẽ chặt chẽ và bằng tình cảm chân thành.
-GV chốt ý ->Gọi hs đọc ghi nhớ
-GV giáo dục tư tưởng hs
I. Đọc –hiểu chú thích 
1.Đọc
2.Chú thích
a.Tác giả-Tác phẩm:sgk
b.Từ khó:Chú thích 5,7,8
c.Thể loại:chiếu.
2, Bố cục : 3 phần 
II. Phân tích văn bản
A.Nội dung
1.Lí do phải dời đô.
a.Sử sách ngày xưa.
-Nhiều lần dời đô->đất nước phát triển,vững bền,thịnh vượng 
b.Hiện trạng ngày nay:
-Phê phán hai triều Đinh,lê:
+Không theo mệnh trời.
+Không dời đô.
->Kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp nữa.
2.Lợi thế của thành Đại La
a.Vị trí địa lí:
-Trung tâm trời đất,có núi có sông,đất đai cao,rộng mà bằng phẳng,tránh được thiên tai.
b.Về chính trị văn hóa:Là đầu mối giao lưu,mảnh đất hưng thịnh
->Đại La là kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời.
B.Hình thức của bài chiếu
-Ba phần chặt chẽ.
-Giọng văn trang trọng thể hiện suy nghĩ,tình cảm sâu sắc của tác giả về một vấn đề hết sức quan trong của đất nước
-Ngôn ngữ mang tính tâm tình đối thoại
C.Ý nghĩa của bài chiếu.
-Khẳng định ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô và nhận thức về vị thế,sự phát triển đất nước của vua lí Thái Tổ.
*Ghi nhớ:sgk/51
4.4.Tổng kết:
-GV hướng dẫn hs vẽ sơ đồ tư duy bằng cách đặt ra những câu hỏi cho hs vẽ.
?Khi học xong một văn bản ta cần học nội dung gì?
-GV chiếu sơ đồ tư duy
5.Hướng dẫn học tập:
-Học thuộc tác giả,tác phẩm,ghi nhớ,nội dung ghi.
-Chuẩn bị:Bài câu phủ định.
+Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định
V.Phụ lục:
VI..Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 22 Chieu doi do Thien do chieu_12239342.doc