Giáo án môn Ngữ văn 8 - Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Bài 13

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Đề văn thuyết minh .

 - Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh .

 - cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh .

 2. Kĩ năng :

 - Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh .

 - Quan sát nắm được đặc điểm , cấu tạo , nguyên lí vận hành , công dụng của đối tượng thuyết minh .

 - Tìm ý , lập dàn ý , tạo lập một văn bản thuyết minh .

 3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn khi thuyết minh một đối tượng nào đó .

 4. Năng lực HS : cảm nhận, quan sát, tưởng tượng, suy nghĩ, phân tích, vận dụng.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP :

 - Giúp HS nhận dạng, hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh.

 - Đặt biệt ở đây phải làm cho HS thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần HS biết quan sát ,tích lũy tri thức và trình bày có phương pháp là được.

III. CHUẨN BỊ

 - Giáo Viên : Giáo án , SGK , SGV , Bảng phụ .

 - Học Sinh : Vở bài soạn, vở bài tập .

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS(1 phút)

 2. Kiểm tra miệng: (4 phút)

 Câu 1: Trong văn bản thuyết minh , muốn có tri thức tốt thì người viết phải làm gì ?(2đ)

 - Quan sát, học tập , tích lũy tri thức cần thiết để hình thành văn bản thuyết minh. Không được hư cấu , tưởng tượng .

 Câu 2: Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh , chúng ta cần kết hợp những phương pháp nào.(4đ)

 - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. Phương pháp liệt kê. Phương pháp nêu ví dụ. Phương pháp dùng số liệu ( con số) . Phương pháp so sánh . Phương pháp phân loại, phân tích

 Câu 3 : Văn bản “Ôn dịch ,thuốc lá” nhằm thuyết minh cho vấn đề gì ? văn bản đã sử dụng các phương pháp thuyết minh nào ?(4đ)

 - Văn bản trên nhằm thuyết minh cho vấn đề : tác hại của việc hút thuốc lá.

 - Các phương pháp thuyết minh: so sánh đối chiếu ,phân tich, nêu số liệu .

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1006Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13 
Tiết 51
Tuần 14
Taäp laøm vaên: ÑEÀ VAÊN THUYEÁT MINH VAØ CAÙCH LAØM BAØI VAÊN THUYEÁT MINH
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức 
 - Đề văn thuyết minh .
 - Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh .
 - cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh .
 2. Kĩ năng :
 - Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh .
 - Quan sát nắm được đặc điểm , cấu tạo , nguyên lí vận hành , công dụng  của đối tượng thuyết minh .
 - Tìm ý , lập dàn ý , tạo lập một văn bản thuyết minh .
 3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn khi thuyết minh một đối tượng nào đó .
 4. Năng lực HS : cảm nhận, quan sát, tưởng tượng, suy nghĩ, phân tích, vận dụng.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP : 
 - Giúp HS nhận dạng, hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh.
 - Đặt biệt ở đây phải làm cho HS thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần HS biết quan sát ,tích lũy tri thức và trình bày có phương pháp là được.
III. CHUẨN BỊ
 - Giáo Viên : Giáo án , SGK , SGV , Bảng phụ .
 - Học Sinh : Vở bài soạn, vở bài tập . 
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS(1 phút)
 2. Kiểm tra miệng: (4 phút)
 Câu 1: Trong văn bản thuyết minh , muốn có tri thức tốt thì người viết phải làm gì ?(2đ)
 - Quan sát, học tập , tích lũy tri thức cần thiết để hình thành văn bản thuyết minh. Không được hư cấu , tưởng tượng .
 Câu 2: Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh , chúng ta cần kết hợp những phương pháp nào.(4đ)
 - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. Phương pháp liệt kê. Phương pháp nêu ví dụ. Phương pháp dùng số liệu ( con số) . Phương pháp so sánh . Phương pháp phân loại, phân tích
 Câu 3 : Văn bản “Ôn dịch ,thuốc lá” nhằm thuyết minh cho vấn đề gì ? văn bản đã sử dụng các phương pháp thuyết minh nào ?(4đ)
 - Văn bản trên nhằm thuyết minh cho vấn đề : tác hại của việc hút thuốc lá.
 - Các phương pháp thuyết minh: so sánh đối chiếu ,phân tich, nêu số liệu .
3. Tiến trình bài học (33 phút)
 HOAÏT ÑOÄNG GIÖÕA GV VAØ HS
 NOÄI DUNG BAØI DAÏY
Hoaït ñoäng 1: Giôùi thieäu baøi(1 phút)
Tiết trước các em đã nắm được đặc điểm chung của văn bản thuyết minh phổ biến . Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu về đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
Hoaït ñoäng 2: Ñeà vaên thuyeát minh vaø caùch laøm baøi vaên thuyeát minh(20 phút)
Học sinh đọc các đề văn thuyết minh /sgk /137.
? Đề nêu lên điều gì .
- Đối tượng thuyết minh 
? Đối tượng thuyết minh có thể gồm những lọai nào.
- Đối tượng thuyết minh : con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết  
? Em nhận xét gì về phạm vi các đề nâu trên.
- Phạm vi gần gũi, phù hợp với HS dễ tiếp cận.
? Làm sao em biết đó là đề văn thuyết minh.
- Bởi vì tất cả các đề đó không yêu cầu kể, tả, biểu cảm mà yêu cầu giải thích, thuyết minh, giới thiệu...
? Theo em , mỗi đối tượng trên ta cần thuyết minh trong những phạm vi tri thức nào.
Gợi ý
? Với đối tượng là con người, những phạm vi tri thức nào cần thuyết minh.
- Họ tên, môi trường sống, biểu hiện, năng khiếu, học tập, rèn luyện, thành tích..
 ? Với đối tượng là vật, những phạm vi tri thức nào cần thuyết minh.
 - Nguồn gốc, chất liệu, đặc điểm bên ngoài, cấu tạo bên trong, cong dụng, vai trò đối với đời sống.
? Với đối tượng là món ăn, những phạm vi tri thức nào cần thuyết minh.
- Vật liệu, cách chế biến, thành phần, giá trị đối với đời sống.
? Với đối tượng là thực vật, những phạm vi tri thức nào cần thuyết minh.
- Nguồn gốc, quá trình sinh trưởng, phát triển, cách chăm sóc, thu hoạch, giá trị đời sống.
? Qua tìm hiểu trên, ta thấy đề văn thuyết minh thường nêu ra điều gì? Nêu như vậy để làm gì.
- Thường nêu ra đối tượng thuyết minh để người làm trình bày tri thức về chúng.
GV nhấn mạnh một vài tri thức cần thiết cho đối tượng ở đề b,c, d (SGk)
GV cho HS tìm hiểu về cách làm bài văn thuyết minh
Học sinh đọc văn bản thuyết minh : Xe đạp /sgk/138.
? Xác định đối tượng cần thuyết minh ? Phương pháp thuyết minh.
 - Đối tượng : chiếc xe đạp.
- Phương pháp : phân tích, phân loại.
TH văn miêu tả : Đề bài này khác đề văn miêu tả ở chỗ nào.
- Nếu miêu tả thì phải miêu tả một chiếc xe đạp cụ thể.
VD :+ Chiếc xe đạp của em, của bố em hay của mẹ em.
 + Xe đạp màu gì, xe nam hay xe nữ, xe VN hay xe nước ngoài.
- Còn đề văn thuyết minh : yêu cầu trình bày xe đạp như một phương tiện giao thông phổ biến. Do đó cần trình bày cấu tạo, tác dụng của loại phương tiện này.
? Xác định bố cục của văn bản ? Nội dung của từng phần. 
- Bố cục : 3 phần
+ Mở bài : từ đầu..nhờ sức người-> Giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp.
 + Thân bài :Tiếp đó...chỗ tay cầm-> Thuyết minh cấu tạo của xe đạp, nguyên tắc họat động của nó.
 + Kết bài : còn lại->Vị trí của xe đạp trong hiện tại và tương lai.
GV hướng dẫn tìm hiểu phần thân bài
? Để giới thiệu chiếc xe đạp , bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe như thế nào ? (xe gồm mấy bộ phận ? Các bộ phận đó là gì ? Các bộ phận ấy được giới thiệu theo thứ tự nào ? Có hợp lí không ? Vì sao ? )
* Cấu tạo xe đạp : 3 bộ phận
- Hệ thống truyền động :Khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ lớp, hai trục ổ bi và 2 bánh.
- Hệ thống điều khiển: Ghi đông, bộ phanh
- Hệ thống chuyên chở: : Yên xe, giá đeo hàng, giỏ đựng đồ.
- Các bộ phận phụ: Chắn xích, đèn , chông.
? Bài văn đã sử dụng những phương pháp nào để thuyết minh.
- Phân tích, phân loại
? Qua tìm hiểu bài văn, ta thấy để làm bài văn thuyết minh ta cần phải làm gì? Phương pháp thuyết minh phải như thế nào.
- Để làm bài văn TM ta cần tìm hiểu kĩ đối tượng TM, xác định phạm vi tri thức về đối tượng, sử dụng phương pháp TM phù hợp, ngôn ngữ chính xác , dễ hiểu .
? Bố cục của bài văn thuyết minh gồm mấy phần? Nội dung từng phần.
- Bài văn TM gồm 3 phần:
+ Mở bài: Giời thiệu được đối tượng thuyết minh.
+ Thân bài : Trình bày chính xác, dễ hiểu những tri thức khách quan về đối tượng như cấu tạo, đặc điểm, lợi íchbằng các phương pháp TM phù hợp.
+ Kết bài : Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
GV nhaán maïnh: TM là trình bày tri thức, hiểu biết về con người và sự vật.
GV gọi HS đọc Ghi nhớ SGK/ 140
Hoaït ñoäng 3: Luyeän taäp(12 phút)
GV gọi HS đọc dàn ý SGK
? Nêu định nghĩa chiếc nón lá VN (MB)
- Chiếc nón lá là vật không thể thiếu trong cuộc sống của người phụ nữ VN xưa, là một đặc trưng cho cô gái VN mà không có một dân tộc nào có được.
? Nêu được hình dáng và nguyên liệu làm nón (TB).
- Hình dáng: Hình nón.
- Vật liệu : mo nang, dây móc, lá lụi, khuôn nón, vòng nón, sợi guộc.
? Nắm được quy trình làm nón, những thao tác khi hình thành chiếc nón.
- Quy trình: phơi lá, trải lá duỗi lá cho thẳng, tạo vòng nón, thắt và khâu nón, phơi nón trên lưới diêm cho trắng và tránh móc.
? Sưu tầm thêm các vùng làm nón trên đất nước ta.
- Huế, Quảng Bình, Làng Chuông
? Nêu được giá trị và khẳng định lại công dụng của chiếc nón lá VN.
- Công dụng của nón : Che mưa, che nắng, tạo duyên dáng cho người phụ nữ, trở thành biểu tượng.
* Kết bài : Cảm nghĩ về chiếc nón lá VN
GV đọc bài văn mẫu : Chiếc nón lá Việt Nam
"Trở lại Huế thương, bài thơ khắc trong chiếc nón, em cầm trên tay ra đứng bờ sông". Cùng với tà áo dài thướt tha trong những chiều thu, chiếc nón lá cũng góp phần không nhỏ tạo nên nét độc đáo, sự duyên dáng tinh tế thật đẹp, thật đặc biệt cho phụ nữ đất Việt.
Nước Việt Nam ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nên quanh năm nắng lắm nhiều mưa. Chiếc nón lá khâu tỉ mỉ nhiều lớp thật tiện lợi, vừa che nắng, vừa che mưa đã sớm trở thành người bạn không thể thiếu của những người phụ nữ. Với các cô gái, nón lá không đơn thuần chỉ là một vật làm tôn lên vẻ duyên dáng, dịu dàng vốn có của người con gái xứ Việt. Món đồ trang sức này không cầu kì đắt tiền mà ngược lại, nó rất giản dị, mộc mạc như chính con người Việt. Loại nón đặc trưng của dân Bắc Kì xưa là nón thúng, nón rộng, vành tròn phẳng như cái mâm, ngoài thành có đường viên nhô cao. Nón được làm bằng lá gồi nhỏ, sắc vàng hương, còn gọi là lá hồ hay lá già, có nơi còn làm nón bằng lá nón hay lá cọ. Những người thợ thủ công khéo léo phơi khô lá đặt lên khung tre khâu từng lớp, từng lớp một. Lá hồ không phải dễ tìm, không phải ở đâu cũng có, lá hồ chỉ thấy ở vùng núi cao, vùng trung du. Những người đi lấy lá đóng bè chở về. Vậy là chỉ riêng việc lấy nguyên liệu làm nón thôi mà đã rất khó khăn rồi, thế mới biết sự nhọc nhằn của người làm nón. Nón Thúng có ba loại: Nón Nhỡ hay nón Ngang; Nón Đấu dùng để che nắng mưa; Nón Mười còn gọi là nón Ba Tầm. Nón Ba Tầm đẹp, ken lá chọn lựa nõn nà, khâu tỉ mỉ từng đường đều đặn, các lớp lá đặt dày. Nón có đính khuy bằng giang vừa để nón cân bằng, vừa hơi chòng chành theo bước đi cho mềm mại, nhẹ nhàng. Những cô gái trẻ thích gắn vào giữa khuy một cái gương nhỏ để tiện chăm sóc dung nhan của mình. Nón cân bằng hai bên và giữ cho chắc chủ yếu là nhờ quai thao. Đây là sợi dệt bằng tơ ở hai đầu có tua thao mềm mại, tôn lên tính cách dịu dàng, hiền hòa của người Việt. Thời đại đổi thay, nón lá cũng phải thay đổi để hợp với thời đại, nón chóp nhọn ra đời. Ở làng Chuông nón chóp nhọn có khung bằng 16 vành tre chuốt nhỏ, mỏng, dễ uốn. Đây là kết quả của bao sự nghiên cứu, bàn luận, chọn lựa để rồi trở thành một quy tắc bất di bất dịch. Khuôn nón được làm như vậy sẽ tạo dáng nón thanh thoát, hài hòa, tôn lên vẻ đẹp của người đội nón. Dân gian có câu “Đẹp nón nhờ người thắt, đẹp mặt nhờ người khuôn” thật là quá đúng. Nhiều cô gái không thích đội nón mà cầm trên tay làm duyên, chiếc nón giúp họ cảm thấy tự tin hơn. Người thợ dùng sợi móc, sợi dừa để khâu từng lớp lá vào 16 vành. Nón của các cô gái trẻ khâu bằng lá nõn, trắng ngà, mượt mà, mỏng và nhẹ, lá phơi khô, phẳng. Phía bên trong chóp có đính gương như nón Ba Tầm. Lòng nón được trang trí hoa văn, hoặc dùng chỉ màu lồng rồi buộc quai. Nón được làm cầu kì, đáp ứng nhu cầu làm đẹp của mọi người, vì vậy nón chóp nhọn rất được ưa chuộng. Nón đẹp nổi tiếng của làng Chuông, làng Triều Khúc (Hà Nội), đặc biệt là ở làng Chuông, nón được làm rất khéo và không chỉ vậy, làng Chuông còn nổi tiếng với chiếc nón bài thơ xứ Huế. Nón đẹp tựa như một tác phẩm nghệ thuật từ bàn tay diệu kì của những người thợ làm nón. Nón mỏng manh như bài thơ trữ tình được người thợ khéo léo trau chuốt, ít ai sánh được. Vành tre cật chuốt nhỏ, tăm mượt như tre ngà, nhẹ như khung bấc. Lá cọ là phẳng, phơi khô, trắng muốt sắp đều tăm tắp và được sâu bằng những sợi cước mảnh, chắc, trong suốt một cách kín đáo, tỉ mỉ. Khâu nón bao giờ cũng khâu từ đỉnh trước rồi dần dần xuống các vành nón, vết khâu phải thật đều, thẳng hàng với nhau. Giữa hai lớp lá mỏng, thêu hình trạm trổ dân gian, hình hoa lá có cây kèm theo mấy câu thơ hay, đặc sắc. Khi người ta đem nón soi lên ánh sáng thì hiện lên một bức tranh trữ tình tuyệt đẹp. Quai nón được làm công phu bằng những dải lụa nõn nà đủ màu sắc: Trắng tinh bạch, đen gấm sang trọng, đặc biệt là màu tím thủy chung làm tôn lên làn da và khuôn mặt xinh xắn, dịu hiền của các cô gái. Nhìn những cô gái Huế thướt tha trong tà áo dài tím mộng mơ, đội nón bài thơ đi dưới những tia nắng ấm áp của mặt trời còn lời nào tả xiết cho vẻ đẹp duyên dáng ấy. Những chiếc nón lá được các cô gái, bà mẹ nâng niu trân trọng như một vật quý. Nón lá cũng là biểu tượng của Việt Nam cùng tà áo dài Việt Nam. Nhìn những chiếc nón lá uyển chuyển mềm mại trong tay các cô gái trở thành những điệu múa thật đẹp. Nón lá chỉ người Việt Nam mới làm được, nón lá hữu dụng trong cuộc sống thường ngày, các bà, các mẹ, các chị có thể dùng che nắng, che mưa. Nón lá làm họ thêm đẹp, đẹp lạ lùng.
Ngày nay, với cuộc sống hiện đại, khoa học, kĩ thuật tiên tiến, những chiếc ô cùng bao loại mũ với kiểu dáng đẹp, hợp thời trang, tiện lợi đã có cùng công dụng như nón lá. Điều đó đã khiến cho chiếc nón lá dần mất đi vị trí của mình. Mặc dù vậy, nón lá luôn luôn là di sản văn hóa bền vững, mang nét đặc trưng của thị hiếu thẩm mĩ hết sức tinh tế của người Việt. Nó là niềm tự hào của dân tộc ta.
I. Ñeà vaên thuyeát minh vaø caùch laøm baøi vaên thuyeát minh
 1. Ñeà vaên thuyeát minh
 - Đối tượng thuyết minh : con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết...
 - Phạm vi gần gũi, phù hợp với HS dễ tiếp cận.
2. Caùch laøm baøi vaên thuyeát minh 
 * Ví dụ : SGK
- Để làm bài văn TM ta cần:
 + Tìm hiểu kĩ đối tượng TM.
 + Xác định phạm vi tri thức về đối tượng.
 + Sử dụng phương pháp TM phù hợp.
 + Ngôn ngữ chính xác , dễ hiểu.
- Bố cục: 3 phần( MB, TB, KB)
* Ghi nhôù: SGK/140
II. Luyeän taäp
Ñeà: T/minh veà chieác noùn laù Vieät Nam
 1. Mở bài : giới thiệu vị trí địa lý và nghề truyền thống.
 2.Thân bài  
 - Sơ lược về lịch sử và sự phát triển của làng nghề truyền thống. 
 - Giới thiệu quy trình làm nón. 
 - Giới thiệu chủng loại, phương thức tiêu thụ và giá cả của sản phẩm. 
 - Cách bảo quản và sử dụng nó.
3. Kết bài : Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam .
 4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức) (4 phút)
 ? Đề văn thuyết minh thường nêu ra điều gì? Nêu như vậy để làm gì.
 - Thường nêu ra đối tượng thuyết minh để người làm trình bày tri thức về chúng.
 ? Để làm bài văn thuyết minh ta cần phải làm gì? Phương pháp thuyết minh phải như thế nào.
 - Để làm bài văn TM ta cần tìm hiểu kĩ đối tượng TM.
 - Xác định phạm vi tri thức về đối tượng.
 - Sử dụng phương pháp TM phù hợp, ngôn ngữ chính xác , dễ hiểu .
 ? Bố cục của bài văn thuyết minh gồm mấy phần? Nội dung từng phần.
 - Bài văn TM gồm 3 phần:
 + Mở bài: Giời thiệu được đối tượng thuyết minh.
 + Thân bài : Trình bày chính xác, dễ hiểu những tri thức khách quan về đối tượng như cấu tạo, đặc điểm, lợi íchbằng các phương pháp TM phù hợp.
 + Kết bài : Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
 5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà) (3 phút)
 * Đối với bài học ở tiết học này
 - Về nhà học bài, học ghi nhớ
 - Diễn đạt đề văn “ Thuyết minh về chiếc nón lá VN” thành một bài văn hoàn chỉnh.
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 - Chuẩn bị bài “ Chương trình địa phương”
 + Tìm các nhà thơ, nhà văn ở địa phương
 + Tìm các bài thơ hay về địa phương.
V. PHỤ LỤC : tư liệu

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 13 De van thuyet minh va cach lam bai van thuyet minh_12197571.doc