Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 84: Ôn tập về văn bản thuyết minh

Tiết 84: Ôn tập về văn bản thuyết minh

Người soạn: Nguyễn Huy Thái

Ngày soạn: 15/01/2018

Lớp dạy: 8A6

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trình bày được:

 + Khái niệm về văn bản thuyết minh

+ Các phương pháp thuyết minh

+ Những yêu cầu cơ bản khi làm bài văn thuyết minh

 - Thấy được sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh

2. Kĩ năng

- Khái quát, hệ thống những kiến thức đã học

- Xác định được yêu cầu của đề văn thuyết minh

- Quan sát được đối tượng cần thuyết minh

- Lập được dàn ý, viết được đoạn văn và bài văn thuyết minh

3. Thái độ

- Có ý thức tìm hiểu nắm chắc kiến thức để vận dụng viết bài văn thuyết minh hay và hấp dẫn người đọc

 

docx 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 951Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 84: Ôn tập về văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 84: Ôn tập về văn bản thuyết minh
Người soạn: Nguyễn Huy Thái
Ngày soạn: 15/01/2018
Lớp dạy: 8A6
Mục tiêu
Kiến thức: 
- Trình bày được: 
	+ Khái niệm về văn bản thuyết minh
+ Các phương pháp thuyết minh
+ Những yêu cầu cơ bản khi làm bài văn thuyết minh
	- Thấy được sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh
Kĩ năng
- Khái quát, hệ thống những kiến thức đã học
- Xác định được yêu cầu của đề văn thuyết minh
- Quan sát được đối tượng cần thuyết minh
- Lập được dàn ý, viết được đoạn văn và bài văn thuyết minh
Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu nắm chắc kiến thức để vận dụng viết bài văn thuyết minh hay và hấp dẫn người đọc 
Chuẩn bị
GV : 
- Nghiên cứu SGK, SGK và tài liệu tham khảo
	 2. HS: 
	- Chuẩn bị bài, ôn lại kiến thức có liên quan
Tiến trình giờ dạy
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
PTNL
3’
? Muốn viết được bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh nào đó, chúng ta cần phải làm gì?
- Chúng ta phải đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy.
? Nêu bố cục của một bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh?
MB: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh
TB: 
+ Vị trí địa lí, lịch sử hình thành
+ Đặc điểm, cấu trúc kết cấu
+ .
KB: Ý nghĩa,vai trò của danh lam thắng cảnh.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Tái hiện
2’
- Các tiết trước các em đã được tìm hiểu về như thế nào là văn bản thuyết minh và các đặc điểm cũng như là cách làm một bài văn thuyết minh. Tiết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn lại và củng cố thêm cho thể loại văn bản này!
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới
Lắng nghe
15’
PPDH: Vấn đáp
HTTDH: Toàn lớp
?VB thuyết minh có vai trò và tác dụng ntn trong đời sống?
- Đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người cung cấp cho con người những tri thức về tự nhiên, xã hội để có thể vận dụng phục vụ lợi ích của mình
?Nhắc lại đặc điểm tính chất của các kiểu VB khác?
Kiểu VB
Đặc điểm, tính chất
Mục đích
TS
Kể lại sự kiện, câu chuyện đã xỷ ra
Làm cho người đọc cảm nhận là chủ yếu
MT
Tả lại đặc điểm của cảnh vật, con người...
BC
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
NL
Trình bày luận điểm bằng lập luận
Để người đọc, người nghe hiểu
TM
Giới thiệu về SV, HT tự nhiên, xã hội
HIểu bản chất của sự việc, sự vật...
?VB thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?
- Ba tính chất trên chủ yếu làm cho người đọc, người nghe hiểu về đối tượng được TM, còn sự hấp dãn là điều nên có để Vb dễ đi vào lòng người.Vì vậy VBTM sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động
Như vậy VBTM mang ND khoa học để đạt được mục đích hiểu là chủ yếu chứ không phái cảm như TS, MT, BC.
VNNL cũng nhằm mục đích hiểu là chủ yếu nhưng hiểu qua lập luận chứ khôngphải qua bản chất của SV, HT như trong VNTM.
Muốn làm tốt VB thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì?
- Bước 1: Học tập, quan sát, nghiên cứu, tích luỹ tri thức để nắm vững và sâu sắc đối tượng.
- Bước 2: Lập ý và lập dàn ý
- Bước 3: Viết bài
- Bước 4: Sửa chữa bài viết
?Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?
- Nêu định nghĩa, giải thích
- Liên hệ, hệ thống hoá
- Nêu VD
- Dùng số liệu
- So sánh đối chiếu
- Phân loại, phân tích
? Em hãy nêu dàn ý chung của một bài văn thuyết minh
*Mở bài :
Giới thiệu khái quát về đối tượng
* Thân bài:
 Lần lượt giới thiệu từng mặt, từng phần, từng vấn đề đặc điểm của đối tượng.
 Nếu là thuyết minh một phương pháp thì cần theo 3 bước: chuẩn bị, quá trình tiến hành, kết quả theo thành phẩm
* Kết bài:
Ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế.
Hoạt động 3:
Dạy học bài mới
I. Ôn tập lí thuyết
1. Vai trò và tác dụng của VB thuyết minh
- Đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người cung cấp cho con người những tri thức về tự nhiên, xã hội để có thể vận dụng phục vụ lợi ích của mình
2. Tính chất của VB thuyết minh
Kiểu VB
Đặc điểm, tính chất
Mục đích
TS
Kể lại sự kiện, câu chuyện đã xỷ ra
Làm cho người đọc cảm nhận là chủ yếu
MT
Tả lại đặc điểm của cảnh vật, con người...
BC
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
NL
Trình bày luận điểm bằng lập luận
Để người đọc, người nghe hiểu
TM
Giới thiệu về SV, HT tự nhiên, xã hội
HIểu bản chất của sự việc, sự vật...
=> Xác thực, Khoa học, Rõ ràng, hấp dẫn.
3. Các bước chuẩn bị
- Bước 1: Học tập, quan sát, nghiên cứu, tích luỹ tri thức để nắm vững và sâu sắc đối tượng.
- Bước 2: Lập ý và lập dàn ý
- Bước 3: Viết bài
- Bước 4: Sửa chữa bài viết.
4. Phương pháp thuyết minh
- Nêu định nghĩa, giải thích
- Liên hệ, hệ thống hoá
- Nêu VD
- Dùng số liệu
- So sánh đối chiếu
- Phân loại, phân tích
5) Dàn ý văn bản thuyết minh
*Mở bài :
Giới thiệu khái quát về đối tượng
* Thân bài:
 Lần lượt giới thiệu từng mặt, từng phần, từng vấn đề đặc điểm của đối tượng.
 Nếu là thuyết minh một phương pháp thì cần theo 3 bước: chuẩn bị, quá trình tiến hành, kết quả theo thành phẩm
* Kết bài:
Ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế.
Tổng hợp kiến thức, giải quyết vấn đề
20’
PHDH: Thảo luận
HTTCDH: Nhóm
Chia lớp thành 3 nhóm
Nhóm 1 thực hiện nhiệm vụ A
Nhóm 2 thực hiện nhiệm vụ B
Nhóm 3 thực hiện nhiệm vụ C
a. Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.(Nhóm 1)
b. Giới thiệu danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử ở quê hương. (Nhóm 2)
c. Thuyết minh về một danh nhân văn hóa. (Nhóm 3)
*Các nhóm sẽ có thời gian làm việc là 7 phút. 
Hết thời gian các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày.
Nêu cách lập ý và lập dàn bài:
a. Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
ND của phần MB?
 Phần TB gồm những ND gì?
Phần kết bài làm ntn?
- Xác định danh lam thắng cảnh ở địa phương mà em định TM
- Tích luỹ các tri thức về danh lam thắng cảnh đó. 
ND của phần MB?
Phần TB gồm những ND gì?
Phần kết bài làm ntn?
-
- Hs theo dõi phần trình bày của các nhóm, đưa ra nhận xét.
- GV : Nhận xét, đánh giá phần làm việc của các nhóm
Hoạt động 4:
Luyện tập thực hành
II. Luyện tập
Bài 1. Nêu cách lập ý và lập dàn bài
a. Giới thiệu một đồ dùng trong học tập và trong sinh hoạt.
* Lập ý :
- Tên đồ dùng, hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo, công dụng của đồ dùng, những điều lưu ý khi sử dụng.
* Dàn ý :
- MB : Khái quát tên đồ dùng và công dụng.
- TB : Hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo các bộ phận, cách sử dụng
- KB : Những điều lưu ý khi lựa chọn để mua, khi sử dụng, khi gặp sự cố cần sửa chữa.
b. Giới thiệu danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử ở quê hương
* Lập ý : Tên danh lam, khái quát vị trí và ý nghĩa đối với quê hương, cấu trúc, quá trình hình thành, xây dựng, tu bổ, đặc điểm nổi bật, phong tục, lễ hội
* Dàn ý :
- MB : Vị trí và ý nghĩa văn hoá, lịch sử, xã hội của danh lam đối với quê hương, đất nước.
- Thân bài :
+ Vị trí địa lí, quá trình hình thành, phát triển, tu tạo trong quá trình lịch sử cho đến ngày nay.
+ Cấu trúc, quy mô từng khối, từng mặt
+ Hiện vật trưng bày, thờ cúng.
+ Phong tục, lễ hội.
- KB : Thái độ tình cảm với danh lam.
c. Thuyết mình về một danh nhân văn hóa.
*Lập ý: Tên danh nhân văn hóa, quê quán, xuất thân, cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp cho nhân loại dân tộc,
*Dàn ý:
 - MB: Giới thiệu khái quát về danh nhân văn hóa.
- TB: 
+ Tên thật, quê quán
+ Xuất thân
+ Cuộc đời, sự nghiệp
+ Những đóng góp cho nhân loại và dân tộc
-KB: Vai trò, ví trí của danh nhân với nhân loại
Hợp tác, giải quyết vấn đề 
5’
Hoạt động 5:
Hướng dẫn học ở nhà
1. Củng cố:
 - Nắm được những đặc điểm cơ bản của VBTM, phân biệt được VBTM với các kiểu VB khác
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Ghi nhớ các nội dung chính đã ôn tập
 - BTVN: BT 2 SGK
 - Soạn VB: Ngắm trăng, Đi đường
+Nhóm 1: Hoàn cảnh của Hồ Chí Minh khi đi tìm sự viện trợ quốc tế cho cách mạnh Việt Nam năm 1942?
+Nhóm 2: Nội dung của Tập thơ “Nhật kí trong tù” là gì?
+Nhóm 3: Nét đặc trưng của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 20 On tap ve van ban thuyet minh_12258253.docx