Tiết 1,2: Văn bản : TÔI ĐI HỌC
( Thanh Tịnh )
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật ''tôi'' ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời ; Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ , gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm .
+ Giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông trước những cảm xúc đẹp của tuổi học trò, những kỉ niệm đáng nhớ.
+ Suy nghĩ sáng tạo: Phát hiện, phân tích diễn biến tâm trạng n/vật trong tp’ tự sự
( dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi’’ theo trình tự thồi gian của buổi tựu trường).
+ Tự nhận thức: Biết trân trọng những cảm xúc chân thành, những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò (cuộc đời mỗi người).
3. Thái độ:
Giáo dục tình cảm gắn bó với trường, lớp; trân trọng , yêu kính mẹ.
4, HTPTNL: tự học, tư duy trìu tượng, cảm thụ VH
người kể, chi phối cả niềm vui, nỗi buồn của anh và chỉ đôi ba nét phác tả nhưng hai cây phong được hiện ra bằng những nét phác thảo của người hoạ sĩ. - Yêu cầu học sinh theo dõi đoạn văn đặc tả hai cây phong trong phần tiếp theo của văn bản và cho biết: G? Có gì đặc sắc trong cách miêu tả hai cây phong ở đoạn văn này? HS: Trao đổi, trình bày G? Em có nhận xét gì về cách cảm nhận của tác giả? HS: nx Bình chốt:Bằng tình yêu quê hương, yêu vùng đất thảo nguyên của mình mà người kể đã tạo nên bức tranh thật sinh động, đẹp đẽ. Một bức tranh ngân nga cả những giai điệu “ tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Đoạn văn tả hai cây phong đẹp như một bài thơ về một loài cây. Người kể đã cảm nhận được cả sự sống của vật vô tri, vô giác, phải chăng tác giả có một trí tưởng tượng phong phú, mãnh liệt. Sự mãnh liệt ấy đã vẽ lại linh hồn nồng thắm của làng quê. GD: Tình yêu quê hương, đất nước. GV chuyển ý sang mục 2: Đoạn văn tiếp theo có nội dung gì? G? Từ những cảm xúc riêng ấy, nhân vật “ tôi” trở về với những kí ức tuổi thơ êm đẹp, hãy tìm và đọc đoạn văn có nội dung trên? HS: Đọc đoạn văn tả cảnh bọn trẻ làng với những kỉ niệm về hai cây phong. G? Tìm những chi tiết cho thấy hai cây phong gắn với những kỉ niệm tuổi thơ? HS: Tìm kiếm, trả lời GV: Từ trên cao thấy cả một thế giới rộng lớn, thế giới ấy, cảnh vật ấy hiện ra như thế nào qua con mắt trẻ thơ? HS: Trao đổi, trình bày G? Em có nhận xét gì về ý nghĩa của hai cây phong với kí ức tuổi thơ? HS: Nhận xét Bình chốt: Chất hoạ sĩ của người kể càng thể hiện rõ ở đoạn này giúp ta hình dung bức tranh thiên nhiên như hiện ra trước mắt với nhựng vẻ đẹp kì diệu làm tăng thêm chất “ bí ẩn đầy sức quyến rũ” của những miền đất lạ. Chuyển ý sang mục 3 G ? Trong mạch kể này, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người đọc? HS: Trình bày GV: Kể cho học sinh nghe chi tiết: Thầy Đuy-sen mang hai cây phong trồng. Hoạt động 4: HD tổng kết : G ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôi kể của tác giả? H:TL ? Cảm nhận của em về cách miêu tả của tác giả và tâm hồn của tác giả Ai-ma-tôp, qua văn bản “ Hai cây phong”? - HS đọc ghi nhớ. II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Hình ảnh hai cây phong. - Hai cây phong lớn ở giữa đồi, hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng chạy trên núi. -> so sánh -> Tín hiệu dẫn đường về làng. => Không thể thiếu đối với những người đi xa về làng. - Chúng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng -> Cảm nhận tinh tế. 2 Hai cây phong với kí ức tuổi thơ. - Bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim. - Từ trên cao thấy cả một thế giới với biết bao điều kì diệu của đất trời, thảo nguyên. -> Là nơi hội tụ của niềm vui tuổi thơ, nơi mở rộng chân trời hiểu biết. 3.Hai cây phong và thầy Đuy-sen - Hai cây phong là nhân chứng của một câu chuyện hết sức cảm động về người thầy đầu tiên Đuy-sen, người đã vun trồng ức mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình. III. Tổng kết : * Nghệ thuật: - Lựa chọn ngôi kể,người kể tạo nên 2 mạch lồng ghếp độc đáo. - Mtả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ,có nhiều liên tưởng,tưởng tượng hết sức phong phú. *Ghi nhớ sgk T101 Giải quyết vấn đề giải quyết vấn đề Cảm thụ thẩm mĩ . Hoạt động 5/ 4, Củng cố: Nội dung và nghệ thuật của văn bản Hoạt động 6/ 5, Hướng dẫn về nhà: -Học bài -Chuẩn bị bài Nói quá Nhận xét lớp hïïõ&õïïg Ngày soạn : 10/10/2017 ngày dạy : 14 /10/2017 TIẾT 35 : Tiếng Việt: NÓI QUÁ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức : Giúp học sinh - Hiểu được thế nào là nói quá? - Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá. - Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá. 2/ Kĩ năng:- Vận dụng những hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu văn bản. - Rèn kĩ năng dùng nói quá trong viết văn giao tiếp. TH: Ca dao – tục ngữ 3/ Thái độ :GD Nói năng từ tốn, không nói khoắc,nói sai sự that. 4, HTPTNL:Tự học, GQ vấn đề II/ CHUẨN BỊ GV: giáo án, bảng phụ HS: chuẩn bị bài, bảng con. III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 1/ . On định tổ chức Sí số 2/. Kiểm tra bài cũ: Làm BT SGK 3/ Bài mới: * Hoạt động 1:giới thiệu: ? Em hãy kể tên những phép tu từ đã học? Học sinh kể à Giáo viên dẫn vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HT và PTNLHS Hoạt động 2: HD tìm hiểu khái niệm và tác dụng của biện pháp tu từ. -GV yêu cầu HS đọc ví dụ ở bảng phụ a. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. b. Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. GV: Câu tục ngữ trên thộc chủ đề nào? HS: Chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất. ? Các câu ca dao - tục ngữ trên có nói quá sự thật không? Những cụm từ nào cho em biết điều đó? HS: Nói quá sự thật: - chưa nằm đã sáng - chưa cười đã tối - mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ? Thực chất những câu ca dao – tục ngữ này nhằm nói gì? HS: Thời gian đêm tháng năm rất ngắn Thời gian ngày tháng mười rất ngắn. Mồ hôi ra nhiều à sự lao động vất vả. ? Cách diễn đạt trên có tính chất gì? HS: Phóng đại mức độ quy mô, tính chất sự việc hiện tượng. ? Vậy qua tìm hiểu các ví dụ trên em hiểu nói quá là gì? HS: Trả lời Thảo luận và so sánh các cách diễn đạt sau - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng đêm tháng năm rất ngắn - Ngày tháng mười chưa cười đã tối ngày tháng mười rất ngắn - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày mồ hôi ướt đẫm. ? Hãy thảo luận và rút ra tác dụng của nói quá? LH: Nói quá khác với nói khoắc như thế nào? GD: Không nói khoác, không đúng sự thật. I/ Nói quá và tác dụng của nói quá. 1/ Khái niệm: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. VD: - Rẻ như bèo,đen như cột nhà cháy. - Lỗ mũi thì tám gánh lông 2. Tác dụng Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. * Ghi nhớ:SGK tự học giải quyết vấn đề Hoạt động 3 HD luyện tập. BT1 - Hs xác định yêu cầu của bài tập. Thực hiện BT tại chỗ. Nhận xét và chốt ý. BT 2 - Hs xác định yêu cầu của bài tập. Thực hiện bài tập trên bảng. HS Nhận xét – GV chỉnh sửa BT 3. HS đọc yêu cầu BT. Lên bảng thực hiện BT Nhận xét bổ sung. BT 4 - HS đọc yêu cầu BT. Thực hiện BT bằng trò chơi tiếp sức ( chia hai đội và thi) Nhận xét bổ sung – khen thưởng. II/ Luyện tập. BT1: Các biện pháp nói quá và giải thích. sỏi đá cũng thành cơm à sức mạnh của lao động. Lên đến tận chân trời được à vẫn khoẻ và quyết tâm đi. Thét ra lửa à tính nóng nảy. BT2: Điền thành ngữ. chó ăn đá, gà ăn sỏi. Bầm gan tím ruột. Ruột để ngoài gia Nổ từng khúc ruột. Vắt chân lên cổ. BT3: Đặt câu - Thuý Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. - Tôi đã nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toàn này. BT 4 Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá. - đen như cột gà cháy - câm như hến - nhanh như cắt - trắng như trứng gà bóc - khoẻ như voi Hoạt động 4/ 4,Củng cố: Nhấn mạnh nội dung bài học. Hoạt động 5/ 5, Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập 5,6 (sgk) - Học bài cũ:Laapj dàn ý cho bài tự sự - Chuẩn bị: ôn tập truyện kí Việt Nam Nhận xét lớp dạy ......................................................................... Ngày soạn : 14/10/2017 Ngày dạy : 18 /10/2017 TIẾT 36: ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1/ Kiến thức: Giúp cho HS phân biệt đựơc sự giống nhau và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện : thể loại,PTBĐ,nội dung ,nghệ thuật. - Những nét độc đáo về nội dung ,nghệ thuật của văn bản. - Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện đã học. 2/ Kĩ năng : Rèn kỹ năng so sánh, khái quát ,hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể. Cảm thụ những nét riêng độc đáo cuả từng tác phẩm đã học. Tích hợp: Văn bản truyện kí đã học lớp 6,7 . TLV về đặc điểm của kiểu văn bản tự sự. 3/ Thái độ : GDHS Thông qua các văn bản. 4, HTPTNL: GQ vấn đề, tự quản bản thân II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS GV: giáo án, bảng phụ. HS : Kẻ sẵn bảng, điền vào mẫu trong vở ghi. III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC : 1/ On định tổ chức Sĩ số 2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh. Câu hỏi: Em hãy kể tên những văn bản truyện kí đã học ở chương trình lớp 6, 7? Hsinh: liệt kê Gviên chốt: - Truyện kí trung đại : Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng - Truyện kí hiện đại: Sống chết mặc bay( Phạm Duy Tốn), Một thứ quà của lúa non: Cốm( Thạch Lam), Bài học đường đời đầu tiên( Tô Hoài) Gviên thuyết trình: Văn học viết chia làm ba thời kì: văn học cổ, văn học trung đại, văn học hiện đại. Truyện kí trung đại sáng tác bằng chữ Nôm, nội dung thiên về giáo huấn, cốt truyện đơn giản. Trong văn học hiện đại, truyện kí vận động đổi mới theo hướng hiện đại hoá văn học nói chung, truyện kí nói riêng diễn ra từ đầu thế kỉ XX, đến những năm1930 -1945 cơ bản hoàn thiện. Những văn bản truyện kí Việt Nam học ở lớp 8 ra đời ở thời kì này. 3/ Bài mới: * Hoạt động 1: giới thiệu vào bài: Vậy để hệ thống lại các văn bản truyện kí VN và thấy được sự giống và khác nhau của các văn bản ấy. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu tiết 38. Hoạt động 2: Lập bảng thống kê: Gviên HD: HS hệ thống các văn bản truyện kí đã học từ đầu năm lớp 8 GV : Từ đầu năm các em đã được học bao nhiêu văn bản truyện kí? Đó là những văn bản nào? HS: trả lời GV: Hướng dẫn HS lập bảng hệ thống Tên vb,tgiả Thể loại PTBĐ NỘI DUNG Đặc điểm NT Tôi đi học- Thanh Tịnh Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng Truyện ngắn Hồi kí (trích) TS kết hợpMT, BC Tự sư (xen trữ tình) Những k/niệm trong sáng về ngày đầu tiên đi học Nỗi cay đắng ,tủi cực cùng tình yêu thg cháy bỏng của tg thời thơ ấu đôi với người mẹ bất hạnh. Ngôn ngữ giàu chất thơ,h/ả so sánh mới mẻ Lời văn chân thực, trữ tình tha thiết. Tắt đèn -Ngô Tất Tố- ( 1893-1954 Tiểu thuyết Tự sự kết hợp Mtả, BC Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của TDPK. - Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người PNNTVN lúc bấy giờ. - Khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ, hành động. - Miêu tả hiện thực một cách chân thực, sinh động Lão Hạc ( 1943) Nam Cao (1915-1951) Truyện ngắn TS kết hợp MT, BC Số phận đau thương, bi thảm và phẩm chất cao đẹp của người nông dân cùng khổ trong XHVN trước CMT8 - Khắc hoạnhân vật sinh động có chiều sâu tâm lí. - Kể chuyện linh hoạt, hấp dẫn.- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên. GV bình: xã hội VN lúc bấy giờ đang sống dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Số phận đau thương cùng cực của người nông dân đuợc thể hiện trong tác phẩm GV chuyển ý: Hoạt động 2: So sánh: II. So sánh nội dung và nghệ thuật của ba văn bản: trong lòng mẹ, tức nước vỡ bờ, lão Hạc Câu hỏi thảo luận:( 3 phút) Câu 1: Em hãy tìm những điểm giống nhau của 3 văn bản trên? Gợi y: Về thể loại văn bản, thời gian ra đời? Đề tài? Chủ đề? Giá trị tư tưởng? Giá trị nghệ thuật? Câu 2: So sánh sự khác nhau của 3 văn bản trên? Gợi ý: Thể loại ? phương thức biểu đạt? Nội dung? Đặc sắc nghệ thuật? HS: trình bày 1. Giống nhau: - Đeu là văn tự sự, truyện kí hiện đại, sáng tác vào thời kì 1930 -1945. - Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống xã hội đương thời, đi sâu vào miêu tả số phận cực khổ của con người bị vùi dập. - Đều chan chứa tinh thần nhân đạo. - Đều có lối viết chân thực, gần đời sống, sinh động ( bút pháp hiện thực) 2. Khác nhau: Văn bản Thể loại PTBĐ Nội dung Nghệ thuật Trong lòng mẹ Hồi kí( trích) Tự sự(xen trữ tình) Nỗi đau của chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ của chú bé Văn hồi kí chân thưc,trữ tình tha thiết. Tức nước vỡ bờ Tiểu thuyết(trích) Tự sự kết hợp MT, BC Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn ,sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực moat cách chân thực, sinh động. Lão Hạc Truyện ngắn(trích) Tự sự TS kết hợp MT, BC Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ Nhân vật được đào sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, vừa chân thực, vừa đậm chất triết lí và trữ tình. GV MR: đây chính là những đặc điểm của dòng văn xuôi hiện thực VN trước CMT8 – dòng văn học bắt đầu khơi nguồn từ những năm 20, phát triển mạnh mẽ rực rỡ ở những năm 30 và đầu những năm 40. thế kỉ XX đem lại cho văn học hiện đại VN những tác phẩm kiệt xuất gắn liền những tên tuổi: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài. GV chuyển ý qua mục III: Hoạt động 3: Thực hành: .III. Suy nghĩ về nhân vật yêu thích: ? Qua các văn bản truyện kí đã học , em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?( gợi ý: nhân vật trong văn bản nào?Tác giả? Lí do yêu thích?). HS: trình bày Bài tập củng cố: Câu 1:Chị Dậu đã thể hiện hành động nàykhi quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Đáp án : sức mạnh tiềm tàng. Câu 2: “ Trong lòng mẹ” là đoạn trích trong tác phẩm này. Đáp án :Những ngày thơ ấu ( Nguyên Hồng) Câu 3: Truyện ngắn nói về cảm xúc lần đầu tiên đến trường. Đáp án: văn bản “ Tôi đi học” (Thanh Tịnh) Câu 4: Tên thật của nhà văn Nam Cao là: Đáp án : Trần Hữu Tri. Hoạt động 4 : 4,Củng cố Hoạt động 5: 5,.Hướng dẫn về nhà:- Học và ôn tập các văn bản đã học từ bài 1 đến bài 10. Chuẩn bị : kiểm tra 2 tiết bài số 2 Ngày soạn : 18/10/2017 Ngày dạy : 20/ 11/2017 TIẾT 37 ,38: TLV: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 ( Ở LỚP) I/ MỤC TIÊU ĐỀ KT 1, Kiến thức - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm. 2, Kĩ năng - Luyện kĩ năng diễn đạt, xây dựng đoạn, văn bản tự sự mạch lạc có đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm. 3, Thái độ: GD thái độ biết trân trọng tình bạn 4, HT và PTNL: GQ vấn đề, tự quản bản thân II, HÌNH THỨC KT: Tự luận III, BIÊN SOẠN ĐỀ: Đề bài: Hãy kể về những kỉ niệm đáng nhớ đối với một người bạn thân của em. 1/ YÊU CẦU: - Xác định ngôi kể, ngôi 1. - Xác định trình tự kể : + Thời gian - không gian. + Diễn biến tâm trạng ,sự việc. - Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc. - Bố cục đầy đủ, rõ ràng. - Dùng từ, đặt câu chính xác, đúng chính tả và ngữ pháp. 2/ ĐÁP ÁN: (Dàn bài) a/ Mở bài: Hòan cảnh làm tôi nhớ kỉ niệm. b/ Thân bài: + Hoàn cảnh để hai người biết nhau + Tả hình dáng . + Tính cách của bạn - Kĩ niệm nhớ mãi - Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, suy nghĩ sắp xếp chi tiết để tạo bất ngờ , hứng thú. c/ Kết bài: - Có thể là kết thúc việc trở thành kỉ niệm . - Có thể là cuộc sống của bạn sau kỉ niệm . - Có thể là suy nghĩ của mình về bạn . 3/ BIỂU ĐIỂM : - Điểm 9 - 10: Bài làm đảm bảo các yêu cầu nội dung đã nêu ở đáp án. Bố cục đầy đủ, rõ ràng. Nêu được việc tốt em đã làm. Sai chính tả, ngữ pháp không qúa 2 lỗi. - Điểm 7 - 8: Nêu được hình dáng, kỉ niệm đối vớí bạn . Biết kết hợp yếu tố miêu tả, bày tỏ cảm xúc với các sự việc đã xảy ra. Tuy nhiên cảm nhận chưa sâu. Bố cục rõ ràng. Sai chính tả, ngữ pháp không qúa 4 lỗi. - Điểm 5 - 6: Nêu được các yêu cầu về mặt nội dung, nhưng còn sơ sài. Bài viết có bố cục đủ 3 phần nhưng diễn đạt chưa mạch lạc. Bày tỏ thái độ chưa cụ thể rõ ràng. - Điểm 3 - 4: Bài viết quá sơ sài ,còn ý chung chung, bố cục chưa đầy đủ, diễn đạt lủng củng. Sai quá nhiều lỗi chính tả. - Điểm 1- 2: Bài viết quá sơ sài, ý lan man không đúng yêu cầu đề ra. Sai quá nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0 : Bài làm bỏ giấy trắng. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/ Ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sĩ số học sinh, giấy làm bài 3/ Bài mới: GV chép đề: Hoạt động 1:HS chép đề. Họat động 2: Hs Làm bài 90 phút Hoạt động 3: GVThu bài : Hoạt động 4 4: Củng cố: nhận xét giờ kiểm tra. Hoạt động5 5: Dặn dò: - Chuẩn bị bài : Thông tin về ngày TĐ năm 2000 Nhận xét lớp dạy ................................................................... Ngày soạn : 19/10/2017 Ngày dạy : 21 /10/2017 Tiết 39 :Văn bản : THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức :Giúp cho HS thấy đựơc: - Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng bao ni lông. - Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày. - Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu,sự giả thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ,hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản. 2/ Kĩ năng :- Rèn kĩ năng đọc –hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề XH bức thiết. - Tích hợp văn bản thuyết minh có yếu tố lập luận chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục. -TH: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. 3/ Thái độ :GDHS Ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống trong lành sạch đẹp. 4, HT và PTNLHS:tự học, GQ vấn đề II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - GV : Soạn bài các thông tin, tư liệu về môi trường đang bị ô nhiễm trên trái đất,những bức tranh về hậu quả của việc ko bảo vệ mtrường, máy chiếu. - HS : học bài - chuẩn bị bài III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ On định tổ chức (1p) Sĩ số 8A 2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của một số HS. 3/ Bài mới: * Hoạt động 1: giới thiệu: Trái đất “ ngôi nhà chung của nhân loại đang ngày càng bị nhiều hiểm hoạ đe doạ. Một trong những hiểm hoạ khôn lường ấy lại chính do con người gây ra. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu là Thông tin về ngày trái đất năm 2000. tác giả của bức thông điệp này muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? Phân tích văn bản này chúng ta sẽ rõ. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HT VÀ PTNLHS Hoạt động 2 : HD đọc – tìm hiểu chung: GV HD đọc giọng : Rõ ràng, nhấn mạnh lời kêu gọi. GV đọc mẫu -> gọi HS đọc * Kiểm tra từ khó ở HS. GV nhấn mạnh : Nhựa và bao ni lông : Không tự phân huỷ, có thể tồn tại từ 20 – 5000 năm. Túi ni lông sử dụng từ hạt polietilen, poliprobilen và nhựa tái chế. GV: Có thể chia văn bản thành mấy phần? Nội dung của từng phần. HS : Bố cục 3 phần : P1 : Từ đầu -> “ni lông” : MB P2 : Tiếp theo -> “môi trường” : TB P3 : Còn lại : KB GV:Nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn? ? Theo em văn bản này thuộc kiểu văn bản gì? ? PTBĐ là gì ? GV thuyết trình,hỏi :Nếu Thuyết minh là trình bày những tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội thì văn bản này có thể xem là văn bản thuyết minh không? Vì sao? HS : Được vì nó đã cung cấp cho mọi người về những tác hại của việc dùng bao ni lông và việc hạn chế sử dụng chúng. LHGD : Tính nhật dụng của VBTM này biểu hiện ở vấn đề XH nào mà nó muốn đề cập? HS: Vấn đề bảo vệ sự trong sạch của môi trường trái đất một vấn đề thời sự đang đặt ra ở xã hội hiện đại. I. Đọc,tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Từ khó: Phân huỷ ,miễn dịch. 3, Bố cuc : - MB : Thông báo về ngày trái đất. - TB : Tác hại và các biện pháp. - KB : Kiến nghị 4, Thể loại và PTBĐ Thể loại :Thuyết minh Phương thức BĐ:Nghị luận,thuyết minh tự học Hoạt động 3 : HD tìm hiểu chi tiết văn bản. ? Theo dõi phần mở bài, cho biết : Những sự kiện nào được thông báo? HS : - Ngày 22/4 : Ngày trái đất với chủ đề BVMT. - Có 141 nước về dự. - Năm 2000, VN tham gia với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao ni lông” ? Vậy, hãy nhận xét về cách trình bày các sự kiện đó? Thuyết trình: Đây là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ, phát đi ngày 22 -4 -2000, nhân ngày đầu tiên VN tham gia Ngày Trái Đất với một mục đích là bảo vệ môi trường trên toàn cầu GV:Từ đó, em thu nhận được những nội dung quan trọng nào trong phần mở đầu văn bản? HS : - Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường Trái Đất. - VN cùng hành động để tỏ rõ sự quan tâm này. -> Cấp thiết GV chuyển ý sang mục 2 GV: Tình hình việc sử dụng bao ni lông ở VN hiện nay? Có gì đáng báo động về việc sử dụng và thu gom bao ni lon ở VN hiện nay? HS: - Mỗi ngày sử dụng hàng triệu bao nilon -Thu gom một phần nhỏ số lượng phần lớn là vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, sông ngòi, ao hồ... GV:Theo các nhà khoa học,vì sao việc sử dụng bao ni lông lại gây hại đến môi trường? HS: Vì đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc, tuỳ từng loại ni lon nhưng nó có thể tồn tại từ 20 -> 5000 năm nếu không bị thiêu huỷ( như đốt chẳng hạn) GV:Từ đó, những phương diện gây hại nào của bao bì ni lông được thuyết minh? - Đối với môi trường thiên nhiên? Đối với con người? HS : Có thể gây hại đến môi trường, sức khoẻ con người bởi đặc tính không phân huỷ của Plaxtic. GV:Tại sao người viết lại dùng các từ, cụm từ: “ Đặc biệt”, nguy hiểm nhất”? HS: gây ấn tượng mạnh -> sự nguy hiểm... GV: Hãy xác định rõ phương pháp thuyết minh của đoạn văn này? TH: Các phương pháp thuyết minh. GV: Sử dụng phương pháp liệt kê, phân tích các tác hại của việc sử dụng bao ni lông có tác tác dụng gì? GV đọc các thông tin về ô nhiễm môi trường hiện nay cho học sinh biết. Dẫn dắt: Để khắc phục được tình trạng ấy người viết đã nêu ra vấn đề gì? GV: Có cách nào để tránh được những hiểm hoạ ấy? MR : Hằng năm có 10.000 con chim thú chết do nuốt phải túi ni lông 90 con thú chết do ăn phải hộp nhựa đựng thức ăn của khách tham quan vứt bừa bãi ở vườn quốc gia Cobê... Liên hệ GD : Không xả rác bừa bãi làm mất mĩ quan,gay ô nhiễm mtrường. Chuyển ý sang mục 3 GV: Người viết đã đưa ra những kiến nghị nào? Nhiệm vụ chung là gì? Hành động cụ thể là gì? Thuyết phục không? TH : Cuối văn bản tác giả sử dụng kiểu câu gì? Tác dụng? Hoạt động 3 Hướng dẫn tổng kết. II.Đọc, tìm hiểu chi tiết 1. Thông báo về ngày trái đất - Ngày 22/4 : Ngày trái đất với chủ đề BVMT. - Có 141 nước về dự. - Năm 2000, VN tham gia với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao ni lông” -> TM bằng các số liệu cụ thể, đi từ thông tin khái quát đến cụ thể, lời thông báo ngắn gọn, rõ ràng. 2. Tác hại của việc sử dụng bao ni lông và những biện pháp hạn chế sử dụng a. Tác hại : * Đối vơí môi trường: - Cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật, gây xói mòn. - Làm tắc cống rãnh gây ngập úng, phát sinh muỗi gây dịch bệnh. - Chết sinh vật biển. * Đối với sức khoẻ con người - Ô nhiễm thực phẩm -> gây hại cho não, ung thư phổi. - Khí đốt gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, ung thư... và gây dị tật cho trẻ sơ sinh... -> Liệt kê, phân tích => Khoa học, chính xác, thuyết phục. b. Biện pháp : -
Tài liệu đính kèm: