Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần học 3

1. MỤC TIÊU:

 Giúp HS

 1.1. Kiến thức:

 - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

 - Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.

 - Thnh công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miu tả, kể chuyện v xy dựng nhn vật.

 1.2. Kĩ năng:

 - Tóm tắt văn bản truyện.

 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.

 1.3. Thái độ:

 Căm ghét bọn quan lại tay sai của chế độ thực dân nửa phong kiến, thương cảm cho số phận chị Dậu, người nông dân.

2. TRỌNG TM:

Thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảm đáng thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy; cảm nhận được cái quy luật của hiện thực có áp bức, có đấu tranh.

 

doc 11 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 994Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần học 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích Tắt đèn)
Ngơ Tất Tố
Bài :
Tiết: 09	
Tuần dạy:.......
Ngày dạy:......
1. MỤC TIÊU:
	Giúp HS
	1.1. Kiến thức:
	- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
	- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
	- Thành cơng của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
	1.2. Kĩ năng:
	- Tĩm tắt văn bản truyện.
	- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
	1.3. Thái độ:
 Căm ghét bọn quan lại tay sai của chế độ thực dân nửa phong kiến, thương cảm cho số phận chị Dậu, người nông dân. 
2. TRỌNG TÂM:
Thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảm đáng thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy; cảm nhận được cái quy luật của hiện thực có áp bức, có đấu tranh.
3. CHUẨN BỊ:
	 Giáo viên : Bảng phụ, chân dunh tác giả.
	 Học sinh: Đọc soạn theo câu hỏi 
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức:
	Kiểm diện sĩ số.
	4.2. Kiểm tra miệng:
	? Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
a. Bút ký	c. Hồi ký
b. Truyện ngắn	d. Tiểu thuyết
	? Theo em, nhớ lại cuộc trò chuyện với bà cô tức là tác giả nhớ lại điều gì?
	a. Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ
	b. Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ
	c. Sự xảo quyệt và ác độc của người cô
	d. Gồm cả a và b
Trắc nghiệm cả 2 câu (10 điểm)
	? Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Hồng? (10 điểm)
	- Là em bé chịu nhiều bất hạnh
	- Có lòng yêu thương mẹ mãnh liệt
	? Em đọc một số câu thành ngữ mà em biết? Em hiểu gì về nhan đề Tức nước vỡ bờ?
	- Cĩ áp bức cĩ đấu tranh.
	? Văn bản Tức nước vỡ bờ cĩ những nhân vật nào hãy kể ra?
	- Học sinh kể.
4.3 Giảng bài mới:
	Câu tục ngữ “Tức nước vỡ bờ” nó rất đúng với quy uật của xã hội là có áp bức, có đấu tranh. Quy luật ấy được chứng minh hùng hồn trong chương XVIII tiểu thuyết “tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
> Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc.
- Cần làm rõ không khí truyện hồi hộp, khẩn trương, căng thẳng ở đoạn đầu, bi hài sảng khoái ở đoạn cuối 
> Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn, gọi 2 -> 3 học sinh đọc tiếp, giáo viên nhận xét cách đọc.
Học sinh nhìn dấu sao sgk.
? Em hãy cho biết về tiểu sử về Ngô Tất Tố.
=> Do xuất thân từ nhà nhà nho, gốc nông dân nên Ngô Tất Tố có sự gắn bó máu thịt với nông dân.
? Em hãy xác định thêû loại và xuất xứ đoạn trích?
> Giáo viên cho học sinh đọc thầm các chú thích, giải thích từ khó cho học sinh chưa hiểu kỹ.
- Giải thích thêm sưu, thuế, phân biệt sự khác nhau.
+ Sưu: Thuế thân, thuế định: Đánh vào thân thể mạng sống của con người, thuế thân chỉ định vào người đàn ông (định) từ 18 tuổi trở lên, phụ nữ không phải nộp thuế này.
-> Sưu là 1 hình thức thuế vô lý, vô nhân đạo nhất trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Vì nó coi con người như súc vật, hàng hoá. Vì vậy..sau CM – 8 thành công, một trong những sắc lệnh đầu tiên do chủ tịch Hồ Chí Minh ký là sắc lệnh xoá bỏ vĩnh viễn là thuế thân.
Hoạt động 2
? Tìm hiểu tình huống nhân vật chị Dậu và bản chất của tên cai lệ?
? Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu tình thế của chị như thế nào? Hãy phân tích tình thế ấy?
- Tình thế nguy kịch, vì tính mạng anh Dậu ngàn cân treo sợi tóc, chị tìm cách cứu sống chồng.
? Qua cách chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu, hình dung của em về con người chị?
- Là người phụ nữ đảm đang, hết lóng thương yêu chồng con, tính tình vốn dịu dàng, tình cảm.
> Trong phần thứ 2 của văn bản xuất hiện nhân vật đối lập với chị Dậu.
? Chi tiết nào cho thấy chúng là nỗi kinh hoàng của người nông dân trong những ngày sưu thuế và công cụ đắc lực của bọn thực dân?
- Cai lệ, người nhà lý trưởng sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước, dây thừng.
? Em hãy cho biết ngòi bút hiện thực của tác giả đã khắc hoạ hình ảnh cai lệ bằng những chi tiết điển hình nào? Hay những hành động cụ thể nào?
? Những hành động ấy bộc lộ tính cách như thế nào ở tên cai lệ? Hắn còn đại diện cho ai?
Học sinh phát biểu
> Giáo viên diễn giảng.
 Rõ ràng đây là 1 tên tay sai chuyên nghiệp, công cụ đắc lực cho xã hội thực dân nửa phong kiến. Hắn chỉ là 1 tên tay sai mạt hạng trong bộ máy thống trị đương thời, nhưng lại mang ý nghĩa tiêu biểu đại diện cho nhà nước, nhân danh phép nước để hành động. Tính cách hung bạo mang tính điển hình rõ rệt.
Hoạt động 3
? Khi thấy bọn cường hào kéo đến, phản ứng của anh Dậu ra sao?
- Sợ, lăn đùng ra, mình chị Dậu đối phó với bọn ác ôn.
? Hãy phân tích diễn biến tâm lý của chị Dậu trong đoạn trích?
? Khi thấy bọn cai lệ tiến vào, thái độ của chị ra sao? Nhận xét lời giãi bày của chị.
- Quá sợ hãi vì tính mạng của người chồng như đèn treo trước gió. Chị van xin, hạ mình.
-> Ý thức thân phận kẻ dưới và biết gia đình mắc tội lớn thiếu sưu nhà nước.
=> Thái độ nhún nhường, nhẫn nhũc, chịu đựng vốn là bản chất của người nông dân.
? Khi nào chị Dậu có thái độ phản ứng và chị đã phản ứng như thế nào?
- Cự lại bằng lời lẽ, thay đổi cách xưng hô.
? Nhận xét lời xưng hô của chị lúc này?
? Em hãy tìm những chi tiết thể hiện sự phản kháng quyết liệt của chị Dậu với nỗi căm giận ngùn ngụt?
Học sinh tìm
? Cách xưng hô “mày, bà” biểu hiện thái độ gì?
- Khinh bỉ cao độ.
=> Đoạn văn đem lại cái cười và không khí hào hứng, thú vị khi cái ác bị trừng trị.
? Theo em, do đâu mà chị Dậu 1 người phụ nữ nuôi con mọn lại có thể quật ngã 2 tên tay sai.
> Giáo viên nêu vấn đề.
? Khi chị Dậu đánh nhau với bọn tay sai anh Dậu đã can ngăn, chị trả lời ra sao? Em đồng tình với ai? Vì sao? 
Thảo luận 3 phút
 Học sinh khá phát biểu.
? Em hãy khái quát lại về phẩm chất, tính cách con người chị Dậu?
> Giáo viên giáo dục học sinh căm ghét chế độ phong kiến, yêu thương quý trọng người nông dân.
? Hãy dựa vào lý thuyết “về sự thống nhất của chủ đề trong văn bản” để chứng minh cho sự chính xác của tiêu đề.
- Tiêu đề thâu tóm được 
+ Các phần nội dung liên quan đến văn bản chủ đề lý tưởng.
+ Thể hiện đúng tư tưởng của tác phẩm “ có áp bức, có đấu tranh”.
> Giáo viên: Tuy nhiên hành động của chị Dậu chỉ là tự phát chứ chưa giải quyết được gì? Mặc dù vậy ta vẫn được cảm quan hiện thực của Ngô Tất Tố. Ông đã dự báo được cơn bão táp CM của quần chúng sau này.
 Câu hỏi 6 giáo viên ghi bảng phụ hướng dẫn học sinh thảo luận.
Thảo luận nhóm 5 phút
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, giáo viên chốt ý.
- Nghệ thuật khắc hoa nhân vật làm nổi bật rõ bản chất (lời lẽ, giọng nói, hành động, thân hình, thân thế). Nhân vật cai lệ; Còn chị Dậu là tính cách đa dạng, diễn biến tâm lý hợp lô gíc.
- Cảnh đánh nhau với những hành động dồn dập mà không rối.
- Ngôn ngữ đối thoại, miêu tả đặc sắc khẩu ngữ nhuần nhuyễn.
? Qua đoạn trích tác giả vạch trần ai đồng thời ca ngợi ai?
Học sinh ghi nhớ
Nếu còn thời gian giáo viên cho học sinh đọc phân vai lại đoạn trích.
I – Đọc hiểu văn bản .
1. Đọc.
2. Tác giả tác phẩm .
- Ngô Tất Tố (1893 – 1954).
- thể loại tiểu thuyết trích trong chương XVIII của tiểu thuyết “Tắt đèn”.
3. Chú thích.
II – Đọc tìm hiểu văn bản.
1. Hình ảnh tên cai lệ.
- Gõ đầu soi xuống đất 
- Thét giọng khàn khàn.
- Trợn ngược hai mắt quát.
- Giọng hầm hè.
- Chạy sầm sập đế chỗ anh Dậu.
- Bịch vào ngực chị Dậu.
-> Là kẻ trịnh thượng, bất nhân. Dó là bộ mặt tàn bạo của xã hội thực dân nửa phong kiến.
2. Nhân vật chị dậu.
- Run run, van xin nhà cháu đã túngcháu van ông.
-> Thái độ nhún nhường, hạ mình.
- Liều mình cự lại: chồng tôi đau ốm..hành hạ.
-> Xưng hô ngang hàng.
- Mày trói ngay chồng bà đi.
- Túm cổ hắn.
- Lẳng cho 1 cái..thềm
-> Xưng hô vị trí cao hơn.
- Sức mạnh bắ nguồn từ lòng căm thù và lòng yêu thương .
- Thà ngồi tù-> sức phản kháng tiềm tàng nhưng mạnh mẽ.
=> Chị Dậu dịu dàng mà cứng cỏi trong ứng sử, giàu tình yêu thương. Đây là một hình tượng chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam.
* Ghi nhớ. Sgk t33
III – Luyện tập.
- Đọc diễn cảm phân vai.
	4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
 	Gọi học sinh đọc lại ghi nhớ.
	4.5. Hướng dẫn HS tự học:
	* Học bài tiết này:
Học ghi nhơ, làm bài tập.
* Bài học tiết sau:
 Đọc và soạn bài “Lão Hạc”
+ Đọc phần chú thích tìm hiểu tác giả, tác phẩm .
	+ Nhân vật lão Hạc.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
Bài :
Tiết: 10	
Tuần dạy:.......
Ngày dạy:......
1. MỤC TIÊU:
	Giúp HS
	1.1. Kiến thức:
	Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn.
	1.2. Kĩ năng:
	- Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
	- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu mạch lạc theo chủ đề và quan hệ nhất định.
	- Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
	1.3. Thái độ:
	 Từ kỹ năng viết, dùng từ giúp các em thấy được vẻ đẹp của con người , quê hương Việt Nam, càng yêu thích văn học hơn. 
2. TRỌNG TÂM:
Hiểu được khái niêm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.Viết được các đoạn văn mạch lạc, đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
3. CHUẨN BỊ:
	 Giáo viên : Giáo án, bảng phụ, đoạn văn mẫu.
	 Học sinh: Đọc bài, trả lời câu hỏi, xem trước phần bài tập .
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức:
	Kiểm diện sĩ số.
	4.2. Kiểm tra miệng:
	? Em hiểu thế nào về bố cục văn bản ? bố cục văn bản gồm mấy phần ? nội dung từng phần ? ( 10 điểm) 
- Bố cục là sự tổ chứ các đoạn văn thể hiện chủ đề.
- Văn bản gồm 3 phần MB, TB, KB.
	+ MB: nêu ra chủ đề.
	+ TB: Thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề.
	+ KB: Tổng kết chủ đề của văn bản.
? Phần TB được trình bày theo những trình tự nào? (10 điểm)
- Trình bày theo một thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề ý đồ giao tiếp của người viết: Sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, theo sự phát triển của sự việc hay mạch suy luận sao cho phù hợp với sự triển khai của chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
? Hơm nay chúng ta học bài gì kể ra?
- Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
	4.3 Giảng bài mới:
	Khi làm bài văn nếu chỉ hiểu bố cục gồm 3 phần cũng chưa đủ mà phải có các đoạn văn có sự liên kết mạch lạc theo một chủ đề. Để viết đoạn văn như thế nào cho mạch lạc.
Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
> Giáo viên cho học sinh đọc văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm tắt đèn.
? Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn?
- 2 ý, 2 đoạn.
? Em dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
- Đầu chữ viết hoa thụt dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng, hiểu đại ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh.
Học sinh đọc ý 1 ghi nhớ
Hoạt động 2
? Đọc đoạn trích thứ nhất của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn? (từ ngữ chủ đề)
? Đọc đoạn thứ 2 của văn bản tìm câu then chốt của đoạn văn? (câu chủ đề).
? Tại sao em biết đó là câu chủ đề?
- Có ý khái quát bao chùm đoạn văn.
? Em có nhận xét gì về vị trí, cấu tạo của chủ đề đoạn văn đó?
- Đướng đầu đoạn có cấu tạo ngắn gọn.
? Từ các nhận thức trên em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì?
.được dùng làm đề mục hoặc dùng lặp đi lặp lại nhiều lần 9 đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được nói đến trong đoạn văn 
> Giáo viên cho học sinh đọc 2 đoạn văn sgk t34 hoặc cho học sinh nhìn lại đoạn 1 và đoạn 2 của văn bản “Ngô Tốt Tố và tiểu thuyết tắt đèn”
? Trong 2 đoạn văn, đoạn nào có câu chủ đề?
- Đoạn 1 không có câu chủ đề, các câu quan hệ bình đẳng.
- Đoạn 2 có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn, các câu còn lại hướng về câu chủ đề đó.
=> Cách trình bày ý đoạn 1 gọi là cách song hành.
=> Cách trình bày ý đoạn 2 gọi là cách diễn dịch.
> Giáo viên cho học sinh quan sát bảng phụ( đoạn văn đoạn văn b) sgk trong 36.
? Đoạn văn trên có câu chủ đề không? ý đoạn văn được trình bày theu trình tự nào?
- Câu chủ đề ở cuối đoạn, trình bày ý từ cụ thể đến nhận định, kềt luận gọi là cách quy nạp.
? Tìm 2 câu trực tiếp bổ sung ý nghĩa cho câu?
Câu 3,4
? Từ những câu trả lời trên, bỏ.
? Em hãy cho biết có mấy cách trình bày nội dung đoạn văn? Trình bày rõ từng cách?
> Giáo viên đọc một số đoạn văn mẫu, học sinh xác định cách trình bày.
? Các em hãy cho biết thế nào là đoạn văn?
? Có mấy cach1 trình bày nội dung 1 đoạn văn?
Học sinh ghi nhớ
Hoạt động 3
> Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài tập 1 xác định yêu cầu.
Đứng phát biểu trước lớp
> Giáo viên hướng dẫn học sinh học sinh viết đoạn văn diễn dịch sau đổi thành quy nạp.
? Em hãy kể những cuộc kháng chiến vĩ đại?
1: Khởi nghĩa hai Bà Trưng
2: ,, ,, ,, Ngô Quyền
3: Chiến thắng của nhà Trần
4: ,, ,, ,, Lê Lợi
5: Kháng chiến chống Pháp thành công
6: ,, ,, ,, Mĩ thắng lợi.
* Lưu ý thêm: Trước câu chủ đề thường có các từ ngữ được dừng nối câu chủ đề với các khâu khai triển ở phía trước như: Vì vậy, cho nên, do đó, tóm lại.
Thảo luận nhóm ( 2 nhóm)
Nhóm viết quy nạp
Nhóm viết diễn dịch
Đại diện từng nhóm trình bày. 
I – Thế nào là đoạn văn .
* Văn bản “Ngô Tất Tố và tác phẩm tắt đèn”.
- Giới thiệu về Ngô Tất Tố
- Giới thiệu về tác phẩm tắt đèn.
- Đoạn văn: Chữ đầu viết hoa thụt dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Biểu đạt ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh.
II – Từ ngữ và câu trong đoạn văn .
1. Từ ngữ chủ đề.
- Từ ngữ: Ngô Tất Tố (ông, nhà văn) -> từ ngữ chủ đề.
- Câu chủ đề: “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố” -> chứa đựng ý khái quát.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn .
- Song hành
- Quy nạp
- Diễn dịch
* Ghi nhớ sgk t36
III – Luyện tập
Bài tập 2.
a. Diễn dịch
b,c Song hành
Bài tập 3.
VD.Hai Bà Trưng đã không cam phận nữ nhi đã làm nên trang sử vàng vào năm 40. Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông đời Trần
Người Việt Nam tự hào về những trang sử vẻ vang đó.
Bài tập 4
Làm ở nhà 
	4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
	- Chữa bài tập 3, có thể cho điểm nhóm làm tốt.
- Hướng dẫn làm bài tập 4.
	4.5. Hướng dẫn HS tự học:
	* Học bài tiết này:
 Học sinh ghi nhớ, làm tiếp bài tập 3,4
* Bài học tiết sau:
 Chuẩn bị viết bài số 1. 
Xem kỹ các đề trong sgk.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
VĂN TỰ SỰ (2 tiết)
Bài :
Tiết: 11, 12	
Tuần dạy:.......
Ngày dạy:......
1. MỤC TIÊU:
	Giúp HS
	1.1. Kiến thức:
 Học sinh ôn lại bài tự sự đã học ở lớp 6, kết hợp với kiểu bài biểu cảm ở lớp 7.
	1.2. Kĩ năng:
 Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn, bài văn có sự liên kết mạch lạc và biết bày tỏ tình cảm.
	1.3. Thái độ:
	 Giáo dục các em biết hồi tưởng và có tình cảmđẹp về ngày đầu tioên đi học hoặc người thân. 
2. TRỌNG TÂM:
	Học sinh làm bài viết.
3. CHUẨN BỊ:
	 Giáo viên :
	- Ra đề.
	 Học sinh: 
	- Chuẩn bị giấy, tinh thần làm bài.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức:
	Kiểm diện sĩ số.
	4.2. Kiểm tra miệng:
	? Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
4.3 Giảng bài mới:
MA TRẬN 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp thấp
Cấp cao
Tập làm văn 
Văn tự sự
 MỜ BÀI:
Giới thiệu được trong cuộc sống cĩ nhiều kỷ niệm đẹp. Kỷ niệm nhớ mãi là lần đầu tiên đi học.
1,5đ
THÂN BÀI:
- Kể theo trình tự thời gian, diễn biến tâm trạng, theo dịng hồi tưởng.
+ Tâm trang tối
+ Sáng hơm sau
+ Trên đường đi
+ Tới cổng trường vào sân trường.
- Nĩi diễn tả cảm xúc hồi hộp, lo sợ.......
6đ
KẾT BÀI
Kỷ niệm khắc ghi khẳng định mãi khơng thể quên.
1,5đ
Tổng
9đ
Trình bày rõ ràng mạch lạc khơng sai chính tả (1điểm)
ĐỀ: Tuổi học trò thường để lại trong ta nhiều kỷ niệm đẹp.
 Hãy kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học của em.
	4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
	- Nhắc nhở học sinh đọc lại bài để chuẩn bị thu.
	4.5. Hướng dẫn HS tự học:
5. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3_12192051.doc