Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần học 5

1. MỤC TIÊU:

 Giúp HS

 1.1. Kiến thức:

 - Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ x hội.

 - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ x hội trong văn bản.

 1.2. Kĩ năng:

 - Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ x hội.

 - Dùng từ ngữ địa phương phù hợp với tình huống giao tiếp.

 1.3. Thái độ:

 Giáo dục học sinh không được lạm dụng chúng trong khi nói, viết.

2. TRỌNG TM:

Hiểu rõ thế nào là từ địa phương và từ biệt ngữ xã hội. Biết sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, dúng chỗ, tránh lạm dụng từ đại phương và biệt ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp.

3. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên : Giáo án, bảng phụ, tài liệu tham khảo.

 Học sinh : Đọc bài trả lời câu hỏi, xem trước phần bài tập.

 

doc 13 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 903Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần học 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ
 XÃ HỘI
Bài :
Tiết: 17	
Tuần dạy:.......
1. MỤC TIÊU:
	Giúp HS
	1.1. Kiến thức:
	- Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
	- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
	1.2. Kĩ năng:
	- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
	- Dùng từ ngữ địa phương phù hợp với tình huống giao tiếp.
	1.3. Thái độ:
 Giáo dục học sinh không được lạm dụng chúng trong khi nói, viết.
2. TRỌNG TÂM:
Hiểu rõ thế nào là từ địa phương và từ biệt ngữ xã hội. Biết sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, dúng chỗ, tránh lạm dụng từ đại phương và biệt ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp.
3. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên : Giáo án, bảng phụ, tài liệu tham khảo.
	Học sinh : Đọc bài trả lời câu hỏi, xem trước phần bài tập.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức:
	Kiểm diện sĩ số.
	4.2. Kiểm tra miệng:
	? Thế nào là từ tượng hình? Tượng thanh? Đọc vài câu thơ có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh (10 điểm).
Nội dung ghi nhớ.
Tuỳ học sinh đọc.
	? Kể tên những vật dụng ở gia đình em với những tên gọi khác nhau?
	Học sinh kể
	4.3. Bài mới:
	Tiếng việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao. Tuy nhiên bên cạnh sự thống nhất cơ bản đó, tiếng nói của mỗi địa phương, mỗi lớp xã hội cũng có những khác biệt về ngữ âm, về từ vựng nên đã tạo ra một số từ ngữ riêng khác với từ ngữ thông thường mang tính chất toàn dân. Đó là từ ngữ địa phương và 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
> Giáo viên cho học sinh đọc 2 vd sgk chú ý những từ in đậm nhận xét quan hệ về nghĩa. ( Đồng nghĩa)
? Trong ba từ bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ chỉ dùng ở một địa phương? Từ nào dùng dùng phổ biến toàn dân? Bắp bẹ được dùng ở vùng nào?
( Từ ngô được dùng phổ biến hơn vì nó được dùng trong vốn từ vựng toàn dân. Có tính chuẩn mực văn hoá cao, còn những từ bắp, là những từ địa phương vì nó được dùng trong phạm vi hẹp, chưa có tính chuẩn mực văn hoá.)
? Thế nào là từ địa phương và từ toàn dân cho ví dụ? Mè đen, trái thơm, mãng cầu có nghĩa là trái gi, dùng ở địa phương nào?
Con ra tiền tuyến xa xôi.
Yêu Bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.
> Giáo viên ghi bảng phụ cho học sinh biết thêm về những trường hợp về từ ngữ địa phương.
- Dề, dui( TNĐPBBộ) về, vui ( TNTDân)
- Trốc, nhọc, cảy, đọi (TNĐPH NTĩnh), đầu, mệt, gãi, bát.
? Thế nào là từ ngữ địa phương, toàn dân?
Học sinh ghi nhớ.
Hoạt động 2
> Giáo viên cho học sinh đọc VD a, bài sgk t 57.
? Tại sao trong văn bản có chỗ tác giả dùng từ “mẹ” chỗ lại dùng từ “mợ” mẹ và mợ thuộc loại từ gì?
( - Tác giả dùng từ mẹ để miêu tả những suy nghĩ của nhân vật , dùng từ mợ để nhân vật xưng hô đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Tầng lớp xã hội trung lưu thường dùng các từ này. ) Chẳng hạn trong phim “ Người đẹp Tây Đô” Mợ, mẹ 2 từ đồng nghĩa.
 Trứơc MC tháng 8 tầng lớp trung lưu gọi mẹ = mợ.
? Như vậy, từ nào là từ toàn dân , từ nào là từ chỉ dùng trong một (địa phương), tầng lớp xã hội nhất định?
( Mợ: Từ dùng trong 1 tầng lớp xã hội)
? Các từ “ ngỗng”, “trúng tủ” có nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ này?
( Trúng tù: đúng các phần đã học thuộc, dùng trong giới học sinh ).
> Giáo viên cho học sinh.
? Thế nào là biệt ngữ xã hội?
Bài tập nhanh
? Hãy cho biết các từ: Trẫm, khanh, long sàng, ngự thiện có nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng tư ngữ này?
(Long sàng: giường của vua.
Ngự thiện: Là dùng bữa.
Trẫm: Vua.
Tầng lớp vua quan trong triều đình phong kiến dùng).
Học sinh có thể lấy thêm ví dụ.
? Em hãy nhắc lại thế nào là biệt ngữ xã hội?
Học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 3
? Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?
( Chú ý phù hợp tình huống giao tiếp)
> Giáo viên cho học sinh đọc đoạn thơ sgk t 58.
? Tại sao trong văn thơ tác giả vẫn dùng 1 (số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
(Tô đậm màu sắc địa phương.) 
(? Tại sao không nên lạm dụng 2 loại từ này? ( Tối nghĩa, khó hiểu, hiểu lầm) 
Ví dụ: Bầy choa có chộ mô mồ: Chúng bay có thấy không nào.
> Giáo viên: Về nguyên tắc như vậy, tuy nhiên trong tác phẩm văn học, có nhiều tác giả vẫn dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ở chừng mực nhất định để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc giai cấp xã hội, của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
 Ví dụ: Những bài hát vùng Nghệ Tĩnh: Khúc TTCNH Tĩnh.
Hoạt động 4
> Giáo viên kẻ sẵn ở bảng cho học sinh thi trò chơi tiếp sức giữa 2 dãy. Dãy nào đúng nhiều hơn thắng.
 Ví dụ: Mi mần chi rứa? Mày làm gí thế?
Choa nỏ mần mô: Chúng tao chẳng làm đâu!
Thảo luận nhóm
Cả lớp thảo luận, mời đại diện nhóm đọc.
Phát vấn tại lớp.
Về nhà làm.
Để khi nào có bài chấm bài viết số 1 thì làm .
I – Từ ngữ địa phương.
- Bắp bẹ: Từù ngữ địa phương
- Ngô: từ toàn dân
- Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 hoặc 1 số địa phương nhất định.
* Ghi nhớ sgk trong 56.
II – Biệt ngữ xã hội .
- Chỉ dùng trong 1 tầng lớp xã hội nhất định.
* Ghi nhớ 2
III – Sử dùng từ địa phương và biệt ngữ xã hội .
- Chú ý đến tình huống giao tiếp.
- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .
	* Ghi nhớ sgk trong 58.
IV – Luyện tệp.
Bài tập 1: Tìm từ ngữ địa phương và từ toàn dân tương ứng.
Từ địa phương Tứ toàn dân
Bâu (Túi áo, túi quần)
Phủng Thủng 
Trốc Đâu 
Gát Cát 
Đọi Bát 
Nỏ Không 
Sọi Sinh , đẹp 
Nậy To 
Bài tập 2: Tìm biệt ngữ xã hội.
Bài tập 3: 
Bài tập 4: Sưu tầm thơ, ca giao, hò, vè ở địa phương em.
Bài tập 5: 
	4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
	- Học sinh làm bài tập .
? Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
? Khi sử dụng cần chú ý gì?
	4.5. Hướng dẫn HS tự học:
	* Học bài tiết này:
Học ghi nhớ, làm tiếp bài tập .
* Bài học tiết sau:
Chuẩn bị bài Trợ từ, thán từ.
Đọc kỹ, trả lời câu hỏi, xem trước bài tập.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Bài :
Tiết: 18 	
Tuần dạy:.......
1. MỤC TIÊU:
	Giúp HS
	1.1. Kiến thức:
	Các yêu cầu đối với việc tĩm tắt văn bản tự sự.
	1.2. Kĩ năng:
	- Đọc – hiểu, nắm bắt được tồn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
	- Phân biệt sự khác nhau giữa tĩm tắt khái quát vá tĩm tắt chi tiết.
	- Tĩm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
	1.3. Thái độ:
Thích đọc các văn bản và tóm tắt được để hiểu văn bản sâu hơn.
2. TRỌNG TÂM:
Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự.
3. CHUẨN BỊ:
	 Giáo viên :
	- Giáo án, bảng phụ.
	Học sinh :
	- Đọc kỹ trả lời câu hỏi. 
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức:
	Kiểm diện sĩ số.
	4.2. Kiểm tra miệng:
	? Có thể sử dụng các phương tiện liên kết nào để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn ? 
Dùng các từ có tác dụng liên kết : Quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh , đối lập, tổng kết khái quát.
Dùng câu nối.
Giáo viên kiểm tra vở bài tập.
? Một văn bản dài các em cĩ nhớ hết các chi tiết được khơng? Muốn nhớ lâu thì các em nhớ như thế nào?
- Nhớ ý chính theo trình tự.
4.3. Bài mới:
	Tóm tắt là một kỹ năng rất cần thiết. Khi đọc xong một tác phẩm , ta phải nắm được ý chính về nội dung trước khi đi phân tích giá trị nội dung của nó. Vì vậy, ta phải tóm tắt văn bản ấy. Bài học này giúp các em hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự cũng như nắm được các bước cần thiết khi tóm tắt.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
> Giáo viên nêu rõ tầm quan trọng của việc tóm tắt. 
 Trong cuuộc sống hàng ngày, chứng kiến 1 sự việc, xem 1 bộ phim, đọc 1 quyển sách. Ta có thể tóm tắt chưa đọc, chưa xem hiểu.
? Khi đọc 1 tác phẩm văn học , muốn được nhớ lâu, người ta cần làm gì?
( Tóm tắt tác phẩm đó)
? Từ gợi ý trên, thêo em thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Sưy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau.
a,b,c,d sgk t60
> Như vậy khi ta tóm tắt văn bản tự sự ta phải dựa vào những yếu tố quan trọng nhất: Sự việc và nhân vật chính, còn những yếu tố khác: Miêu tả, biểu cảm, các nhân vật phụ, các chi tiết khác ta phải lược bỏ.
? Theo em, mục đích của việc tóm tắt là để làm gì?
Hoạt động 2
> Giáo viên cho học sinh đọc văn bản tóm tắt sgk t 60
? Nội dung đoạn văn nói về tác phẩm nào? Dựa vào đâu mà em nhận ra?
( Dựa vào sự việc, nhân vật , các chi tiết tiêu biểu)
? Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với 1 văn bản tự sự?
( ? Đoạn văn có gì khác so với tác phẩm?)
Học sinh đọc mục, ghi nhớ.
? Muốn viết được 1 văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? Việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào?
Thảo luận 4 phút
Đại diện từng nhóm trả lời.
Học sinh đọc toàn bộ ghi nhớ.
Hoạt động 3
> Giáo viên viết bảng phụ 1 văn bản tóm tắt chưa đạt yêu cầu. Học sinh chỉ ra lỗi sai cụ thể và sửa lại.
VD: Thánh Gióng.
1, Hai ông bà chưa có con ao ước có con.
2, Dẫm vết chân lạ 12 tháng mới sinh.
3, Ba tuổi không biết nói, cười cứ đặt đâu nằm đấy.
4, Thế nước nguy sứ giả tìm người cứu nước.
5, Gióng vươn vai thành tráng sỹ.
6, Gióng mời sứ giả vào, từ đó cơm ă no..đứt chỉ, dân làng góp gạo nuôi Gióng.
7, Gióng đánh giặc xong bay về trời.
8, Giặc chết như dạ.
9, Vua phong chức, dấu tích để lại.
I – Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
1. Khái niệm.
- Ghi lại 1 cách ngắn gọn, trung thành với những nội dung chính của văn bản tự sự.
2. Mục đích.
- Để kể lại một cốt truyện cho người đọc, người nghe hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy.
II – Cách tóm tắt văn bản tự sự.
1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt.
- dựa váo nội dung truyện.
- Các sự việc, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu.
- Ngắn gọn.
- Lời của người tóm tắt.
2. Các bước tóm tắt văn bản tự sự.
- Đọc kỹ tác phẩm.
- Xác định nội dung chính.
- Sắp xếp theo trật tự.
- Viết tóm tắt.
Ghi nhớ
III – Luyện tập.
	4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
	- Học sinh làm tiếp bài tập trên ( Sắp xếplại theo trình tự).
	4.5. Hướng dẫn HS tự học:
	* Học bài tiết này:
Xem lại bài , học ghi nhớ. 
* Bài học tiết sau:
 Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. 
	 Đọc kỹ, trả lời câu hỏi sgk t61.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Bài :
Tiết: 19	
Tuần dạy:.......
1. MỤC TIÊU:
	Giúp HS
	1.1. Kiến thức:
	Các yêu cầu đối với việc tĩm tắt văn bản tự sự.
	1.2. Kĩ năng:
	- Đọc – hiểu, nắm bắt được tồn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
	- Phân biệt sự khác nhau giữa tĩm tắt khái quát vá tĩm tắt chi tiết.
	- Tĩm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Thích đọc các văn bản và tóm tắt được để hiểu văn bản sâu hơn.
2. TRỌNG TÂM:
Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự cụ thể theo yêu cầu.
3. CHUẨN BỊ:
	a. Giáo viên :
	Bảng phụ.
	b. Học sinh 
	Xem lại lý thuyết, đọc kỹ phần luyện tập. 
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức:
	Kiểm diện sĩ số.
	4.2. Kiểm tra miệng:
	? Thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự? Mục đích của tóm tắt ? ( 10 điểm ).
Dùng lời văn của mình giới thiệu ngắn gọn nội dung chính, trung thành với tác phẩm .
Mục đích: Nắm chắc cốt truyện, hiểu chủ đề, nắm giá trị nội dung nghệ thuật của văn bản.
? Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
4.3. Bài mới:
	Tiết trước, chúng ta đã được học lý thuyết tóm tắt văn bản tự sự. Tiết này, chúng ta đi vào tóm tắt một số tác phẩm 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
> Giáo viên cho học sinh tìm hiểu yêu cầu văn bản tự sự ( khoảng 10 ph)
Tóm tắt văn bản Lão Hạc
? Em hãy nhận xét văn bản tóm tắt trên ( Tương đối đầy đủ các sự việc, nhân vật chính nhưng trình tự còn lộn xộn, thiếu mạch lạc)
> Giáo viên cho cả lớp xếp lại cho hợp lý
giáo viên treo bảng phụ có ghi phần tóm tắt hoàn chỉnh theo thứ tự.
? Trên cơ sở đã sắp xếp lại các sự việc, em thử viết lại ( tóm tắt lại) đoạn văn.
Các nhóm thảo luận, trao đổi về việc tóm tắt truyện “Lão Hạc” (10 dòng)
Thảo luận nhóm 7 ph
Đại diện nhóm đọc nhận xét, nhóm khác bổ sung thêm.
=> Giáo viên tổng kết lại từng nhóm, cho điểm nhóm làm tốt.
Văn bản tóm tắt .
 Lão Hạc có một mảnh vườn và 1 đứa cón trai. Con trai lão đi phu để lại cậu vàng cho lão. Vì muốn giữ lại mảnh vườn, lão đành đau lòng bán chó. Sau đó, lão mang tất cả số tiền dành dụm cho con gởi ông gáo và nhờ ông coi mảnh vườn. Từ đó, lão sống khổ sở nhưng chẳng nhờ ai giúp đỡ. Một hôm, lão xin Binh Tư bả chó. Oâng giáo rất buồn vì lão cũng như Binh Tư. Rồi lão bỗng nhiên chết, cái chết dữ dội chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu.
Hoạt động II
? Hãy nêu lên sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích “ Tứ nước vỡ bờ” sau đó viết 1 văn bản tóm tắt đoạn trích 
( Anh Dậu ốm nặng đến nỗi còn đang run rẩy chưa kịp húp được hớp cháo nào thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập tới, quát tháo om sòm. Tên cai lệ tuôn ra những lời lẽ bất nhân bất nghĩa. Từ chỗ hạ mình van xin, nhẫn nhục chịu đựng nhưng vẫn bị đánh. Chị Dậu đã dạy cho 2 tên cường hào một bài học nhớ đời.)
 Sau khi tìm được nhân vật chính, sự việc chính, giáo viên cho các nhóm thảo luận tập tóm tắt .
? Có ý kiến cho rằng, các văn bản tôi đi học của Thanh Tịnh và trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt . em thấy có đúng không ?
 ( Tuy là 2 tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc ( truyện ngắn trữ tình) Tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm của nhân vật nên rất khó tóm tắt. Nếu muốn tóm tắt 2 văn bản này thì chúng ta phải có thời gian và vốn sống cần thiết mới thực hiện được. 
I – (Luyện tập)
1. Các sự việc, nhân vật quan trọng tương đối đầy đủ.
b -> a -> d -> c -> g -> e -> i -> h->k
2. Thực hành tóm tắt.
II – Luyện tập.
Bài tập 2
Nhân vật chính: chị Dậu.
Sự việc tiêu biểu: chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ, người nhà lý trưởng để bảo vệ anh Dậu.
	4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Học sinh làm bài tập.
2 So sánh sự khác biệt giữa kể và tóm tắt.
	4.5. Hướng dẫn HS tự học:
	* Học bài tiết này:
Xem lại bài , học ghi nhớ. 
* Bài học tiết sau:
Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. 	 
 Đọc kỹ, trả lời câu hỏi.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1 
Bài :
Tiết: 20	
Tuần dạy:.......
1. MỤC TIÊU:
	Giúp HS
	1.1. Kiến thức:
 Học sinh thực hành bài rồi qua đó thấy được ưu khuyết qua bài viết.
	1.2. Kĩ năng:
Phát hiện những lỗi sai rút kinh nghệm cho bài viết sau.
	1.3. Thái độ:
 Giáo dục các em biết trân trọng những tình cảm đẹp thời thơ ấu của mình.
2. TRỌNG TÂM:
Thấy được ưu khuyết qua bài viết, rút kinh nghệm cho bài viết sau.
3. CHUẨN BỊ:
	 Giáo viên :
	- Chấm bài thống kê ưu khuyết.
	Học sinh: 
	- Qua bài văn của mình, tự sửa lỗi sai.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức:
	Kiểm diện sĩ số.
	4.2. Kiểm tra miệng:
	 Không 
4.3. Bài mới:
	Các em đã thực hành làm bài viết số 1. Tiết này, cô sẽ trả bài để các em nắm được những ưu điểm, nhược điểm qua bài làm của mình để rút kinh nghiệm cho những bài làm sau.
Hoạt động của thầy
Nội dung bài học
Hoạt động 1
Ôn lại kiến thức về văn bản tự sự.
? Thế nào là văn bản tự sự?
? Hãy cho biết yêu cầu về diễn đạt của bv tự sự?
(Theo diễn biến của thời gian, tâm trạng có thể kết hợp cách kể bằng thư pháp đồng hiện.)
Hoạt động 2
> Giáo viên nhận xét những ưu điểm và nhược điểm qua bài làm của học sinh.
> Giáo viên ghi bảng phụ cho học sinh sửa.
Giáo viên nhắc nhở học sinh không nên dùng từ địa phương mà tìm từ toàn dân thay thế.
> Giáo viên nhắc nhở học sinh cách dùng quan hệ từ, chấm câu.
> Giáo viên ghi bảng phụ cho học sinh lên chữa.
> Giáo viên cho học sinh đọc một số bài văn hay.
8 a1
8 a 2
8 a 3
Đề: Tuổi học trò thường để lại trong ta nhiều kỷ niệm đẹp. Em hãy kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học.
I – Nhận xét chung.
1, Ưu điểm.
- Đa số các em nắm được đặc trương của thể loại, kể có trình tự, biết xoay quanh chủ đề, dàn bài rõ ràng.
- Mỗi lớp có vài bài làm rất hay, biết dùng chuyển đoạn.
2, Khuyết điểm.
- Mỗi lớp có một số em viết chữ cẩu thả, dùng dấu câu chưa đúng, sai chính tả nhiều, dùng từ sai, dùng quan hệ từ sai.
- Một vài bài trên mỗi lớp làm quá sơ sài, kể không theo trình tự.
- Cón chép trong văn bản tôi đi học.
- Còn thiên về tả nhiều.
- Còn viết tắt, dùng từ địa phương nhiều.
II – Chữa lỗi.
1, Lỗi chính tả.
Cuối đầu -> Cúi đầu
Tính hiệu -> Tín hiệu
Bục giảng -> Bục giảng
Lún tún -> Lúng túng
Thầy giản -> Thầy giảng
Hàn cây -> Hàng cây
Xiếp hàng -> Xếp hàng
Uùn lượng -> Uốn lượn
Ciêu -> Kêu 
2, Lỗi dùng từ địa phương.
Cô kêu -> Cô gọi tên
Lật đật -> Vội vàng
Tôi sửa lại quần áo cho khỏi quê -> Tôi sửa cho gọn gàng kẻo xấu hổ.
Rất nôn -> Háo hức
3, Dùng từ chưa chuẩn, câu văn lủng củng.
- Mẹ đã mua cho em những cuốn sách trang bìa tập có in hình những con đô rê mon.
-> Mẹ ..n cuốn vở, trang bìa được in hình
- Cô hiệu trưởng nói những câu nói rất là hiền dịu.
-> Cô những câu nói rất ân cần, lo lắng cho học sinh.
- Nhưng em rất nôn, và một ngày em cứ chạy tới trường gần 2 lần.
- Hai hàng phượng sưỡng sờ nở hoa rất đẹp và có những chiếc lá rơi như đang vẫy chào.
- Em rất vui khi buổi học đầu tiên được điểm 10, em có danh dự với các bạn.
- Ngày đầu tiên đi học , em và một người bạn đi trên một con đường, cảm giác rất quen lạ.
4, Đọc bài văn hay.
5, Trao đẩi lại bài,sửa sai.
	4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Nhắc nhở các em không mắc phải những sai sót ở bài viết sau. Động viên các em cố gắng hơn nữa.
	4.5. Hướng dẫn HS tự học:
	* Học bài tiết này:
 Về nhà : Ôn lại kiến thứ đã học . 
* Bài học tiết sau:
 Chuẩn bị bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. 	 
Đọc kỹ, trả lời câu hỏi.
5. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5_12192063.doc