Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 65: Hoa sớm

I. Mục tiêu cần đạt

1.Kiến thức:

- Học sinh nắm đ¬ược những nét cơ bản về tác giả.

- Học sinh nắm đ¬ược Hoa sớm là một bài thơ bình dị mà thiết tha nồng nàn mà kín đáo. Tác giả muốn đem đến cho ngư¬ời đọc những tình cảm đẹp về một loài hoa từ đó muốn so sánh ngầm hình ảnh hoa chè với phẩm chất cao quý của con người Thái Nguyên - khiêm tốn, giản dị, hi sinh, dũng cảm.

2.Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc phân tích cảm thụ thơ địa phương.

- Hiểu được ý nghĩa, nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

3.Thái độ:

Giáo dục : -Tình yêu thiên nhiên, trân trọng cái đẹp.

 - Đức tính khiêm như¬ờng,giản dị biết hi sinh vì mọi ng¬ười.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực riêng: Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tạo lập văn bản

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 4430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 65: Hoa sớm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7.11.2017
Ngày giảng : .11.2017
Tiết 65, văn bản: 
Hoa sớm
 	 (Ma Trường Nguyên)
I. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
- Học sinh nắm được những nét cơ bản về tác giả.
- Học sinh nắm được Hoa sớm là một bài thơ bình dị mà thiết tha nồng nàn mà kín đáo. Tác giả muốn đem đến cho người đọc những tình cảm đẹp về một loài hoa từ đó muốn so sánh ngầm hình ảnh hoa chè với phẩm chất cao quý của con người Thái Nguyên - khiêm tốn, giản dị, hi sinh, dũng cảm.
2.Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc phân tích cảm thụ thơ địa phương.
- Hiểu được ý nghĩa, nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
3.Thái độ: 
Giáo dục : -Tình yêu thiên nhiên, trân trọng cái đẹp.
 - Đức tính khiêm nhường,giản dị biết hi sinh vì mọi người.
4. Năng lực cần đạt: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực riêng: Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tạo lập văn bản
II. Chuẩn bị. 
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, nghiên cứu CKTKN. 
2. Học sinh: soạn bài, mang sách văn học địa phơng.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức:1'
Lớp
Sĩ số
Vắng
9D
32
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
? Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng cuànhà văn KL?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS khi bước vào tiết học.
- Phương pháp: thuyết trình.
- Thời gian: 01’ 
? Hoa chè thường nở vào mùa nào?Em hãy miêu tả qua về loài hoa đó?
- Hoa chè - hoa trà màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5–4 cm, với 7 - 8 cánh hoa.
Gv Ngoài đặc điểm về hình thức như vây, hoa chè còn ẩn chứa điều gì bên trongmà lại để lại trong long người Thái Nguyên nóichung và Ma Trường nguyên nói riêng thì hôm nay ta cùng tím hiểu qua vb Hoa sớm.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: 
+ Học sinh hiểu về tác giả: Ma Trường Nguyên
+ Nội dung bài Hoa Sớm,một bài thơ bình dị mà kín đáo
+ Nt:so sánh ngầm hình ảnh hoa chè,với phẩm chất cao quý của con người.
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, đọc tích cực. 
- Thiết bị: SGK, SGV, phiếu học tập.
 Thời gian: 30’
Hoat động của thầy và trò
Nội dung bài học
? Nêu những hiêủ biết của em về tác giả?
- Ma Trường Nguyên dân tộc Tày sinh 17/5/1944
- Quê:Phú Đình, Định Hoá, Thái Nguyên
- Là tổng biên tập báo Thái Nguyên,trong vòng 40 năm cầm bút ông đã xuất bản 5 tập thơ,8 cuấn tiểu thuyết,truyện vừa,truyện thiếu nhi
? Nêu xuất xứ của bài thơ?
GV: Hoa Sớm là bài thơ rút trong tập Trái tim không ngủ, xuất bản 1987, một bài thơ bìnhdị mà thiết tha, nồng nàn mà kín đáo, đó là đặc trơng trong lối viết về miền núi của ông.
Gv đọc hướng dẫn hs đọc.
-Nhận xét về thể thơ và pt st
? Bài thơ được chia ra làm mấy đoạn?
+ Đoạn 1: khổ1: Những nhận thức bên ngoài của hoa.
+ Đoạn 2: khổ 2,3,4,5: phẩm chất bên trong của hoa.
+ Đoạn 3: khổ cuối : Gọi tên hoa
I, Tìm hiểu chung về văn bản:
1,Tác giả:
- Ma Trường Nguyên dân tộc Tày sinh 17/5/1944
- Quê:Phú Đình, Định Hoá, Thái Nguyên
- Là tổng biên tập báo Thái Nguyên
2 .Tác phẩm:
 - Hoa sớm rút trong tập Trái tim không ngủ xuất bản năm 1987.
- Thể thơ:
- PTBĐ:
- Bố cục: 3 phần
Hs đọc khổ 1
? Tác giả giới thiệu vẻ đẹp bên ngoài của hoa ntn?
-Hoa trắng trong 
-Nhụy vàng thơm từ tốn
? Từ tốn thuộc từ loại gì? Ý nghĩa?
- Tính từ: tỏ ra khiêm nhường, hoà nhã
? Em hiểu thơm từ tốn là mùi thơm ntn?
- Mùi thơm nhẹ, dễ chịu
GV: phải tinh thì mới cảm nhận đc mùi hương
? Hoa nở trong điều kiện và hoàn cảnh ntn?
Tự nở giữa mùa đông
Không chờ xuân đến đón
? Dựa và kiến thức môn sinh học, hãy giải thích vì sao cây chè thường nở hoa vào mùa đông?
- Độ dài chiếu sáng tới hạn trong ngày có tác dụng điều tiết quá trình sinh trưởng phát triển của cây và phụ thuộc vào các loài khác nhau gọi là hiện tượng quang chu kỳ (hay yếu tố quang kỳ). Tức sự ra hoa của cây phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm khác nhau. 
- Mỗi loài thực vật có độ dài ngày tới hạn nhất định. Cây chè sẽ trổ hoa khi quang kì ngày ngắn- ngày ngắn (vào mùa đông). 
- Hơn nữa chè là cây phát triển lá nên vào mùa xuân và mùa hè bộ phận lá phát mạnh, thường xuyên hái tỉa, chỉ sang mùa đông cây có đủ thời gian trổ hoa.
? Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của loài hoa này?
HS đọc khổ 2,3,4,5 
? Phẩm chất bên trong được giới thiệu qua những câu thơ nào?
-Dịu dàng chen trong tán
- Không phô sắc khoe hương
- Mặc sương sa níu giữ
-Dẫu phải ngậm giọt sương
-Không chờ hoe nắng ấm
- Xua lạnh cánh nở tung 
? Đăc trưng của các sự vật được đặt lên đầu câu nhằm mục đích gì?
- Nhằm nhấn mạnh phẩm chất đặc trưng của hoa
? Khi miêu tả về loài hoa, tác giả sử dụng những kiểu câu nào và biệp pháp tu từ gì?
- Câu khẳng định, so sánh
? Tg so sánh hoa với những sự vật nào?
- Mọi loại hoa , ong ,bướm
? Cách so sánh ấy cho thấy vẻ đẹp nào của hoa?
- Mạnh mẽ ,quả cảm 
GV: mùa đông là mùa câu khô lá vàng, không phải là mùa nở hoa nên hầu hết các loại cây đã thu mình lại tích nhựa sống chờ đến mùa xuân đâm chồi nẩy lộc nở hoa. Cũng vì không còn hoa nên các loài hút mật như ong, bướm cũng ở lỳ trong tổ và rủ trong vườn. Chỉ riêng cây chè lại có hoa sang lấp lánh sườn đồi.
? Qua phân tích, em nhận thấy loài hoa này có những p/c nào?
? Trong đời thường, mọi người cảm nhận như thế nào về loại hoa này?
Lầm tưởng là hoa muộn
Bị quên trong đời thường.
? Em hiểu ý tácgiả ntn qua 2 câu thơ này?
- Trong suy nghĩ của mọi ng thì hoa phải nở vào mùa xuân hoặc mùa hè thì mới đúng vụ, chứ nở vào mùa đông là muộn nên mọi ng không để ý và cho rằng mùa đông không có bất cứ loài hoa nào. 
- Tuy nhiên theo tác giả thì hoa nở vào mùa xuân là bình thường, có khi còn là muộn mà phải nở trước mùa xuân, tức là vào mùa đông mới là sớm, vì mùa đông ngay trước mùa xuân. Nên tg viết:
Dẫu phải ngậm giọt sương
Không chờ hoe nắng ấm
Hoa nở bung cánh trắng
Vẫn gọi mùa xuân về
Vì vậy mà tác giả mới đặt nhan đề cho bài thơ là hoa sớm.
-Hs đọc khổ thơ cuối.
? Đến đây em theo loài “Hoa sớm” bị lầm tưởng là hoa muộn ấy là loài hoa nào?
- Hoa chè 
? Đối với người TN, đây là loài hoa ntn?
- Gần gũi đặc trưng của đất và người TN nói chung và ng dân Bình Sơn nói riêng.
?Tác giả đã nhận xét những phẩm chất tiêu biểu nhất của hoa chè qua những dòng thơ nào?
“Biết nở trước bạn bè 
Nhận về mình giá buốt”
? Tg đã sử dụng biện pháp tu từ nào khi đề cập đến phẩm chất của hoa chè? Tác dụng?
- Nhân hóa: cây chè cũng có bạn, cũng có hành động như con ng (Nhận những khó khăn, vất vả về mình)-> Phầm chất cao quý
-> hoa chè có những p/c cao quý của con người.
 ? Từ loài hoa này tg muốn nói với người đọc điều gì ? Bao chùm bài thơ là BPTN?
- Ẩn dụ: Hoa sớm chính là phẩm chất con người, khiêm nhường giàu đức hi sinh.
- Miêu tả trực tiếp
? Nêu các BPNT tiêu biểu của bài thơ?
- Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa
- Miêu tả trực tiếp
- Ngôn ngữ bình dị gần gũi 
? Bài thơ khắc hoạ vẻ đẹp nào của hoa chè?
? Cũng từ h/ả hoa chè tg muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
-Hãy trân trọng những sự vật những sự vật gần gũi bình dị, thân thương ngay cạnh chúng ta, đừng lãng quên chúng.
?Qua bt em được biết gì về t/c của tg với qh? 
II.Phân tích:
1.Vẻ đẹp bên ngoài của hoa:
- Cánh trắng 
- Nhuỵ vàng
- Nở giữa mùa đông
-> vẻ đẹp bình dị, thanh khiết, trắng trong.
2. Phẩm chất bên trong của hoa:
-Vẻ đẹp dịu dàng không phô trương nhưng cũng không kém phần đằm thắm và có sức sống mạnh mẽ. 
-Hoa chè khiêm nhường và biết hi sinh
=> Qua hình ảnh hoa chè tác giả muốn nói lên những phẩm chất cao quý của con người,một loài hoa bình dị gần gũi, đặc biệt với người Thái Nguyên.
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
- Miêu tả trực tiếp, sử dụng h/ả ẩn dụ, sử dụng thủ pháp của thể loại truyện.
2.Nội dung : 
-Vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng mạnh mẽ của một loài hoa đặc trưng của đất và người TN.
-Tình yêu quê hương lòng tự hào về đất và người TN.
-Nhắc nhở mọi người hãy biết trân trọng những vẻ đẹp ngay chính trên quê hương mình
- Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: vận dụng nội dung vừa học để làm nài tập
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp
- Thời gian: 5 phút
? Theo em, lối miêu tả đặc sắc nhất của tác giả về hoa chè là gì ?
- Điều chỉnh, bổ sung:
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: củng cố kiến thức cho Hs.
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề.
- Thời gian: Về nhà
? Hãy thử viết một bài thơ về một loài hoa mà em thích.
- Điều chỉnh, bổ sung:
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: củng cố kiến thức cho Hs.
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề. 
- Thời gian: 5’ 	
? Ý nghĩa triết lý của bài thơ
 - Điều chỉnh, bổ sung: 
4. Củng cố: 1' GV khái quát BH
5. Dặn dò:1'
- Xem bài Luyện nói Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 2 chuong trinh van hoc dia phuong_12182911.doc