Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 14

LẶNG LẼ SA PA

(Nguyễn Thành Long)

1. Mục tiêu:

 1.1:Kiến thức :

 Hoạt động 1:

- HS biết: Nét chính về tác giả, tác phẩm và cách đọc sáng tạo, tóm tắt văn bản.

 Hoạt động 2:

 - HS biết: Những chi tiết thể hiện nội dung, nghệ thuật.

- HS hiểu: Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, đặc biệt là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ , tình cảm, trong quan hệ với mọi người. Chủ đề, gi trị nội dung v nghệ thuật của truyện .

 Hoạt động 3:

- HS biết:Tổng kết giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản.

1.2:Kĩ năng:

- HS thực hiện được: kĩ năng nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện .

- HS thực hiện thành thạo: Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự . Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm .

 

doc 17 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 895Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truyện ngắn cùng tên. Nhưng đến với truyện ngắn :” Lặng lẽ Sa Pa” , ta thấy nó có lặng lẽ hay không ? Qua tiết học này, các em sẽ rõ. ( 1’)
Hđ2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.(5’)
GV hướng dẫn cách đọc tóm tắt. Đọc giọng chậm, cảm xúc sâu lắng, đoạn đầu có thể kể; đọc từ đoạn: bác lái xe giới thiệu anh thanh niên đến hết: “Trời ơi  đến “im lặng”
Nhận xét phần đọc, kể.
Gọi HS đọc tóm tắt nhận xét.
Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Thành Long?
Nguyễn Thành Long (1925- 1991), quê ở Duy Xuyên- Quảng Nam. Chuyên viết truyện ngắn và kí. Nhà văn Tô Hoài coi ông là: “cây truyện ngắn”. Truyện ngắn của ông thường không gân guốc, gai góc mà pha chất kí, mang vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo.
Nêu xuất xứ của tác phẩm?
Viết trong chuyến đi lên Lào Cai mùa hè năm 1970. Trích từ tập: “Giữa trong xanh ”
Kiểm tra việc nắm nghĩa các từ khó của HS.
Hđ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản(.25’)
Nhận xét về cốt truyện và tình huống của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.
Cho HS thảo luận trong 4 phút.
Gọi đại diện nhóm trình bày.
Nhận xét.
GV giới thiệu tranh về cảnh mây núi Sa Pa.
Theo lời tác giả thì tác phẩm này là “một bức chân dung”. Chân dung đó của ai?
Chân dung của anh thanh niên.
Bức chân dung hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?
Hiện ra sự nhìn nhận , suy nghĩ đánh giá của các nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư.
Yêu cầu HS làm trong vở bài tập.
Theo em, trong truyện nhân vật nào là nhân vật trung tâm, nhân vật nào là nhân vật quan trọng vì sao?
Anh thanh niên là nhân vật trung tâm (nhân vật chính), nhân vật ông họa sĩ là nhân vật quan trọng. Vì hình ảnh nhân vật anh thanh niên được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông họa sĩ.
Trước khi anh thanh niên xuất hiện, bác lái xe đã giới thiệu đôi điều về anh như thế nào?
Hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét.
Anh thanh niên xuất hiện trong tình huống nào?
Do mới lên công tác, “thèm” người quá, kiếm kế dừng xe lại để gặp mọi người.
Qua lời kể, em biết gì về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên?
Công việc cụ thể của anh là gì?
“Đo gió  chiến đấu”; “vào 4 giờ sáng  một giờ sáng” SGK- 183.
Hoàn cảnh sống và làm việc như vậy, anh có hoàn thành nhiệm vụ của mình không?
Theo em , điều gì giúp anh hoàn thiện tốt công việc trong hoàn cảnh ấy?
Em có suy nghĩ gì về câu nói của anh thanh niên: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao là một mình được”.
Suy nghĩ thật đúng đắn và sâu sắc về công việc đối với đời sống con người.
Vậy theo em, công việc của anh thanh niên có buồn tẻ, cô đơn không? Vì sao?
Không vì anh thanh niên luôn có công việc và sách làm bạn. Biết tổ chức sắp xếp cuộc sống một cách khoa học, ngăn nắp; chủ động trồng hoa, nuôi gà, tự học ngoài giờ làm việc.
Em có nhận xét gì về cuộc đời riêng của anh?
Gọn gàng, ngăn nắp; “Cuộc đời riêng  giá sách” SGK- 184.
Giáo dục HS học tập đức tính tốt của anh thanh niên.
- GV nhắc nhở HS phải luơn cĩ tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc của tập thể : phong trào, lao động .
I.Đọc hiểu văn bản:
Đọc- tóm tắt:
Chú thích:
 a.Tác giả: Nguyễn Thành Long cĩ những đĩng gĩp cho nền văn học Việt Nam hiện đại ở thể loại truyện và kí .
 b.Tác phẩm: Ra đời năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai .
 c.Từ khó:
II.Phân tích văn bản:
Cốt truyện và tình huống:
 - Cốt truyện đơn giản: kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa những người khách với anh thanh niên.
 - Tác giả tạo tình huống hay: cho nhân vật chính xuất hiện một cách thuận lợi và tự nhiên.
2. Các nhân vật trong truyện: 
Nhân vật anh thanh niên:
Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên: Quanh năm sống một mình trên đỉnh Yên Sơn rất vắng vẻ.
Công việc: Đo gió chiến đấu”, vào bốn giờ, một giờ sáng,... rất vất vả.
Nhưng anh luôn hoàn thành công việc.
à Có lòng yêu nghề, ý thức được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
4.4:Tôûng kết: ( 5 phút)
 Câu 1: Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” được viết theo thể loại nào?
Hồi kí. 	
Tiểu thuyết.
Truyện ngắn. 	
Tùy bút.
l Đáp án:C
 Câu 2: Em cĩ suy nghĩ gì về hồn cảnh sống của anh thanh niên trong phần đầu truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ?
l Đáp án: Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên: 
Quanh năm sống một mình trên đỉnh Yên Sơn rất vắng vẻ.
Công việc: Đo gió chiến đấu”, vào bốn giờ, một giờ sáng. Rất vất vả.
Nhưng anh luôn hoàn thành công việc.
Có lòng yêu nghề, ý thức được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
ĩ GV cho HS trình bày 1’.
ĩ GV gọi HS nhận xét .
ĩ GV nhận xét chung .
4.5:Hướng dẫn học tập: (3 phút)
à Đối với bài học tiết này:
+ Đọc và tóm tắt, nắm kĩ nội dung văn bản.
+ Nắm kĩ cốt truyện và tình huống truyện.
à Đối với bài học tiết sau:
Chuẩn bị bài tiết sau: “Lặng lẽ Sa Pa (tt)”. 
 + Tìm hiểu về phẩm chất và tính cách của nhân vật anh thanh niên và các nhân vật khác trong truyện.
 + Nghệ thụât của truyện. 
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV Ngữ văn 9.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 9.
 + Ngữ văn 9 nâng cao.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng Ngữ văn 9.
 + Phân tích, bình giảng Ngữ văn 9.
Tuần:14
Tiết: 67
Ngày dạy: / /2017
LẶNG LẼ SA PA (tt)
(Nguyễn Thành Long)
1. Mục tiêu:
2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 2: Phân tích văn bản.(tt)
- Nội dung 3: Tổng kết.
3. Chuẩn bị:
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 
9A1: 9A2: 9A3: 
 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay?
l Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, tìm hiểu phầân Đọc – hiểu văn bản.
Cách xây dựng cốt truyên và tình huốùng của truyện như thế nào? (5đ)
Cốt truyện đơn giản: kể lại cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật, tạo tình huống hay để nhân vật xuất hiện một cách tiệân lợi, tự nhiên.
Nêu hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên? (5đ)
Sống và làm việc trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ.
Nhận xét. Chấm điểm.
 4.3:Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Vào bài : Ngoài nhân vật anh thanh niên ra, trong truyện còn có rất nhiều những nhân vật khác cũng là những con người có lối sống cao đẹp, lặng lẽ dâng cho đời . Qua tiết học này, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu kĩ về họ. (1’)
Hđ2: Hướng dẫn HS phân tích tiếp văn bản(.25’)
Khi gặp gỡ mọi người thì thái độ của anh thanh niên như thế nào? 
ĩ GV cho HS thảo luận : Hợp tác nhĩm nhỏ 3’.
ĩ Gv gọi đại diện một vài nhĩm trình bày .
ĩ GV cho HS nhận xét .
ĩ GV chốt ý.
Anh thanh niên đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với mọi người?
Qua đó, ta thấy anh là người như thế nào?
Quan tâm, lo lắng cho mọi người rất khiêm tốn bởi anh luôn kể về những người bạn giỏi hơn mình:
Anh bạn trên đỉnh Phan- xi - păng, ông kĩ sư vườn rau, đồng chí nghiên cứu khoa học.
Cảm nghĩ của anh thanh niên như thế nào?
Em học tập học điều gì qua nhân vật anh thanh niên?
Sống chan hòa với mọi người, yêu lao động, 
Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng tính cách anh thanh niên?
Ngoài nhân vật chính là anh thanh niên, các nhân vật phụ đã góp phần tô đẹp thêm vẻ đẹp của anh thanh niên như thế nào?
Nhân vật ông họa sĩ đóng góp vai trò gì trong truyện?
Dù không dùng cách kể theo ngôi thứ nhất nhưng tác giả đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của ông họa sĩ để quan sát, miêu tả từ cảnh vật đến nhân vật
Dưới cái nhìn của họa sĩ cảnh vật Sa Pa hiện lên như thế nào?
Cảnh Sa Pa đẹp môt cách kì lạ: “Nắng bây giờ  gầm xe.” SGK- 181.
Qua đoạn văn trên em thấy người họa sĩ có năng lực gì?
Năng lực quan sát kết hợp trí tưởng tượng bay bổng.
Ông họa sĩ có những suy nghĩ gì về con người và mảnh đất Sa Pa?
Với sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động: “Vì đã  tác”. Đối với nhà họa sĩ: “Vẽ bao giờ cũng  gian nan” và mảnh đất Sa Pa tưởng chừng như lặng lẽ nhưng ở đó có biết bao nhiêu người đang âm thầm say mê làm việc cống hiến cho đời.
Suy nghĩ của người họa sĩ: “Thế nhưng  gian nan” mang yếu tố tự sự hay bình luận?
Bình luận về việc vẽ.
Những suy nghĩ cảm xúc của ông họa sĩ đã góp phần tô đậm thêm bức chân dung của anh thanh niên như thế nào?
Khi nghe anh thanh niên kể chuyện, cùng với việc khám phá những trang sách, cô có cảm giác như thế? Vì sao?
Nó giúp cô điều gì?
Theo em truyện đưa nhân vật cô kĩ sư vào có ý nghĩ a gì?
Vừa làm cho câu chuyện không trở nên khô khan, vừa nhấn mạnh hơn vẻ đẹp của trí thức trẻ.
Cách giới thiệu nhân vật chính của bác lái xe có gì đặc sắc?
Giới thiệu: “là một trong những người cô độc nhất thế gian”, “thèm người”. 
Qua đó thể hiện tình cảm của bác đối với anh thanh niên như thế nào?
Trong truỵên, nhân vật xuất hiện trực tiếp và những nhân vật xuất hiện gián tiếp đã góp phần tô đậm hình ảnh anh thanh niên như thế nào?
Theo em, chất trữ tình của truyện toát lên từ đâu?
Từ phong cảnh thiên nhiên thơ mộng “cảnh trước  gầm xe”, “lúc bấy giờ  rực rỡ theo”; những cảm nghĩ của ông họa sĩ, bác lái xe trước nét đẹp giản dị của anh thanh niên, qua cuộc gặp gỡ trò chuyện của các nhân vật làm cho truyện mang dáng dấp một bài thơ, nâng cao ý nghĩ và vẻ đẹp của những sự việc, con người bình dị được miêu tả trong truyện.
Theo em, vì sao tác giả không đặt tên cho các nhân vật của mình?
Có lẽ tác giả muốn người đọc liên tưởng những nhân vật tốt đẹp trong truyện không phải là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông.
Hđ4: Tìm hiểu chủ đề.(3’)
Qua việc tìm hiểu và phân tích ở trên, em hãy chi biết chủ đề của truyện là gì?
Cho HS thảo luận. Thời gian: 4 phút.
Gọi HS trình bày, nhận xétù.
GV nhận xét.
Giáo dục HS ý thức học tập tốt để sau này góp phần xây dựng đất nước.
Hđ3: Hướng dẫn tổng kết.(3’)
Truyện đã thành công với nghệ thuật gì?
Tác giả đã thành công với nghệ thuật xây dựng tình huống, kể chuyện tự nhiên kết hợp các phương thức biểu đạt, tạo ấn tượng. Tất cả đã đưa tác phẩm đến đỉnh cao thành công.
Qua tìm hiểu văn bản ở trên, em thấy truyện “Lặng lẽ Sa Pa” nói về điều gì?
Sa Pa có những con người rất say mê lao động cống hiến cho đời, đặc biệt là anh thanh niên.
ĩ Giáo dục tư tưởng cho HS.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK- 189.
II. Phân tích văn bản: 
Các nhân vật trong truyện: 
Nhân vật anh thanh niên (tt)
Tính cách và phẩm chất:
Vui mừng khi được gặp mọi người, tặng hoa cho cô kĩ sư, pha trà mời khách, say mê kể về công việc, lo thức ăn trưa cho mọi người.
à Cởi mở, chân thành, chu đáo, khiêm tốn, ngăn nắp, sống có lí tưởng, yêu mến mọi người, yêu công việc.
Nghệ thuật: Khắc họa rõ tính cách nhân vật (anh thanh niên): tạo ấn tượng tốt đẹp về nhân vật.
b.Những nhân vật khác:
à Nhân vật ông họa sĩ:
Là người thể hiện điểm nhìn trần thuật, suy nghĩ, tình cảøm của tác giả.
Những suy nghĩ, cảm xúc của ông họa sĩ góp phần làm cho chân dung anh thanh niên sáng đẹp hơn, có chiều sâu tư tưởng.
à Cô kĩ sư:
Cảm thấy bàng hoàng khi hiểu thêm cuộc sống tốt đẹp của anh thanh niên và tin tưởng hơn vào con đường mà cô đã chọn.
à Bác lái xe:
Giới thiệu nhân vật chính đầy ấn tượng.
Ngưỡng mộ, yêu mến anh thanh niên.
à Sự cảm mến của các nhân vật phụ đã góp phần làm sáng rõ và hoàn thiện nhân vật anh thanh niên.
c) Chất trữ tình của truyện:
 - Cảnh thiên nhiên ở Sa Pa đẹp và thơ mộng.
 - Cuộc sống một mình lặng lẽ giữa thiên nhiên của anh thanh niên.
 - Cuộc gặp gỡ đầy chất thơ của các nhân vật.
à Tạo nên sức hấp dẫn.
à Chủ đề: Ca ngợi anh thanh niên và những con người như anh lặng lẽ, say mê làm việc và cống hiến cho đời.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
- Kết hợp yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm làm cho câu chuyện thêm sinh động, khai thác được chiều sâu tâm lí nhân vật. 
- Cách dùng từ tạo ấn tượng.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc, miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn, kết hợp giữa kể với tả và nghị luận.
- Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện.
2. Ý nghĩa văn bản:
- Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ơng hoạ sĩ .
- Qua đĩ, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người cĩ lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
4.4:Tôûng kết: ( 5 phút)
 Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai nhân vật: anh thanh niên hoặc ông họa sĩ.
 - Hướng dẫn HS cách làm bài.
GV sử dụng KT trình bày một phút .
HS trình bày theo cảm nhận của mình.
GV gọi HS trình bày.
l Đáp án: HS tự do phát biểu.
 Giá trị nội dung của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là gì?
 a.Giới thiệu anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
 b.Khắc họa những con người lao động bình thường ở Sa Pa mà tiêu biểu là anh thanh niên.
 c.Khắc họa cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên.
 l Đáp án:B
Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của truỵên?
Đáp án: Xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự trữ tình và bình luận.
4.5:Hướng dẫn học tập: (3 phút)
à Đối với bài học tiết này:
- Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Viết một đoạn văn ghi lại cảm nhận về một vài chi tiết nghệ thuật mà bạn thân thích nhất.
 + Tóm tắt truyện “Lặng lẽ Sa Pa”, học thuộc phần ghi nhớ SGK.
 + Làm đầy đủ các bài tập trong vở bài tập và phần luyện tập.
à Đối với bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài tiết sau: “Viết bài tập làm văn số 3”.
 + Xem kĩ lại về các nội dung tự sự kết hợp các nội dung về văn tự sự kết hợp các phương thức biểu đạt.
 + Lập dàn ý cho 4 đề bài trong SGK trang 191.
 + Lập dàn ý cho đề 3 SGK 
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV Ngữ văn 9.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 9.
 + Ngữ văn 9 nâng cao.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng Ngữ văn 9.
 + Phân tích, bình giảng Ngữ văn 9.
Tuần:14
Tiết: 68-69
Ngày dạy: / /2017
 VIẾT BÀI TẬP TẬP LÀM VĂN SỐ 3
1. Mục tiêu:
 1.1:Kiến thức : 
- HS biết cách viết bài văn tự sự cĩ kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
- HS hiểu: Vận dụng các kiến thức vận dụng các kiến thức đã học để viết hồn chỉnh một bài văn tự sự cĩ kết hợp viết bài văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
 .
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Viết bài văn tự sự kết hợp viết bài văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong bài văn tự sự.
- HS thực hiện thành thạo: HS cĩ kĩ năng diễn đạt, lập luận, trình bày mạch lạc, lơ- gic .
 1.3:Thái độ: 
- HS cĩ thĩi quen: Cẩn thận, chính xác , sáng tạo khi làm bài.
- HS cĩ tính cách: Giáo dục HS ý thức nghiêm túc khi làm bài kiểm tra, thi cử.
2. Ma trận đề:
3.Đề kiểm tra và đáp án:
3.1. Đề kiểm tra:
Kể về một cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội nhân ngày thành lập quân đội nhân dân việt Nam (22- 12). Trong buổi gặp gỡ đĩ, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ về tình cảm và trách nhiệm của thế hệ sau đối với thế hệ cha anh đi trước.
.3.2. Đáp án:
Câu 
Nội dung
Điểm
Đề 1:
 1.Mở bài :(1.5đ)
- Giới thiệu sự việc cuộc gặp gỡ diễn ra khi nào? Ở đâu?
- Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ.
 2.Thân bài: (7đ)
- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ theo trình tự.
 - Tâm trạng của em khi chuẩn bị phát biểu.
( Kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm).
 - Nội dung em phát biểu (thường diễn đạt bằng lập luận).
3.Kết bài(1,5đ)
 - Suy nghĩ của em về các chú bộ đội (miêu tả nội tâm).
- Hướng phấn đấu của bản thân: hứa quyết tâm học tập tốt tiếp bước cha anh .
HƯỚNG DẪN CHẤM:
à Biểu điểm:
- 10 đ: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề.
- 8 - 9 đ: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của đề, cịn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- 6 - 7 đ: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu trên.
- 5 đ: Đáp ứng được nửa các yêu cầu trên.
- 3 - 4 đ: Đáp ứng được 1/3 yêu cầu trên.
- 1- 2 đ: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- 0 đ: Hồn tồn lạc đề.
1,5đ
2đ
5đ
1,5đ
4.Kết quả:
- Thống kê chất lượng:
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TB Ư
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9A1
9A2
K9
- Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và đề kiểm tra:
Tuần:14
Tiết: 70
Ngày dạy: 05/12/2017
 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
(Tự học cĩ hướng dẫn)
1. Mục tiêu:
 1.1:Kiến thức : 
à Hoạt động 1: 
- HS biết: Hệ thống hóa kiến thức về văn bản tự sự và bổ sung một số đơn vị kiến thức mới về người kể chuyện.
- HS hiểu: Sử dụng các ngơi kể trong bài văn tự sự.
à Hoạt động 2:
 - HS biết: Làm các bài tập về ngôi kể và người kể chuyện trong văn bản tự sự.
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Kĩ năng xác định người kể chuyện và chuyển đổi ngôi kể trong bài văn tự sự .
- HS thực hiện thành thạo: Sử dụng các ngơi kể linh hoạt trong bài văn tự sự .
 1.3:Thái độ: 
- HS có thói quen: Sử dụng ngơi kể phù hợp trong khi viết văn tự sự .
- HS có tính cách: Giáo dục HS về vai trò của người kể chuyệïn trong văn bản tự sự.
2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 1: HS tự tìm hiểu vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự:
- Nội dung 2: Luyện tập.
3. Chuẩn bị:
 3.1: Giáo viên:Bảng phụ ghi một số đoạn văn tự sự hay.
 3.2: Học sinh: Tìm hiểu vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 
9A1: 9A2: 9A3:
 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay?
l Tìm hiểu vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự..
4.3:Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Vào bài :Ngoài các nhân vật, người kể chuyện có vai trò quan trọng trong việc thể hiện ý nghĩa câu chuyện. Qua tiết học học, các em sẽ rõ hơn về điều đó.(1’)
Hđ1: Hướng dẫn HS tự tìm hiểu vai trò của người kể.(15’)
Em hãy nhớ lại xem: Thế nào là ngôi kể?
Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
Gọi HS đọc đoạn trích.
Đoạn trích trên kể về ai? Về sự việc gì?
Kể về phút chia tay của họa sĩ, cô gái và anh thanh niên.
Ở đây, ai là người kể về các nhân vật trên?
Người kể dấu mặt, vô nhân xưng, không xuất hiện.
Những dấu hiệu nào cho biết các nhân vật ở đây không phải là người kể chuyện?
Đoạn trích trên kể theo ngôi thứ ba. Ba nhân vật trên đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan. Những câu: “Anh thanh niên vừa vào, kêu lên”, “cô kĩ sư mặt đỏ ửng”, “người họa sĩ già qua lại”. Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời kể phải thay đổi, xưng tên một trong ba nhân vật đó để kể.
Những câu: “Giọng cười  rẻ”, “Những người  như vậy” là lời nhận xét của người nào? Về ai?
Đó là lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Câu “Những người  như vậy”, người kể chuyện như nhập vào vai anh thanh niên, như nói hô những suy nghĩ và tình cảm của anh ta. Nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Còn nếu đó là câu nói trực tiếp của anh thì tính khái quát sẽ bị hạn chế đi rất nhiều.
Căn cứ vào đâu đề có thể nói: “Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư tình cảm của các nhân vật?
Dù người không xuất hiện là người kể trực tiếp nhưng người kể như nhập vào nhân vật, hóa thân vào nhân vật để quan sát, miêu tả, suy nghĩ, liên tưởng.
Vậy trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất, còn có thể theo ngôi thứ mấy? Có nghĩa là kể như thế nào?
Có thể kể theo ngôi thứ 3, đó là người kể chuyện dấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản.
Trong văn bản tự sự người kể có vai trò gì?
Dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện.
Gọi HS đọc ghi nhớ, GV nhấn mạnh ý.
ĩ Giáo dục HS về vai trò của người kể chuyệïn trong văn bản tự sự.
àHoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập. ( 15’)
 ĩ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
Đoạn văn này trích trong văn bản nào? Em đã 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14_12225585.doc