Vận dụng kiến thức liên môn để dạy văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” (Ngữ văn 9 – tập 1)

 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

I. Tên hồ sơ dạy học:

Vận dụng kiến thức các môn học: Văn học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật để dạy tiết 47 - văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9 – tập 1)

II. Mục tiêu dạy học:

 Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là:

 1. Môn Văn học: Tích hợp với các văn bản: “ Đồng Chí ” (Chính Hữu) và kiến thức Tiếng việt về Ẩn dụ, Hoán dụ, Điệp ngữ, , kiến thức Tập làm văn về Nghị luận về một tác phẩm văn học để đạt được mục tiêu:

a/ Kiến thức:

 - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.

 - Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người lính cách mạng qua thơ văn kháng chiến.

 - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm: vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng của những con người làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.

 

doc 18 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1772Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng kiến thức liên môn để dạy văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” (Ngữ văn 9 – tập 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác em còn hạn chế.
Ýnghĩa của dự án:
 	-Trong tình hình Giáo dục nước nhà đang bước vào quá trình đổi mới căn bản và toàn diện, trước hết ở đây là sự đổi mới về phương pháp và nội dung dạy học, việc dạy học các tiết văn bản trong môn Văn theo hướng tích hợp là một việc làm cần thiết và phù hợp. Cách dạy này đáp ứng được yêu cầu của quá trình đổi mới trong giáo dục, là tiền đề cho sự đổi mới toàn diện về giáo dục trong thời kì quá độ.
 	- Khi dạy học theo chủ đề, người GV phải linh hoạt hơn trong xây dựng giáo án và tổ chức các hoạt động dạy học đối với HS sao cho hiệu quả. Có nghĩa là người GV phải tự làm mới mình thông qua việc tìm hiểu tri thức liên môn, xây dựng giáo án mới, sáng tạo trong việc tổ chức định hướng HS học tập. Đặc biệt, HS phải tích cực học tập để tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức dưới sự định hướng của người GV. Học Văn theo chủ đề, các em được thể hiện năng lực tư duy, sáng tạo của mình, phát huy tính tích cực của các em trong học tập. Từ đó, hình thành trong HS ý thức tự học, tự nghiên cứu, khả năng tự tin làm chủ quá trình chiếm lĩnh tri thức. Đó là một kĩ năng cần và có đối với HS ngày nay.
 	- Việc vận dụng kiến thức liên môn có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống của con người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, với thực tiễn học tập của mọi học sinh. Nó giúp các em trưởng thành hơn, vững vàng hơn trước mọi gian nan thử thách. Đặc biệt, các em có thể giải quyết được những tình huống trong cuộc sống một cách hiệu quả. 
 	- Rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Địa lí, Giáo dục công dân để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra. Các em sẽ trân trọng hơn vẻ đẹp văn chương của các tác phẩm, năng lực thẩm mỹ được bồi dưỡng nâng cao. Biết thế nào là tốt, xấu từ đó xây dựng cho mình một lối sống đẹp. Bên cạnh đó, từ những nhận thức sâu sắc về sự hi sinh của thế hệ cha anh, các em sẽ thấy được mình phải sống và học tập sao cho xứng đáng với lớp người đi trước.
 	- Giáo dục học sinh có ý thức trân trọng những giá trị của cuộc sống.
 	- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, đất nước.
 	Có thể nói, đối với thực tiễn dạy học và cả với thực tiễn đời sống, việc tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn những ưu điểm vượt trội và đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn so với dạy học thông thường. Việc tổ chức dạy học Văn theo các chuyên đề càng cần được tiến hành thương xuyên, đều đặn để giúp HS có sự chuần bị tích cực cho phương pháp và chương trình học tập mới ở các cấp học tiếp theo.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
 	- Học sinh được phân công chuẩn bị theo cá nhân và theo nhóm. 
 	+ Tìm đọc thêm một số bài thơ của Phạm Tiến Duật và một số bài thơ khác cùng viết về chủ đề người lính trong văn học kháng chiến; Suy nghĩ về những phẩm chất của người lính cách mạnh thời kháng chiến. 
 	+ Tìm hiểu về giai đoạn lịch sử thời kháng chiến.
 	+ Chuẩn bị vẽ tranh hoặc hát về đề tài người lính, làm thơ về đề tài lịch sử cha ông, bài thuyết trình về ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với tương lai đất nước.
 	- GV chuẩn bị:
 	+ Giáo án, giáo án Povverpoin. SGK, Sách giáo viên Ngữ Văn 9 và các tư liệu, kiến thức có liên quan
 	+ Các đoạn phim tư liệu, Phiếu khảo sát, bảng phụ,.. 
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
 	Tiến trình dạy học và hoạt động dạy học của dự án này được mô tả thông qua giáo án dạy tiết 47 - Văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật).
GIÁO ÁN
 Tuần10
Tiết 47: VB: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
 (Phạm Tiến Duật) 
 A. Mục tiêu
 	1. Kiến thức: HS có những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
	 - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
	 - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm: vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạngcủa những con người làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.
 - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
 - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
 -Tích hợp: Địa lý, Lịch sử, GDCD, Âm nhạc .
 -Liên hệ : Sự khốc liệt của chiến tranh và môi trường.
 - Giáo dục học sinh tình cảm trân trọng hình ảnh những người lính trong chiến đấu. 
 3. Thái độ : Cảm phục, yêu mến anh bộ đội cụ Hồ.
 B. Chuẩn bị
 1. GV: SGV, SGK, giáo án điện tử, tư liệu
 2. HS: SGK, vở soạn 
 D. Tiến trình day - học
 1. Ổn định tổ chức lớp : (1’) 
 2.Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra trong quá trình dạy học)
 3. Bài mới: Dẫn vào bài :( 2’) 
 * GV Tích hợp môn Âm nhạc, Lịch sử, Địa lý : trình chiếu PowerPoint đoạn clip hình ảnh máy bay Mỹ ném bom và hình ảnh những chiếc xe trên đường Trường Sơn với nền nhạc bài hát “Đường Trường Sơn xe anh băng qua” để giới thiệu dẫn vào bài.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung 
* Hoạt động 1. HDHS đọc, tìm hiểu chú thích.
+ CH: Dựa vào chú thích em hãy nêu những nét chính về nhà thơ ?
HS: Phát biểu, bổ sung
 GV trình chiếu PowerPoint hình ảnh tác giả.
+ CH: Hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm về tác phẩm ?
HS: Trả lời
* GV: Tích hợp môn Lịch sử để giúp học sinh hiểu được hoàn cảnh lịch sử gắn với sự ra đời của bài thơ: 1969 cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta diễn ra gay go và ác liệt. Máy bay Mỹ điên cuồng bắn phá dọc tuyến đường Trường Sơn, trút hàng vạn tấn bom nhằm ngăn chặn mạch máu giao thông chính vận chuyển vũ khí lương thực từ miền Bắc vào Nam
HS: Lắng nghe
GV: Chuyển ý:
* Hoạt động 2. HDHS Đọc - giải thích từ khó:
- Giáo viên: Bài thơ này có 7 khổ với giọng điệu và ngôn ngữ khá độc đáo. Khi đọc cần thể hiện đúng giọng điệu và ngôn ngữ của bài thơ. Đọc to rõ, giọng tự nhiên, thể hiện khí phách sôi nổi.
- GV hướng dẫn đọc-> đọc mẫu-> Gọi HS đọc-> HS nhận xét -> GV nhận xét.
Kiểm tra việc nắm chú thích của HS
HS: Phát biểu, bổ sung, nhận xét.
+ CH: Bài thơ thuộc thể loại thơ gì ?
+ CH: Cho biết đề tài của bài thơ ?
HS: Phát biểu, bổ sung, nhận xét.
- GV : Giảng, chốt và chuyển ý.
* Hoạt động 3. HDHS Đọc – tìm hiểu văn bản:
+ CH: Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ ?
HS: Phát biểu, bổ sung, nhận xét.
- GV : Giảng, chốt và chuyển ý.
Hình ảnh nổi bật trong toàn bài thơ đó là những hình ảnh nào ?
HS: Trả lời
+ CH : Những chiếc xe được miêu tả có gì đặc biệt ?
HS: Quan sát hình ảnh và từ nội dung bài -> Phát biểu.
+CH Nguyên nhân nào làm cho những chiếc xe lại có sự biến dạng như vậy ?
HS: Phát biểu.
+ CH : Vì sao những chiếc xe này lại không có kính ?
HS: Phát biểu, bổ sung.
* Tích hợp GDCD: Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. 
GV Giảng: Chính bom đạn chiến tranh đã hủy diệt màu xanh và sự sống con người. Chính bom đạn chiến tranh ấy đã để những di chứng rất nặng nề cho con người như chất độc đi-ô-xin, hàng ngàn cánh rừng bị tàn phá, đất đá bị xới tung 
HS: Lắng nghe.
Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng ? tác dụng ?
HS: Thảo luận nhóm nhỏ-> phát biểu.
- GV trình chiếu PowerPoint hình ảnh chiếc xe không kính.
GV : Bình giảng, chốt kiến thức và chuyển ý
+ CH: Tác giả miêu tả những chiếc xe không kính chạy trong môi trường và hoàn cảnh khốc liệt nhằm làm nổi bật hình ảnh nào?
HS: Phát biểu.
GV bình: Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những điều kiện phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn.
HS : Lắng nghe.
*Thảo luận nhóm (4 phút )
Hãy tìm và phân tích các từ ngữ, hình ảnh, câu thơ thể hiện hình ảnh người chiến sĩ lái xe ?
 *Gợi ý: 
- Nhóm 1: 
 Tư thế: Từ " Ung dung  ->vào buồng lái".
- Nhóm 2: 
 Tinh thần: Từ " không có kính... -> khô mau thôi".
 ( Chú ý về thái độ, suy nghĩ -> Tinh thần)
 - Nhóm 3: 
 Tình cảm đồng chí, đồng đội: Từ " Những chiếc xe ... -> trời xanh thêm".
- Nhóm 4:
 Ý chí chiến đấu vì miền Nam: còn lại.
- GV trình chiếu PowerPoint hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trên chiếc xe không kính cùng với khổ 1 và 2
+ CH: Tư thế người chiến sỹ lái xe được miêu tả qua những từ ngữ nào ?
+ CH: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ? Tác dụng ?
à Đại diện nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.
GV: giảng.
- GV trình chiếu PowerPoint khổ thơ 3,4-> Gọi HS đọc.
+ CH: Thái độ của người lính lái xe trong khổ thơ 3,4 được thể hiện qua những từ ngữ nào?
+ CH: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ? Tác dụng ?
à Đại diện nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.
GV: giảng.
- GV trình chiếu PowerPoint khổ thơ 5, 6-> Gọi HS đọc.
+ CH : Nét sinh hoạt, tình đồng chí, đồng đội được thể hiện qua những từ ngữ nào ?
HS : Phát hiện -> Trả lời, bổ sung.
+ CH : Cảm nhận của em về tình đồng chí, đồng đội ở những người lính trẻ ?
à Đại diện nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.
 * GV bình, giảng: (Tích hợp môn Giáo dục công dân: Lí tưởng sống của thanh niên à Thái độ sống và cách ứng xử giữa con người với con người.)
- GV trình chiếu PowerPoint khổ thơ cuối. Gọi HS đọc.
+ CH : Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối ?
GV: Điều làm lên sức mạnh để người lính vượt qua khó khăn, gian khổ là gì ? 
à Đại diện nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.
GV: giảng, chốt.
-> Bốn câu thơ có sự tương phản : giữa vật chất và tinh thần giữa bên ngoài và bên trong, giữa cái không có và cái có.
-> Những khó khăn gian khổ ngày càng tăng, nhưng nhiệm vụ vẫn là trên hết, tất cả vì Miền Nam không có khó khăn, gian khổ nào cản nổi xe đi vì trong xe có một trái tim yêu nước của người chiến sĩ lái xe anh hùng, một ý chí chiến đấu gải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc.
* Hoạt động 4. Tổng kết và luyện tập:
+ CH: Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Hs: Phát biểu, bổ sung.
GV: Khái quát, chốt.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
GV trình chiếu PowerPoint 
* Bài tập trắc nghiệm
* Bài tập hoạt động nhóm ( Nhóm nhỏ )
* Tích hợp môn Lịch sử: để giúp học sinh thấy được những khó khăn, gian khổ mà những người lính gặp phải trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp ý chí, tinh thần ở họ.
 Câu 1: Tìm điểm giống và khác nhau về hình ảnh người lính ở hai bài thơ : “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ?
* Tích hợp môn GDCD: Lòng biết ơn, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào và Nghĩa vụ bảo về Tổ quốc . 
 Câu 2:
a) Em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của người lính lái xe trên đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ cứu nước? 
b) Từ đó, em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước và thế hệ cha anh ?
 ( Liên hệ thực tế ) 
(6’)
(6’)
(18’)
(8’)
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Sinh ngày (14/1/1941- 4/12/2007)
- Quê huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
- Tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
- Thơ ông thường viết về người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
- Phong cách thơ: sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
2. Tác phẩm:
- Giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ 1969. 
- In trong tập “Vầng trăng quầng lửa” 1970.
II. Đọc - giải thích từ khó:
1.Đọc:
2. Giải thích từ khó:
- Tiểu đội: đơn vị nhỏ khoảng 7- 12 người (Xe).
- Chông chênh: không vững chắc, đu đưa, chao đảo.
3. Thể loại: 
*Đề tài: Đề tài về người lính và chiến tranh.
III. Đọc - hiểu văn bản
* Nhan đề bài thơ.
- Nhan đề lạ, độc đáo. thể hiện 
cách nhìn, cách khai thác chất thơ từ hiện thực khốc liệt của chiến trường.
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính
 Không kính	
- Xe không đèn	 có xước 
 Không mui
- Vì : + Bom giật. => Kính vỡ.
 + Bom rung
- Nghệ thuật: đối lập, điệp ngữ, liệt kê
->Giọng thản nhiên, tả thực, lời thơ mang tính khẩu ngữ, hình ảnh độc đáo
=> Không khí ác liệt của chiến tranh làm cho những chiếc xe ấy biến dạng khác thường.
2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe
a) Tư thế: 
- Ung dung, nhìn đất, nhìn trời, Nhìn thẳng...
- Điệp từ, liệt kê, đảo ngữ.
-> Hiên ngang , bình tĩnh, tự tin và thanh thản, chủ động.
b/ Tinh thần, thái độ :
- Không có kính : + ừ thì có bụi,
 + cười ha ha.
 + ừ thì ướt áo 
- Điệp cấu trúc câu, giọng thơ ngang tàng, nghịch ngợm, hình ảnh độc đáo.
-> Các anh là người lính dũng cảm, có tinh thần lạc quan, coi thường gian khổ.
c) Tình đồng chí, đồng đội:
- Bắt tay- qua cửa kính vỡ.
- Bếp Hoàng Cầm.
- Chung bát đũa, gia đình...
- Võng mắc chông chênh.
-> Thể hiện niềm vui ấm áp tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, yêu thương, chia sẻ , cùng chung lí tưởng.
d) Ý chí chiến đấu :
Một trái tim -Hoán dụ: người lính
 -Ẩn dụ: chỉ tình yêu nước nồng nàn.
-> Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
IV. Tổng kết và Luyện tập:
1. Tổng kết:
* Nghệ thuật:
+ Giọng điệu: Ngang tàng, dí dỏm, hóm hỉnh mà chân thật, bộc trực.
+ Thể thơ: Tự do, lời thơ gần với lời nói thường, lời văn xuôi mà vẫn thấm đậm chất thơ.
* Ghi nhớ: SGK ( T. 133)
2. Luyện tập. 
D. Hướng dẫn tự học: ( 4’ ) 
1. Bài vừa học:
 	- Thuộc lòng bài thơ
- Sưu tầm tên một số ca khúc cách mạng được phổ từ lời thơ của Phạm Tiến Duật và có thể hát một trong số các ca khúc ấy ?
- Viết đoạn văn từ 10-12 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn
- Qua tìm hiểu tác phẩm, bằng sự tưởng tượng và liên tưởng của mình, em hãy vẽ lại hình ảnh người lính Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ . (Tích hợp môn Mĩ thuật)
 2. Bài sắp học: Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).
 - Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi SGK
 - Tìm mạch cảm xúc của bài thơ, đoạn thơ mà em cho là hay nhất. Vì sao ?
 * Chú ý khai thác tác dụng các biện pháp nghệ thuật để tìm hiểu nội dung.
 ------------------------0O0-----------------------
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
* Cách thức đánh giá: Giáo viên sử dụng phiếu khảo sát để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
à Cụ thể như sau:
 PHIẾU KHẢO SÁT
 ( trình bày không quá 15 dòng đối với mỗi câu )
1. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một bài thơ hay. Theo em, bài thơ hay ở điểm nào ?
......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
..
2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ nói chung, ở họ là sự tiếp nối truyền thống hào hùng của dân tộc. Qua phân tích tìm hiểu tác phẩm, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong bối cảnh đất nước hiện nay ?
........................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctich hop lien mon_12172374.doc