Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần số 5

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.

- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.

1.2. Kỹ năng:

- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.

- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tư từ ẩn dụ, hoán dụ.

1.3. Thái độ:

 Giáo dục HS có ý thức trong việc vận dụng từ ngữ đúng trong hoàn cảnh giao tiếp.

2. TRỌNG TM:

Hiểu được ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.

 3. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ chuẩn kiến thức kỹ năng.

Học sinh: Vở bài soạn, đồ dùng học tập.

 

doc 17 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 998Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh
 3. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ chuẩn kiến thức kỹ năng.
Học sinh: Vở bài soạn, đồ dùng học tập.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra miệng:
1.Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện” Chuyện người con gái Nam Xương?(7đ)
- Thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ VN dưới chế độ phong kiến., đồn thời k/đ vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Tác phẩm là áng văn hay, thành công về n/t dựng truyện, miêu tả n/v, bó cục chặt chẽ.
2. Câu văn nào nói lên cách xử sự của Vũ Nương trước tính hay ghen của chồng?(1đ)
a. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.
b. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.
c. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.
d. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến bất hòa.
? Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh thuộc thể loại gì?
- Vũ trung tùy bút.
3. Kiểm tra VBT 
4.3/ Bài mới: 
GV Giới thiệu bài: Cùng viết về những năm tháng cuối cùng của triều đình Lê – Trịnh, cùng phê phán sự xa hoa hưởng lạc của chúa, sự tham nhũng lộng hành thối nát của đám quan lại thừa cơ đục nước béo cò, nếu HLNTC chọn t/l TTLs, Lê Hữu Trác chọn thể kí thì PĐH chọn tùy bút với tác phẩm: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
? Dựa vào chú thích em hãy nêu sơ lược về tác giả và tác phẩm?.
HS nêu theo Sgk.
GV nhận xét, chốt lại:
HS tìm hiểu các từ khó trong Sgk.
GV bổ sung thêm từ”hoạn quan”: còn gọi là thái giám giúp việc hoàng hậu và các phi tần của vua.
+ cung giám: nơi ởlàm việv của h/q
- SGK trang 60
- GV hướng dẫn HS đọc: Đọc bình thản, chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo.
GV đọc 1 đoạn. HS đọc.
GV nhận xét.
* Hoạt động 2:
- HS Schú ý đoạn đầu của VB.
? Chỉ ra thói xa xỉ của Chúa Trịnh?
HS tìm chi tiết Sgk trả lời.
GV nhận xét, chốt:
+ Xây nhiều cung điện đền đài.
+ Dạo chơi một tháng 3, 4 lần nhiều người hầu hạ.
+ Cướp chim, thú, cây cảnh quí.
+ Cây đa to bên bắc đem về.
? Các chi tiết đó cho em thấy 1 sự thực gì của nước ta vào TK đó?
HS liên hệ k/t lịch sử trả lời.
GV nhận xét, liên hệ: đời sống nd vô cùng cực khổ, c/tpk liên miên.
? Em nhận xét về lời văn ghi chép của tác giả?
HS nhận xét. GV kết luận:
? Tác giả nói câu:”kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” có ý nghĩa gì?
HS Strao đổi, phát biểu
GV nhận xét, định hướng:
+ Vì âm thanh của chim thú ồn ào như mưa sa, gió táp, vỡ tổ, tan đàn.
+ Bày trí như bến bể, đầu non " là điềm gở, chẳng lành như báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ lo ăn chơi xa hoa trên mồ hôi nước mắt của dân lành. Điều đó xãy ra không bao lâu sau khi chúa mất.
Hs chú ý đoạn văn còn lại.
? Em cho biết thủ đoạn của bọn quan lại?
HS s tìm chi tiế Sgk trả lời.
GV nhận xét, chốt lại:
+ Thấy cây cảnh quí chúng ghi chữ “phụng thủ” vào và tối lẻn đến đánh cắp, sáng vu oan cho dân để đòi tiền đút lót " người dân bị đánh cắp hai lần.
+ Nếu sợ phải hủy bỏ của quí mới yên thân.
+ Chúng vừa vơ vét, vừa được việc mẫn cán cho nhà Chúa. 
? Vì sao chúng có thể làm được như vậy?
HS : vì được chúa dung dưỡng, vì theo lệnh chúa giúp chúa thoả mãn thói chơi xa xỉ. 
Thảo luận nhóm.
? Chi tiết cuối đoạn TG nêu ra nhằm mục đích gì?
HS thảo luận, trình bày.
GV nhận xét, định hướng: Làm cho tính chân thực của câu chuyện tăng thêm vì nó diễn ra ngay ở nhà TG.
? Trong hoàn cảnh đó, TG có thái độ nào không?
HS S phát biểu.
GV định hướng: Không phê phán, không phẫn nộ, gọi các cậu. Đây là thủ pháp châm biếm sâu cay.
? So sánh văn tùy bút và thể truyện có gì khác nhau?
+ Tùy bút: Việc thật, người thật, không cần có hệ thống kết cấu, ghi theo sự việc có sẵn.
+ Truyện: Lấy cảm hứng từ cuộc sống nhưng qua lăng kính của tác giả hư cấu, tưởng tượng, sắp xếp theo ý riêng của mình, truyện có hệ thống nhân vật, cốt truyện, diễn biến, kết thúc.
- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3:
- HS đọc bài tập.
GV hướng dẫn – HS về nhà làm.
I/ Đọc- hiểu văn bản:
1. Tìm hiểu chú thích:
- Tác giả: Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) – Chiêu Hổ
- Tác phẩm: Trích trong tập “Vũ trung tùy bút”, đầu thế kỉ XIX.
- Giải thích các từ khó:
2. Đọc
II/Phân tích văn bản.
1. Thói ăn chơi xa xỉ của Chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa:
- Tiêu tốn nhiều của cải, tiền bạc vào những trò chơi tiêu khiển thật xa xỉ.
- Xây nhiều đền đài cứ liên miên.
- Huy động nhiều người phục vụ, hầu hạ.
- Cướp đoạt, thu lấy những của quí trong thiên hạ làm của riêng trong phủ Chúa.
- Bày trí trong phủ như đầu non bến bãi.
" Ghi chép cụ thể, miêu tả chân thực cụ thể sinh động.
_ Cảnh đẹp, giàu sang, kì lạ, nhưng gợi lên sự bất ổn, tan tác, đau thương, không yên bình.
2. Thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận trong phủ Chúa:
 - Ỷ quyền, cậy thế nhũng nhiễu dân lành.
- Vừa ăn cướp vừa la làng.
- Đánh cắp vật cung phụng cho vua, vu oan cho dân giấu vật quí để lấy tiền đút lót.
- Người dân bị cướp hai lần.
- Phải hủy bỏ của quí mới yên.
3. So sánh:
- Tùy bút: Ghi chép tản mạn người sự việc có thật, không cần hệ thống kết cấu.
- Truyện: Có cốt truyện, nhân vật, sự việc do tác giả sáng tác nên. 
* Kết luận: Ghi nhớ sgk trang 63.
III/ Luyện tập:
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
1. Tư tưởng cảm xúc chủ đạo của tác giả trong văn bản này là gì?
a. Phê phán bọn vua, chúa, quan lại đương thời.
b. Thể hiện lòng thương cảm đối với người dân.
c. Các ý trên đều đúng. 
2. Em hãy nêu nghệ thuật của truyện?
a. Các sự việc cụ thể, khách quan.
b. Liệt kê, miêu tả.
c. Không xen lời bình luận.
d. Các ý trên đều đúng.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
* Bài học tiết này:
- Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
* Bài học tiết sau:
Đọc và soạn bài Hồng Lê nhất thống chí. Trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài ..
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
 (Trích hồi thứ 14 – Ngô Văn Gia Phái)
Tiết: 23
Tuần dạy:...
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về trong
phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi. 
1.2. Kỹ năng:
- Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.
- Cảm nhận sức trỗi dậy kỳ diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, ghi nhớ công ơn của người anh hùng dân tộc, phê phán bọn vua quan hèn nhát, bán nước.
2. TRỌNG TÂM:
	Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
 3. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ chuẩn kiến thức kỹ năng.
Học sinh: Vở bài soạn, đồ dùng học tập.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra miệng:
1. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh phản ánh nội dung gì? Cho biết mục đích của TG khi viết đoạn văn cuối bài? (6đ)
- Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh.
- Làm tăng thêm sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà TG đã nêu trước đó.
2. Phủ Chúa giàu có là do đâu?(1đ)
a. Do dân đóng góp.
b. Do Chúa bóc lột thu vén.
c. Do bọn quan lại nhũng nhiễu dân cống nộp.
d. Do Chúa tự làm lấy.
?Văn bản Hồng lê nhất thống chí hồi thứ 14 cĩ nĩi về 1 vị vua, nêu tên vị vua ấy?
- Vua Quang Trung.
3. Kiểm tra VBT.
4.3/ Bài mới:
GV Giới thiệu bài: Cho đến nay, trong lịch sử VHVN chưa có TPVH nào tái hiện lại 1 cách chân thực và sinh động 1 GĐLS nước nhà như cuốn tiểu thuyết lịch sử HLNTC của NGVP( gia đình nhà văn họ Ngô). Và đoạn trích thứ 14 mà hôm nay chúng ta học chính là 1 trong những đoạn hay nhất của TP.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
? Dựa vào chú thích em hãy nêu sơ lược về tác giả và tác phẩm?
HS nêu.
- GV nhận xét, chốt lại các ý cơ bản nhất.
GV treo tranh TGTP.
HS tìm hiểu các từ khó trong Sgk.
GV bổ sung từ:đốc suất đại binh: cổ vũ chỉ huy đoàn quân lớn.
 - SGK trang 64
- GV hướng dẫn HS đọc: Đọc với ngữ điệu phù hợp với từng n/v. tả trận đánh cần đọc với giọng khẩn trương, phấn chấn.
- GV đọc 1 đoạn. HS đọc.
GV nhận xét.
? Có thể chia đoạn trích làm mấy phần nêu nội dung của từng phần?
- Chia làm ba đoạn
+ Đoạn 1 từ đầu đến Mậu Thân 1788: được tin báo quân Thanh đã chiếm thăng long Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân dep giặc 
+ Đoạn 2 tiếp đến rồi kéo vào thành: cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
+ Đoạn 3 : phần còn lại: sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống
? Em hãy nêu đại ý của đoạn trích?
HS nêu – GV nhận xét,khái quát lại 
I/ Đọc – hiểu văn văn bản
1 :Tìm hiểu chú thích
- Tác giả: Ngô Thì Chí (1758-1788) ở Hà Tây.
+ Ngô Thì Du (1772-1840) làm quan dưới triều Lê- Nguyễn.
- Tác phẩm: Trích hồi thứ 14 của bộ tiểu thuyết chương hồi (gồm 17 hồi viết về vua Quan Trung đại phá quân Thanh)
- Giải thích các từ khó.
2: Đọc 
3:Bố cục : ba phần
4. Đại ý: 
- Miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua QT, sự thất bại thảm hại của quân Thanh và số phận của bọn vua tôi triều Lê phản nước hại dân.
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
1. Hoàng Lê Thống Chí có ý nghĩa là gì?
a. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
b. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.
c. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước.
d. Ý chí trước sau như một của vua Lê.
2. Tóm tắt ý chính 3 đoạn hồi 14?
+ Đoạn 1: “ Từ đầu 25/12/1788”
Quân Thanh chiếm thành Thăng Long. Nguyễn Huệ lên ngôi vua cầm quân dẹp giặc.
+ Đoạn 2: “Tiếp theo  kéo quân vào thành”
Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lừng lẫy.
+ Đoạn 3:”Phần còn lại”.
Sự đại bại của quân Thanh và sự thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
* Bài học tiết này:
- Tìm hiểu hình tượng người a/h QTNH.
- Sự đại bại của quân Thanh và số phận của vua tôi LCT.
- Liên hệ k/t lịch sử.
* Bài học tiết sau: Học tiếp
5. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Bài ..
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (tt)
 (Trích hồi thứ 14 – Ngô Văn Gia Phái)
Tiết: 24
Tuần dạy:...
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về trong
phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi. 
1.2. Kỹ năng:
- Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.
- Cảm nhận sức trỗi dậy kỳ diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, ghi nhớ công ơn của người anh hùng dân tộc, phê phán bọn vua quan hèn nhát, bán nước.
2. TRỌNG TÂM:
	Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
3. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ chuẩn kiến thức kỹ năng.
Học sinh: Vở bài soạn, đồ dùng học tập.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra miệng:
- Không.
4.3/ Bài mới:cho HS nhắc lại đại ý của đoạn trích. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2:(tt)
Thảo luận nhóm.
? Nhận được tin cáo cấp, NH có thái độ gì?
HS phát biểu.
GV nhận xét, chốt: Họp các tướng sĩ, lên ngôi vua, tự đốc suất đại binh đến NA, gặp người cống sĩ ở La Sơn, mộ thêm quân.
? Qua thái độ và hành động của NH, có thể thấy NH là người ntn?
HS thảo luận, trả lời.
GV nhận xét, chốt:
? Trong lời dụ lính, QT nhận định tình hình thời cuộc, thế tương quan chiế lược giữa ta và địch đồng thời còn chỉ cho họ rõ điều gì?
HS phát hiện, trả lời.
GV nhận xét, chốt: Khẳng định chủ quyền DT, Nêu bật chính nghĩa giữa ta và địch, Kêu gọi đồng tâm hiệp lực ra kỉ luật nghiêm.
? Lời dụ líng có tác động tới tướng sĩ ntn?
HS trao đổi, phát biểu.
GV nhận xét, định hướng: Kích thích lòng yêu nước, truyền thống DT, thu phục quân lính khiến họ không dám ăn ở 2 lòng.
? Qua việc làm đó, em còn cảm nhận được điều gì về người a/h NH?
HS thảo luận, trả lời.
GV nhận xét, chốt:
? Tài dùng binh của NH còn được thể hiện qua việc tổ chức các trận đánh. Em hãy CM?
HS theo dõi VB chứng minh: Trận Hà Hồi, Trận Ngọc Hồi.
- Qua đó em thấy QTNH còn là vị a/h ntn?
HS nhận xét
? Tại sao vốn là những người trung thành với nhà Lê, không mấy cảm tình với quân TS...mà các TG vẫn viết về QT và những c/c của đoàn quân áo vải 1 cách đầy cảm tình hào hứng như vậy?
HS lí giải. GV nhận xét, định hướng: Là sự thực LS, tôn trọng LS ; tận mắt c/k sựthối nát kém cỏi hèn mạt của chúa....
- Em hãy nêu tình hình của quân Thanh khi sang đất nước ta? Nhất là tướng Tôn Sĩ Nghị.
HS theo dõi VB trả lời.
GV nhận xét, chốt:
+ Không nắm rõ tình hình nước ta, không phòng bị gì cả, chỉ lấy thanh thế suông để dọa dẫm.
+ Không muốn tốn xương máu, giao trách nhiệm nặng nề cho vua tôi nhà Lê.
+ Bất tài, vô dụng.
+ Không đámh mà chạy, tan vỡ, xin hàng, dàn trận không thành, tự làm hại mình, tự vẫn.
GV liên hệ SKLS: Cảnh thua trận của quân tướng nhà T không khác mấy cảnh quân Minh ở đầu TK XV( Bình Ngô Đại Cáo)
? Còn bọn nhà Lê ra sao?
HS phát biểu.
GV nhận xét, chốt, liên hệ KTLS:
+ Khi thua trận, vua tôi nhà Lê chạy theo, cướp thuyền dân, nhịn đói, đi không nghỉ, nhờ người thổ hào cho bữa cơm và dẫn đường tắt theo Tôn Sĩ Nghị sang Trung Quốc hòng cầu viện đại quân sang cứu.
+ Khi đã sanh Tàu, bọn chúng phải cạo đầu, ăn mặc như người Mãn Thanh và cuối cùng gửi lại nắm xương tàn nơi đất khách.
? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?
+ Kể xen miêu tả, cụ thể sinh động, gây ấn tượng mạnh.
4. So sánh hai cuộc tháo chạy của bọn vua tôi nhà Lê và bọn xâm lược?
HS so sánh.
GV nhận xét, kết luận:
+ Tả thực, cụ thể nhưng âm hưởng lại khác nhau.
+ Khi tả quân Thanh: nhịp điệu nhanh “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, hối hả tranh nhau sang sông, xô đẩy nhau, sợ hãi, tháo chạy về nước. 
+ Khi miêu tả vua tôi nhà Lê: chậm rãi, tỉ mỉ, tả giọt nước mắt của người thổ hào, của vua tôi nhà Lê thật thảm thương, giết gà thết đãi, tỏ rõ sự ngậm ngùi..
+ Tác giả là một tôi trung mà thấy vương triều sụp đổ không thể không mủi lòng, vẫn biết là kết cục không tránh khỏi.
- HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động3:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS về nhà làm.
II: phân tích văn bản
1. Hình ảnh người dân tộc anh hùng Nguyễn Huệ:
- Là người bình tĩnh, hành động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ, quyết đoán trước những biến cố lớn.
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén mưu lược.
- Là người luôn sáng suốt, mưu lưỡc trong việc nhận định tình hình, thu phục quân sĩ.
- Có tầm nhìn xa trông rộng.
- Là bậc kì tài trong việc dùng binh: bí mật, thần tốc, bất ngờ.
- Oai phong trong chiến trận.
_ Trong vòng 5 ngày chiếm được thành Thăng Long. 
3. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:
a. Tôn Sĩ Nghị là tên tướng bất tài, kiêu căng, chủ quan, không đề phòng, lo ăn chơi, không có kế hoạch gì cả.
- Khi lâm trận bọn tướng tá sợ hãi, chạy trốn, quân lính xin hàng, bỏ chạy về nước, giẫm đạp lên nhau mà chết.
- Sầm Nghi Đống tự vẫn.
b. Bọn vua tôi Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh, phản nước hại dân. Vua tôi trốn chạy, tình cảnh thảm thương.
- Lối văn trần thuật, xen miêu tả sinh động, cụ thể gây ấn tượng.
 4. So sánh hai cuộc tháo chạy: 
- Quân Thanh: Tả nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả. Tuy miêu tả khách quan nhưng có vẻ hả hê, sung sướng của người thắng trận, trước thảm bại của bọn cướp nước.
- Vua tôi nhà Lê: Tả nhịp điệu chậm rãi, tỉ mỉ, tỏ rõ sự ngậm ngùi, thương xót.
* Kết luận: Ghi nhớ sgk trang 72. 
III/ Luyện tập:
HS viết đoạn văn 
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
1. Nêu những cảm nhận của em về người anh hùng NH?
- Là người bình tĩnh, hành động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ, quyết đoán trước những biến cố lớn.
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén mưu lược.
- Là người luôn sáng suốt, mưu lưỡc trong việc nhận định tình hình, thu phục quân sĩ.
- Có tầm nhìn xa trông rộng.
- Là bậc kì tài trong việc dùng binh: bí mật, thần tốc, bất ngờ.
- Oai phong trong chiến trận.
2. Tình cảm của tác giả đối với vua tôi nhà Lê?
a. Căm phẩn vì bán nước hại dân.
b. Lòng thương cảm xót xa cho một triều đại đã sụp đổ.
c. Thái đôï bênh vực.
d. Nuối tiếc cho sự thảm bại của họ.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
* Bài học tiết này:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập vào VBT.
* Bài học tiết sau:
Học bài Truyện Kiều.
+ Đọc kĩ VB.
+ Tóm tắt những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du.
+ Tóm tắt Truyện Kiều.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ...................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5_12192017.doc