Giáo án môn Sinh học 12 - Ôn tập chương I, II

I. Nội dung

 Nội dụng 1: Ôn tập chương I, II.

II. Mục tiêu

1. Kiến thức: Học sinh hệ thống hoá kiến thức chương I, II.

2. Kỹ năng : Học sinh giải được một số bài tập liên quan.

3. Thái độ: Yêu thích khoa học, thích cực học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực

 Năng lực chung: tự học, quan sát, giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác.

 Năng lực chuyên biệt:

III. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học và thiết bị dạy học

 Phương pháp và và kĩ thuật dạy học : thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

 Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp.

 Phương tiện thiết bị dạy học:

IV . Mô tả mức độ nhận thức:

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2823Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 12 - Ôn tập chương I, II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Ngày soạn: 07/11/2015
Tuần 12. Tiết PPCT: 14,15,16
ÔN TẬP CHƯƠNG I, II
I. Nội dung
Nội dụng 1: Ôn tập chương I, II.
II. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh hệ thống hoá kiến thức chương I, II.
2. Kỹ năng : Học sinh giải được một số bài tập liên quan. 
3. Thái độ: Yêu thích khoa học, thích cực học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực chung: tự học, quan sát, giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác.
Năng lực chuyên biệt: 
III. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học và thiết bị dạy học
Phương pháp và và kĩ thuật dạy học : thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp.
Phương tiện thiết bị dạy học: 
IV . Mô tả mức độ nhận thức: 
1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
 Cấp độ
Tên 
 chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Ôn tập chương I, II
- Nêu gen, MDT, Tái bản ADN, điều hòa hoạt động gen, đột biến gen, NST, đột biến NST.
- Nêu phương pháp nghiên cứu của Menden.
- Nêu cơ sở khoa học của QLPL, QLPLĐL, LKG, HVG, DTLK với giới tính, Di truyền ngoài nhân.
- Biết hiện tượng tương các gen, gen đa hiệu.
- Nêu các yếu tố ảnh hưởng sự biểu hiện của kiểu gen.
- Cơ sở khoa học di truyền của các quy luật.
- Cơ chế điều hòa hoạt động gen, đột biến gen, đột biến NST. 
- Giải quyết các bài tập.
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá.
Câu 1: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
	A. 6 loại mã bộ ba.	B. 3 loại mã bộ ba.	C. 27 loại mã bộ ba.	D. 9 loại mã bộ ba.
Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là
	A. đoạn intron.	B. đoạn êxôn.	C. gen phân mảnh.	D. vùng vận hành.
Câu 3: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là
	A. ADN giraza	B. ADN pôlimeraza	C. hêlicaza	D. ADN ligaza
Câu 4: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
	A. 1800	B. 2400	C. 3000	D. 2040
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?
	A. Tính phổ biến.	B. tính đặc hiệu.	C. Tính thoái hoá.	D. Tính bán bảo tồn.
Câu 6: Điều nào không đúng với cấu trúc của gen?
	A. Vùng kết thúc nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
	B. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình dịch mã.
	C. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình phiên mã.
	D. Vùng mã hoá ở giữa gen mang thông tin mã hoá axit amin.
Câu 7: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN
A. theo chiều từ 5’ đến 3’.
B. theo chiều từ 3’ đến 5’.
C. di chuyển một cách ngẫu nhiên.
D. theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia.
Câu 8: Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại như sau: A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu?
	A. A = T = 180, G = X = 110.	B. A = T = 150, G = X = 140.
	C. A = T = 90, G = X = 200.	D. A = T = 200, G = X = 90.
Câu 9: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của
	A. mạch mã hoá.	B. mARN.	C. mạch mã gốc.	D. tARN.
Câu 10: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là
	A. rARN.	B. mARN.	C. tARN.	D. ADN.
Câu 11: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?
	A. Vùng khởi động.	B. Vùng mã hoá.	C. Vùng kết thúc.	D. Vùng vận hành.
Câu 12: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp dịch mã?
	A. mARN.	B. tARN.	C. Ribôxôm.	D. ADN.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không đúng về phiên mã?
	A. Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn.
	B. Sự duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
	C. Sự truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân.
	D. Sự tổng hợp các loại ARN như mARN, tARN, rARN.
Câu 14: Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự nuclêôtit được phiên mã từ một gen có đoạn mạch bổ sung là AGX TTA GXA?
	A. TXG AAT XGT.	B. UXG AAU XGU.	
	C. AGX TTA GXA.	D. AGX UUA GXA.
Câu 15: Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với vùng
	A. vận hành.	B. điều hòa.	C. khởi động.	D. mã hóa.
Câu 16: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách
	A. liên kết vào vùng khởi động.	B. liên kết vào gen điều hòa.
	C. liên kết vào vùng vận hành.	D. liên kết vào vùng mã hóa.
Câu 17: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 18: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là
	A. vi khuẩn	B. động vật nguyên sinh	C. 5BU	D. virut hecpet
Câu 19: Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây
	A. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T	B. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G
	C. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A	D. biến đổi cặp G-X thành cặp A-U
Câu 20: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
	A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
	B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
	C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
	D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
Câu 21: Hai gen B và b cùng nằm trong một tế bào và có chiều dài bằng nhau. Khi tế bào nguyên phân liên tiếp 3 đợt thì tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong thế hệ tế bào cuối cùng là 48000 nuclêôtit (các gen chưa nhân đôi). Số nuclêôtit của mỗi gen là bao nhiêu?
	A. 3000 nuclêôtit.	B. 2400 nuclêôtit.	C. 800 nuclêôtit.	D. 200 nuclêôtit.
Câu 22: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là
	A. lặp đoạn.	B. mất đoạn.	C. đảo đoạn.	D. chuyển đoạn.
Câu 23: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?
	A. Đột biến gen.	B. Mất đoạn nhỏ.	C. Chuyển đoạn nhỏ.	D. Đột biến lệch bội.
Câu 24: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là
	A. lặp đoạn, chuyển đoạn.	B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST.
	C. mất đoạn, chuyển đoạn.	D. chuyển đoạn trên cùng một NST.
Câu 25: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là
	A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ.	B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.
	C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao.	D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.
Câu 26: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen AAa tự thụ phấn thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
	A. 35 cao: 1 thấp.	B. 5 cao: 1 thấp.	C. 3 cao: 1 thấp.	D. 11 cao: 1 thấp.
Câu 27: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là
	A. 12.	B. 24.	C. 25.	D. 23.
Câu 28: Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là
	A. lai phân tích.	B. lai khác dòng.	C. lai thuận-nghịch	D. lai cải tiến.
Câu 29: Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là
	A. tính trạng ưu việt.	B. tính trạng trung gian.	C. tính trạng trội.	D. tính trạng lặn
Câu 30: Quy luật phân ly của Menđen không nghiệm đúng trong trường hợp:
	A. bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.
	B. số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.
	C. tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.
	D. tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường.
Câu 31: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ
	A. 1/4.	B. 1/3.	C. 3/4.	D. 2/3.
Câu 32: Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ có kiểu gen đồng hợp làm giống từ số quả đỏ thu được ở F1 là:
	A. 1/64	B. 1/27	C. 1/32	D. 27/64
Câu 33: Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?
I. Aa x aa;	II. Aa x Aa;	III. AA x aa;	IV. AA x Aa;	V. aa x aa.
Câu trả lời đúng là:
A. I, III, V.	B. I, III	.	C. II, III.	D. I, V.
Câu 34: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?
	A. 100% hạt vàng.	B. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh.
	C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh.	D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh.
Câu 35: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất thu được đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen ở F1 là bao nhiêu?
	A. 1/4.	B. 9/16.	C. 1/16.	D. 3/8.
Câu 36: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Phép lai nào dưới đây không làm xuất hiện kiểu hình hạt xanh, nhăn ở thế hệ sau?
	A. AaBb x AaBb	B. aabb x AaBB	C. AaBb x Aabb	D. Aabb x aaBb
Câu 37: Cá thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ
	A. 1/4	B. 1/6	C. 1/8	D. 1/16
Câu 38: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cơ thể mang kiểu gen BbDdEEff khi giảm phân bình thường sinh ra các kiểu giao tử là
	A. B, B, D, d, E, e, F, f.	B. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf.	
C. BbEE, Ddff, BbDd, Eeff.	D. BbDd, Eeff, Bbff, DdEE.
Câu 38: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li của kiểu hình aaB-C-dd là
	A. 7/128.	B. 3/128.	C. 5/128.	D. 9/128.
Câu 40: Lai phân tích F1 dị hợp về 2 cặp gen cùng quy định 1 tính trạng được tỉ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1, kết quả này phù hợp với kiểu tương tác bổ trợ (bổ sung) nào?
	A. 9 : 3 : 3 : 1.	B. 9 : 6 : 1.	C. 9 : 7.	D. 9 : 3 : 4.
Câu 41: Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập tác động theo kiểu cộng gộp A1a1, A2a2, A3a3). Mỗi alen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Chiều cao của cây thấp nhất là
	A. 90 cm.	B. 120 cm.	D. 80 cm.	D. 60 cm.	
Câu 42: Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen?
	A. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở những cơ thể dị hợp tử về một cặp gen.
	B. Hoán vị gen xảy ra khi có sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu I giảm phân.
	C. Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi có sự tái tổ hợp các gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
	D. Hoán vị gen còn tùy vào khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động.
Câu 43: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 100% tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, được F2 tỉ lệ 1: 2: 1. Hai tính trạng đó đã di truyền
	A. phân li độc lập.	B. liên kết hoàn toàn.	C. tương tác gen.	D. hoán vị gen.
Câu 44: Cho cá thể có kiểu gen (các gen liên kết hoàn toàn) tự thụ phấn. F1 thu được loại kiểu gen này với tỉ lệ là:
	A. 50%.	B. 25%.	C. 75%.	D. 100%.
Câu 45: Một tế bào có kiểu gen khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại tinh trùng?
	A. 2.	B. 4.	C. 8.	D. 16	
Câu 46: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam bình thường lấy một người nữ bình thường mang gen bệnh, khả năng họ sinh ra được con gái khỏe mạnh trong mỗi lần sinh là bao nhiêu?
	A. 37,5%	B. 75%	C. 25%	D. 50%
Câu 47: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
	A. XMXm x XmY.	B. XMXM x X MY.	C. XMXm x X MY.	D. XMXM x XmY.
Câu 48: Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở mỗi người là: nhiễm sắc thể giới tính
	A. chỉ gồm một cặp trong nhân tế bào.
	B. chỉ có trong các tế bào sinh dục.
	C. tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY.
	D. chứa các gen qui định giới tính và các gen qui định tính trạng khác.
Câu 49: Ở người, bệnh máu khó đông do gen h nằm trên NST X, gen H: máu đông bình thường. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh khó đông, nhận định nào dưới đây là đúng?
	A. Con gái của họ không bao giờ mắc bệnh	B. 100% số con trai của họ sẽ mắc bệnh
	C. 50% số con trai của họ có khả năng mắc bệnh	D. 100% số con gái của họ sẽ mắc bệnh
Câu 50: Sự mềm dẻo về kiểu hình của một kiểu gen có được là do
	A. sự tự điều chỉnh của kiểu gen trong một phạm vi nhất định.
	B. sự tự điều chỉnh của kiểu gen khi môi trường thấp dưới giới hạn.
	C. sự tự điều chỉnh của kiểu hình khi môi trường vượt giới hạn.
	D. sự tự điều chỉnh của kiểu hình trong một phạm vi nhất định.
V. Thiết kế tiến trình dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
2. Khởi động: 
3. Dạy bài mới. 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Yêu cầu học sinh hệ thống hóa kiến thức của chương I, II.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức đã học trong chương I, II.
- HS thảo luận trả lời.
- Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở để học sinh nhớ lại kiến thức.
- GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động II. Bài tập
- Gv đưa ra câu hỏi.
- Gv hướng dẫn 
- HS thảo luận , làm.
A. Lý thuyết
I. Cơ chế di truyền và biến dị
1. Gen, mã di truyền, quá trình nhân đôi ADN
2. Phiên mã, dịch mã:
3. Điều hoà hoạt động gen
4. Đột biến gen
5. NST và đột biến NST 
II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
1. Phương pháp nghiên cứu của Menđen
2. Quy luật phân ly:
a. Thí nghiệm: 
- Đối tượng : chọn đậu Hà Lan vì dễ trồng, tính trạng tương phản rõ, tự thụ phấn nghiêm ngặt, dễ tạo dòng thuần. 
- Tiến hành : 
- Nội dung định luật: 
b. Cơ sở tế bào học: 
3. Quy luật phân ly độc lập:
a. Thí nghiệm: 	 
b. Nội dung định luật: 
c. Cơ sở tế bào học:
d Công thức tổng quát:
 * Ý nghĩa: sự phân li độc lập của các NSt trong qt giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong qt thụ tinh là những cơ chế chính tạo nên các biến dị tổ hợp
4. Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen:
a. Tác động của nhiều gen lên 1 tính trạng:
- Tương tác bổ sung giữa các gen không alen: Tỉ lệ kiểu hình: 9:7, 9 : 3 : 4, 12 : 3 : 1, 9 : 6 : 1 hoặc 13 : 3
 - Tác động cộng gộp : 
b. Tác động của 1 gen lên nhiều tính trạng 
5. Di truyền liên kết:
a. Di truyền liên kết hoàn toàn: 
b. Di truyền liên kết không hoàn toàn( hoán vị gen)
- Thí nghiệm: 
- Cơ sở tế bào học:
- Đặc điểm của hoán vị gen: 
c. Ý nghĩa: 
6. Di truyền liên kết với giới tính:
a. NST giới tính: 
b. Gen trên NST X:
c. Gen trên NST Y:
d. Ý nghĩa: 
7. Di truyền ngoài NST:
a. Di truyền theo dòng mẹ: 
b. Di truyền của các gen trong ti thể và lục lạp:
8. Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen:
a. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình:
b. Thường biến(sự mềm dẻo kiểu hình)
c. Mức phản ứng:
d. Vai trò của giống và kỹ thuật trong việc tăng năng suất cây trồng: 
II. Bài tập: (Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá)
4. Củng cố: Giáo viên nhắc lại một số kiến thức trọng tâm của chương.
5. Bài tập về nhà: Yêu cầu học sinh học bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_tap_chuong_I_II.doc