Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật

Tiết 2 - Bài 3

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

1. Kiến thức

- Nhận biết được sự đa dạng của giới thực vật

- Trình bày được đặc điểm chung của thực vật.

- Giải thích được tại sao chúng ta cần trồng rừng và bảo vệ rừng.

2. Kỹ năng

- Kỹ năng tư duy: giải thích, tổng hợp

- Kỹ năng học tập: tự học, hợp tác, nghiên cứu SGK

- Kỹ năng sinh học: quan sát, vận dụng kiến thức vào thực tế.

3. Thái độ

- Yêu thiên nhiên, yêu thích môn học

- Biết bảo vệ môi trường và chăm sóc cây cối.

 

docx 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 696Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 - Bài 3
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
Kiến thức
Nhận biết được sự đa dạng của giới thực vật
Trình bày được đặc điểm chung của thực vật.
Giải thích được tại sao chúng ta cần trồng rừng và bảo vệ rừng.
Kỹ năng
Kỹ năng tư duy: giải thích, tổng hợp
Kỹ năng học tập: tự học, hợp tác, nghiên cứu SGK
Kỹ năng sinh học: quan sát, vận dụng kiến thức vào thực tế.
Thái độ
Yêu thiên nhiên, yêu thích môn học
Biết bảo vệ môi trường và chăm sóc cây cối.
Phương pháp dạy học
Phương pháp vấn đáp
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan
Phương tiện dạy học
Sách giáo khoa
Tiến trình dạy học
Ổn định lớp (2 phút)
Bài mới
Vào bài: Xem video “Thiên nhiên kỳ diệu” - 1’30s. GV yêu cầu HS xem video và trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể tên các cây cối, động vật mà em biết trong đoạn video trên? 
+ Nhóm sinh vật nào xuất hiện nhiều nhất trong đoạn video trên?
Giới sinh vật được chia làm mấy nhóm? Là những nhóm nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu về giới thực vật, nấm, vi khuẩn trong chương trình sinh học 6.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Thời gian
Hoạt động 1: Sự phong phú đa dạng của thực vật 
20 phút
- Trò chơi BINGO
GV phát cho mỗi HS 1 bảng 5x5. Yêu cầu HS điền 25 loài cây ăn quả và dạng cây mà em biết vào bảng. Mỗi ô 1 loài. VD: nho - thân leo; mít - thân gỗ,
GV đọc tên 1 loài cây ăn quả bất kỳ, nếu loài cây ấy xuất hiện trong bảng bingo của HS thì HS được gạch chéo ô đó. HS nào gạch được 3 hàng, cột hoặc đường chéo trước thì chiến thắng.
- GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về số lượng loài cây ăn quả và hình dạng cây? 
- GV yêu cầu HS lấy thêm một số ví dụ về cây sống trên mặt nước, cây sống ngoài sa mạc, cây sống trên đồi núi, cây sống ở đồng bằng?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về thực vật: sự phân bố, độ đa dạng.
- GV chốt kiến thức và ghi bảng.
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức thực tế để kể về công dụng của thực vật. Từ đó HS hiểu được vì sao phải trồng rừng và bảo vệ rừng.
- HS hào hứng tham gia và tuân thủ luật chơi.
- HS dựa vào những kiến thức về những loài cây ăn quả và hình dạng cây ở phần trò chơi để rút ra nhận xét:
- Số lượng loài cây ăn quả rất lớn
- Hình dạng cây đa dạng: thân gỗ, thân leo,
- HS dựa vào kiến thức thực tế để kể tên: sen, xương rồng, chè,
- HS từ những ví dụ trên kết hợp nghiên cứu SGK để đưa ra nhận xét về giới thực vật: phân bố khắp mọi nơi trên Trái Đất, đa dạng (số loài, môi trường sống, số cá thể mỗi loài) và thích nghi với môi trường sống
- HS lắng nghe, ghi chép bài.
1. Sự đa dạng và phong phú của thực vật
- Thực vật đa dạng phong phú về số loài thực vật, nơi sống, dạng thân,
- Thực vật phân bố mọi nơi trên Trái Đất
VD: Nam Cực có rêu, cỏ lông,
10 phút
2 phút
3 phút
2 phút
3 phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu Đặc điểm chung của thực vật 
15 phút
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng trang 11. SGK.
- GV nêu các hiện tượng:
+ Khi tay chúng ta bị bỏng thì có phản xạ rụt tay lại trong khi cây bị nóng, dù có bị cháy thì cây vẫn đứng yên.
+ Chậu cây để bên cạnh cửa sổ, sau 1 thời gian thấy ngọn cây nghiêng ra ngoài cửa sổ.
Yêu cầu HS rút ra những điểm khác biệt giữa động vật và thực vật. 
- GV yêu cầu HS từ bảng điền và 2 hiện tượng nêu trên, rút ra đặc điểm chung của thưc vật?
- GV chốt lại kiến thức cả bài.
- HS hoạt động độc lập hoàn thành bảng trang 11. SGK 
- HS trao đổi cùng bạn cùng bàn để trả lời câu hỏi
- HS nghiên cứu SGK kết hợp với hiện tượng vừa phân tích để tìm ra đặc điểm chung của thực vật.
2. Đặc điểm chung của thực vật
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ
- Phần lớn không có khả năng di chuyển
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
5 phút
5 phút
3 phút
2 phút
Củng cố, khám phá (8 phút) :
3.1. Củng cố (5 phút)
Câu 1: Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất?
Câu 2: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất: 
Điểm khác cơ bản giữa thực vật với các sinh vật khác là :
A. Thực vật rất đa dạng, phong phú.
B. Thực vật sống ở khắp nơi trên Trái đất?
C. Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển phản ứng chậm trước các kích thích của môi trường.
D. Thực vật có khả năng vận động lớn lên, sinh sản
Câu 3: Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng?
3.2. Khám phá (3 phút): Tìm hiểu về cây xấu hổ
Dặn dò
- Đọc trước bài 4 và thử trả lời câu hỏi: Có phải tất cả thực vật đều có hoa? Ví dụ?
PHỤ LỤC
Bảng: Tên các loài cây ăn quả
1. đào
11. chôm chôm
21.   bưởi
31.   bơ
41.   chanh leo
2. mận
12. măng cụt
22.   nho
32.   roi
42.   lựu
3. táo
13.  chuối
23.   xoài
33.   khế
43.   lê kima
4. dưa lê
14. vải
24.   dứa
34.   vú sữa
5. dưa hấu
15. nhãn
25.   lê
35.   me
45. dưa hồng
6. thanh long
16. hồng
26.   dâu tây
36.   hồng xiêm
46. mơ
7. ổi
17. sơ ri
27.   dừa
37.   cóc
47. sim
8.  mãng cầu
18. kiwi
28.   đu đủ
38.   bòn bon
9.  sầu riêng
19. cam
29.  mãng cầu
39.   nhót
10.  mít
20. quýt
30.   na
40.   dâu da

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 3 Dac diem chung cua thuc vat_12251689.docx