Giáo án môn Sinh học 6 - Trường THCS Bắc Sơn

Tiết 1+2+3: Bài 1: MỞ ĐẦU

(Thời lượng: 3 tiết)

I. Mục tiêu:

 -Làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học và quy trình nghiên cứu khoa học.

-Tìm hiểu một số thành tựu nghiên cứu khoa học trong đời sống.

-Tạo hứng thú, bước đầu hình thành kĩ năng quan sát và có ý thức tìm tòi, nghiên cứu trong những hiện tượng tự nhiên, yêu thích môn khoa học.

-hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng báo cáo khoa học.

II.Chuẩn bị: (Cho mỗi nhóm)

-Thí nghiệm 1: 1 cốc nước nóng, 1 cốc nước lạnh, 1 lọ mực, 1 ống nhỏ giọt.

-Thí nghiệm 2: 1 vỏ chai, 1 quả bong bóng, chậu nước nóng, khăn bông.

 

doc 187 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Trường THCS Bắc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V
- HS tiếp tục hoàn thiện nhanh bảng, báo cáo kết quả.
- HS thảo luận nêu được vai trò của cây xanh đối với ĐV
+ Làm thức ăn, nơi sống và sinh sản 
- HS nêu ví dụ cụ thể
- HS: cây duốc cá, cây trúc đào, cây cà độc, cây vạn niên thanh...
* Vai trò của cây xanh đối với con người:
- HS thảo luận nêu được.
+ Lấy từ cây xanh
+ Cây xanh cung cấp thức ăn, gỗ, làm thuốc, làm mĩ phẩm, làm cảnh...
- HS tiếp tục thảo luận và lập bảng phân biệt theo công dụng của cây vào vở, đại diện báo cáo.
- HS ví dụ: cây thuốc lá, cây thuốc phiện, cây cần sa, cây trúc đào, cây cà độc dược, cây lá ngón...
IV. Kiểm tra – đánh giá:
- Kiểm tra trong quá trình hoạt động của HS, ghi chép vào sổ theo dõi
V. Dặn dò:
- Học bài cũ .
- Đọc và nghiên cứu nội dung phần 3 và C lớn.
Ngày soạn: 12/12/2015
Ngày giảng: 
Lớp 6A
Lớp 6B
Lớp 6D
	15/12/2015	
19/12/2015
19/12/2015
(Dạy bù buổi sáng)
Tuần 18	
TIẾT 51 . BÀI 17: 
VAI TRÒ CỦA CÂY XANH (tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được vai trò của cây xanh đối với môi trường, động vật và con người.
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ cây xanh
- Giải thích được vì sao cần phải trồng cây gây rừng.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, hình vẽ nhận biết kiến thức.
- Rèn luyện kỹ năng thiết kế bảng biểu.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ thực vật
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án
2. HS: Đọc trước bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gv yêu cầu hs quan sát tranh, thảo luận nhóm nêu một số biện pháp bảo vệ cây xanh.
- Đại diện trình bày, lớp góp ý.
- Gv cho HS phân tích cụ thể từng biện pháp
- Gv có thể cho HS liên hệ kể ra một số hoạt động nhằm bảo vệ cây xanh ở địa phương, trong nhà trường.
- Gv yêu cầu hs sưu tầm tr/ảnh về vai trò của TV đối với ĐV và con người
- Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
? Kể tên một số ĐV “lấy cây làm nhà” mà em biết
? Giải thích tại sao người ta nói nếu không có cây xanh thì không có loài người.
? Tại sao nói “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người.
- Gv có thể gợi ý nếu học sinh không nêu được
- Cho học phân tích kĩ và sâu về vai trò của cây xanh
- GV chốt lại nội dung kiến thức phần này
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
3. Các biện pháp trồng và bảo vệ cây xanh:
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 5’ và đưa ra được một số biện pháp bảo vệ cây xanh.
- Đại diện 1 vài nhóm nêu được:
+ Tích cực trồng, chăm sóc cây
+ Ngăn chặn phá rừng
+ Hạn chế khai thác bừa bãi
+ Cấm buôn bán, xuất khẩu các loại gỗ quý.
+ Tuyên truyền về trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác có kế hoạch, không khai thác bừa bãi...
C. Hoạt động luyện tập
- HS tự sưu tầm
- HS thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi trong mục này
- Đại diện nêu được:
+ VD: sóc sống trong hốc cây, các loài chim làm tổ trên cây, khỉ sống trên cây...
+ Cây xanh q/hợp điều hòa không khí, giảm ô nhiễm mtr, đặc biệt quan trọng nữa là làm thức ăn cho ĐV và con người, nếu không có cây xanh thì ĐV và con người kô thể sống được vì k/khí ô nhiễm, không có oxi để hô hấp...
+ Vì: Trong q/trình q/hợp TV lấy CO2 và nhả ra O2, nhưng trong hô hấp thì TV lấy O2 và thải ra CO2. Do đó rừng có vai trò giữ cân bằng các chất khí này trong k/khí giúp đ/hòa k/hậu làm cho bầu k/khí trong lành, lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ÔNMT, duy trì sự sống ở mọi nơi. Nếu không có cây xanh lượng CO2 tăng, O2 giảm ả/hưởng đến hô hấp của con người, ĐV, khí hậu, môi trường. Cần tích cực trồng cây gây rừng.
IV. Kiểm tra – đánh giá:
- Kiểm tra trong quá trình hoạt động của HS, ghi chép vào sổ theo dõi
V. Dặn dò:
- Học bài cũ .
- Đọc và nghiên cứu nội dung còn lại.
Ngày soạn: 16/12/2015
Ngày giảng: 
Lớp 6A
Lớp 6B
Lớp 6D
22/12/2015
22/12/2015
19/12/2015
Tuần 18,19	
TIẾT 52 . BÀI 17: 
VAI TRÒ CỦA CÂY XANH (tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được vai trò của cây xanh đối với môi trường, động vật và con người.
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ cây xanh
- Giải thích được vì sao cần phải trồng cây gây rừng.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, hình vẽ nhận biết kiến thức.
- Rèn luyện kỹ năng thiết kế bảng biểu.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ thực vật
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án
2. HS: Đọc trước bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thiện bảng đầu trang 155
- GV có thể hướng dẫn cho học sinh kể tên một số cây xanh có giá trị ở địa phương mình
- GV yêu cầu học sinh về nhà cùng với gia đình tìm hiểu về công tác trồng mới và bảo vệ cây xanh ở tại địa phương, viết thành báo cáo và nộp lại cho GV
- Gv yêu cầu học sinh đọc thêm các nội dung trong sách hướng dẫn.
- Hướng dẫn học sinh tìm tài liệu trên mạng internet, hoặc gửi cho học sinh tài liệu để tham khảo. Yêu cầu học sinh về nhà tự hoàn thiện tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trong sách hướng dẫn
- Báo cáo hoặc trình bày vào buổi học sau
D. Hoạt động vận dụng:
- HS thảo luận nhóm, trao đổi đưa ra các loại cây phù hợp và có tại địa phương
- Đại diện đọc kết quả.
- HS về nhà cùng trao đổi với gia đình hoàn thiện nội dung, nộp báo cáo vào buổi học sau.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- HS nghe giáo viên hướng dẫn, về nhà tự tìm hiểu trên mạng internet.
- Tự hoàn thiện và trả lời các câu hỏi vào vở.
- Báo cáo lại với giáo viên vào buổi học sau.
IV. Kiểm tra – đánh giá:
- Kiểm tra trong quá trình hoạt động của HS, ghi chép vào sổ theo dõi
V. Dặn dò:
- Học bài cũ .
- Đọc và nghiên cứu nội dung phần 3.
Ngày soạn: 25/12/2015
Ngày giảng: 28/12/2015 lớp 6B
Tuần 20	
Chủ đề 7: NGUYÊN SINH VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
TIẾT 55 . BÀI 18: 
NGUYÊN SINH VẬT (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được “Thế nào là Nguyên sinh vật”.
- Nhận biết được một số đại diện phổ biến của Nguyên sinh vật như trùng amip, trùng roi, trùng giày, trùng sốt rét...
- Nêu được vai trò của Nguyên sinh vật đối với đời sống con người và tự nhiên.
- Quan sát được một số đại diện Nguyên sinh vật dưới kính hiển vi.
- Ứng dụng được những kiến thức về Nguyên sinh vật trong việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khỏe.
- Mô tả được một số bệnh do Nguyên sinh vật gây nên ở địa phương.
- Vận dụng được các biện pháp để phòng chống bệnh ở địa phương.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, mẫu vật, hình vẽ nhận biết kiến thức.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức phòng chống một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra cho bản thân .
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, tranh hình (nếu có)
2. HS: Đọc trước bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gv làm tiêu bản giọt nước ao (hồ), quan sát dưới kính hiển vi.
- Yêu cầu HS các nhóm lần lượt lên quan sát, và thực hiện các yêu cầu trong SGK.
- Báo cáo lại kết quả đã thực hiện
- Gv yêu cầu HS tự chốt lại kiến thức của mục này.
- Gv yêu cầu HS đọc và thảo luận nhóm, làm nhanh bài tập điền từ
- Đại diện cho kết quả 
- Yêu cầy HS quan sát H18.1,2,3 thảo luận nhóm chọn các cụm từ cho sẵn và điền vào hình, rồi cho biết:
? Tại sao chúng lại có tên là trùng roi. 
 (Vì chúng có roi dài)
? Tại sao chúng lại có tên là trùng giày
(Vì chúng giống như chiếc đế giày)
? Tại sao chúng lại có tên là trùng biến hình. (Vì cơ thể chúng luôn biến đổi hình dạng)
- Yêu cầu HS quan sát hình 18.4 kết hợp đọc thông tin thảo luận nhóm trả lời câu hỏi mục a
- Yêu cầu HS tiếp tục q/sát hình 18.5 tìm hiểu và nêu ra các tác hại của Nguyên sinh vật.
A. Hoạt động khởi động:
- HS chú ý nghe GV hướng dẫn
- Từng cá nhân lên quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
- Cá nhân tự thực hiện các nhiệm vụ trong sách giáo khoa
- Đại diện báo cáo nhanh kết quả.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
1. Bài tập điền từ:
- HS thảo luận nhanh, nêu được đáp án lần lượt là: tế bào, phân bố, sinh vật.
2. Nhận biết một số đại diện Nguyên sinh vật.
- HS tự cá nhân quan sát H18.1,2,3 thảo luận nhóm đưa ra đáp án chú thích hình và giải thích được các câu hỏi
- Đại diện báo cáo, lớp nhận xét
HS nêu được: 
+ Trùng roi: 1.điểm mắt; 2. roi; 3. hạt lục lạp.
+ Trùng giày: 1. tiêm mao; 2.không bào co bóp; 3.nhân nhỏ; 4.nhân lớn; 5.miệng; 6.hầu; 7.không bào tiêu hóa.
+ Trùng biến hình: 1.chất ng/sinh; 2.chân giả; 3.không bào co bóp; 4.không bào tiêu hóa; 5.nhân
- Cá nhân tự hoàn thiện vào vở
2. Vai trò của Nguyên sinh vật (NSV):
- HS quan sát hình , thảo luận nhóm nêu ra được 1 số lợi ích của NSV.
- Đại diện 1 vài nhóm nêu kết quả thảo luận, nhóm còn lại bổ xung đánh giá
- Các nhóm tiếp tục thảo luận nêu được một số tác hại của NSV
- Đại diện nhóm nêu, nhóm khác đánh giá bổ xung kết quả.
IV. Kiểm tra – đánh giá:
- Kiểm tra trong quá trình hoạt động của HS, ghi chép vào sổ theo dõi
V. Dặn dò:
- Học bài cũ .
- Đọc và nghiên cứu nội dung còn lại.
Ngày soạn: 01/01/2016
Ngày giảng: 04/01/2016 - Lớp 6B
Tuần 21	
TIẾT 56 . BÀI 18: 
NGUYÊN SINH VẬT (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được “Thế nào là Nguyên sinh vật”.
- Nhận biết được một số đại diện phổ biến của Nguyên sinh vật như trùng amip, trùng roi, trùng giày, trùng sốt rét...
- Nêu được vai trò của Nguyên sinh vật đối với đời sống con người và tự nhiên.
- Quan sát được một số đại diện Nguyên sinh vật dưới kính hiển vi.
- Ứng dụng được những kiến thức về Nguyên sinh vật trong việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khỏe.
- Mô tả được một số bệnh do Nguyên sinh vật gây nên ở địa phương.
- Vận dụng được các biện pháp để phòng chống bệnh ở địa phương.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, mẫu vật, hình vẽ nhận biết kiến thức.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức phòng chống một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra cho bản thân .
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, bảng phụ
2. HS: Đọc trước bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS tìm hiểu vai trò của Nguyên sinh vật
- Yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài tập điền bảng và trả lời các câu hỏi của mục 1.
- Cho đại diện các nhóm trình bày từng nội dung đáp án cụ thể.
- Gv cho các nhóm đánh giá kết quả lẫn nhau. GV chốt nội dung.
- Gv tiếp tục yêu cầu các nhóm cho biết một số Nguyên sinh vật vật làm thức ăn cho cá ở trong ao, hồ ? 
- Yêu cầu hs quan sát hình 18.7,8 thảo luận nhóm đưa ra kết quả đúng
- Gv có thể chốt nội dung (nếu cần)
- GV hướng dẫn qua nội dung mục này --> yêu cầu các em về nhà tự nghiên cứu và hoàn thiện vào vở tiết sau báo cáo.
- Yêu cầu cá nhân tự đọc nhanh thông tin mục 1
- Thảo luận nhóm và trả lời lần lượt các câu hỏi của mục 2
- Yêu cầu đại diện các nhóm lần lượt báo cáo phần trả lời các câu hỏi.
C. Hoạt động luyện tập:
1. Vai trò của Nguyên sinh vật đối với đời sống con người:
- HS thảo luận nhóm lần lượt trả lời câu hỏi và điền bảng trong mục này.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm đánh giá kết quả lẫn nhau
- HS tự hoàn thiện nội dung vào vở.
2. Vai trò của Nguyên sinh vật với môi trường:
- HS thảo luận đưa ra được một số Nguyên sinh vật làm thức ăn cho cá ở ao, hồ như: trùng giày (cỏ), trùng roi, trùn giấm...
- HS các nhóm bổ xung cho nhau
3. Quan sát hình:
- HS thảo luận nhóm nhanh, nêu được: 
+ H18.7: trùng roi xanh
+ H18.8: trùng giày
- Đại diện đánh giá kết quả đúng.
D. Hoạt động vận dụng:
- HS nghê Gv hướng dẫn nội dung này, và về nhà tự hoàn thiện tiết sau báo cáo lại cho GV.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- HS đọc nhanh thông tim mục 1
- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi mục 2.
- Đai diện báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét, đánh giá
- HS tự hoàn thiện nội dung vào vở.
IV. Kiểm tra – đánh giá:
- Kiểm tra trong quá trình hoạt động của HS, ghi chép vào sổ theo dõi
V. Dặn dò:
- Học bài cũ .
- Đọc và nghiên cứu nội dung bài 19.
Ngày soạn: 05/01/2016
Ngày giảng: 08/01/2016 - Lớp 6B
Tuần 21	
TIẾT 57 . BÀI 19: 
ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được “Thế nào là Động vật không xương sống ?”
- Nhận biết được một số đại diện phổ biến của Động vật không xương sống.
- Nêu được vai trò của Động vật không xương sống đối với con người và tự nhiên.
- Ứng dụng được những kiến thức về Động vật không xương sống trong việc bảo vệ sức khỏe và giữ gìn môi trường.
- Nhận biết được vai trò của Động vật không xương sống có ở xung quanh em.
- Đề xuất được các biện pháp bảo vệ Động vật không xương sống ở gia đình.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, mẫu vật, hình vẽ nhận biết kiến thức.
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức biết yêu quý và bảo vệ động vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, sưu tầm tranh ảnh về một số ĐVKXS (nếu có)
2. HS: Nghiên cứu trước bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm và điền tên các loài động vật vào hình 19.1 trong SGK trang 12
- Gọi đại diện 1 vài HS nêu kết quả
- GV cho HS tự đánh giá kết quả 
- Gv chốt lại nội dung đúng
- Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi mục A trang 13
- Gọi đại diện báo cáo kết quả thảo luận
- Gv đánh giá kết quả của HS
- Cho HS chốt lại nội dung và hoàn thiện vào vở.
A. Hoạt động khởi động:
- HS cá nhân quan sát hình 19.1 tự điền tên các động vật vào hình
- Đại diện 1 vài em nêu được kết quả.
A. Sao biển B. Cua 
C. Mực D. Hải quỳ
E. Cầu gai G. Giun
H. Đỉa I. Rết
K. Bướm L. Ruồi
M. Nhện N. Chuồn chuồn
O. Ốc sên P. Tôm sông. 
- Lớp đánh giá kết quả lẫn nhau
- HS thảo luận nhóm nêu được đặc điểm chung của các loài ĐV trong hình 19.1 có những đặc điểm chung nào.
- Đại diện báo cáo kết quả thảo luận
- Lớp nhận xét, bổ xung và hoàn thiện nội dung đáp án đúng.
* HS nêu được: dặc điểm chung đều là những ĐVKXS. Vì cơ thế chúng không có bộ xương trong, đặc biệt là không có xương sống. 
Ví dụ: trai, sò, ốc, hến, ngao, thủy túc, bạch tuộc...
IV. Kiểm tra – đánh giá:
- Kiểm tra trong quá trình hoạt động của HS, ghi chép vào sổ theo dõi
V. Dặn dò:
- Học bài cũ .
- Đọc và nghiên cứu nội dung mục B.1
Ngày soạn: 06/01/2016
Ngày giảng: 09/01/2016 - Lớp 6B
Tuần 21	
TIẾT 58 . BÀI 19: 
ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được “Thế nào là Động vật không xương sống ?”
- Nhận biết được một số đại diện phổ biến của Động vật không xương sống.
- Nêu được vai trò của Động vật không xương sống đối với con người và tự nhiên.
- Ứng dụng được những kiến thức về Động vật không xương sống trong việc bảo vệ sức khỏe và giữ gìn môi trường.
- Nhận biết được vai trò của Động vật không xương sống có ở xung quanh em.
- Đề xuất được các biện pháp bảo vệ Động vật không xương sống ở gia đình.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, mẫu vật, hình vẽ nhận biết kiến thức.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức biết yêu quý và bảo vệ động vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, sưu tầm tranh ảnh về một số ĐVKXS (nếu có)
2. HS: Nghiên cứu trước bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gv yêu cầu HS điền từ thích hợp vào đoạn thông tin.
- Gọi đại diện đọc kết quả
- GV yêu cầu HS quan sát H19.2 -->5, lần lượt gọi tên các đại diện
- Cho báo cáo kết quả từng hình
- Nếu HS thấy khó khăn GV có thể giúp đỡ.
- HS báo cáo kết quả hình nào thì GV cho lớp đánh giá luôn kết quả đó đúng hay sai --> GV đưa ra đáp án đúng
- Gv yêu cầu HS lấy ví dụ thêm một vài ĐVKXS khác mà em biết?
? Mô tả các ĐVKXS có ở quê em.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
- HS cá nhân đọc thông tin và hoàn thiện nhanh phần bài tập điền từ.
- Đại diện cho kết quả, lớp đánh giá và nhận xét kết quả.
1. Tìm hiểu sự đa dạng của ĐVKXS:
- HS cá nhân quan sát hình 19.2 -5 thảo luận nhóm gọi tên được các đại diện trong hình.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, từng nhóm báo cáo
* Ruột khoang: 
A. Sứa B. San hô C. Thủy tức 
* Giun:
A. Giun đất (nganh giun đốt) B. Sán 
C. Giun kim D. Giun đũa
* Thân mềm:
A. Trai sông B. Ốc sên
* Chân khớp:
A. Tôm sông B. Châu chấu
C. Cua biển D. nhện
E. Ruồi G. Ong
- HS kể thêm một vài ĐVKXS khác
- Đại diện 1-2 em mô tả các ĐVKXS có ở quê mình.
IV. Kiểm tra – đánh giá:
- Kiểm tra trong quá trình hoạt động của HS, ghi chép vào sổ theo dõi
V. Dặn dò:
- Học bài cũ .
- Đọc và nghiên cứu nội dung mục B.2
Ngày soạn: 08/01/2016
Ngày giảng: 11/01/2016 - Lớp 6B
Tuần 22	
TIẾT 59 . BÀI 19: 
ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được “Thế nào là Động vật không xương sống ?”
- Nhận biết được một số đại diện phổ biến của Động vật không xương sống.
- Nêu được vai trò của Động vật không xương sống đối với con người và tự nhiên.
- Ứng dụng được những kiến thức về Động vật không xương sống trong việc bảo vệ sức khỏe và giữ gìn môi trường.
- Nhận biết được vai trò của Động vật không xương sống có ở xung quanh em.
- Đề xuất được các biện pháp bảo vệ Động vật không xương sống ở gia đình.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, mẫu vật, hình vẽ nhận biết kiến thức.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức biết yêu quý và bảo vệ động vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, sưu tầm thông tin vai trò của ĐVKXS
2. HS: Nghiên cứu trước bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gv cho HS tìm hiểu về vai trò của động vật không xương sống.
- Yêu cầu HS quan sát hình 19.6 rồi thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? San hô có vai trò gì trong tự nhiên.
- Gv có thể cho hs lấy ví dụ và phân tích cụ thể
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời tiếp câu hỏi sau
? Nêu những lợi ích của ĐVKXS trong tự nhiên đối với con người và môi trường biển.
- Gv giới thiệu cho HS một số tác hại lớn của ĐVKXS đối với con người và môi trường sống 
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức trong sách hướng dẫn và liên hệ thực tế, thảo luận và mô tả vòng đời của giun tròn (H19.7) và con đường xâm nhập của sán ở (H19.8)
- GV đánh giá kết quả và chốt nội dung
- GV tiếp tục cho các nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập điền từ trang 17
- Gọi đại diện đưa đáp án đúng, yêu cầu các nhóm còn lại đánh giá kết quả và tự hoàn thiện nội dung vào vở.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
2. Tìm hiểu vai trò của ĐVKXS:
a) Lợi ích của ĐVKXS đối với con người và môi trường sống.
- HS quan sát H19.6 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhanh, sau đó đại diện cho ý kiến, lớp nhận xét bổ xung
- HS tự chốt được đáp án: vai trò như điều hòa môi trường biển, cung cấp dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hóa; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật, các loài cá...
- HS thảo luận tiếp, nêu được: 
+ Làm thực phẩm cho người : Tôm, cua, mực...
+ Làm thức ăn cho cá trong các ao hồ.
+ Có giá trị xuất khẩu: mực, tôm...
+ Có giá trị dinh dưỡng chữa bệnh: ong mật, tằm dâu...
+ Làm sạch môi trường nước: Trai, hến, ngao...
b) Tác hại của ĐVKXS đối với con người và môi trường sống. 
- HS quan sát hình, liên hệ kiến thức thảo luận nhóm trả lời các yêu cầu của Gv và ghi lại nội dung ra giấy.
- Đại diện lên bảng trình bày
- Lớp nhận xét, bổ xung và hoàn thiện kiến thức.
- HS tiếp tục thảo luận điền từ, cụm từ đúng vào phần bài tập
- Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá và hoàn thiện kết quả đúng vào vở
IV. Kiểm tra – đánh giá:
- Kiểm tra trong quá trình hoạt động của HS, ghi chép vào sổ theo dõi
V. Dặn dò:
- Học bài cũ .
- Đọc và nghiên cứu nội dung mục C.
Ngày soạn: 12/01/2016
Ngày giảng: 15/01/2016 - Lớp 6B
Tuần 22	
TIẾT 60 . BÀI 19: 
ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG (Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được “Thế nào là Động vật không xương sống ?”
- Nhận biết được một số đại diện phổ biến của Động vật không xương sống.
- Nêu được vai trò của Động vật không xương sống đối với con người và tự nhiên.
- Ứng dụng được những kiến thức về Động vật không xương sống trong việc bảo vệ sức khỏe và giữ gìn môi trường.
- Nhận biết được vai trò của Động vật không xương sống có ở xung quanh em.
- Đề xuất được các biện pháp bảo vệ Động vật không xương sống ở gia đình.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, mẫu vật, hình vẽ nhận biết kiến thức.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức biết yêu quý và bảo vệ động vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, bảng phụ
2. HS: Nghiên cứu trước bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Gv yêu cầu các nhóm hãy thảo luận và hoàn thành bảng 19: Môi trường sống và vai trò của ĐVKXS.
- GV cho HS làm ra phiếu học tập trong 5 phút
- Yêu cầu đại diện 1-2 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại đánh giá.
- Gv có thể chốt lại bảng kiến thức chuẩn (nếu cần)
- GV tiếp tục yêu cầu HS tìm hiểu các biện pháp bảo vệ ĐVKXS.
- Gv yêu cầu các nhóm đọc nội dung câu hỏi SGK, thảo luận tìm ra đáp án cho các câu hỏi
- Ghi chép các nội dung thảo luận và viết thành báo cáo
- Gọi đại diện các nhóm trình bày báo cáo --> Yêu cầu các nhóm tự đánh giá kết quả cho nhau.
- Yêu cầu các nhóm cho là đúng phải phân tích, giải thích được lí do chọn đúng của nhóm mình
- Gv đánh giá hoạt động của lớp, khen ngời những nhóm làm tốt, phê bình những nhóm chưa làm tốt.
C. Hoạt động luyện tập:
- HS thảo luận nhóm nhanh và hoàn thiện nội dung bảng 19
- HS có thể lựa chọn các đại diện cho sẵn trang 18
- Ghi đầy đủ thông tin còn thiếu vào phiếu.
- Đại diện 1 nhóm trình bày đáp án, các nhóm còn lại cho nhận xét, đánh giá.
- HS tự hoàn thiện bảng đúng vào vở.
1. Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ ĐVKXS:
- HS đọc các nội dung yêu cầu
- Thảo luận nhóm
- Ghi lại nội dung đã thảo luận, cử 1 bạn thư kí viết lại thành bản báo cáo.
- Đại diện các nhóm trình bày báo cáo.
- Các nhóm khác cho nhận xét, đánh giá kết quả.
- Các nhóm tự đánh giá lẫn nhau.
- Nhóm có kết quả đúng phải giải thích được rõ vì sao lại cho là đúng
- HS tự hoàn thiện kết quả đúng vào vở của mình.
IV. Kiểm tra – đánh giá:
- Kiểm tra trong quá trình hoạt động của HS, ghi chép vào sổ theo dõi
V. Dặn dò:
- Học bài cũ .
- Đọc và nghiên cứu các nội dung còn lại ở mục C.
Ngày soạn: 13/01/2016
Ngày giảng: 16/01/2016 - Lớp 6B
Tuần 22	
TIẾT 61 . BÀI 19: 
ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG (Tiết 5)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được “Thế nào là Động vật khô

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an KHTN 6 ca nam_12258891.doc