Tiết 28: Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
I. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Thông qua các đại diện nêu được sự đa dạng của lớp sâu bọ.
+ Trình bày được đặc điểm chung của lớp sâu bọ.
+ Nêu được vai trò thực tiễn của sâu bọ.
- Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Thái độ:
+ Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh một số đại diện của lớp sâu bọ
- Học sinh: Kẻ sẵn bảng 1 và 2 vào vở.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Cơ thể châu chấu gồm mấy phần? Mô tả mỗi phần cơ thể của châu chấu? Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nó riêng sâu bọ nói chung?
- Quan hệ dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu như thế nào?
Ngày soạn: 09/11/2017 Ngày dạy: Tuần: 14 Tiết 28: Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ I. Mục tiêu - Kiến thức: + Thông qua các đại diện nêu được sự đa dạng của lớp sâu bọ. + Trình bày được đặc điểm chung của lớp sâu bọ. + Nêu được vai trò thực tiễn của sâu bọ. - Kĩ năng: + Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.Kĩ năng hoạt động nhóm. - Thái độ: + Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Tranh một số đại diện của lớp sâu bọ - Học sinh: Kẻ sẵn bảng 1 và 2 vào vở. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Cơ thể châu chấu gồm mấy phần? Mô tả mỗi phần cơ thể của châu chấu? Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nó riêng sâu bọ nói chung? - Quan hệ dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu như thế nào? 3. Dạy học bài mới (35 phút) Mở bài: Lớp sâu bọ có số loài phong phú nhất trong giới động vật (khoảng gần 1 triệu loài) gấp 2 hoặc 3 lần số loài của các động vật còn lại. Hàng năm con người lại phát hiện thêm nhiều loài mới nữa. Hoạt động 1: Một số đại diện sâu bọ (17phút) Mục tiêu: HS biết được đặc điểm một số sâu bọ thường gặp. Qua các đại diện thấy được sự đa dạng của lớp sâu bọ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Gv yêu cầu Hs quan sát từ hình 27.1 à 27.7 SGK, đọc thông tin dưới hìnhà trả lời câu hỏi: + Ở hình 27 có những đại diện nào? + Em hãy cho biết thêm những đặc điểm của mỗi đại diện mà em biết? - GV gọi Hs trả lời - Gv yêu cầu Hs hoàn thành bảng 1 SGK. - Gv kẻ bảng gọi Hs lên điền. - Gv chốt lại đáp án đúng. - Gv yêu cầu Hs nhận xét sự đa dạng của lớp sâu bọ. - Gv chốt lại kiến thức: - Hs làm việc độc lập với SGK. Trả lời. + Kể tên 7 đại diện. + Bổ sung thêm thông tin về các đại diện. Ví dụ: + Bọ ngựa: ăn sâu bọ, có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường. + Ve sầu: Đẻ trứng trên thân cây, ấu trùng ở đất, ve đực kêu vào mùa hạ. + Ruồi muỗi là vật trung gian truyền nhiều bệnh - Một vài Hs phát biểuà lớp nhận xét bổ sung. - Hs bằng hiểu biết của mình để lựa chọn các đại diện điền vào bảng 1. - 1 vài Hs lên điền bảngà lớp nhận xét bổ sung. - Hs theo dõi và tự sửa chữa ( nếu cần) - Hs nhận xét sự đa dạng về số loài, cấu tạo cơ thể, môi trường sống và tập tính. I. Một số đại diện của sâu bọ 1. Sự đa dạng về loài, lối sống và tập tính. Sâu bọ rất đa dạng về lòai, lối sống và tập tính: - Số lượng loài lớn. - Lối sống: tự do, kí sinh. - Môi trường sống: dưới nước, trên cạn, trên không. - Tập tính: di cư, thay đổi màu sắc theo môi trường. 2. Nhận biết một số đại diện và môi trường sống. (bảng 1) Bảng 1: Sự đa dạng về môi trường sống STT Các môi trường sống Một số sâu bọ đại diện 1 Ở nước Trên mặt nước Bọ vẽ Trong nước Au trùng chuồn chuồn, bọ gậy. 1 Ở cạn Dưới đất Ấu trùng ve sầu, dế trũi Trên mặt đất Dế mèn, bọ hung. Trên cây Bọ ngựa Trên không Chuồn chuồn, bướm 3 Kí sinh Ở cây Bọ rầy Ở động vật Chấy, rận Hoạt động 2: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của sâu bọ (18phút) Mục tiêu: - Nêu khái niệm và các đặc điểm chung của lớp Sâu bọ - Nêu vai trò của sâu bọ trong tự nhiên và vai trò thực tiễn của sâu bọ đối với con người Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGKà thảo luận, chọn các đặc điểm chung nổi bật của lớp sâu bọ. - GV chốt lại các đặc điểm chung. - Gv yêu cầu Hs đọc thông tinà làm bài tập : điền bảng 2 SGK - Gv kẻ bảng 2 gọi nhiều Hs tham gia làm bài tập - Gv hỏi: Ngoài 7 vai trò trên, lớp sâu bọ còn có vai trò gì? - Gv chốt lại đáp kiến thức. - HS đọc thông tin trong SGK trang 91, theo dõi các đặc điểm dự kiến. - Thảo luận nhón, lựa chọn các đặc điểm chung. - Đại diện nhóm phát biểu, lớp bổ sung. *KL: - Cơ thể gồn 3 phần: Đầu, ngực, bụng. - Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. - Hô hấp bằng ống khí. - Phát triển qua biến thái. - Hs bằng kiến thức và hiểu biết của mình để điền tên sâu bọ và đánh dấu vào ô trống vai trò thực tiễn ở bảng 2. - Hs lên điền bảng à lớp nhận xétà bổ sung. - Hs trả lời: + Làm sạch môi trường: Bọ hung. + Làm hại các cây nông nghiệp. II. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của sâu bọ 1. Đặc điểm chung - Cơ thể có 3 phần: đầu, ngực, bụng. - Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. - Hô hấp bằng hệ thống ống khí. - Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau. - Có hệ tuần hoàn hở, tim hình ống, nhiều ngăn ở mặt lưng. 2. Vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ - Lợi: + Làm thuốc chữa bệnh. + Làm thực phẩm. + Thụ phấn cho cây trồng. + Thức ăn cho động vật khác. + Diệt các sâu hại. - Hại: + Hại hạt ngũ cốc. + Truyền bệnh. Bảng:2 Vai trò thực tiễn của sâu bọ TT Các đại diện Vai trò thực tiễn Ong mật Tằm Ruồi muỗi Ong mắt đỏ 1 Làm thuốc chữa bệnh x x 2 Làm thực phẩm x 3 Thụ phấn cây trồng x 4 Thức ăn cho động vật khác x 5 Diệt các sâu hại x 6 Hại hạt ngũ cốc 7 Truyền bệnh x x 4. Củng cố đánh giá (3 phút) - Gv cho Hs đọc phần ghi nhớ cuối bài. - Gv sử dụng câu hỏi + Muốn phân biệt lớp sâu bọ với các lớp khác dựa vào những đặc điểm nào? + Nêu vai trò thực tiễn của sâu bọ? Muốn diệt trừ sâu bọ có hại ta nên sử dụng những biện pháp nào? Nêu các biện pháp được bà con nông dân ở địa phương em áp dụng? 5. Dặn dò (1 phút) - Học thuộc bài và trả lời câu hỏi cuối bài - Chuẩn bị trước bài thực hành theo phiếu học tập. Hãy quan sát một số đại diện thuộc lớp sâu bọ ở địa phương em và hoàn thành nội dung bảng sau. Tên sâu bọ Môi trường sống Các tập tính Tự vệ Tấn công Dự trữ thức ăn Cộng sinh Sống thành xã hội Chăm sóc cho thế hệ sau Tập tính khác STT Các môi trường sống Một số đại diện 1 Ở nước Trên mặt nước. Trong nước. 2 Ở cạn Dưới đất Trên mặt đất Trên cây cối Trên không 3 Kí sinh Ở cây cối Ở động vật IV. Rút kinh nghiệm ...
Tài liệu đính kèm: