Giáo án môn Sinh học 7 - Đa dạng của lớp thú bộ thú huyệt, bộ thú túi

A. Mục tiêu:

1) Kiến thức:

- Học xong bài này học sinh phải:

+ Nhận biết được cấu tạo, hình dáng ngoài của Thú mỏ vịt.

+ Nêu được đặc điểm chung của Bộ thú huyệt.

+ Trình bày được cấu tạo ngoài của Kanguru.

+ Khái quát đời sống của Kanguru.

+ Giải thích về tập tính nuôi con trong túi da của Kanguru.

+ So sánh sự khác nhau về tập tính và đời sống giữa Thú mỏ vịt và Kanguru.

+ Sơ đồ hóa đơn giản về một số bộ thú quan trọng.

2) Kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng tìm tài liệu trong sách giáo khoa.

- Phát triển kĩ năng quan sát tranh ảnh.

- Hình thành kĩ năng làm việc nhóm.

 

docx 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1049Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 7 - Đa dạng của lớp thú bộ thú huyệt, bộ thú túi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đa Dạng Của Lớp Thú 
Bộ Thú Huyệt, Bộ Thú Túi
Bài 48 :	Tiết:
Lớp : 7A7
Ngày dạy: 16/02/2017
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học xong bài này học sinh phải:
+ Nhận biết được cấu tạo, hình dáng ngoài của Thú mỏ vịt.
+ Nêu được đặc điểm chung của Bộ thú huyệt.
+ Trình bày được cấu tạo ngoài của Kanguru.
+ Khái quát đời sống của Kanguru.
+ Giải thích về tập tính nuôi con trong túi da của Kanguru.
+ So sánh sự khác nhau về tập tính và đời sống giữa Thú mỏ vịt và Kanguru.
+ Sơ đồ hóa đơn giản về một số bộ thú quan trọng.
Kĩ năng:
Củng cố kĩ năng tìm tài liệu trong sách giáo khoa.
Phát triển kĩ năng quan sát tranh ảnh.
Hình thành kĩ năng làm việc nhóm.
Thái độ:
Thể hiện thái độ thích thú khi tìm hiểu các tập tính thú vị ở Thú mỏ vịt và Kanguru.
Nhận ra được sự đa dạng của lớp thú, có thái độ, ý thức bảo vệ các động vật Bộ thú huyệt và Bộ thú túi nói riêng và động vật nói chung.
Chuẩn bị.
Giáo viên
Tranh về Thú mỏ vịt và Kanguru và tập tính của chúng.
Bảng so sánh đặc điểm về tập tính và đời sống của Thú mỏ vịt và Kanguru.
Học sinh
Tìm hiểu bài trước ở nhà.
Phương pháp dạy học:
Phương pháp trực quan: học sinh quan sát tranh ảnh.
Phương pháp học sinh tìm hiểu sách giáo khoa.
Phương pháp vấn đáp.
Tổ chức các hoạt động học tập:
Vào lớp và sắp xếp, ổn định lớp.(2 phút)
Kiểm tra bài cũ:(8 phút)
Câu 1: Trình bày đặc điểm hệ tuần hoàn, hệ hô hấp ở thỏ?
Hệ tuần hoàn: tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, có 2 vòng tuần hoàn (lớn , nhỏ). Thỏ là động vật hằng nhiệt.
Hệ hô hấp: gồm khí quản, phế quản, và phổi, trong phổi có các phế nang và các mạng mao mạch có chức năng trao đổi khí.
 Câu 2: Cấu tạo của hệ thần kinh ở thỏ?
Thùy khứu giác, bán cầu đại não, tiểu não, não giữa, hành tủy, tủy sống.
Não trước và tiểu não phát triển liên quan đến hoạt động phong phú và phức tạp ở thỏ.
Giảng kiến thức mới:(30 phút)
Hoạt động 1: Giới thịu một số bộ Thú quan trọng.(5 phút)
Mục tiêu:
- Sơ đồ hóa đơn giản về một số bộ thú quan trọng.
- Tìm hiểu cơ sở phân loại các lớp thú
Dự kiến hoạt động của giáo viên
Dự kiến hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bài
-Hỏi: ”Chứng minh sự đa dạng về loài của lớp thú ? Sự đa dạng đó được thể hiện như thế nào ở Việt Nam?” 
-Hỏi: “ Chúng ta dựa vào những đặc điểm nào để phân Bộ ở thú?”
-Sơ đồ hóa các Bộ chính của Thú.(*)
-TL: “ Hiện nay lớp thú có khoảng 4600 loài, chia làm 26 bộ. Ở Việt Nam có 275 loài”
-TL: “Dựa vào môi đặc điểm sinh sản, môi trường sống, cấu tạo hàm, cấu tạo guốc.”
¯Lớp thú có khoảng 4600 loài, được chia làm 26 bộ.
Để phân Bộ ở Thú ta dựa vào các đặc điểm sau:
-Đặc điểm sinh sản
-Môi trường sống
-Cấu tạo hàm, và thức ăn
-Đặc điểm các chi
Hoạt động 2: Bộ thú huyệt(7 phút)
Mục tiêu:
Nhận biết được cấu tạo, hình dáng ngoài của Thú mỏ vịt.
 Nêu được đặc điểm chung của Bộ thú huyệt.
Dự kiến hoạt động của giáo viên
Dự kiến hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bài học
-Treo hình về thú mỏ vịt và tập tính của chúng.
 -Hỏi: “Môi trường sống của của Thú mỏ vịt”?
-Hỏi: “ Dựa vào hình và sgk giải thích vì sao Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú dù có tập tính sinh sản bằng trứng?”
-Hỏi:“không có tuyến vú thú mỏ vịt cho con uống sữa bằng cách nào?”
- Quan sát hình trên 
bảng và sgk. 
-TL: “thú mỏ vịt sống ở nước vừa ở cạn, sống chủ yếu ở Châu Nam Cực”
-TL: “Bởi có bộ lông mao bao phủ khắp cơ thể, có tuyến sữa và nuôi con non bằng sữa.” 
-TL:“Con non ép mỏ vào bụng cho sữa tiết ra, hoặc uống sữa hòa lẫn nước lúc mẹ bơi”
I. Bộ thú huyệt
- Đại diện: Thú mỏ vịt sống ở Châu Nam Cực
-Bộ thú huyệt đẻ trứng
-Con non phát triển bình thường, bú mẹ chủ động.
-Thú mẹ chưa có núm vú, con sơ sinh liếm sữa do thú mẹ tiết ra
Hoạt động 3: Tìm hiểu Bộ thú túi(7 phút)
Mục tiêu:
- Tìm hiểu tập tính nuôi con trong túi da của Kanguru.
- Phát biểu được đặc điểm sinh sản của Bộ thú túi.
Dự kiến hoạt động của giáo viên
Dự kiến hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bài
-Cho 1 em HS đọc lớn thông tin sgk
-Hỏi:”vì sao con non lại sống trong túi da ở bụng thú mẹ?”
-Gọi HS nhận xét câu tl và nhận xét chung.
-Hỏi:”vì sao vú Kanguru lại tự tiết sữa”
- Đọc lớn thông tin trong sgk
-tl:”vì con non quá nhỏ(3cm)và yếu nên được bảo vệ trong túi da của Kanguru mẹ”
-Nhận xét và nêu ý kiến bản thân.
-tl:”con non không thể tự bú được nên vú Kanguru mẹ tự tiet1 sữa nuôi con”
II. Bộ thú túi
-Đại diện :Kanguru sống ở Châu Đại Dương
-Bộ thú túi đẻ con.
-Con sơ sinh rất nhỏ (3cm), yếu ớt, con non bú mẹ thụ động.
-Con non được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ
-Vú thú mẹ tự tiết sữa nuôi con.
Hoạt động 3: So sánh đặc điểm đời sống và tập tính của thú mỏ vịt và thú túi.
Mục tiêu:
 So sánh sự khác nhau về tập tính và đời sống giữa Thú mỏ vịt và Kanguru
Nhận biết sự khác biệt của hai bộ thú.
Cho thảo luận nhóm sau đó cho học sinh lên bảng điền vào :( 8 phút)
Loài
Nơi sống
Cấu tạo chi
Sự di chuyển
Sinh sản
Con sơ sinh
Bộ phận tiết sữa
Cách cho con bú
Thú mỏ vịt
Nước ngọt và ở cạn
Chi có màng bơi
Đi trên cạn và bơi trong nước
Đẻ trứng
Bình thường
Không có vú chỉ có tuyến sữa
Liếm sữa trên lông thú mẹ, uống nước hòa sữa mẹ
kanguru
Đồng cỏ
Chi sau lớn khỏe
Nhảy
Đẻ con
Rất nhỏ
Có vú
Ngoạm lấy vú, bú thụ động
Củng cố kiến thức:(5 phút)
Trả lời các câu hỏi phần câ hỏi sgk
Câu hỏi nâng cao:
+ Kanguru và thú mỏ vịt , loài nào tiến hóa hơn ?vì sao?
+vì sao thú mỏ vịt lại có bộ lông rậm, mịn, không thấm nước
Dặn dò, hướng dẫn(1 phút)
Đọc phần em có biết
Trả lời lại các câu hỏi trong sgk
D. Rút kinh nghiệm: 
 - Cần dẫn dắt linh hoạt hơn.
 - Nếu có thể nên chèn líp và hình ảnh khi nói về tập tính.
 - Cần tự tin, tránh nói vắp, ấp úng.
¯ Chú thích: (*)
 Các loài thú phần lớn điều có lông mao và tuyến sữa. Nhưng lại có nhìu đặc điểm đời sống và tập tính khác nhau. Ví dụ như:
Bộ thú huyệt
Dựa vào đặc điểm sinh sản: 
Bộ thú túi
Bộ dơi
Bộ cá voi
Môi trường sống khác:
Bộ ăn sâu bọ
Bộ gặm nhấm
Bộ ăn thịt
Cấu tạo hàm: 
Và nhìu bộ khác.
 MÃ THỊ THU HẰNG
.hết..

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 48 Da dang cua lop Thu Bo Thu huyet bo Thu tui_12182596.docx