Giáo án môn Sinh học 7 - Lớp hình nhện

1. Mục tiêu:

 1.1. Kiến thức:

 * Hoạt động 1:

-HS biết: Mô tả được hình thái cấu tạo của nhện

-HS hiểu: Một số tập tính của nhện.

 * Hoạt động 2:

 -HS biết: Biết 1 số đại diện của lớp Hình nhện

 -HS hiểu: Ý nghĩa thực tiễn của lớp Hình nhện đối với tự nhiên và con người

 1.2. Kỹ năng:

 -HS thực hiện được:Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.

 -HS thực hiện thành thạo: Nghiên cứu thông tin

 1.3. Thái độ:

-Thói quen: Ý thức bảo vệ các loài nhện có ích trong tự nhiên

-Tính cách: Yêu thích động vật.

 -GDMT: Giáo dục ý thức bảo vệ các loài nhện có ích trong tự nhiên.

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 7 - Lớp hình nhện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 14 
Tiết ppct: 26 
Ngày dạy: 23/11/2017
 LỚP HÌNH NHỆN
 NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN 
1. Mục tiêu:
 1.1. Kiến thức:
 * Hoạt động 1:
-HS biết: Mô tả được hình thái cấu tạo của nhện 
-HS hiểu: Một số tập tính của nhện. 
 * Hoạt động 2:
 -HS biết: Biết 1 số đại diện của lớp Hình nhện
 -HS hiểu: Ý nghĩa thực tiễn của lớp Hình nhện đối với tự nhiên và con người
 1.2. Kỹ năng:
 -HS thực hiện được:Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.
 -HS thực hiện thành thạo: Nghiên cứu thông tin
 1.3. Thái độ:
-Thói quen: Ý thức bảo vệ các loài nhện có ích trong tự nhiên
-Tính cách: Yêu thích động vật.
 -GDMT: Giáo dục ý thức bảo vệ các loài nhện có ích trong tự nhiên.
2. Nội dung học tập. 
- Nhện
- Sự đa dạng của hình nhện và ý nghĩa thực tiễn.
3. Chuẩn bị:
 3.1. Giáo viên: tranh hình 25.1" 25.5 
 -Phiếu học tập bảng 1 & 2 SGK trang 82,85
 3.2. Học sinh: - Kẻ bảng 1,2 / 82, 85 SGK vào vở.
 - Học bài cũ, đọc trước bài mới.
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
 4.1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh
 Lớp 7A1.............. Lớp 7A2.............. 7a3.
 4.2. Kiểm tra miệng: (slide 2)
	1/ Nêu vai trò thực tiễn của lớp giáp xác? (4đ)
	à TL: - Có lợi: Là nguồn thức ăn của cá; Là nguồn cung cấp thực phẩm cho người; Là nguồn lợi xuất khẩu.
- Có hại: Có hại cho giao thông đường thuỷ; Có hại cho nghề cá; Truyền bệnh giun sán.
 2/ Hoàn thành bảng sau: (4đ)
STT
Vai trò thực tiễn
Tên các loài
1
Cản trở giao thông thủy 
Sun 
2
Thức ăn cho cá 
Rận nước, chân kiếm tự do
3
Ký sinh gây chết cá 
Chân kiếm ký sinh 
4
Thực phẩm cho người 
Tôm, tép, cua, ghẹ,...
5
Xuất khẩu 
Tôm 
	3/ Câu hỏi bài mới: ? Em thường thấy nhện sống ở đâu? Chúng hoạt động vào lúc nào? (2đ)
 HS: -Nhện thường sống ở nơi hang hốc, rậm rạp
 -Hoạt động chủ yếu về ban đêm
4.3. Tiến trình học tập: (slide 3 đến slide 34)
 Khí hậu nước ta nóng ẩm, thích hợp với đời sống của lớp Hình nhện, cho nên lớp Hình nhện của nước ta rất phong phú và đa dạng. Lớp Hình nhện là động vật có kìm, là chân khớp ở cạn đầu tiên, với sự xuất hiện của phổi và ống khí, hoạt động chủ yếu về đêm. Đại diện của lớp Hình nhện là con nhện.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 I. Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo, tập tính của nhện (15 phút)
 * MT: Mô tả được hình thái cấu tạo của nhện và 
một số tập tính của nhện.
 - Nhận biết số loài của lớp hình nhện (36000) nhiều hơn so với lớp giáp xác. Hầu hết chúng thích sống nơi rậm rạp, hang hốc, hoạt động về đêm.
 - GV treo tranh cấu tạo ngoài của nhện 
? Cơ thể nhện chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?
- HS quan sát (đọc kĩ chú thích dưới hình vẽ, xác 
định giới hạn phần đầu – ngực, phần bụng, cấu 
tạo của mỗi phần)
? Hãy xác định các bộ phận trên hai phần của cơ thể nhện?
 GV yêu cầu 1 HS lên chỉ vào tranh xác định cấu
 tạo của từng phần cơ thể nhện
+Yêu cầu HS thực hiện bảng 1/82 SGK 
 - GV treo bảng phụ 1 lên bảng, gọi đại diện HS lên ghi kết quả vào bảng, HS khác nhận xét, bổ sung.
 Các phần
 cơ thể
Số chú
 thích
Tên bộ phận
 quan sát thấy
Chức năng
Phần
Đầu -ngực
1
Đôi kìm có tuyến độc
 Bắt mồi, tự vệ
2
Đôi chân xúc giác
 Cảm giác về xúc giác và khứu giác
3
Bốn đôi chân bò
 Di chuyển, chăng lưới
Phần
Bụng
4
Phía trước là đôi khe thở
 Hô hấp
5
ở giữa là 1 lỗ sinh dục
 Sinh sản
6
Phía sau là các núm tuyến tơ
 Sinh ra tơ nhện
-Từ bảng hoàn chỉnh. GV hướng dẫn HS rút ra Kl 
cho bài học:
+ Phần đầu-ngực gồm những bộ phận nào? Chức năng?
+ Phần bụng gồm những bộ phận nào? Chức năng? 
HS: tự trả lời
 - GV: Sự phân chia cơ thể ở nhện và giáp xác 
giống nhau: 2 phần: đầu ngực và bụng. Nhưng số 
 lượng phần phụ khác nhau: Tôm 20 đôi, 1 đôi chân xúc giác và 4 đôi chân bò.
-Gv: Giới thiệu một số loài nhện khác: nhện nhảy, nhện lông, nhện sác thủ, nhện vàng, nhện đen
 - Nhện hoạt động chủ yếu vào thời gian nào? (đêm)
+ GV yêu cầu HS quan sát hình 25.2/83, đọc chú 
thích dưới các hình vẽ, thực hiện bài tập trắc nghiệm về tập tính chăng lưới của nhện
- HS dựa vào tranh vẽ, phân tích các bước chăng lưới, 1HS đọc kết quả bài tập, HS khác nhận xét, bổ sung
- GV thông báo đáp án đúng theo thứ tự: C, B, D, A
? Nêu các bước chăng lưới của nhện?
HS: Tự trả lời
-Tương tự: HS phân tích các bước bắt mồi của nhện, 1HS đọc kết quả bài tập, HS khác nhận xét, bổ sung
- GV thông báo đáp án đúng theo thứ tự: 2, 3, 4, 1
? Vậy, em hãy nêu thứ tự bắt mồi của nhện?
HS: Tự trả lời
- GV: Hình thức tiêu hoá mồi như ở nhện gọi là tiêu hoá ngoài-thức ăn được tiêu hoá bên ngoài cơ thểnên thỉnh thoảng vẫn thấy xác côn trùng trên mạng nhện, bóp vào chỉ còn vỏ cơ thể.Nhện ăn sâu bọ, ruồi nhặngnên là động vật có ích.
-GV: giới thiệu một số loại mạng nhện khác: nhện gai, nhện Úc, nhện hình cầuCó một số loài nhện ăn được con mồi rất lớn
 II. Hoạt động2: Tìm hiểu đa dạng của lớp hình
 nhện (15 phút)
 * MT: Trình bày được sự đa dạng của hình nhện và
 ý nghĩa thực tiễn đối với tự nhiên và con người
+ GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II/84 SGK 
 -Quan sát các hình vẽ (đọc kĩ chú thích dưới hình vẽ)
- HS nêu tên, nơi sống, lối sống các đại diện
? Bò cạp sống ở đâu? Nó có đặc điểm gì và vai trò gì?
HS: sống nơi khô ráo, hoạt động về đêm, cơ thể dài, phân đốt, chân khỏe, cuối đuôi có nọc độc, dùng làm thực phẩm và vật trang trí
? Cái ghẻ sống ở đâu và gây ra tác hại gì?
HS: sống dưới da người, gây ngứa và sinh mụn ghẻ
? Ve bò sống ở đâu và có tác hại gì?
HS: sống trên cỏ, lông da động vật để hút máu
? Vậy, em có nhận xét gì về lớp Hình nhện 
HS: Tự trả lời
+ GV treo bảng phụ bảng 2/85 SGK, yêu cầu HS 
lên thực hiện bảng 2
-HS nghiên cứu thông tin, thực hiện bảng 2, HS
 khác nhận xét, bổ sung. Yêu cầu thực hiện được:
Các đại diện
Nơi sống
Hình thức sống
Aû h con người
kí. sinh
Aên thịt
Lợị
Hại 
Nhện chăng lưới
Trong nhà, vườn
x
x
Nhện nhà
Trong nhà, tường
x
x
Bọ cạp
Hang khô, kín
x
x
Cái ghẻ
Da người
x
x
Ve bò
Cỏ, da-lông trâu, bò
x
x
+Từ kết quả bảng 2 GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
? Lớp hình nhện có lợi và có hại như thế nào?
- HS dựa vào kết quả bảng 2 trả lời câu hỏi
+ GV bổ sung thêm: Ngoài các đại diện trên, lớp 
hình nhện còn có một số động vật khác như con 
mạt, mò, ve chó.
+ GV chốt lại kiến thức đúng
+ GV giáo dục HS ý thức vệ sinh cá nhân tránh bị 
cái ghẻ, con mạt kí sinh. Vệ sinh môi trường nhất
 là những nơi chăn nuôi gia cầm, gia súc. Ngày xưa điều kiện vệ sinh kém nhiều người mắc bệnh ghẻ
*GDMT: Giáo dục ý thức bảo vệ các loài nhện
 có ích trong tự nhiên.
I. Nhện 
 1. Đặc điểm cấu tạo
- Cơ thể chia 2 phần: Đầu ngực và bụng
 a. Phần đầu ngực
-Đôi kìm có tuyến độc: Bắt mồi và tự vệ
-Đôi chân xúc giác phủ đầy lông: cảm giác về khứu giác và xúc giác
-Bốn đôi chân bò: di chuyển và chăng lưới 
 b. Phần bụng
-Đôi khe thở: hô hấp
-Một lỗ sinh dục: sinh sản
-Các núm tuyến tơ: Sinh ra tơ nhện
2. Tập tính
 a/ Chăng lưới
-Chăng dây tơ khung
-Chăng dây tơ phóng xạ
-Chăng sợi tơ vòng
-Chờ mồi
 b/ Bắt mồi
-Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc
-Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi
-Trói chặt mồi, treo vào lưới để một thời gian
-Nhện hút dịch lỏng ở con mồi
II. Sự đa dạng của lớp hình nhện
 1. Một số đại diện
* Lớp hình nhện rất đa dạng, có tập tính phong phú.
2.Ý nghĩa thực tiễn
+ Đa số các loài nhện có lợi:
Bắt sâu bọ có hại, làm thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh
 + Một số nhện gây hại: Nhện đỏ, ve mạt, cái ghẻ
4.4. Tổng kết: (slide 35 đến slide 39)
 *** Tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy:
*** Khoanh tròn đáp án đúng:
Câu 1: Bộ phận nào sau đây của nhện không nằm ở phần bụng?
a/ Đôi khe thở b/ Lỗ sinh dục
c/ Núm tuyến tơ d/ Chân xúc giác
Câu 2: Bộ phận nào có chức năng bắt mồi và tự vệ:
a/ Đôi chân xúc giác b/ Đôi kìm
c/ Chân bò d/ Núm tuyến tơ
Câu 3: Hình nhện nào dưới đây sống ký sinh?
a/ Bọ cạp b/ Cái ghẻ
c/ Ve bò d/ Cả b và c
Câu 4: Hình nhện nào mà cơ thể còn rõ phân đốt là:
a/ Nhện b/ Bọ cạp
c/ Cái ghẻ d/ Ve bò
Câu 5: Tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
- Cơ thể nhện chia thành (2) phần
- Nhện có tất cả ..(6)đôi phần phụ, trong đó có 4 đôi ..(chân bò)
 4.5. Hướng dẫn học tập: (slide 40) 
Đối với bài học ở tiết học này
 - Học bài theo nội dung ghi.
 - Trả lời 3 câu hỏi SGK/85. Làm vở bài tập.
 - Vẽ hình 25.1 “cấu tạo ngoài của nhện” vào tập học
Đối với bài học ở tiết học sau 
 - Chuẩn bị bài mới: “ Châu chấu”
 - Chuẩn bị mỗi em một con châu chấu
 - Tìm hiểu cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của châu chấu
 - Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành
5.Phụ lục.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 25 Nhen va su da dang cua lop Hinh nhen_12205628.doc