Giáo án môn Sinh học 7 - Trường THCS Kim Đồng

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được thế giới động vật đa dạng, phong phú ( về loài, kích thước, về số lượng cá thể và môi trường sống

 - Xác định được nước ta đã được thiên nhiên ưu đãi nên có một thế giới động vật đa dạng phong phú như thế nào

 2. Kỹ năng:

 - Nhận biết các động vật qua các hình vẽ

 -Quan sát

 - Liên hệ thực tế

 3. Thái độ:

 Giáo dục HS có ý thức bảo vệ động vật, .

 

doc 155 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 776Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 7 - Trường THCS Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
' 
	- Đọc mục “Em có biết”.
 - Xem lại bài “ Đa dạng và đặc điểm của lớp sâu bọ”
	- Tìm hiểu bài thực hành “ Xem băng hình về tập tính của sâu bọ”.
 * Rút kinh nghiệm:
Tuần 15
Tiết 30
THỰC HÀNH: XEM BĂNG HÌNH VỀ
 TẬP TÍNH CỦA SÂU BỌ
Ngày soạn: 11/12/2016
Ngày dạy : 14/12/2016
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
	- Thông qua băng hình, quan sát , theo dõi 1 số tập tính của sâu bọ thường thể hiện: tìm kiếm, cất giữ thức ăn, chăm sóc và bảo vệ thế hệ sau, quan hệ giữa chúng với con mồi và kẻ thù
 - Ghi chép các diễn biến của tập tính sâu bọ hoặc những đặc điểm chung của tập tính để có thể diễn đạt bằng lời về tập tính sau khi xem phim
 - Liên hệ tập tính với những nội dung đã được học hoặc đã thấy trên thực tế để giải thích được tập tính đó
 2. Kỹ năng:
 - Quan sát, - Hoạt đông nhóm , - Thực hành 
 3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh ảnh 1 số đại diện của lớp sâu bọ
 - Băng hình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 1.Ổn định lớp 5'
 2. Bài mới :
A. Giới thiệu bài: 
 	Giáo viên giới thiệu ngắn gọn nội dung chương trình xem băng hình và thời gian cho từng phần. Yêu cầu học sinh ghi chép
 B.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Xem băng hình và ghi chép 10'	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho HS xem lần thứ 1 toàn bộ đoạn băng hình
- GV cho HS xem lại đoan băng hình với yêu cầu ghi chép các tập tính của sâu bọ 
- Xem băng hình lần thứ 1
- Xem băng hình lần thứ 2 ghi chép các tập tính của sâu bọ
 + Tìm kiếm, cất giữ thức ăn
 + Sinh sản
 + Tính thích nghi và tồn tại của sâu bọ
Hoạt động 2: Trao đổi, thảo luận, giải thích các tập tính của sâu bọ khi xem băng hình 10'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV đặt câu hỏi để các nhóm trao đổi thảo luận
? Thế nào là tập tính
?Tập tính của sâu bọ có những đặc điểm gì
? Hiệu quả tập tính của sâu bọ
? Hệ cơ quan nào ở sâu bọ phát triển,là cơ sở quan trọng của tập tính ở sâu bọ
? Đặc điểm giác quan của sâu bọ -> tập tính
? Hệ thần kinh của sâu bọ phát triển như thế nào -> tập tính 
- Các nhóm trao đổi, thảo luân và nêu được:
 * Là những hoạt động sống đặc trưng đáp ứng lại tác nhân của ngoại cảnh
 * Thể hiện hoạt động sống của sâu bọ, đăc biệt về dinh dưỡng và sinh sản
 * + Đáp ứng với các kích thích
+ Gia tăng tính thích nghi và tồn tại
+ Chuyển giao được từ cá thể này -> cá thể khác; thế hệ này -> thế hệ khác
 * Thần kinh, giác quan ở sâu bọ phát triển là cơ sở quan trọng của tập tính
 * 5 giác quan
 + Xúc giác ở dạng lông, khứu giác ở dạng hố trên râu
 + Vị giác là những nhú lồi ở tua miệng hay ở đầu chân( bướm)
 + Cơ quan thu và phát âm thanh
 + Mắt kép
 * Não sâu bọ phát triển có 3 phần: não trước, nõa giữa, não sau. Ở não trước của loài sâu bọ sống thành xã hội( mối, ong, kiến.....) còn phát triển thể nấm. Đây là cơ sở thần kinh của các tập tính và hoạt động bản năng của chúng 
Hoạt động 3: Làm bảng thu hoạch 15'
Đại diện quan sát
Tập tính
Ý nghĩa tập tính
4. Hướng dẫn về nhà: 5' 
 	- Tìm hiểu bài “ Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp”.
 - Ôn lại kiến thức về lớp giáp xác, lớp hình nhện, lớp sâu bọ
* Rút kinh nghiệm:
Tuần 16
Tiết 31
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ 
CỦA NGÀNH CHÂN KHỚP
Ngày soạn: 17/12/2016
Ngày dạy : 20/12/2016
I.MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
	- Nêu được đặc điểm chung của lớp sâu bọ. 
 - Nêu được sự đa dạngvề chủng loại và môi trường sống; tính đa dạng và phong phú của lớp sâu bọ
 - Nêu được vai trò của sâu bọ trong tự nhiên và vai trò thực tiễn của sâu bọ đối với con người
 2. Kỹ năng:
 - Quan sát tranh, Hoạt đông nhóm 
 3. Thái độ:
	Giáo dục HS có ý thức bảo vệ động vật, .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh vẽ sơ đồ cấu tạo tôm, nhện, châu chấu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 1. Ổn định 
 2. Bài mới : 
A. Giới thiệu bài: 
 	Dù sống ở nước, nơi ẩm ướt, trên cạn hay trên không, chân khớp đều có những đặc điểm chung như nhau và có vai trò lớn đối với tự nhiên và đời sống con người -> bài mới 
	B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung 10'
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS nghiên cứu mục ■ SGK/ 95 + quan sát hình 29.1 -> 29.6 thảo luận nhóm lựa chọn đặc điểm chung của ngành chân khớp
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS nghiên cứu mục ■ SGK/ 95 + quan sát hình 29.1 -> 29.6 thảo luận nhóm đánh dấu vào ô trống những đặc điểm lựa chọn: 1, 3, 4
- Hướng dẫn các nhóm trả lời 
* Tiểu kết 1:	
 - Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau
 - Có vỏ kitin bao bọc cơ thể, vừa che chở vừa làm chỗ bám cho cơ, có tác dụng như bộ xương ngoài
 - Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể
 Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng ở chân khớp 15'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống
- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bảng 1 SGK/ 96
- GV kẻ bảng, gọi HS lên làm
Đa dạng về tập tính
- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bảng 2 SGK/ 97
- Hướng dẫn HS trả lời
- HS thực hiện lệnh của GV
- HS lên hoàn thành bảng, HS khác nhận xét, bổ sung
- HS thực hiện lệnh của GV
- HS hoàn thành bảng, HS khác nhận xét, bổ sung
Các tập tính chính
tôm
Tôm ở nhờ
nhện
Ve sầu
kiến
Ong mật
Tự vệ, tấn công
x
x
x
x
x
x
Dự trữ thức ăn
x
Dệt lưới bẫy mồi
x
Cộng sinh để tồn tại
x
Sống thành xã hội
x
x
Chăn nuôi ĐV khác
x
Đực, cái nhận biết nhua băng tín hiệu
x
Chăm sóc thế hệ sau
x
x
x
Bảng 1: Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống chủa Chân khớp
Tên đại diện
Môi trường sống
Các phần cơ thể
Râu
Chân ngực( số đôi) 
Cánh
Nước
Nơi ẩm
Ở cạn
Số lượng
Không có
Không có
Có
Giáp xác( tôm sông)
x
2
2 doi
5doi
x
Hình nhện( nhện)
x
2
x
4 doi
x
Sâu bọ( châu chấu)
x
2
1doi
3 doi
2 doi
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò thực tiễn 10'
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, liên hệ thực tế hoàn thành bảng 3 SGK/ 97
? Nêu vai trò của chân khớp đối với tự nhiên và đời sống
- HS dựa vào kiến thức đã học, liên hệ thực tế lựa chọn những đại diện điền vào bảng 3
- HS trả lời
Tên đại diện có ở địa phương
Có lợi
Có hại
Lớp Giáp xác
Tôm càng xanh
Tôm sú
Tôm hùm
Thực phẩm
Xuất khẩu
Xuất khẩu
Lớp Hình nhện
Nhện chăng lưới
Nhện đỏ
Bọ cạp
Bắt sâu bọ có hại
Bắt sâu bọ có hại
Hại bông
Lớp Sâu bọ
Bướm
Ong mật
Kiến
Bọ hung
Thụ phấn cho hoa
Cho mật, sáp ong, thực phẩm
Bắt sâu bọ có hại
Làm sạch môi trường
Sâu non ăn lá
3.Củng cố kiến thức: 	5' 
Khoanh tròn vào đầu phương án đúng 
 Câu 1: Bộ xương ngoài của chân khớp làm bằng:
 A.Kintin B.Cuticun
 C. A, B đúng D. A, B SAI
Câu 3: Ngành nào chiếm số lương đông nhất trong ngành ĐVKXS
 A.Ngành ĐVNS B.Ngành giun
 C.Ngành thân mềm D.Ngành chân khớp
4. Hướng dẫn về nhà: 	5' 
	- Hoc bài
	- Tìm hiểu bài thực hành" Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của cá chép 
 + Cấu tạo ngoài 
 + Đời sống cá chép
 * Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 17
Tiết 33
THỰC HÀNH: MỔ CÁ 
Ngày soạn: 04/12/2016
Ngày dạy : 07/12/2016
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
	Xác định được vị trí và nêu rõ vai trò 1 số cơ quan của cá trên mẫu mổ
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng mổ trên ĐVCXS
 - Rèn kỹ năng trình bày trên mẫu mổ
 3. Thái độ:
	Giáo dục HS có ý thức nghiêm túc, cẩn thận, chính xác .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh hình 32.2, 32.3
 - Mẫu vật: cá chép
 - Dụng cụ: bộ đồ mổ, khay mổ, đinh ghim 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 1. Kiểm tra bài: 5'
 Câu 1 : Trình bày cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước?
 Câu 2 : Nêu chức năng của từng loại vây ?
 2. Bài mới 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn cách mổ và quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ 15'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS quan sát hình 32.1/106 SGK
- GV biểu diễn thao tác mổ cá trước lớp
- GV cho HS quan sát vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ
- Hướng dẫn HS xác định vị trí của các nội quan
- Gỡ nội quan để quan sát rõ các cơ quan
- HS quan sát hình 32.1/106 SGK để biết cách mổ cá
- HS quan sát thao tác mổ cá của GV
- HS quan sát thao tác của GV
Hoạt động 2: HS tiến hành thực hành 15'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV lưu ý HS nâng mũi kéo để tránh cắt phải các cơ quan bên trong
- GV theo dõi, sửa chữa những sai sót
- GV nhận xét, đánh giá thái độ, tinh thần học tập, kết quả thực hành, ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh của các nhóm
- Quan sát hình 32.1 tiến hành mổ cá
- HS quan sát cấu tạo trong, quan sát đến đâu ghi chép đến đó và xác định các nội quan: mang, tim, dạ dày, ruột, gan, mật, thận, tinh hoàn hoặc buồng trứng, bóng hơi. Sau khi quan sát các nhóm trao đổi nêu vị trí và vai trò của từng cơ quan rồi điền vào bảng/ 107 SGK
- HS dọn vệ sinh
3. Hướng dẫn về nhà: 	10' 
	- Hoàn thành báo cáo thực hành
	- Tìm hiểu bài “ Cấu tạo trong của cá chép”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 14
Tiết 28
CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP
Ngày soạn: 04/12/2016
Ngày dạy : 07/12/2016
I.MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
	- Nêu được những đặc điểm về cấu tạo, hoạt động của các hệ cơ quan: tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết và thần kinh của cá chép.
 - Phân tích được những đặc điểm giúp cá thích nghi với môi trường sống ở nước.
 2. Kỹ năng:
 - Quan sát tranh
 - Hoạt đông nhóm 
 3. Thái độ:
	Giáo dục HS có ý thức bảo vệ động vật, .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh hình 33.1, 33.3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 1. Ổn định 
 2 Bài mới 
A. Giới thiệu bài: 
 	Ở bài trước chúng ta đã tiến hành mổ cá, quan sát đặc điểm cấu tạo của các cơ quan bên trong và phần nào dự đoán vai trò của các cơ quan đó. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta kiểm tra các dự đoán đó
	B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các cơ quan dinh dưỡng 20'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tiêu hóa
- Dựa vào nội dung báo cáo thu hoạch bài thực hành mổ cá + quan sát hình 32.3, nhắc lại cơ quan tiêu hóa của cá chép gồm những thành phần nào? Chức năng của mỗi thành phần? 
2. Tuần hoàn và hô hấp
- Yêu cầu HS quan sát hình 33.1 thảo luận nhóm hoàn thành mục bài tập ▼SGK/ 108
- Hướng dẫn các nhóm trả lời
3.Bài tiết
- Yêu cầu HS xem lại bài thực hành, nêu đặc điểm thận ở cá
- HS dựa vào nội dung báo cáo thu hoạch bài thực hành mổ cá + quan sát hình 32.3 kể tên được các cơ quan tiêu hóa của cá chép
- Quan sát hình 33.1 thảo luận nhóm điền cụm từ thích hợp vào ô trống
- Đại diện hóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS thực hiện lệnh của GV
 Hoạt động 2: Tìm hiểu thần kinh và giác quan 15'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS nghiên cứu mục □ SGK/ 109 + quan sát hình 33.3 hoàn thành mục bài tập ▼SGK/ 109
? Nêu vai trò các giác quan của cá?
- HS nghiên cứu mục □ SGK/ 109 + quan sát hình 33.3 nêu được
+ Các bộ phận của hệ thần kinh ở cá gồm : thần kinh trung ương và dây thần kinh
+ Các thành phần cấu tạo của bộ não cá chép
- HS trả lời
* Nội dung
Các cơ quan dinh dưỡng
Đặc điểm
Tiêu hóa
- Miệng -> thực quản -> dạ dày -> ruột -> hậu môn
- Có bóng hơi thông với thực quản -> cá chìm nổi trong nước 
Tuần hoàn
- Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn
- Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Hô hấp
Mang
Bài tiết
Thận giữa( trung thận) -> lọc máu, thải những chất bã ra ngoài 
Thần kinh và giác quan
- Trung ương thần kinh: não( não trước, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành tủy); tủy sống
- Dây thần kinh
- Giác quan: mắt, mũi, cơ quan đường bên phát triển
3.Củng cố kiến thức: 	5' 
Khoanh tròn vào đầu phương án đúng 
Câu 1: Máu chảy qua tim cá là:
 A.Máu đỏ tươi giàu ôxi
 B.Máu đỏ thẫm nghèo ôxi
 C.Máu pha
 D.Máu đỏ tươi qua tâm thất, máu đỏ thẫm qua tâm nhĩ
Câu 3: Thận ở cá thuộc dạng:
 A.Hậu thận
 B.Trung thận
 C.Tiền thận
 D.Ở cá con là trung thận,ở cá trưởng thành là hậu thận
4. Hướng dẫn về nhà: 	5' 
	- Soạn đề cương ôn tập.
	- Xem lại kiến thức các chương I, II, III IV V để tiết sau ôn tập
 + Cấu tạo ngoài, Cấu tạo trong, Vai trò thực tiễn
Tuần 18
Tiết 35
ÔN TẬP HỌC KỲ I
Ngày soạn: 14/01/2017
Ngày dạy : 17/01/2017
I.MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
	- Hệ thống hóa kiến thức các chương I, II, III, IV, V
 - Phục vụ cho việc kiểm tra học kỳ I sắp đến 
 2. Kỹ năng:
 - Hệ thống hóa
 - So sánh, phân tích, tổng hợp
 3.Thái độ:
	Giáo dục HS có ý thức học tập bộ môn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu học tập
 - Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 1. Kiểm tra 
 Kiểm tra việc soạn đề cương của HS
 2. Các hoạt động: 
 * Phần I: Hệ thống hóa kiến thức
 Ngành giun dẹp
Trùng biến hình và trùng giày 
 Ngành giun tròn
 Trùng roi Ngành động vật Các ngành giun Ngành giun đốt
 nguyên sinh
Trùng kiết kị và 
trùng sốt rét Trai sông
 ĐỘNG VẬT Ngành thân mềm Một số thân
 KHÔNG XƯƠNG SỐNG mềm khác
 Đặc điểm 
 chung và vai trò
Thủy tức
 Ngành ruột khoang Ngành chân khớp Lớp giáp xác
Đa dạng của 
ngành ruột khoang Lớp hình nhện
 Lớp sâu bọ
Đặc điểm chung và vai trò
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau, HS phát biểu, HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại kiến thức
 Câu 1: Đặcđiểm chung nào của ĐVNS vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh? Kể tên 1 số ĐVNS gây bệnh ở người và cách lây truyền?
 Câu 2: Cấu tạo Ruột khoang sống bám vào giá thể và Ruột khoang bơi lội tự do có đặc điểm gì chung? Nêu sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi? Nêu điểm khác nhau về cấu tạo của san hô so với các loài Ruột khoang khác?
 Câu 3: a/ Giun đũa, sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột non người?
 b/ Trình bày con đường xâm nhập vào cơ thể người của : giun đũa, sán sây, sán lá máu, giun móc câu?
 c/ Trình bày biện pháp phòng chống bệnh giun, sán kí sinh ở người?
 Câu 4: Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào? Lợi ích của Giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào? 
 Câu 5: Để gúp nhận diện các đại diện giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào?
 Câu 6: Vì sao xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp? Cách dinh dưỡng của trai sông như thế nào, có ý nghiã như thế nào với môi trường nước? Nhiều ao đào thả cá, Trai không thả mà cũng có trong ao, tại sao?
 Câu 7: a/ Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết châu chấu có quan hệ với nhau như thế nào?
 b/ Vì sao hệ tuần hoàn của sâu bọ lại đơn giản đi nhưng hệ thống ống khí lại phát triển?
 c/ Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng Châu chấu nói riêng và sâu bọ nới chung?
 d/ Dựa vào đặc điểm nào của tôm, ngư dân đánh bắt tôm theo cách nào?
 Câu 8: a/ Các đặc điểm nào của Chân khớp ảnh hưởng đến sự phân bố của chúng ?
 b/ Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống?
 c/ Trong số 3 lớp của ngành Chân khớp thì lớp nào có giá trị thự phẩm lớn nhất, cho ví dụ?
 Câu 9: Tập chú thích vào các hình: 22/75; 23.1/77; 23.3/78; 25.1/82; 26.3/87; 26.5/88
 * Phần II: Bài tập 
I/ Khoanh tròn vào đầu phương án đúng
Câu 1: Lớp vỏ cutin bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng
 A. Chống sự tấn công của kẻ thù 
 B. Chống tác động của dịch tiêu hóa
 C. Thích nghi với đời sống kí sinh 
 D.Giúp cơ thể nhanh lớn
Câu 2: Ruột khoang có đặc điểm khác với ĐVNS là: 
 A. Cơ thể đa bào, không đối xứng
 B. Cơ thể đa bào, không đối xứng tỏa tròn
 C. Cơ thể đa bào, đối xứng 2 bên
 D. Cơ thể đơn bào, đối xứng 2 bên
Câu 3 :Đặc điểm nào sau đây không đúng với trùng kiết lị
 A. Kích thước nhỏ hơn hồng cầu
 B. Di chuyển bằng chân giả
 C. Kí sinh trong thành ruột
 D. Sinh sản vô tính bằng cách phân đôicơ thể
Câu 4: Trai tự vệ bằng cách :
 A.Thụt chân vào
 B.Khép vỏ
 C.Vùi sâu xuống đất
 D.Thụt chân vào và khép vỏ
Câu 5: Mực và ốc sên được xếp chung vào ngành thân mềm vì
 A. Thân mềm, không phân đốt
 B. Có khoang áo phát triển
 C. Có hệ tiêu hóa phân hóa
 D. Cả A, B, C
Câu 6: Chức năng chính của phần đầu ngực của tôm là:
 A. Định hướng, phát hiện mồi.
 B. Giữ và xử lí mồi.
 C. Bò và bắt mồi.
 D. Bơi và giữ thăng bằng
Câu 7: Chức năng chính của phần đầu ngực của tôm là:
 A. Định hướng, phát hiện mồi.
 B. Giữ và xử lí mồi.
 C. Bò và bắt mồi.
 D. Bơi và giữ thăng bằng
Câu 8: Hệ tiêu hoá của châu chấu có đặc điểm khác tôm là:
 A. Không có tuyến tiêu hoá
 B. Có ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết
 C. Không có ruột sau.
 D. Cả A, B, C đều sai
* Phần III: Hướng dẫn về nhà
 - Học các kiến thức đã ôn kiểm tra học kì I
 - Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập
Tuần: 19 
Tiết: 36 
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I.MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
	Đánh giá kết qủa học tập của HS từ đầu năm đến nay. Từ đó đề ra phương pháp dạy học thích hợp nhằm nhằm nâng cao chất lượng bộ môn
 2. Kỹ năng:
 - Phân tích
 - Trình bày
 3. Thái độ:
	Giáo dục HS ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Đề kiểm tra học kỳ I
 - Đáp án
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 1. Ổn định lớp
 2. Phát đề cho HS
Tuần 20
Tiết 37
ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC LỚP CÁ
Ngày soạn: 10/01/2017
Ngày dạy : 13/01/2017
I.MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
	- Nêu được sự đa dạng về thành phần loài cá và môi trường sống của chúng và nêu được đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn và cá xương.
 - Nêu được sự đa dạng của môi trường ảnh hưởng đến cấu tạo và khả năng di chuyển của cá.
 - Nêu được vai trò của cá đối với con người.
 - Nêu được đặc điểm chung của cá. 
 2. Kỹ năng:
 - Quan sát
 - So sánh
 - Hoạt đông nhóm 
 3. Thái độ:
	Giáo dục HS có ý thức bảo vệ động vật, .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh ảnh 1 số loài cá 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 1. Ổn định lớp
 2. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: 
 	 Cá là ĐVCXS hoàn toàn sống trong nước.Cá có số lượng loài lớn nhất trong ngành ĐVCXS .Chúng phân bố ở các môi trường nước trên thế giới và đóng một vai trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người.
	B. Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài và môi trường sống 15' 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS quan sát hình 34.1 -> 34.7 thảo luận nhóm hoàn thành mục bài tập ▼SGK/ 111
- Hướng dẫn các nhóm trả lời 
- HS quan sát hình 34.1 -> 34.7 thảo luận nhóm nêu đươc sự khác nhau giữa lớp cá sụn với lớp cá xương bằng cách điền noi dung thích hợp vào bảng/ 111 SGK
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung 
* Tiểu kết 1: 
 Hình 34.1 -> 34.7
 Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của cá 10'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ hoàn thành mục bài tập ▼SGK/ 111
- Hướng dẫn HS trả lời
- Hướng dẫn HS trả lời
- HS nhớ lại kiến thức nêu đặc điểm của cá về:
+ Môi trường sống
+ Cơ quan di chuyển
+ Hệ hô hấp
+ Hệ tuần hoàn
+ Đặc điểm sinh sản
+ Nhiệt độ cơ thể
- HS phát biểu, HS nhận xét, bổ sung
* Tiểu kết 2: 
 SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của cá 10'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Cá có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người?
- GV lưu ý 1 số loài cá gây ngộ độc cho con người
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá
- HS liên hệ thực tế trả lời
* Tiểu kết 3: 
 - Cung cấp thực phẩm
 - Làm thuốc chữa bệnh
 - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công ngiệp
 - Diệt bọ gậy, sâu bọ hại lúa
3.Củng cố kiến thức: 	5' 
Câu 1: Nêu đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn với cá xương?
Câu 2: Nêu vai trò của cá trong đời sống con người?
4. Hướng dẫn về nhà: 5' 
	- Đọc mục “ Em có biết”.
	- Tìm hiểu bài “ Ếch đồng”.
 + Ếch có cấu tạo ngoài như thế nào?
 + Ếch di chuyển ra sao?
 + Ếch sinh sản bằng gì?
Tuần 20
Tiết 38
LỚP LƯỠNG CƯ
ẾCH ĐỒNG
Ngày soạn: 14/01/2017
Ngày dạy : 17/01/2017
I.MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
	- Nắm được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn.
 - Trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch đồng
 2. Kỹ năng:
 - Quan sát tranh và mẫu vật và hoạt động nhóm 
 3. Thái độ:
	Giáo dục HS ý thức bảo vệ động vật có ích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu học tập nội dung bảng SGK/114
Mẫu vật : ếch đồng và tranh hình 35.1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 1. Ổn định lớp 
 2. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: 
 	Ở tiết trước, chúng ta đã học lớp cá- có đời sống ở dưới nước. Tiến hóa hơn lớp cá là lớp lưỡng cư- có đời sống vừa nước vừa ở cạn. Vậy tại sao lại có sự thay đổi như vậy? 
	B. Các hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của ếch 10'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS nghiên cứu mục □/ 113 SGK trả lời câu hỏi
? Vì sao ếch kiếm mồi vào ban đêm?
? Thức ăn của ếch là sâu bọ, giun, ốc nói lên điều gì ?
? Vì sao ếch là ĐV biến nhiệt ?
- HS nghiên cứu mục □/ 113 SGK nêu được:
 + Vì ban đêm nhiệt độ thấp, ẩm độ cao thích hợp với ếch đồng
 + Con mồi vừa ở nước vừa ở cạn -> ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn
 + Vì nhiệt độ của ếch còn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường
* Tiểu kết 1: 
	- Ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn( ưa ẩm ướt)
 - Kiếm ăn vào ban đêm
 - Có hiện tượng trú đông
 - Là ĐV biến nhiệt
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển 15'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Cấu tạo ngoài
- Yêu cầu HS quan sát hình 35.1-35.3 + mẫu vật thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập bảng/ 114 SGK và giải thích từng đặc điểm thích nghi đó
- Hướng dẫn các nhóm trả lời
2/ Di chuyển
- Yêu cầu HS quan sát hình 35.2, 35.3 mô tả động tác di chuyển trên cạn và di chuyển trong nước
- HS quan sát hình 35.1-35.3 + mẫu vật nêu được
 + Đặc điểm ở cạn : 2, 3, 6
 + Đặc điểm ở nước : 1, 3, 6
và giải thích từng đặc điểm thích nghi đó
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- Quan sát hình 35.2, 35.3 nêu được: Trên cạn: chi sau gấp chữ Z -> nhảy cóc
 + Dưới nước: chi sau đẩy nước, chi trước bẻ lái
* Tiểu kết 2: 
	1/ Cấu tạo ngoài
 Ếch đồng có đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn
 2/ Di chuyển
 2 cách nhảy cóc
 bơi
Hoạt động 3: Tìm hiểu sinh sản và phát triển của ếch 10'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS nghiên cứu mục □ SGK và hình 35.4 trả lời câu hỏi
? Ếch có tập tính sinh sản như thế nào?
? Trứng

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12275531.doc