Giáo án môn Sinh học 8 - Chủ đề: Hô hấp ở người

I. Xác định mạch kiến thức của chủ đề ( Xác định các bài ở các môn, cụ thể tên bài; Thể hiện logic nội dung của chủ đề)

1. Các bài liên quan của chủ đề

- Môn Sinh học

Lớp 8:

+ Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp

+ Bài 21: Hoạt động hô hấp

+ Bài 22: Vệ sinh hô hấp

+ Bài 23: Thực hành: hô hấp nhân tạo

Lớp 6: Bài 48 - Vai trò của thực vật với đời sống động vật và con người ( Những cây có hại cho sức khỏe con người: cây thuốc lá)

Lớp 9: Bài 54: Ô nhiễm môi trường ( Ô nhiễm do khí thải., do hóa chất BVTV – Chất độc hóa học, chất thải rắn, sinh vật gây bệnh)

 Bài 55: Ô nhiễm môi trường tt (hạn chế ô nhiễm không khí)

- Môn Ngữ văn 8: Bài ôn dịch thuốc lá

- Môn Hóa học 8: Bài Ô xi – Không khí

2. Cấu trúc logic nội dung của chủ đề

- Hô hấp - Các cơ quan hô hấp trong cơ thể người

- Thông khí ở phổi

- Trao đổi khí ở phổi và tế bào

- Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại - Rèn luyện hệ hô hấp

- Thực hành hô hấp nhân tạo

 

doc 13 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2298Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Chủ đề: Hô hấp ở người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP Ở NGƯỜI
( Môn: Sinh học lớp 8)
Xác định mạch kiến thức của chủ đề ( Xác định các bài ở các môn, cụ thể tên bài; Thể hiện logic nội dung của chủ đề)
Các bài liên quan của chủ đề
Môn Sinh học
Lớp 8:
+ Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
+ Bài 21: Hoạt động hô hấp
+ Bài 22: Vệ sinh hô hấp
+ Bài 23: Thực hành: hô hấp nhân tạo
Lớp 6: Bài 48 - Vai trò của thực vật với đời sống động vật và con người ( Những cây có hại cho sức khỏe con người: cây thuốc lá)
Lớp 9: Bài 54: Ô nhiễm môi trường ( Ô nhiễm do khí thải....., do hóa chất BVTV – Chất độc hóa học, chất thải rắn, sinh vật gây bệnh)
 Bài 55: Ô nhiễm môi trường tt (hạn chế ô nhiễm không khí)
Môn Ngữ văn 8: Bài ôn dịch thuốc lá
Môn Hóa học 8: Bài Ô xi – Không khí
Cấu trúc logic nội dung của chủ đề
Hô hấp - Các cơ quan hô hấp trong cơ thể người
Thông khí ở phổi
Trao đổi khí ở phổi và tế bào
Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại - Rèn luyện hệ hô hấp
Thực hành hô hấp nhân tạo
Xác định các năng lực hướng tới của chủ đề
a) Các năng lực chung:
1. Năng lực tự học: 
- Học sinh phải xác định được mục tiêu học tập, tự đặt ra mục tiêu học tập để nỗ lực thực hiện:
- Mục tiêu học tập chủ đề là: 
- Lập và thực hiện kế hoạch học tập:
Thời gian
Nội dung công việc
Người thực hiện
Sản phẩm
1 tiết
Hô hấp, các cơ quan của hệ hô hấp
3 – 5 hs/nhóm
- Sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao, các văn bản môn Ngữ văn nói về vai trò của hô hấp
- Tra cứu từ các nguồn thông tin khác nhau về vai trò của mỗi cơ quan hô hấp.
- Bảng thống kê số liệu người bị bệnh hô hấp do môi trường sống, môi trường làm việc, số người bị bệnh lao, lao phổi, số người bị lao phổi – AIDS. 
1 tiết
Hoạt động hô hấp
2 nhóm HS: 3 – 5 hs/nhóm.
4 nhóm HS: 3-5 hs/nhóm
- Thiết kế mô hình chứng minh vai trò của cơ hoành, cơ liên sườn trong hoạt động hô hấp.
- Tìm hiểu thành phần không khí, làm thí nghiệm xác định thành phần khí trong không khí hít vào thở ra; báo cáo, giải thích kết quả. Tìm các số liệu về sự chênh lệch nồng độ khí oxi, cacbonic trong máu ở mao mạch phế nang, tế bào so với phế nang, tế bào để giải thích cơ chế trao đổi khí.
1 tiết
- Tham gia tuyên truyền về cách phòng chống các bệnh hô hấp và biện pháp phòng tránh bệnh ở địa phương.
- Cách sơ cứu người bị gián đoạn hô hấp
Từng học sinh (với gia đình, bạn bè, những người xung quanh)
- Nhóm HS
- Bảng thống kê các bệnh về hô hấp, tác nhân gây bệnh, hậu quả và biện pháp phòng tránh các bệnh hô hấp.
- Bảng thống kê: so sánh số liệu trước tuyên truyền và sau tuyên truyền.
Năng lực giải quyết vấn đề:
HS ý thức được tình huống học tập và tiếp nhận để có phản ứng tích cực để trả lời: Trong tình hình thực tế tỉnh Phú Thọ có nhiều nhà máy hóa chất, xí nghiệp, khu vực khai thác vật liệu xây dựng nhiều khói, bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến hô hấp.Vậy làm thế nào để hạn chế được những hiện tượng đó?
Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: Từ các nguồn tư liệu, trong SGK, Internet, 
HS phân tích được các giải pháp thực hiện có phù hợp hay không ?
NL tư duy sáng tạo
HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập:
Đề xuất được ý tưởng
Các kĩ năng tư duy
NL tự quản lý
Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân
Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề
Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập
NL giao tiếp
Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ cơ thể
NL hợp tác
Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm
NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
NL sử dụng ngôn ngữ
NL sử dụng Tiếng Việt
NL tính toán
- Thành thạo các phép tính cơ bản
b) Các năng lực chuyên biệt:
b1) Các kĩ năng khoa học
1. Quan sát: tranh ảnh, mô hình, video, vận động hô hấp của bản thân để mô tả được cấu tạo các cơ quan hô hấp, hoạt động hô hấp, một số bệnh đường hô hấp.
2. Phân loại, phân nhóm: Các cơ quan hô hấp: Đường dẫn khí - cơ quan trao đỏi khí; Hô hấp thường - hô hấp sâu, cử động hô hấp
 – Nhịp hô hấp; tác nhân gây bệnh cho đường hô hấp.
3. Tìm kiếm mối quan hệ giữa cấu tạo - chức năng các cơ quan hô hấp; giữa các cơ quan trong hệ cơ quan, giữa các hệ cơ quan với nhau: Hô hấp với tuần hoàn. Hô hấp – tuần hoàn – vận động; Mối quan hệ nhân quả: Hô hấp tế bào – hô hấp cơ thể.
4. Tiên đoán: Khi các cơ quan hô hấp không được bảo vệ sẽ gây ra hậu quả gì cho sức khỏe con người; Khi điều kiện môi trường thay đổi thì các cơ quan hô hấp có sự thay đổi như thế nào? Tuyên truyền tốt về vấn đè BVMT sẽ làm giảm số người mắc bệnh về hô hấp.
5. Xử lí và trình bày các số liệu (bao gồm: vẽ đồ thị, lập bảng, trình bày biểu đồ cột, sơ đồ, ảnh chụp):...về hoạt động hô hấp, các bệnh hô hấp.
6.Đưa ra các tiên đoán, nhận định: Tuyên truyền tốt sẽ làm giảm số người mắc bệnh ở địa phương.
7.Hình thành giả thuyết khoa học: BVMT, không hút thuốc lá là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh hô hấp.
8.Đưa ra các định nghĩa thao tác, nêu các điều kiện và giả thiết:
9. Đưa ra định nghĩa hô hấp là gì?
* Bệnh lao: Bệnh lao là do Trực khuẩn Coc lây từ người này sang người khác qua hô hấp, ăn uống. 
- Lao – AIDS là người bạn đồng hành đưa người bệnh đến nghĩa trang nhanh hơn 
- Cúm là bênh đường hô hấp do virus gây ra. 
10. Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập và xử lí số liệu thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận:...
11. Xác định mức độ chính xác của các số liệu:... 
b2) Các kĩ năng sinh học cơ bản:
Các phương pháp nghiên cứu giải phẫu và sinh lý động vật 
Đo các thông số cơ sở của hô hấp.
Các phương pháp nghiên cứu môi trường và sinh thái học
Ước lượng các thông số cơ bản của chất lượng không khí .
Các phương pháp phân loại
Sử dụng các khoá lưỡng phân (phân đôi);
Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề 
Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Các năng lực hướng tới trong chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
HÔ HẤP, CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
- Nêu được khái niệm hô hấp, ý nghĩa của hô hấp đối với hoạt động sống của tế bào và cơ thể
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản và phổi) 
- Phân biệt được biểu hiện bên ngoài của hiện tượng hô hấp và bản chất của quá trình hô hấp
- Giải thích được sự phù hợp được giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở người.
- Chỉ ra được sự khác nhau giữa hệ hô hấp của người và của thỏ.
- Đề xuất được một số biện pháp để bảo vệ và vệ sinh các cơ quan hô hấp ở người. Giải thích được CSKH của những biện pháp đó.
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế: liên quan đến cấu tạo và chức năng các cơ quan hô hấp ở người.
- Hắt hơi, sặc thức ăn, khi trẻ em khóc không nên cho trẻ uống, ăn
- Quan sát: tranh ảnh, mô hình, video, để mô tả được cấu tạo các cơ quan hô hấp
- Phân loại, phân nhóm: Các cơ quan hô hấp: Đường dẫn khí, cơ quan trao đỏi khí
- Tìm kiếm mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng các cơ quan hô hấp
- Tiên đoán: Khi các cơ quan hô hấp không được bảo vệ sẽ gây ra hậu quả gì cho sức khỏe con người.
- Hình thành nên các giả thuyết khoa học: Khi điều kiện môi trường thay đổi thì các cơ quan hô hấp có sự thay đổi như thế nào? 
- Đưa ra định nghĩa hô hấp là gì?
HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
- Nêu được tên các cơ, hoạt động của các cơ tham gia vào hoạt động hô hấp, và sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào và thở ra
- Nêu được khái niệm dung tích sống:.
- Kể tên biện pháp rèn luyện tăng dung tích sống.
+ Nêu được cách thở sâu
+ Nêu được quá trình trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở té bào
- Phân tích được các yếu tố tác động tới dung tích sống:
- Giải thích CSKH của biện pháp rèn luyện tăng dung tích sống
- So sánh lượng khí bổ sung, lượng khí lưu thông, lượng khí dự trữ, lượng khí cặn giữa thở sâu và thở bình thường rút ra ý nghĩa của thở sâu.
- Giải thích được bản chất của sự trao đổi khí.
- Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ hoạt động hô hấp và giải thích được cơ sở khoa hoạc của những biện pháp đó
- Phân tích mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và tế bào 
- Phân tích sự tăng cường hoạt động của cơ thể như lao động nặng hay khi chơi thể thao với sự thay đổi của hoạt động hô hấp.
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến hoạt động hô hấp: Khó thở khi đi vào hầm lò, khó thở khi đứng ở nơi có nhiều khói lò than.
Quan sát: cơ thể, tranh ảnh, mô hình thí nghiệm, vận động hô hấp của bản thân.
Phân loại hô hấp thường, hô hấp sâu
Tiên đoán: Sự thay đổi V của lồng ngực giữa hô hấp thường và hô hấp sâu.
Tìm kiếm mối quan hệ giữa các cơ quan trong hệ cơ quan, giữa các hệ cơ quan với nhau: Hô hấp với tuần hoàn. Hô hấp – tuần hoàn – vận động; Mối quan hệ nhân quả: Hô hấp tế bào – hô hấp cơ thể.
Năng lực tiên đoán: Nếu MT bị ô nhiễm thì sẽ gây hại cho hệ hô hấp và cơ thể.
Thí nghiệm: Thiết kế thí nghiệm tìm hiểu thành phần không khí, ảnh hưởng của cơ hoành, cơ liên sườn đến hoạt động hô hâp, thu thập sử lý số liệu và kết quả thí nghiệm.
VỆ SINH HÔ HẤP
- Kể tên được các bệnh chính liên quan đến đường hô hấp.
- Nêu được một số tác nhân gây bệnh về đường hô hấp(Bụi, một số khí độc, các chất độc hại, các vi sinh vật gây bệnh) và nguồn gốc của các tác nhân đó.
- Nêu được các bước tiến hành sơ cứu ngạt thở.
(1-14)
- Phân tích được tác hại của một số tác nhân gây hại cho đường hô hấp.
- Đề ra được một số biện pháp bảo vệ hệ hô hấp (luyện tập, tránh các tác nhân có hại).
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp rèn luyện, bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.
(15-26)
- Chỉ ra được một số bệnh về đường hô hấp ở địa phương em. Phân tích được nguyên nhân dẫn đến những bệnh đó.
(27-33)
- Vận dụng kiến thức về vệ sinh hô hấp để giải thích một số tình huồng thực tế liên quan đến các biện pháp rèn luyện, bảo vệ hệ hô hấp(hút thuốc lá, khói than đun nấu ).
- Vận dụng kiến thức về hô hấp nhân tạo để xử lí một số tình huống trong thực tiễn(như điện giật, đuối nước).
- Thực hiện được công tác tuyên truyền phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở một địa bàn
(34-40)
Quan sát: tranh ảnh, video về các biểu hiện bệnh liên quan đến đường hô hấp để phòng tránh.
Phân loại hay phân nhóm: phân loại theo nhóm một số tác nhân gây bệnh cho đường hô hấp( 4 nhóm).
Thực nghiệm: 
+ Áp dụng các biện pháp luyện tập, tránh các tác nhân có hại để bảo vệ bản thân.
+ Qua công tác tuyên truyền tại địa phương
Hệ thống câu hỏi/bài tập – thực hành thí nghiệm theo các mức độ đã mô tả
STT
NHẬN BIẾT
1
Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn nào?
2
Hô hấp có vai trò như thế nào với hoạt động của tế bào và cơ thể sống? Trình bày cấu tạo và chức năng các cơ quan hô hấp?
3
Trình bày cấu tạo và chức năng các cơ quan hô hấp?
4
Hệ hô hấp gồm:
A. Đường dẫn khí; B. Khoang mũi; C. Hai lá phổi; D. Cả A,B và C
5
Đường dẫn khí gồm những cơ quan nào? Nêu chức năng của từng cơ quan?
6
Chọn từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống cho phù hợp
Hô hấp là quá trình không ngừng... ( 1)... cho các tế bào của cơ thể và... ( 2) do tế bào thải ra khỏi cơ thể. Quá trình hô hấp gồm.. (3).. trao đổi khí ở phổi và ... (4)...
A. Sự thở ; B. Cung cấp oxi; C. Trao đổi khí ở tế bào; D. Loại cácbonic
7
 Sự thông khí ở phổi là :
A) Lồng ngực nâng lên hạ xuống; B ) Cử động hô hấp hít vào và thở ra .
C) Thay đổi thể tích lồng ngực; D) Cả a, b, c đúng.
8
 Thực chất sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là :
 A) Sự tiêu dùng khí oxy ở tế bào cơ thể; B ) Sự thay đổi nồng độ các chất khí .
 C) Chênh lệch nồng độ các chất khí dẫn đến khuếch tán; D) Cả a , b , c đúng .
9
3. Trường hợp nào sau đây xảy ra sự trao đổi khí ở tế bào :
A) Nồng độ khí oxy trong máu cao hơn tế bào; B) Nồng độ khí cacbonic trong tế bào cao hơn máu .
C) Khuếch tán khí oxy từ máu vào tế bào , khí cacbonic từ tế bào vào máu; D) Cả a, b, c đúng 
10
Kể tên các bệnh liên quan đến đường hô hấp mà em biết?
11
Theo em, trong các bệnh sau bệnh nào liên quan đến đường hô hấp:
A. Bệnh viêm phổi; B. Bệnh xơ gan; C.Bệnh đại tràng; D. Ung thư da.
12
Không khí có thể bị ô nhiễm và gây tác hại tới hoạt động hô hấp từ những tác nhân nào?
13
Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại?
14
Trình bày các bước tiến hành sơ cứu nạn nhân khi bị ngạt thở?
THÔNG HIỂU
15
Giải thích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp?
16
Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?
17
Nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và hai lá phổi?
18
Trực tiếp liên quan chặt chẽ đến hô hấp là hệ nào trong các hệ sau:
A. Hệ bài tiết; B. hệ thần kinh; C. Hệ tuần hoàn; D. Hệ tiêu hóa
19
Phản xạ ho có tác dụng:
A. Dẫn không khí ra và vào phổi; B. Làm sạch và làm ấm không khí
C. Tống các chất bẩn hoặc các dị vật; D. Ngăn cản bụi
20
Phân biệt hô hấp thường với hô hấp sâu?
21
Khí CO được tạo ra do các hoạt động nào? Khí CO gây hại cho hệ hô hấp như thế nào
22
Các vi sinh vật gây bệnh gây hại gì cho hệ hô hấp?
23
Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?
24
Vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
25
Hãy đề ra các biện pháp rèn luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh?
26
Trồng nhiều cây xanh có ích lợi gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta?
VẬN DỤNG THẤP
27
Giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3- 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có oxi để mà nhận?
28
Khi tham gia hoạt động trong môi trường nhiều khói bụi, em có biện pháp gì để bảo vệ các cơ quan trong hệ hô hấp?
29
Tại sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng?
30
Một người hô hấp bình thường 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 500ml không khí. Khi người ấy luyện tập nhịp hô hấp giảm xuống còn 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 900ml không khí. 
a. Tính lượng khí lưu thông, khí cở khoảng chết, khí trao đổi ở người hô hấp bình thường, hô hấp sâu.
b. So sánh lượng khí hữu ích ở người hô hấp bình thường, hô hấp sâu.
c. Nêu ý nghĩa của việc luyện tập hô hấp.
31
Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi và bảo vệ phổi mà khi lao động, vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi?
32
33
Hiện nay, dịch cúm đang bùng phát mạnh ở một số tỉnh thành trong đó có Phú Thọ. Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trên?
VẬN DỤNG CAO
34
Neil Armstrong (5 tháng 8 năm 1930 – 25 tháng 8 năm 2012) là một phi hành gia người Mỹ, người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng ngày 20 tháng 7 năm 1969, trong chuyến du hành trên tàu Apollo 11 cùng Buzz Aldrin & Michael Collins. Chuyến bay đầu tiên của ông là trên tàu Gemini 8 năm 1966, mà ông là phi công, trở thành công dân Mỹ đầu tiên bay vào không gian. Trong nhiệm vụ này, ông đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ có người lái cùng với phi công David Scott. Chuyến bay thứ hai và cuối cùng Armstrong đã làm nhiệm vụ chỉ huy của phi vụ Apollo 11 hạ cánh xuống Mặt Trăng ngày 20 tháng bảy năm 1969. Thời khắc lịch sử, Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng và dành 2,5 giờ khám phá trong khi Michael Collins ở lại trên quỹ đạo trong Module Command.
a/ Trong điều kiện bầu khí quyển ở bề mặt trăng, thành phần khí oxi như thế nào?
b/ Vậy nhờ đâu nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong  có thể hoạt động bình thường trong điều kiện môi trường như ở Mặt Trăng? 
35
Theo thống kê của CĐ mỏ than Khánh Hòa về kết quả khám sức khỏe cho công nhân hàng năm có 35% công nhân thuộc các phân xưởng sàng tuyển của các mỏ than đều bị bệnh bụi phổi. 
a. Em hãy cho biết nguyên nhân chủ yếu khiến các công nhân này bị bệnh bụi phổi?
b. Những công nhân bị bệnh bụi phổi thường có những biểu hiện gì về hoạt động hô hấp, sức khỏe
c. Em hãy đề xuất một số biện pháp giúp những công nhân này BV được hệ hô hấp góp phần bảo vệ sức khỏe. Giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó?
36
Trong khói lò than có nhiều khí CO, Hemoglobin có ái lực cao gấp nhiều lần ái lực với Oxi, khi nhóm lò than tổ ong, em thường nhìn từ phía trên bếp xuống để kiểm tra xem bếp đã cháy hay chưa khi đó em sẽ thấy tức ngực khó thở. 
a. Vì sao có hiện tượng đó?
b. Em hãy đề xuất một số biện pháp giúp BV được hệ hô hấp khi đun than tổ ong.
37
Ngày 14-2-2014, do trời quá lạnh, một gia đình (ở Thanh Hóa) đã đốt than hoa để sưởi ấm khiến 3 người bị chết, 2 người bị hôn mê trong tình trạng nguy kịch vì bị ngạt khí. 
( Theo Vn Exerpres, 14.02.2014)
a. Em hãy cho biết nguyên nhân nào đã dẫn tới sự việc đáng tiếc trên? 
b. Em sẽ tư vấn cho người thân một số cách sưởi ấm an toàn bằng than hoa.
38
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học: Nhịp thở phụ thuộc vào tuổi, giới tính, điều kiện lao động, trình độ luyện tập. Người bình thường, nhịp thở từ 16 - 20 lần/ phút, một ngày khoảng 23 - 36 nghìn lần.. Nhịp hô hấp ở trẻ em cao hơn người lớn. Phụ nữ nhịp hô hấp thường nhanh hơn nam giới. Khi lao động nặng, nhịp thở tăng 35 - 40 lần/phút. Ở các vận động viên đẳng cấp cao, nhịp thở chỉ khoảng 12 - 15 lần/phút. 
Dựa vào thông tin trên em hãy cho biết:
Vì sao vận động viên thể thao lại có nhịp thở thấp hơn người bình thường?
Làm thế nào để nhịp thở giảm đi nhưng dung tích sống lại tăng lên?
Khi dung tích sống tăng lên thì có lợi ntn đối với sức khỏe?
Theo bác sỹ Trần Văn Quý(Bác sỹ BV A ):
Các bệnh hô hấp thường gặp bao gồm: viêm phế quản cấp, viêm phổi do các loại vi khuẩn, virus; hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi. Các bệnh này chiếm khoảng 80% số các bệnh lý hô hấp, bên cạnh đó, còn nhiều bệnh hô hấp khác, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ ít hơn, như: giãn phế quản, viêm phổi kẽ, bụi phổi, các biểu hiện phổi trong các bệnh hệ thống, nội tiết, cơ xương khớp, thận
Do tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, do vậy, bệnh hô hấp ngày càng phổ biến. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (1990) bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 5 với 2,2 triệu người chết. Tính đến năm 1997 có khoảng 300 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và là nguyên nhân tử vong xếp hàng thứ 4. Theo dự đoán của WHO số người mắc bệnh sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này, gây ra 2,9 triệu người chết mỗi năm và đến năm 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ là nguyên nhân gây chết đứng hàng thứ 3. Ở nước ta, theo các nghiên cứu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo từng vùng, nhìn chung vào khoảng 2 - 5,7%. Những thống kê về tỷ lệ bệnh nhân điều trị tại bệnh viện cho thấy, cứ 4 bệnh nhân nhập viện tại các khoa bệnh phổi thì có 1 bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.  
Tránh tiếp xúc các yếu tố nguy cơ được xem là ưu tiên trong điều trị với nhiều bệnh hô hấp, đặc biệt các bệnh như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các yếu tố nguy cơ cần tránh bao gồm: khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp (đặc biệt là khói bếp than), bụi, tránh các mùi hắc, các thức ăn đã từng gây dị ứng... không nuôi chó, mèo, chim và các súc vật khác, môi trường trong nhà cần luôn được giữ khô, sạch và thoáng.
	Qua nghiên cứu đoạn thông tin trên, em hãy cho biết:
Có những bệnh nào liên quan đến đường hô hấp?
Kể tên một số tác nhân gây ra hại về đường hô hấp? Giải thích tác hại, cơ chế gây bệnh của các tác nhân?
Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp, tránh các tác nhân gây bệnh? Cơ sở khoa học của các biện pháp đó?
Vì sao tỉ lệ người mắc các bệnh về đường hô hấp trên thế giới ngày càng tăng? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?
39
Bạn Hải bị bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê. Sau một thời gian, bạn thường xuyên hút thuốc lá. Bố mẹ bạn rất buồn, góp ý nhiều mà bạn không bỏ thuốc lá. Bố mẹ Hải dẫ tìm đến bạn bè của Hải để nhờ giúp đỡ. Nếu em là người mà bố mẹ Hải tin tưởng nhờ khuyên Hải, em sẽ làm gì để khuyên bạn bỏ được thuốc lá ?
40
Theo báo Sức khỏe và đời sồng: 
Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa cứu sống anh Trần Mạnh Hải, 28 tuổi, ngụ phường Tiên Cát – VT - PT trong tình trạng đã chết lâm sàng do bị điện giật. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định và chuẩn bị được xuất viện.
Trước đó, ngày 15-5-2014, trong khi giúp một gia đình ở tổ dân phố vận chuyển vật liệu xây dựng anh Hải bị điện giật. Khi những người cùng làm phát hiện thì anh Hải đã bị hôn mê. Mọi người đã ngắt cầu dao điện, sơ cứu cho anh Hải tại hiện trường trong khoảng 15 phút nhưng không thấy tỉnh lại nên đã đưa nạn nhân đến y tế cơ sở cấp cứu, sau đó chuyển đến bệnh viện tỉnh.
Qua nghiên cứu đoạn thông tin trên, em hãy cho biết:
A. Theo em, khi những người cùng làm tiến hành sơ cứu cho anh Hải thì họ cần thực hiện những thao tác nào?
B. Nếu em có mặt ở hiện trường lúc đó, em sẽ tiến hành hô hấp nhân tạo cho anh Hải bằng phương pháp nào? Vì sao?
*Hệ thống câu hỏi theo chủ đề:
Câu 1.Hô hấp có vai trò như thế nào với hoạt động của tế bào và cơ thể sống?
 Trình bày cấu tạo và chức năng các cơ quan hô hấp?
Câu 2.
Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?
Câu 3. Hoạt động trong môi trường nhiều khói bụi, em có biện pháp gì để bảo vệ các cơ quan trong hệ hô hấp?
Câu 4.Trong khói lò than có nhiều khí CO, Hemoglobin có ái lực cao gấp nhiều lần ái lực với Oxi, khi nhóm lò than tổ ong, em thường nhìn từ phía trên bếp xuống để kiểm tra xem bếp đã cháy hay chưa khi đó em sẽ thấy tức ngực khó thở. 
a. Vì sao có hiện tượng đó?
b. Em hãy đề xuất một số biện pháp giúp bảo vệ được hệ hô hấp khi đun than tổ ong.
V.Tiến trình dạy học của chủ đề:
1. Mô tả dự án:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12252355.doc