Tiết 1- Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Qua bài học HS:
- HS nêu được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.
- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.
2. Kĩ năng
- Thu thập và phân tích kiến thức SGK để xác định được vị trí của con người trong tự nhiên và nêu được nhiệm vụ và phương pháp học tập bộ môn
- Quan sát kênh hình và vận dụng kiến thức thực tế chỉ rõ mối liên quan giữa môn học với các khoa học khác.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: SGK, giáo án.
2. HS: SGK, Vở ghi
ến thức về sử vận chuyển máu trong các đoạn mạch, nguyên nhân gây hại cho tim mạch. - Vận dụng kiến thức để rèn luyện để tăng khả năng làm việc của tim . 3. Thái độ : Có ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện hệ tim mạch. II. CHUẨN BỊ. - Tranh phóng to các hình 18.1; 18.2. - Băng hình về các hoạt động trên (nếu có). III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức:(1’) 8A: 8B: 2. Kiểm tra: Nêu cấu tạo của tim? 3. Bài mới(39’) Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin , quan sát H 18.1 ; 18.2 SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : + Nhờ đâu máu được vận chuyển qua hệ mạch ? + huyết áp là gì? Liên hệ : bệnh huyết áp thấp, huyết áp cao? + Nhận xét huyết áp ở các đoạn mạch khác nhau trên h18.1 ? + Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu ? + Nhận xét về vận tốc máu trong hệ mạch ? - Cho HS quan sát H 18.2 thấy vai trò của cơ bắp và van tĩnh mạch trong sự vận chuyển máu ở tĩnh mạch. ? Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển về tim là nhờ tác động chủ yếu nào ? ? Máu được vận chuyển qua động mạch nhờ đâu? - Cho HS quan sát H 18.2 thấy vai trò của cơ bắp và van tĩnh mạch trong sự vận chuyển máu ở tĩnh mạch. I- Sự vận chuyển máu qua hệ mạch + Máu được vận chuyển qua hệ mạch là nhờ sức đẩy do tim tạo ra. + Huyết áp : áp lực của máu lên thành mạch. Huyết áp giảm dần suốt chiều dài hệ mạch. + Vận tốc máu giảm dần từ động mạch đến mao mạch sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch.(tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi chất) + Lực chủ yếu giúp máu vận chuyển liên tục và theo một chiều nhờ các yếu tố: Sự phối hợp hoạt động các thành phần cấu tạo của tim (các ngăn tim , van tim) và hệ mạch. + Vận chuyển trong động mạch nhờ: Sự co bóp của tim, sự co dãn cơ động mạch. + Sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch về tim nhờ : sự co bóp của các cơ bắp quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra, van tĩnh mạch. 1. Chyển giao nhiệm vụ : - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi : + Hãy chỉ ra các tác nhân gây hại cho hệ tim, mạch ? - Nguyên nhân làm tăng huyết áp không mong muốn ? + Nêu các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch ? 2. Thực hiện nhiệm vụ : Học sinh trao đổi thảo luận để rút ra kiến thức 3. Báo cáo kêt quả : Học sinh các nhóm báo cáo kết quả Các nhóm nhận xét 4. Đánh giá, nhận xét : - Học sinh tự đánh giá phần trao đổi thảo luận - Giáo viên đánh giá chốt kiến thức thông báo đáp án II. Vệ sinh tim mạch 1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại . * Các tác nhân gây hại (sgk) *Biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch . - Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn. + Không sử dụng các chất kích thích có hại : rượu, thuốc lá, hêrôin... + Cần kiểm tra sức khoẻ định kì hàng năm để phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch để điều trị kịp thời. + Khi bị sốc, hoặc tress cần điều chỉnh cơ thể theo lời bác sĩ. + Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch : thương hàn, bạch cầu, .. và điều trị kịp thời các chứng bệnh như cúm cúm, thấp khớp... + Hạn chế ăn thức ăn hại cho tim mạch như : mỡ động vật... - GV : Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 18 giải thích câu hỏi : + Câu 2 (tr 60) (Vận động viên luyện tập TDTT có cơ tim phát triển, sức co cơ lớn, đẩy nhiều máu (hiệu xuất làm việc của tim cao hơn).) + Nêu các biện pháp rèn luyện tim mạch ? - GV liên hệ bản thân HS đề ra kế hoạch luyện tập TDTT. 2. Cần rèn luyện hệ tim mạch - Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng hình thức : TDTT, lao động, kết hợp xoa bóp 4. Củng cố : (4’) - Đọc ghi nhớ - HS trả lời câu 1, 4 SGK tr 60. 5. Hướng dẫn về nhà :(1’) - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 3, 4 SGK. - Làm bài tập 2 : Chỉ số nhịp tim/ phút của các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm. - Đọc mục : Em có biết Ngày soạn: 22/10/2017 Ngày dạy : Tiết 19 - Bài 19: THỰC HÀNH : SƠ CỨU CẦM MÁU I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - HS phân biệt vết thương làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch hay mao mạch. 2. Kĩ năng - Trình bày được các thao tác khi bị chảy máu và mất máu nhiều. - Rèn kĩ năng làm việc theo qui trình. 3.Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ, không làm cơ thể bị tổn thương, chảy máu. II. CHUẨN BỊ. 1- GV: Chuẩn bị 1 cuộn băng, 2 miếng gạc, 1 cuộn bông, dây cao su hoặc dây vải, 1 miếng vải mềm (10x30cm), cồn i-ôt. 2- HS : Chuẩn bị theo nhóm (1 bàn) như của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Tổ chức:(1’) 8A: 8B: 2. Kiểm tra :(7’) : + HS 1: câu 1 SGK tr 60 + HS2 : Câu 4 SGK tr 60. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới:(32’) * Mở bài:V: Nếu mất 1/2 lượng máu cơ thể thì cơ thể sẽ chết vì vậy khi bị thương chảy máu cần được sử lí kịp thời và đúng cách. Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung - GV nêu mục tiêu bài - GV yêu cầu HS nêu dụng cụ cần chuẩn bị. - GV nêu các bước tiến hành : thực hành theo nhóm ; báo cáo thu hoạch : cá nhân. + Phân biệt các dạng chảy máu + Chuẩn bị dụng cụ vật liệu + thực hiện các bước băng bó khi chảy máu mao mạch, động mạch và tĩnh mạch. + Những lưu ý khi băng bó cầm máu. + Viết thu hoạch. - GV nêu tiêu chí đánh giá thực hành : + ý thức kỉ luật tốt (2 đ); Thực hiện đúng qui trình (1đ ); Băng bó đúng cho từng loại vết thương (2 đ); Mẫu băng gọn, đẹp không quá chặt hay quá lỏng (2 đ); Báo cáo thu hoạch làm đúng, trình bày khoa học (3 đ); * Phân biệt các dạng chảy máu ? So sánh sự chảy máu (lượng máu, tốc độ chảy) ở các vị trí : + vết xước ở tay(mao mạch) + lòng bàn tay (tĩnh mạch) + Cổ tay (động mạch) I. Mục tiêu (SGK) II. Dụng cụ- vật liệu III. Nội dung và cách tiến hành * . Các dạng chảy máu - Chảy máu mao mạch : Máu chảy ít, chậm. - Chảy máu tĩnh mạch : Máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn. - Chảy máu động mạch : Máu chảy nhiều, mạnh, thành tia. * Hướng dẫn cách băng bó vết thương. GV: Hướng dẫn các thao tác tiến hành băng bó bằng cách thao tác mẫu - Băng bó vết thương ở lòng bàn tay (chảy máu tĩnh mạch và mao mạch). - Lưu ý HS một số điểm: (sgk 61) - Băng bó vết thương cổ tay (chảy máu động mạch) 1. Băng bó vết thương ở lòng bàn tay (chảy máu tĩnh mạch và mao mạch). + Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút. + Sát trùng vết thương bằng cồn I-ốt. + Băng bó : * Vết thương nhỏ: dùng băng dán * Vết thương lớn : cho ít bông vào giữa hai miếng gạc--> đặt vào miệng vết thương --> dùng băng buộc chặt lại. - Băng bó vết thương cổ tay (chảy máu động mạch) - Lưu ý : (sgk tr62) 2. Băng bó vết thương cổ tay (chảy máu động mạch) + Dùng ngón tay dò tìm động mạch cánh tay --> bóp động mạch trong vài ba phút + Buộc garô + Sát trùng vết thương, đặt gạc lên miệng vết thương rồi băng bó lại. + Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. - GV yêu cầu mỗi HS về nhà tự viết báo cáo thực hành theo SGK. - GV căn cứ vào đáp án + sự chuẩn bị + thái độ học tập của HS để đánh giá, cho điểm. IV. Thu hoạch HS trả lời các câu hỏi mục IV SGK tr 63 4. Kiểm tra đánh giá :(4’) - GV gọi đại diện các tổ trình bày thao tác và mẫu băng bó vết thương ở lòng bàn tay và vết thương cổ tay. - GV kiểm tra mẫu băng của các tổ đánh giá cho điểm. - GV nhận xét chung về : phần chuẩn bị của HS, ý thức học tập, kết quả - Nhắc lớp vệ sinh, 5. Dặn dò :(1’) - Về tập băng bó - Hoàn thành báo cáo thu hoạch - Ôn tập + Chuẩn bị giấy giờ sau kiểm tra 1 tiết. Ngày ......tháng 10 năm 2017 Người duyệt TRương Đức Hà IV. PHỤ LỤC : Báo cáo hoàn chỉnh a. Kiến thức : Phân biệt chảy máu tĩnh mạch, động mạch Chảy máu tĩnh mạch Chảy máu động mạch Biểu hiện Máu chảy nhiều, nhanh nhưng không thành tia. - Chảy máu động mạch : Máu chảy nhiều, mạnh, thành tia. Cách xử lí + Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút. + Sát trùng vết thương bằng cồn I-ốt. + Băng bó : * Vết thương nhỏ: dùng băng dán * Vết thương lớn : cho ít bông vào giữa hai miếng gạc--> đặt vào miệng vết thương --> dùng băng buộc chặt lại. + Dùng ngón tay dò tìm động mạch cánh tay --> bóp động mạch trong vài ba phút + Buộc garô + Sát trùng vết thương, đặt gạc lên miệng vết thương rồi băng bó lại. + Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. * Yêu cầu cơ bản của buộc dây garô - Vị trí dây garô cách vết thương không quá gần (<5cm), không quá xa. - Cứ 15 phút nới dây garô 1 lần và buộc lại. * Vết thương chảy máu ở động mạch (tay chân) mới được buộc garô vì đó là chỗ mô đặc nên buộc garô mới có hiệu quả * Vết thương ở vị trí khác chỉ ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía tim. b. Kĩ năng : Các kĩ năng sơ cứu vết thương khi chảy máu Các kĩ năng được học Các thao tác Ghi chú Sơ cứu vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch + Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút. + Sát trùng vết thương bằng cồn I-ốt. + Băng bó : * Vết thương nhỏ: dùng băng dán * Vết thương lớn : cho ít bông vào giữa hai miếng gạc--> đặt vào miệng vết thương --> dùng băng buộc chặt lại. Sau khi băng nếu vết thương vẫn chảy máu, phải đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện Sơ cứu vết thương chảy động mạch + Dùng ngón tay dò tìm động mạch cánh tay --> bóp động mạch trong vài ba phút + Buộc garô + Sát trùng vết thương, đặt gạc lên miệng vết thương rồi băng bó lại. + Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. * Vị trí dây garô cách vết thương không quá gần(<5cm), không quá xa. *Vết thương chảy máu ở động mạch (tay chân) mới được buộc garô. * Cứ 15 phút nới dây garô 1 lần và buộc lại. * Vết thương ở vị trí khác chỉ ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía tim. Ngày soạn:28/10/2017 Ngày dạy: Tiết 20: KIỂM TRA MỘT TIẾT I MỤC TIÊU 1 Kiến thức - Đo mức độ tư duy của học sinh trong các chương: khái quát cơ thể người, vận động, tuần hoàn - Đo đối tượng học sinh TB- khá: mức độ 200 điểm - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm + Tự luận 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh có kỹ năng so sánh, phân biệt, biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích các tình huống cụ thể. 3. Thái độ : Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực, tính trung thực, cẩn thận trong làm bài kiểm tra. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Đề, đáp án: 2. HS : Giấy bút, kiến thức III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Tổ chức::(1’) 8A: 8B: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới:(43’) A. Ma trận Ma trận đề 1: Chủ đề (nội dung, chương..) Nhận biết (Bậc 1) Thông hiểu (Bậc 2) Vận dụng ở cấp độ thấp (Bậc 3) Vận dụng ở cấp độ cao (Bậc 4) Tổng Chủ đề 1 Khái quát về cơ thể người 1 tiết Nêu được chức năng của - Hệ tuần hoàn - Hệ tiêu hóa - Hệ thần kinh - Hệ hô hấp 1 phần 14% = 28 điểm 100 % = 28 điểm 28 điểm Chủ đề 2 Hệ vận động 1 tiết Giải thích đặc điểm cấu tạo, chức năng của xương 2 phần 18% = 36 điểm 100%= 36 đ 36điểm Chủ đề 3 Hệ tuần hoàn 3 tiết - Sơ đồ truyền máu - Nguyên tắc truyền máu - Phân biệt được chức năng của tế bào máu - Giải thích được cấu tạo của mạch máu + Vận dụng nguyên tắc truyền máu giải thích một số hiện tượng. 10 phần 68% = 136 điểm 20% = 28 điểm 40% = 54 điểm 40% = 54 điểm 136điểm Tổng: 5 tiết Số điểm: 100% 200 điểm 3 câu 24 % điểm 3 câu 45% = 90 điểm 1 câu 27% = 54 điểm 13Phần 200 điểm Ma trận đề 2: Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết (Bậc 1) Thông hiểu (Bậc 2) Vận dụng ở cấp độ thấp (Bậc 3) Vận dụng ở cấp độ cao (Bậc 4) Tổng Chủ đề 1 Khái quát về cơ thể người 1 tiết Nêu được chức năng của một số bào quan trong tế bào - Chất tế bào - Nhân - Ri bôxôm - Bộ máy gôngi 4 phần 14% = 28 điểm 100 % = 28 điểm 28 điểm Chủ đề 2 Hệ vận động 1 tiết Giải thích đặc điểm cấu tạo, chức năng của xương 2 phần 18% = 36 điểm 100%= 36 đ 36 điểm Chủ đề 3 Hệ tuần hoàn 3 tiết - Sơ đồ truyền máu - Nguyên tắc truyền máu - Phân biệt được chức năng của tế bào máu - Giải thích được cấu tạo của mạch máu + Vận dụng nguyên tắc truyền máu giải thích một số hiện tượng. 8 phần 59% = 136 điểm 20%= 28 điểm 40% = 54 điểm 40% = 54 điểm 136 điểm Tổng: 5 tiết Số điểm: 100% 200 điểm 3 câu 28 %= 56 điểm 3 câu 45% = 90 điểm 1 câu 27%=54 điểm 13 Phần 200 điểm B. Đề kiểm tra Đề 1: Câu 1: Nêu chức năng của hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,hệ thần kinh, hệ hô hấp? Câu 2: Phân biệt hồng cầu, bạch cầu về cấu tạo và chức năng? Câu 3: Giải thích các đặc điểm phù hợp với chức năng của động mạch, tĩnh mạch? Câu 4: Giải thích các đặc điểm phù hợp với chức năng của xương dài? Câu 5: a. Viết sơ đồ truyền máu? b. Nêu nguyên tắc truyền máu? c. Bố có nhóm máu A, hai đứa con một đứa có nhóm máu A, một đứa có nhóm máu O. Đứa con nào có huyết tương làm kết dính hồng cầu của bố ? Vì sao ? Đề 2: Câu 1: Nêu chức năng của ti thể, bộ máy gôngi, riboxom, nhân tế bào? Câu 2: Phân biệt tiểu cầu, bạch cầu về cấu tạo và chức năng? Câu 3: Giải thích các đặc điểm phù hợp với chức năng của tĩnh mạch, mao mạch? Câu 4: Giải thích đặc điểm phù hợp với hoạt động của khớp bán động, khớp động? Câu 5: a. Viết sơ đồ truyền máu? b. Nêu nguyên tắc truyền máu? c. Bố có nhóm máu A, mẹ có nhóm máu AB, con có nhóm máu B. Hỏi: huyết tương của bố hay mẹ làm kết dính hồng cầu của con? Vì sao ? c. Hướng dẫn chấm đề kiểm tra một tiết (tiết 20) ĐỀ 1: Câu 1: (28 điểm) Hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan - Hệ tiêu hoá - Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. - Hệ tuần hoàn - Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào đến cơ quan bài tiết. - Hệ hô hấp - Thực hiện trao đổi khí oxi, khí cacbonic giữa cơ thể và môi trường. - Hệ thần kinh - Tiếp nhận và trả lời kích từ môi trường, điều hoà hoạt động của các cơ quan. Câu 2: (27 điểm). Hồng cầu Bạch cầu - Cấu tạo: Màu hồng, hình đĩa, lõm hai mặt, không nhân. (7.0 điểm) - Chức năng: Vận chuyển oxi và cácbôníc. (6,5 điểm) - Trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân. (7.0 điểm) - Chức năng: Tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. (6.5 điểm) Câu 3: (27 điểm) Động mạch - Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn tĩnh mạch. - Lòng hẹp hơn tĩnh mạch. - Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn. Tĩnh mạch - Thành có 3 lớp nhưng với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn động mạch. - Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực. - Thích hợp với những chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ. Câu 4: (36 điểm) Cấu tạo đầu xương dài phù hợp với chức năng: Cấu tạo (17 điểm) Chức năng (17 điểm) * Đầu xương - Sụn bọc đầu xương - Mô xương xốp gồm các nan xương. - Giảm ma sát trong các khớp xương - Phân tán lực tác động. - Tạo ô chức tủy đỏ * Thân xương - Màng xương - Mô xương cứng. - Khoang xương - Giúp xương phát triển và to về nga ngang - Chịu lực, đảm bảo vững chắc. - Chứa tủy đỏ ở trẻ em, sinh hồng cầu; chứa tủy vàng ở người lớn. Câu 5: (82 điểm) a. Sơ đồ truyền máu : (14 điểm) A A AB O AB B O B b. Cần xét nghiệm máu trước khi truyền vì: - Cần truyền đúng nhóm máu, tránh gây kết dính hồng cầu. (7 điểm) - Để tránh truyền máu nhiễm các bệnh truyền nhiễm. (7 điểm) b. Đứa con có nhóm máu O có huyết tương làm kết dính hồng cầu máu bố vì trên hồng cầu máu bố có kháng nguyên A, còn trong huyết tương máu con có kháng thể α. Khi α gặp A sẽ gây kết dính hồng cầu. (54 điểm) Đề 2; Câu 1: (28 điểm) - Ti thể: Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng. - Bộ máy gôn-gi: thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm. - Ri-bô-xôm: Nơi tổng hợp protein. - Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Câu 2: ( 27 điểm). Tiểu cầu Bạch cầu - Cấu tạo: Nhỏ bé, chỉ là mảnh tế bào chất của tế bào mẹ tiểu cầu. (7 điểm) - Chức năng: Tham gia vào quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể khỏi mất máu. (6,5 điểm) - Trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân. (7 điểm) - Chức năng: Tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. (6,5 điểm) Câu 3: (27 điểm) Tĩnh mạch - Thành có 3 lớp nhưng với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn động mạch. - Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực. - Thích hợp với những chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ. Mao mạch - Nhỏ và phân nhánh nhiều. - Thành mỏng chỉ gồm 1 lớp biểu bì. - Lòng hẹp. - Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào. Câu 4: (36 điểm) + Khớp động: 2 đầu xương có sụn, giữa là dịch khớp (hoạt dịch), ngoài có dây chằng giúp cơ thể có khả năng cử động linh hoạt. + Khớp bán động: giữa 2 đầu xương có đệm sụn giúp cử động hạn chế. Câu 5: (82 điểm) a. Sơ đồ truyền máu : (14 điểm) A A AB O AB B O B b. Cần xét nghiệm máu trước khi truyền vì: (14 điểm) - Cần truyền đúng nhóm máu, tránh gây kết dính hồng cầu. (7 điểm) - Để tránh truyền máu nhiễm các bệnh truyền nhiễm. (7 điểm) c. Bố có huyết tương làm kết dính hồng cầu máu con vì trên hồng cầu máu con có kháng nguyên B, còn trong huyết tương máu bố có kháng thể β. Khi β gặp B sẽ gây kết dính hồng cầu. (54 điểm) * Lưu ý: sau khi chấm bài của HS qui về thang điểm 10 theo tỉ lệ 100% = 200 điểm. 4. Nhận xét – đánh giá::(1’) - Thu và kiểm tra số bài của HS - Nhận xét và đánh giá thái độ làm bài 5. Hướng dẫn về nhà Ngày soạn:28/10/2017 Ngày dạy: CHƯƠNG IV: HÔ HẤP Tiết 21- Bài 20: HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - HS nêu được ý nghĩa của hô hấp với cơ thể sống. - HS xác định được trên hình các cơ quan trong hệ hô hấp người. - Nêu được các đặc điểm cấu tạo của cơ quan hô hấp phù hợp với chức năng của nó. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, tư duy logic ở HS. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ hệ hô hấp. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên - Tranh phóng to hình 20.1; 20.2; 20.3 SGK và mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ thể người. 2. Học sinh: Tìm hiểu bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Tổ chức: :(1’) 8A: 8B: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới:(39’) * Mở bài: - Hồng cầu có chức năng gì? - Máu lấy O2 và thải được CO2 là nhờ đâu? (Nhờ hệ hô hấp) - Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò như thế nào đỗi với cơ thể sống? Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Chuyển giao nhiệm vụ: -GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, liên hệ kiến thức đã học ở lớp 3 và 7, quan sát H 20, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: + Hô hấp là gì? + Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể? + Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? + Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp? 2. Thực hiện nhiệm vụ : Học sinh trao đổi thảo luận để rút ra kiến thức 3. Báo cáo kêt quả : Học sinh các nhóm báo cáo kết quả Các nhóm nhận xét 4. Đánh giá, nhận xét : - Học sinh tự đánh giá phần trao đổi thảo luận - Giáo viên đánh giá chốt kiến thức thông báo đáp án I- Khái niệm hô hấp - Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp oxi cho tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài cơ thể. - Ý nghĩa: Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào, tham gia vào phản ứng oxi hoá các hợp chất hữu cơ tạo năng lượng (ATP) cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời loại thải cacbonic ra ngoài cơ thể - Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào. - Sự thở giúp khí lưu thông ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào. - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ H20.2 SGK và trả lời câu hỏi: ? Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Xác định các cơ quan đó trên tranh vẽ (hoặc mô hình) II - Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng. - Hệ hô hấp gồm 2 bộ phận: đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản....) và 2 lá phổi (lá phổi phải có 3 thuỳ, lá phổi trái có 2 thuỳ). 4. Củng cố: (4’) ? Thế nào là hô hấp? Vai trò của hô hấp đối với các hoạt động của cơ thể? ? Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn nào là chủ yếu? ? Các thành phần chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của nó là gì? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà:(1’) - Học bài và trả lời câu 1,3,4 SGK tr 67. - Đọc mục: “Em có biết” - Hướng dẫn: Câu 3: Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, ỗi trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và cácbôníc không ngừng khuếch tán ra . Bởi vậy, nồng độ ôxi trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa. Ngày 30 tháng 10 năm 2017 Người duyệt Trương Đức Hà Ngày soạn: 4/11/2017 Ngày dạy: Tiết 22 - Bài 21: HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: sau khi học xong bài này, HS: + Trình bày được động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở. + Phân biệt được thở sâu với thở bình thường và nêu ý nghĩa của thở sâu. + Nêu rõ khái niệm về dung tích sống, phân tích yếu tố ảnh hưởng đến dung tích sống (tổng dung tích phổi, dung tích khí cặn) + Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. + Trình bày được phản xạ tự điều hoà hô hấp trong hô hấp thường. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát hình và tiếp thu thông tin, phát hiện kiến thức. - Phân tích bảng số liệu để rút ra kiến thức. - Vận dụng kiến thức để giải thích thực tế. 3. Thái độ: Giáo dục ý rèn luyện hệ hô hấp bằng cách luyện tập hít thở sâu. II. CHUẨN BỊ. 1. GV:- SGK . Bảng 21 SGK. 2. HS: Tìm hiểu bài ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Tổ chức::(1’) 8A: 8B: 2. Kiểm tra bài cũ:(7’) - Nêu các giai đoạn chủ yếu trong qua trình hệ hô hấp và ý nghĩa của hô hấp? 3. Bài mới :(32’) * Mở bài: Trong bài trước chúng ta đã nắm được cấu tạo của hệ hô hấp. Trong bài này chúng ta sẽ phải tìm hiểu xem hoạt động hô hấp diễn ra như thế nào? Cơ chế thông khí là gì? Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào có gì giống và khác nhau? Hoạt động của GV- HS Nội dung 1. Chuyển giao nhiệm vụ : - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi: ? Thực chất của sự thông khí ở phổi là gì? (thường xuyên thay đổi không khí trong phổi dể có đủ ôxi cho tế bào) ? thế nào là cử động hô hấp, nhịp hô hấp? - Quan sát kĩ H 21.1,
Tài liệu đính kèm: