Giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 37 đến tiết 70

CHƯƠNG VII- BÀI TIẾT

Tiết 37. BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO

CỦA CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Nêu vai trò của bài tiết với cơ thể sống.

 - Nêu thành phần của hệ bài tiết nước tiểu.

 2. Kỹ năng

 - Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.

 - Kỹ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ

 - Giáo dục HS ý thức giữ vệ sinh cơ quan bài tiết.

II. CHUẨN BỊ

 - Tranh cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Dạy bài mới

 ĐVĐ: Hằng ngày cơ thể chúng ta bài tiết ra môi trường ngoài những sản phẩm nào?

+ HS: CO2; phân; nước tiểu và mồ hôi.

 Vậy thực chất của hoạt động bài tiết là gì? Vai trò của bài tiết đối với cơ thể như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

 

doc 88 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 37 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SGK.
...................................................................
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:...........................
Tiết 50. VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	- Nêu được tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó.
	- Nêu và giải thích các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết. 
2. Kỹ năng 
	- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, liên hệ với thực tế.
	- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
	- Xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu
II. CHUẨN BỊ.
	- Tranh phóng to H 38.1; 39.1.
	- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
	Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu? 
Trả lời:
	- Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:
	+ Qua trình lọc máu ở cầu thận: máu tới cầu thận với áp lực lớn tạo lực đẩy nước và các chất hoà tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30-40 angtron) trên vách mao mạch vào nang cầu thận (các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc). Kết quả tạo ra nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
	+ Quá trình hấp thụ lại ở ống thận: nước tiểu đầu được hấp thụ lại nước và các chất cần thiết (chất dinh dưỡng, các ion cần cho cơ thể...).
	+ Quá trình bài tiết tiếp (ở ống thận): Hấp thụ chất cần thiết, bài tiết tiếp chất thừa, chất thải tạo thành nước tiểu chính thức.
3. Dạy bài mới	
	ĐVĐ: Hoạt động bài tiết có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Vậy làm thế nào để có 1 hệ bài tiết khoẻ mạnh? Các em cùng tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động 1:
Tìm hiểu một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
 Nêu những tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
- GV bổ sung: vi khuẩn gây viêm tai, mũi, họng gián tiếp gây viêm cầu thận do các kháng thể của cơ thể tấn công vi khuẩn này (theo đường máu ở cầu thận) tấn công nhầm làm cho hư cấu trúc cầu thận.
- Cho HS quan sát H 38.1 và 39.1để hoàn thành phiếu học tập:
- GV phát phiếu học tập.
Câu hỏi gợi ý:
 Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái dẫn đến hậu quả nghêm trọng như thế nào về sức khoẻ? 
 Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả như thế nào?
 Khi đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn bởi sỏi thận có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?
- GV tập hợp ý kiến , thông báo đáp án.
I. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu
- HS nghiên cứu, xử lí thông tin, thu nhận kiến thức, vận dụng hiểu biết của mình để liệt kê các tác nhân có hại.
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS hoạt động nhóm, trao đổi thống nhất ý kiến và hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng, các nhóm khác bổ sung.
(Mỗi nhóm hoàn thành một nội dung)
Tiểu kết: 
- Các tác nhân có hại cho hệ bài tiết nước tiểu:
+ Vi khuẩn gây bệnh (vi khuẩn gây bệnh tai, mũi, họng ...)
+ Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống, thuốc, thức ăn ôi thiu ...
+ Khẩu phần ăn không hợp lí, các chất vô cơ và hữu cơ kết tinh ở nồng độ cao gây ra sỏi thận.
ĐA: Phiếu học tập
Tác nhân
Tổn thương hệ bài tiết nước tiểu
Hậu quả
Vi khuẩn
- Cầu thận bị viêm và suy thoái.
- Quá trình lọc máu bị trì trệ " các chất cặn bã và chất độc hại tích tụ trong máu " cơ thể nhiễm độc, phù " suy thận " chết.
Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống, thức ăn ôi thiu, thuốc.
- ống thận bị tổn thương, làm việc kém hiệu quả.
- Quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp bị giảm " môi trường trong bị biến đổi " trao đổi chất bị rối loạn ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ.
- ống thận tổn thương " nước tiểu hoà vào máu " đầu độc cơ thể.
Khẩu phần ăn không hợp lí, các chất vô cơ và hữu cơ kết tinh ở nồng độ cao gây ra sỏi thận.
- Đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn.
- Gây bí tiểu " nguy hiểm đến tính mạng.
Hoạt động 2: Tập Xây dựng thói quen sống khoa học
để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV treo bảng phụ: Bảng 40.
Yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành thông tin vào bảng 40 SGK trang 130.
- GV tập hợp ý kiến HS, chốt lại kiến thức.
II. Xây dựng thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu
- HS thu nhận thông tin, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 40.
- Đại diện nhóm lên bảng điền, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tiểu kết: 
Nội dung Bảng 40 SGK
STT
Các thói quen sống khoa học
Cơ sở khoa học
1
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
- Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh.
2
- Khẩu phần ăn uống hợp lí
+ Không ăn quá nhiều Pr, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.
+ Uống đủ nước.
- Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
- Hạn chế tác hại của chất độc hại.
- Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được liên tục.
3
- Nên đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn lâu.
- Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái.
4. Kiểm tra, đánh giá
	- GV chốt lại kiến thức trọng tâm của bài
	Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em có thói quen nào và chưa có thói quen nào ?
5. Hướng dẫn về nhà
	GV yêu cầu HS về nhà:
	- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
	- Đọc mục “Em có biết”
...................................................................................
Ngày soạn:..........................
Ngày giảng:.........................
Tiết 51. VỆ SINH DA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	- Nêu được cơ sở khoa học của các biện pháp, bảo vệ da, rèn luyện da
	- Có ý thức vệ sinh, phòng tránh các bệnh về da, kể một số bệnh về da.
2. Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng quan sát, liên hệ thực tế.
	- Vận dụng kiến thức vào việc giữ gìn, bảo vệ da.
3. Thái độ
	- Có thái độ và hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng.
II. CHUẨN BỊ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
	 Da có cấu tạo như thế nào?
Trả lời:
	- Da cấu tạo gồm 3 lớp:
	+ Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.
	+ Lớp bì gồm sợi mô liên kết và các cơ quan.
	+ Lớp mớ dưới da gồm các tế bào mỡ.
3. Dạy bài mới
	ĐVĐ: Da có vai trò rất quan trọng với cơ thể, nó có chức năng bảo vệ, bài tiết, tiếp nhận kích thích, điều hoà thân nhiệt. Như vậy ta phải bảo vệ da để da thực hiện tốt các chức năng của nó.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ da
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi mục s SGK.
 Da bẩn có hại như thế nào?
 Da bị xây xát có hại như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục I.
 Giữ gìn da sạch bằng cách nào?
- Yêu cầu HS đề ra các biện pháp bảo vệ da.
I. Bảo vệ da
- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin, cùng với hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
HS tự đề ra các biện pháp.
Tiểu kết: 
- Da bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi, hạn chế khả năng diệt khuẩn của da.
- Da bị xây xát dễ nhiễm trùng, nhiễm trùng máu, uốn ván.
Các biện pháp bảo vệ da:
	- Thường xuyên tắm rửa.
	- Thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ.
	- Không nên nặn trứng cá.
	- Tránh lạm dụng mĩ phẩm...
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rèn luyện da
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV phân tích:
+ Cơ thể là 1 khối thống nhất, rèn luyện cơ thể là rèn luyện các hẹ cơ quan trong đó có da.
+ Rèn luyện thân thể phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhằm tăng khả năng chịu đựng của da.
+ Da bảo vệ các hệ cơ quan trong cơ thể và có liên quan mật thiết đến nội quan, đến khả năng chịu đựng của da và của các cơ quan, giữa chúng có tác dụng qua lại.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập s SGK.
- Cho 1 vài nhóm nêu kết quả. GV chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập (135) để đưa ra nguyên tắc rèn luyện da.
- Yêu cầu các nhóm nêu kết quả, GV bổ sung.
- GV lưu ý HS: hình thức tắm nước lạnh phải được rèn luyện thường xuyên, trước khi tắm phải khởi động, không tắm lâu, sau khi tắm phải lau người, thay quần áo nơi kín gió.
II. Rèn luyện da
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS đọc kĩ bài tập, thảo luận nhóm 5 phút thống nhất ý kiến, đánh dấu vào bảng 42.1 trong vở bài tập.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận, đánh dấu vào ô trống ở cuối mỗi nguyên tắc.
- 1 vài đại diện đưa kết quả, các HS khác nhận xét để hoàn thiện kiến thức.
- Kết quả: các hình thức rèn luyện da: 1, 4, 5, 8, 9.
Tiểu kết: 
Cơ thể là một khối thống nhất cho nên rèn luyện cơ thể là rèn luyện các hệ cơ quan trong đó có da.
Các cách rèn luyện da:
	- Tắm nắng lúc 8-9 giờ sáng.
	- Tập chạy buổi sáng,
	- Tham gia thể thao buổi chiều.
	- Xoa bóp.
	- Lao động chân tay vừa sức.
	- Rèn luyện từ từ.
	- Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khoẻ của từng người.
	- Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phòng chống bệnh ngoài da
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 42.2.
- Yêu cầu HS nêu kết quả, GV nhận xét.
- Cho HS đọc thông tin mục III SGK- Tr 135
 Kể tên các bệnh ngoài da mà em biết, nêu cách phòng chống?
- GV đưa ra 1 số tranh ảnh về bệnh ngoài da để HS quan sát. Đưa thông tin về phòng bệnh uốn ván cho trẻ sơ sinh và người mẹ bằng tiêm phòng. Diệt bọ mò, bọ chó bằng cách vệ sinh, sử dụng thuốc diệt phun vào ổ rác, bụi cây.
III. Phòng chống bệnh ngoài da
- HS vận dụng kiến thức, hiểu biết của mình về các bệnh ngoài da, trao đổi nhóm để hoàn thành bài tập.
- 1 vài đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- HS tiếp thu kiến thức.
Tiểu kết:
- Các bệnh ngoài da: ghẻ lở, hắc lào, nấm, chốc, mụn nhọt, chấy rận, bỏng....
- Phòng chữa:
	+ Vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường, tránh để da bị xây xát.
	+ Khi mắc bệnh cần chữa theo chỉ dẫn của bác sĩ.
	+ Khi bị bỏng nhẹ: ngâm phần bỏng vào nước lạnh sạch, bôi thuốc mỡ chống bỏng. Bị nặng cần đưa đi bệnh viện.
4. Kiểm tra, đánh giá
	- GV chốt lại kiến thức trọng tâm của bài
	- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:	
	 Vì sao phải bảo vệ và giữ gìn vệ sinh da?
	 Vì sao nói giữ vệ sinh môi trường sạch đẹp cũng là bảo vệ da? 
5. Hướng dẫn về nhà
	- Đọc mục “Em có biết”.
....................................................................
Ngày soạn: ...........................
Ngày giảng: ..........................
Tiết 52. VỆ SINH MẮT 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	- Nêu được nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục.
	- Nêu được nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột, cách lây truyền và biện pháp phòng tránh.
2. Kỹ năng
	Rèn kỹ năng qua sát, nhận xét, liên hệ thực tế.
3. Thái độ
	Giáo dục ý thức vệ sinh, phong tránh tật bệnh về mắt.
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: - Tranh phóng to H 50.1; 50.2; 50.3; 50.4 SGK. Tranh cấu tạo bộ não
 - Phiếu học tập: bảng 50 SGK.
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng 50 SGK.
2. HS: - Học bài cũ ở nhà
 - Kẻ bảng 50 vào vở
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
	Nêu sự tạo ảnh ở màng lưới?
Trả lời: 
 	Thể thuỷ tinh (nhu 1 thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật. Ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi truờng trong suốt tới màng lới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ lộn nguợc -> kích thích tế bào thụ cảm -> dây thần kinh thị giác -> vùng thị giác.
3. Dạy bài mới
ĐVĐ: Yêu cầu HS kể tên các tật, bệnh về mắt?
Hoạt động 1: Tìm hiểu các tật của mắt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.
Thế nào là tật cận thị? Viễn thị?
- Hướng dẫn HS quan sát H 50.1 và đặt câu hỏi:
Nêu nguyên nhân của tật cận thị?
- GV nhận xét, phân tích về tật cận thị học đường mà HS thường mắc phải.
- Cho HS quan sát H 50.2 và trả lời:
Nêu cách khắc phục tật cận thị?
- Cho HS quan sát H 50.3 và trả lời
Nêu nguyên nhân của tật viễn thị?
- GV nhận xét, phân tích về tật viễn thị.
- GV cho HS quan sát H 50.4 và trả lời:
Cách khắc phục tật viễn thị?
- Từ các kiến thức trên, yêu cầu HS hoàn thành bảng 50.
- GV cho HS liên hệ thực tế.
Do những nguyên nhân nào HS mắc cận thị nhiều?
Nêu các biện pháp hạn chế tỉ lệ HS mắc tật cận thị?
I. Các tật của mắt
- HS nghiên cứu thông tin SGK.
- 1 vài HS trả lời dựa vào vốn hiểu biết thực tế.
- HS trả lời dựa vào H 50.1.
- Là tật bẩm sinh do cầu mắt dài...
- HS trả lời dựa vào H 50.2.(Đeo kính cận)
- HS trả lời dựa vào H 50.3.(Do cầu mắt ngắn hoặc ở người già thể thủy tinh bị lão hóa...)
- HS trả lời dựa vào H 50.4.(Phải tăng độ hội tụ để kéo ảnh của vật từ phía sau về đúng màng lưới...)
- HS tự hoàn thiện kiến thức vào bảng 50.2 (kẻ sắn trong vở).
- HS vận dụng hiểu biết của mình, trao đổi nhóm hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- HS: Ngồi học không đúng tư thế, chỗ học thiếu ánh sáng...
- Ngồi học đúng tư thế, chỗ học đủ ánh sáng
Tiểu kết: 
Bảng 50: Các tật của mắt – nguyên nhân và cách khắc phục
Các tật của mắt
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
- Bẩm sinh: Cầu mắt dài
- Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng.
- Đeo kính mặt lõm (kính cận).
Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa
- Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn.
- Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) => không phồng được.
- Đeo kính mặt lồi (kính viễn).
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bệnh về mắt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày trên bảng phụ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV khẳng định đáp án đúng.
 Ngoài bệnh đau mắt hột còn có những bệnh gì về mắt?
Nêu cách phòng tránh?
- Cho 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
II. Bệnh về mắt 
- HS nghiên cứu kĩ thông tin, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng.
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung về bệnh đau mắt hột.
- HS kể thêm về 1 số bệnh của mắt.
+ Đau mắt đỏ
+ Viêm kết mạc
+ Khô mắt
- HS nêu các cách phòng tránh qua liên hệ thực tế:
- Giữ vệ sinh mắt.
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tiểu kết: 
Đáp án tìm hiểu về bệnh đau mắt hột
1. Nguyên nhân
2. Đường lây
3. Triệu chứng
4. Hậu quả
5. Phòng tránh
- Do 1 loại virut có trong dử mắt gây ra.
- Dùng chung khăn chậu với người bị bệnh, tắm rửa trong ao hồ tù hãm.
- Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên.
- Khi hột vỡ thành sẹo làm lông mi quặp vào trong (lông quặm) " đục màng giác " mù loà.
- Giữ vệ sinh mắt.
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
	- Ngoài ra còn có các bệnh: đau mắt đỏ, viêm kết mạc, khô mắt...
	- Phòng tránh các bệnh về mắt:
	+ Giữ sạch sẽ mắt.
	+ Rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt.
	+ Ăn đủ vitamin A.
	+ Ra đường nên đeo kính.
4. Kiểm tra, đánh giá
	GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi:
	1. Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, không nên nằm đọc sách? Không nên đọc sách trên tàu xe?
	Trả lời: Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, không nên nằm đọc sách vì dễ mắc các bệnh về mắt như cận thị.
	- Không nên đọc sách trên tàu xe vì dễ bị đau mắt.
	2. Nêu hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh?
	Trả lời: Hậu quả: Đục màng giác " mù loà.
 	 Phòng tránh: - Giữ vệ sinh mắt.
 - Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
5. Hướng dẫn về nhà
	- Học bài theo nội dung SGK.
	- Đọc mục “ Em có biết”.
	- Ôn tập về bộ não tủy sống
	- Ôn lại chương 2 “ Âm thanh” ( Sách Vật lí 7)
...............................................................................
Ngày soạn:.....................................
Ngày giảng:.................................... 
Tiết 53. VỆ SINH HỆ THẦN KINH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	- Nêu các tác nhân ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
	- Hiểu được ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khỏe.
	- Nêu các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh.
2. Kỹ năng
	- Rèn luyện kỹ năng tư duy, khả năng liên hệ thực tế.
	- Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
	- Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ.
	- Có thái độ kiên quyết tránh xa ma tuý.
II. CHUẨN BỊ 
1. GV: - Tranh ảnh thông tin tuyên truyền về tác hại của các chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma tuý ....
 - Bảng phụ ghi nội dung bảng 54.
2. HS: - Kẻ bảng phụ ghi nội dung bảng 54.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
	?Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống? 
Trả lời: 
	Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.
	- Tiếng nói và chữ viết giúp mô tả sự vật, hiện tượng. Khi con người đọc, nghe có thể tưởng tượng ra.
	- Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình học tập (đó là các PXCĐK).
	- Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
3. Dạy bài mới
ĐVĐ: Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều công việc đôi khi làm ta mệt mỏi. Sự mệt mỏi này bắt nguồn từ hệ thần kinh sau đó tới các cơ quan khác. Vậy để có hệ thần kinh khoẻ mạnh, hoạt động của cơ thể hợp lí chúng ta cần làm gì? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khoẻ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cung cấp thông tin: chó có thể nhịn ăn 20 ngày vẫn có thể nuôi béo trở lại nhưng mất ngủ 10 – 12 ngày là chết.
- Đặt câu hỏi cho HS thảo luận:
? Vì sao nói ngủ là 1 nhu cầu sinh lí của cơ thể?
? Ngủ là gì? Khi ngủ sự hoạt độngcủa các cơ quan như thế nào?
? Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ?
- GV đưa ra số liệu về nhu cầu ngủ ở các lứa tuổi khác nhau.
? Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì? Nêu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến giấc ngủ?
 GV: không chỉ ngủ mới phục hồi sức làm việc của hệ thần kinh mà còn phải lao động, học tập xen kẽ nghỉ ngơi hợp lí tránh căng thẳng, mệt mỏi cho hệ thần kinh.
I. Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khoẻ
- Cá nhân HS tự thu nhận thông tin, dựa vào hiểu biết của bản thân, thảo luận nhóm và nêu được:
+ Ngủ là 1 đòi hỏi tự nhiên của cơ thể, cần hơn ăn.
+ Ngủ để phục hồi hoạt động của cơ thể.
- HS liên hệ thực tế, thảo luận thống nhất câu trả lời, cho VD cụ thể.
+ Ngủ đúng giờ.
+ Tránh các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chất kích thích, phòng ngủ, áo quần, giường ngủ 
Tiểu kết: 
Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể.
- Bản chất của giấc ngủ là quá trình ức chế tự nhiên. Khi ngủ các cơ quan giảm hoạt động, có tác dụng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và các hệ cơ quan khác.
- Để đảm bảo giấc ngủ tốt cần:
+ Ngủ đúng giờ.
+ Chỗ ngủ thuận lợi.
+ Không dùng chất kích thích: cà phê, chè đặc, thuốc lá.
+ Không ăn quá no, hạn chế kích thích ảnh hưởng tới vỏ não gây hưng phấn.
Hoạt động 2: Thế nào là lao động và nghỉ ngơi hợp lí?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Tại sao không nên làm việc quá sức, thức quá khuya?
? Lao động và nghỉ ngơi như thế nào là hợp lí?
- GV cho HS liên hệ: quy định thời gian làm việc, nghỉ ngơi đối với những người làm công việc khác nhau. Với HS: xây dựng thời gian biểu hợp lí.
? Muốn bảo vệ hệ thần kinh ta phải làm gì?
II. Lao động và nghỉ ngơi hợp lí
+ Để tránh căng thẳng và mệt mỏi cho hệ thần kinh.
+ Lao động, học tập xen kẽ với nghỉ ngơi, tránh đơn điệu dễ nhàm chán.
- Từ các kiến thức trên cùng với thông tin SGK, HS trả lời câu hỏi. 
Tiểu kết: 
- Lao động và nghỉ ngơi hợp lí để giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh.
- Để bảo vệ hệ thần kinh cần:
+ Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày.
+ Giữ cho tâm hồn thanh thản.
+ Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
+ Hạn chế tiếng ồn.
Hoạt động 3:
Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát tranh hậu quả của nghiện ma tuý, nghiện rượu, thuốc lá...
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập bảng 54 SGK.
- GV yêu cầu HS lên bảng chữa bài tập.
- GV nhận xét, đưa ra kết quả nếu cần.
III. Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh
- HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm. thống nhất ý kiến và hoàn thành bảng 54.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Kết luận: 
(Nội dung bảng phụ)
Nội dung bảng phụ:
Loại chất
Tên chất
Tác hại
Chất kích thích
- Rượu
- Nước chè đặc, cà phê
- Hoạt độngnão bị rối loạn, trí nhớ kém.
- Kích thích hệ thần kinh, gây mất ngủ.
Chất gây nghiện
- Thuốc lá
- Ma tuý
- Cơ thể suy yếu, dễ mắc bệnh ung thư.
- Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách...
4. Kiểm tra, đánh giá 
	- GV chốt lại kiến thức của bài.
	- GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi:
	1.? Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt, cần những điều kiện gì?
Trả lời: 
+ Ngủ đúng giờ.
+ Chỗ ngủ thuận lợi.
+ Không dùng chất kích thích: cà phê, chè đặc, thuốc lá.
+ Không ăn quá no, hạn chế kích thích ảnh hưởng tới vỏ não gây hưng phấn.
	2.? Làm thế nào để bảo vệ hệ thần kinh?
Trả lời: 
	Để bảo vệ hệ thần kinh cần:
	+ Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày.
	+ Giữ cho tâm hồn thanh thản.
	+ Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. 
	+ Hạn chế tiếng ồn.
5. Hướng dẫn về nhà
	- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
	- Xây dựng cho mình thời gian biểu hợp lí vào vở bài tập và thực hiện nghiêm túc theo thời gian biểu đó.
Ngày soạn: .....................
Ngày dạy:........................ 
Tiết 54. ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh ôn lại và khắc sâu kiến thức đại cương về bài tiết, thần kinh và giác quan
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ ghi nhớ kiến thức
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới
GV nêu câu hỏi yêu cầu HS nhớ lại kiến thức trả lời
Câu 1. Nêu cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
Câu 2. Trình bày được sự tạo thành nước tiểu 
Câu 3. Kể tên các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh dựa theo cấu tạo và chức năng
Câu 4. Nêu cấu tạo và chức năng dây thần kinh tủy.
Câu 5. Trình bày các thành phần của cơ quan phân tích, cơ quan phân tích thị giác, cơ quan phân tích thính giác bằng sơ đồ.
Câu 6. Nêu khái niệm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Lấy ví dụ
Câu 7. Nêu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và các thói quen sông khoa học bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu
Câu 8. Các biện pháp bảo vệ và rèn luyện da.
4. Kiểm tra, đánh giá
- GV cho HS khái quát lại nội dung ôn tập
 5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và ôn lại các kiến thức đã học
..................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2 tan uyen lai chau_12251076.doc