Giáo án môn Sinh học 9 - Trường THPT Kiên Hải

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Chương I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN

Bài 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức.

- Nêu được,nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học.

- Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học

- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen (phương pháp phân tích các thế hệ lai)

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.

- Phát triển tư duy phân tích so sánh.

- Hệ thống hóa kiến thức

 Kĩ năng sống:

 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, biết và nắm được các k/n về di truyền, biến dị, các thuật ngữ, các kí hiệu cơ bản của di truyền học.

 - Kĩ năng lắng nghe tích cực

 - Kĩ năng tự tin khi trình bày trước nhóm, tổ, lớp

3. Thái độ: Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập.

 

doc 186 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 - Trường THPT Kiên Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp xuất hiện qua sinh sản hữu tính.
2/ Thế nào là kiểu gen?
A. Kiểu gen là tổng hợp toàn bộ các gen có trong cơ thể sinh vật
B. Kiểu gen là tổ hợp các gen trong trong tế bào của cơ thể, thường chỉ xét một vài cặp gen có liên quan
C. Kiểu gen bao gồm toàn bộ các gen trội được biểu hiện ra kiểu hình
D. Là tất cả các tính trạng được thể hiện trên hình dạng của cơ thể
3/ Ở các loài giao phối, cơ chế nào đảm bảo bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ? 
	A. Thụ tinh.	B. Sự kết hợp giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
	C. Giảm phân.	D. Nguyên phân.
4/ Hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp, quả lục quả vàngĐây là ví dụ về:
	A. Tính trạng	B. Cặp tính trạng tương phản
	C. Màu sắc quả	D. Hình dạng cây
5/ Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin 
 A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 2 C. Cấu trúc bậc 3 D. Cấu trúc bậc 4
6/ Loại nuclêôtit có ở ARN mà không có trong ADN là:
	A. Uraxin	B. Guanin
	C. Ađênin	D. Timin
7/ AND có chức năng gì ?
 A. Tự nhân đôi để duy trì sự ổn đinh qua các thế hệ B. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền 
 C. Điều khiển sự hình thành các tính trạng của cơ thể D. Sự tự nhân đôi đúng mẫu ban đầu 
8/ Có thể nhận biết cây đa bội qua những dấu hiệu nào?
 A. Số lượng NST B. Tăng kích thước tế bào, cơ quan
 C. Số lượng AND D. Chất lượng quả và hạt
10/ Các nuclêotit trên phân tử ADN liên kết theo NTBS là trường hợp nào sau đây là đúng 
 A. A – T , G – X	 B. A – G , T – X
 C. A – X , G – T	 D. X – A , T – G
11/ Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là:
 A. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái. B. Sự kết hợp 1 giao tử đực và 1 giao tử cái.
 C. Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bội. D. Sự tạo thành hợp tử. 
12/ Những loại đột biến nào không làm mất và thêm vật liệu di truyền? 
 A. Mất đoạn B. Lặp đoạn C. Đảo đoạn D. Thêm đoạn
13/ Có mấy loại giao tử được taọ thành ở cá thể mang kiểu gen XY?
 A. 1 loaị giao tử B. 2 loaị giao tử
 C. 3 loaị giao tử D. 4 loaị giao tử
 14/ Gen là:
A. 1 đoạn của ADN không mang thông tin qui định cấu trúc của prôtêin B. 1 đoạn cuả phân tử ADN mang thông tin qui định cấu trúc của prôtêin C. 1 chuỗi cặp nuclêôtit có trình tự xác định
D. 1chuỗi cặp nuclêôtit có số lượng xác định
15/ Tên gọi của phân tử ADN là: 
	A. Nuclêôtit	B. Axit nuclêic
	C. Axit ribônuclêic	D. Axit đêôxiribônuclêic
16/ Kiểu hình là:
	A. Kiểu hình bào gồm toàn bộ các đặc điểm hình thái của cơ thể
	B. Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
	C. Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể, thường chỉ nói tới một vài tính trạng đang được quan tâm.
	D. Kiểu hình là tất cả các tính trạng được thể hiện trên hình dạng của cơ thể
17/ Ở cà chua, tính trạng quả đỏ (A) trội so với quả vàng (a). Khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen là:
	A. AA (quả đỏ)	B. Aa (quả đỏ)
	C. aa (quả vàng)	D. AA (quả đỏ) aa (quả vàng)
18/ Lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Khi lai hai cơ thể thuần chủng bố lông ngắn và mẹ lông dài thì kết quả F1 sẽ là:
	A. Toàn lông dài 	B. 1 lông ngắn : 1 lông dài
	C. 3 lông ngắn : 1 lông dài	D. Toàn lông ngắn
19/ Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện:
	A. Chỉ ở P	 	B. Biểu hiện ở P và F2
	C. Chỉ ở F2 	D. Chỉ ở F1 
20/ Loại tế bào nào sau đây có bộ NST đơn bội?
	A. Tế bào lưỡng bội	B. Tế bào xôma 
	C. Hợp tử	D. Giao tử
21/ Mỗi chu kì xoắn của ADN cao 34Å gồm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi cặp nuclêôtit tương ứng với bao nhiêu Å?
	A. 17 Å	B. 1,7 Å
	C. 3,4 Å	D. 20 Å
22/ Trong cấu trúc không gian của prôtêin có mấy mấy loại cấu trúc khác nhau?
 A. 3 Cấu trúc B. 4 Cấu trúc C. 5 Cấu trúc D. 6 Cấu trúc
23/ Biểu hiện nào sau đây không phải là của thường biến?
	A. Con cá sấu bị bị bệnh bạch tạng	 
	B. Càng lên vùng cao thì số lượng hồng cầu của người càng tăng
	C. Sự biến đổi hình dạng lá cây rau mác ở các môi trường khác nhau
	D. Thằn lằn ở trên cát, lúc trời nắng thì màu nhạt, ở bóng râm thì sẩm
24/ Vật chất di truyền của cơ thể là: 
	A. mARN, tARN	B. ADN và NST	C. Ribôxôm	D. Prôtêin
25/ Ở người bệnh nào sao đây là liên quan đến đến NST giới tính?
	A.Ung thư máu	B. Hội chứng đao	C. Bạch tạng	D. Máu khó đông
Đáp án phần trắc nghiệm
1b 2b 3a 4a 5a 6a 7b 8d 10a 11b 12b 13b 14b 15d 16c 17b 18d 19d 20d 21c 22b 23a 24b 25d
 II/ Bài tập 
	BT 1: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng, B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục và quả vàng. dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 901 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu dục; 301 cây quả vàng, tròn; 103 quả vàng, bầu dục.
	 Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các trường hợp sau: 
 a/ P:AABB x aabb b/ P:Aabb x aaBb
 c/ P:AaBB x AABb d/ P: Aabb x aaBB
 (lập sơ đồ lai từ P → F2)
 Giải
 Theo đề ra F2 có tỉ lệ: 901 : 299 : 301 : 103, kết quả này đúng với kết quả của quy luật phân li độc lập, F2 là tỉ lệ 9 : 3 : 3 :1 vậy F1 phải dị hợp cả hai cặp gen, phương án a và d thoả mản yêu cầu của đề ra.
 - Trường hợp 1 (phương án a)
 P: AABB x aabb
 Gp: AB ab
 F1: AaBb
 - Trường hợp 2 (phương án d)
 P: AAbb x aaBB
 Gp: Ab aB
 F1: AaBb
	 Cho F1 giao phấn với nhau
	AaBb	 x	 AaBb
 GF1: AB, Ab, aB, ab : AB, Ab, aB, aa
 ♂
 ♀
 AB
 Ab
 aB
 ab
 AB
 AABB
 AABb
 AaBB
 AaBb
 Ab
 AABb
 AAbb
 AaBb
 Aabb
 aB
 AaBB
 AaBb
 aaBB
 aaBb
 ab
 AaBb
 Aabb
 aaBb
 aabb
 → Kiểu hình: 9 đỏ, tròn; 3 đỏ, bầu dục; 3 vàng, tròn; 1 vàng, bầu dục	 
 BT 2: Ở người gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh.
 Hãy chọn người mẹ có kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để con sinh ra đều tóc xoăn, mắt đen.
 a/AaBb ; b/ AaBB ; c/ AABb ; d/ AABB (lập sơ đồ lai)
 Giải
 - Theo đề bài ta có:
 	 A: Tóc xoăn 	 a: Tóc thẳng 	 B: Mắt đen	 	 b: Mắt xanh
 - phương án đúng (d): AABB
 - Sơ đồ lai:
 P:	 AABB	 x	 aabb
 (tóc xoăn ,mắt đen) (tóc thẳng mắt xanh)
 Gp:	 AB ab
 F1: AaBb
 (tóc xoăn, mắt đen)
 BT 3: Khi lai 2 giống đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng đối lập: hạt vàng, trơn với hạt xanh, nhăn, kết quả ở F1 đồng tính: hạt vàng, trơn, F2 thu được như sau: 315 hạt vàng trơn, 101 hạt vàng nhăn, 108 hạt xanh trơn, 32 hạt xanh nhăn.
	a/ Hãy xác định từng cặp tính trạng và xem xét chúng di truyền theo qui luật nào, có phụ thuộc vào nhau không?
	b/ Tự đặt tên cho các gen qui định tính trạng và viết sơ đồ lai từ P đến F2 rút ra kiểu di truyền và kiểu hình.
	 Giải
	a/ Sự di truyền từng cặp tính trạng ở F2:
	Vàng = 315 + 101 = 416 = 2,97 » 3
 Xanh 108 + 32 140 1 1 
	Trơn = 315 + 108 = 423 = 3,18 » 3 
 Nhăn 101 + 32 133 1 1
Mỗi cặp tính trạng này di truyền theo theo định luật phân li của Menđen. Vàng trội so với xanh, trơn trội so với nhăn.
- Hai cặp tính trạng này di truyền song song và độc lập với nhau theo qui lật phân li độc lập của Menđen.
	b/ quy ước:
	A: Gen quy định tính trạng hạt vàng (trội)
	a: Gen qui định tính trạng hạt xanh (lặn)
	B: Gen qui định tính trạng hạt trơn (trội)
	b:Gen qui định tính trạng hạt nhăn (lặn)
Kiểu di truyền của vàng trơn: AABB
Kiểu di truyền của xanh nhăn: aabb
Sơ đồ lai:
	P: 	 AABB	x	aabb
	Gp: AB	 ab
	F1: 	 AaBb
Kết quả:+ Kiểu di truyền: 100% AaBb
	+ Kiểu hình: 100% vàng trơn
Cho F1 lai với nhau. Ta có:
 ♂ 
 ♀ 
 AB
 Ab
 aB
 ab
 AB
 AABB
AABb
 AaBB
 AaBb
 Ab
 AABb
AAbb
 AaBb
 Aabb
 aB
 AaBB
AaBb
 aaBB
 aaBb
 ab
 AaBb
Aabb
 aaBb
 aabb
Kết quả:Kiểu di truyền: 1AABB:1AAbb : 1aaBB : 1aabb : 2AABb : 2AaBB: 4AaBb : 2Aabb : 2aaBb
Kiểu hình: 9/16 vàng trơn: 3/16 vàng nhăn: 3/16 xanh trơn: 1/16 xanh nhăn.
Tuần 18 - Tiết 36
Ngày soạn: ....../......./2017	Ngày dạy: ....../....../2017
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013
Tuaàn 19 - Dự phoøng: Daïy buø caùc ngaøy nghæ leã, chaám baøi kieåm tra hoïc kì, vaøo soå ñieåm,
 Tổ trưởng kiểm tra 	 Ban Giám hiệu
 	 (Duyệt)
Tuaàn 20 – Tiết 37
Ngày soạn: ....../......./.......	 Ngày dạy: ....../......./.......
CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Bài 31: CÔNG NHGHỆ TẾ BÀO
 I/ Mục tiêu: (chuẩn kiến thức)
 1/Kiến thức: Hiểu được công nghệ tế bào là gì ? Trình bày được công nghệ tế bào gồm những công đoạn chủ yếu nào ?
Trình bày được ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
 2/Kĩ năng: Phát triển kĩ năng phân tích, tư duy tổng hợp. Hoạt động nhóm. Thu thập tranh ảnh, mẫu vật có liên quan 
Kĩ năng sống: 
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK
Kĩ năng nghe tích cực, hợp tác trong hoạt động nhóm
Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm tổ, tổ, lớp
 3/ Thái độ: Củng cố niềm tin vào khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu
 II/ Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi - Động não - Dạy học nhóm - Trực quan
 III/ Chuẩn bị: - GV: Tranh phóng to hình 31 SGK. - HS: Xem trước bài nội dung bài.
 IV/ Tiến trình lên lớp.
 1/ Ổn định (1’)
 2/ Kiểm tra bài cũ (5’) 
 (?) Di truyền y học tư vấn là gì ? Chức năng của di truyền y học tư vấn ?
 (?) Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 ? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường ?
 3/ Bài mới.
	a/ Khám phá: Người nông dân để giống khoai tây từ vụ này sang vụ khác bằng cách chọn những củ tốt giữ lại, sau đó mỗi củ sẽ tạo được 1 cây mới và phải giữ lại rất nhiều củ khoai tây. Nhưng với việc nhân bản vô tính thì chỉ 1 củ khoai tây có thể thu được 2000 triệu mầm giống đủ để trồng cho 40 ha. Đó là thành tựu vô cùng quan trọng của di truyền học. Đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ tế bào.
 	b/ Kết nối
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 10’
 Hoạt động 1: Khái niệm công nghệ tế bào
 - Gv: Y/c hs đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau:
 (?) Công nghệ tế bào là gì ?
 (?) Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì ?Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc ?
- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận:
I/. Khái niệm công nghệ tế bào 
- HS: Tự thu thập thông tin trong SGK
- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- HS: Nêu được:
 + Người ta thực hiện 2 công việc: Tách tb hoặc mô rồi nuôi nuôi trên môi trường dinh dưỡng để tạo thành mô non ; Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo.
 + Vì cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ 1 tế bào của dạng gốc, có bộ gen nằm trong nhân tế bào
- Công nghệ tế bào gồm hai công đoạn thiết yếu là: Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo, dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. 
 13’
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc ứng dụng công nghệ tế bào
- Gv: Hỏi
 (?) Hãy cho biết những thành tựu của công nghệ tế bào trong sản xuất ?
- Gv: Công nghệ tế bào được ứng dụng khá rộng rãi trong nhân giống vô tính ở cây trồng và trong tạo giống cây trồng mới
- Gv: Y/c hs đọc thông tin, quan sát hình 31 và trả lời các câu hỏi sau:
 (?) Cho biết các công đoạn nhân giống trong ống nghiệm ?
(?) Nêu ưu điểm và triển vọng của phương pháp này ?
Gv: Lấy thí dụ minh hoạ: Hoa phong lan hiện nay rất dẹp và nhiều màu sắc, giá thành rất rẽ.
- Gv: có thể mở rộng thêm: 
(?) Tại sao trong nhân giống vô tính ở thực vật, người ta không tách tế bào già hay mô đã già ? 
- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận:
- Gv: Y/c hs đọc thông tin
- Gv: Phân tích các khâu chính trong tạo giống cây trồng:
 + Tạo vật liệu mới để chọn lọc
 + Chọn lọc, đánh giá → tạo giống mới.
(?) Người ta đã tiến hành nuôi cấy mô tạo vật liệu mới cho chọn giống cây trồng bằng cách nào ? Cho thí dụ ?
- Gv: Y/c hs đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
(?) Nhân bản vô tính thành công ở động vật có ý nghĩa gì ?
- Gv: Phân tích thêm:
 + Ở Mỹ nhân bản thành công ở hươu, lợn.
 + Italia nhân bản thành công ở ngựa
 + Trung Quốc nhân bản thành công ở dê
 II/ Ứng dụng công nghệ tế bào.
- HS: Nêu được:
 + Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
 + Nhân bản vô tính ở động vật
 + Nuôi cấy tế bào và mô trông chọn giống cây trồng.
 1/Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng 
- HS: Tự thu nhận thông tin
- HS: Nuôi cấy " tạo mô sẹo " cây con được tạo thành từ mô sẹo " cây con hoàn chỉnh " ươm cây con " đem trồng
- HS: Nêu được:
 + Ưu điểm: Tăng nhanh số lượng cây giống, rút ngắn thời gian tạo cây con, bảo tồn một số nguồn gen thực vật quí hiếm.
 + Triển vọng: Nhân giống ở cây khoai tây, mía, cây phong lan, cây gỗ quí...( sẽ phát triển rộng rãi trng sx)
 - Ưu điểm: Tăng nhanh số lượng cây giống, rút ngắn thời gian tạo cây con, bảo tồn 1 số nguồn gen thực vật quí hiếm...
 2/ Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng
- HS: Tự thu thập thông tin
- HS: Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn tế bào xoma biến dị
 " Thí dụ: SGK
 3/ Nhân bản vô tính ở động vật
- HS: Tự thu thập thông tin
- Nhân nhanh nguồn gen động vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng
- Tạo cơ quan nội tạng của động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan. 
 10’
Hoạt động 3: Củng cố và tóm tắt bài
- Công nghệ tế bào là gì ? Gồm những công đoạn thiết yếu nào ?
- Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở thực vật gồm những công đoạn nào ?
- Nêu ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở thực vật ?
- Nhân bản vô tính thành công ở động vật có ý nghĩa như thế nào ?
 1’
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học nhà
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1,2 trang 91
- Xem trước nội dung bài 22
Tuaàn 20 – Tiết 38
Ngày soạn: ....../......./.......	 Ngày dạy: ....../......./....... 
BÀI 32: CÔNG NGHỆ GEN 
 I/ Mục tiêu: (chuẩn kiến thức)
 1/Kiến thức: Hiểu được khái niệm kĩ thuật gen, trình bày được các khâu trong kĩ thật gen
Nắm được công nghệ gen, công nghệ sinh học
Biết được ứng dụng của kĩ thật gen, các lĩnh vực công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống
 2/Kĩ năng: Phát triển kĩ năng phân tích, tư duy tổng hợp. Hoạt động nhóm. Nắm bắt quy trình công nghệ, vận dụng thực tế 
Kĩ năng sống
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK
Kĩ năng nghe tích cực, hợp tác trong hoạt động nhóm
Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm tổ, tổ, lớp
 3/ Thái độ: Củng cố niềm tin vào khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu
 II/ Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi - Động não - Dạy học nhóm - Trực quan
 III/ Chuẩn bị: -GV: Tranh phóng to hình 32 SGK. -HS: Xem trước bài nội dung bài.
 IV/ Tiến trình lên lớp.
 1/ Ổn định (1’)
 2/ Bài mới.
	a/ Khám phá: Chúng ta đã n/c xong công nghệ tế bào và cũng nắm được những thành tựu cơ bản trong lĩnh vực công nghệ tế bào. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ chuyển sang một lĩnh vực mới không kém phần quan trọng trong đời sống và sản xuất. Đó lĩnh vực công nghệ gen.
 	b/ Kết nối
Thời gian
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 10’
Hoạt động 1: Tìm hiểu k/n kĩ thuật gen, công nghệ gen và trình bày các khâu chính trong kĩ thuật gen
 - Gv: Y/c hs đọc thông tin, quan sát sơ đồ 32, phân tích sơ lược và cho hs thảo luận:
 (?) Kĩ thuật gen là gì ?
 (?) Người ta sử dụng kĩ thật gen vào mục đích gì ?
 (?) Kĩ thuật gen gồm những khâu chủ yếu nào ?
 (?) Công nghệ gen là gì ? Và được ứng dụng trong các lĩnh vực nào ?
I/. Khái niệm gen, kĩ thuật gen
- HS: Tự thu thập thông tin trong SGK 
- Là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của một loài sang cá thể của loài khác.
- HS: Nhằm chuyển gen từ 1 cá thể (tế bào cho) sang tế bào của loài nhận, nhờ thể truyền 
- Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản: Tách; Cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp; Đưa ADN tái tổ hợp vào tế nhận
- Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen. 
 13’
Hoạt động 2: Tìm hiểu những thành tựu của công nghệ gen
(?) Trong đời sống sản xuất công nghệ gen được ứng dụng trong các lĩnh vực nào 
- Gv: Phân tích trong từng lĩnh vực
 + Kĩ thuật gen được ứng dụng để tạo ra các chủng vsv mới có khả năng sx nhiều loại sản phẩm sinh học (axit amim, protein, vitamin...) với số lượng lớn và giá thành rẽ.
 + Ở Việt Nam đã chuyển được gen kháng rầy nâu, kháng bệnh bạc lá...
 + Thành tựu chuyển gen vào đv còn rất hạn chế 
- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận →
 II/ Ứng dụng công nghệ gen
 - HS: Nêu được các lĩnh vực sau:
 + Tạo ra các chủng vsv mới
 + Tạo giống cây trồng biến đổi gen
 + Tạo đv biến đổi gen
 - Trong sx công nghệ gen được ứng dụng trong việc tạo ra các sản phẩm sinh học, tạo ra các giống cây trồng và đv biến đổi gen.
 10’
Hoạt động 3: Tim hiểu k/n công nghệ sinh học và các lĩnh vực
- Gv: Y/c hs đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi sau:
 (?) Công nghệ sinh học là gì ? Gồm những lĩnh vực nào ?
 (?) Tại sao CNSH là hướng ưu tiên đầu tư và phát triển trên thế giới và ở VN ?
" Vì giá trị sản lượng của một số sản phẩm có thu nhập cao
- Gv: Liên hệ ( CNSH ở VN được phát triển từ năm 2005 trở lại đây)
 III/ Khái niệm công nghệ sinh học
- HS: Tự thu thập thông tin trong SGK
- Công nghệ SH là một ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người
- CNSH gồm các lĩnh vực là: Công nghệ lên men, CN tế bào, CN enzim, CN chuyển nhân và chuyển phôi, công nghệ xử lí môi trường, CN gen, CNSH y - dược.
Hoạt động 4: Củng cố và tóm tắt bài
- Kĩ thuật gen là gì ? Gồm những khâu cơ bản nào ?
- Công nghệ gen là gì ?
- Trong sản xuất và đời sống kĩ thuật gen được ứng dụng trong các lĩnh vực nào ?
- Công nghệ sinh học là gì ? Gồm những lĩnh vực nào ?
- Tại sao công nghệ SH là hương ưu tiên đầu tư và phát triển trên thế giới và ở VN?
 1’
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học nhà
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 95
- Xem trước nội dung bài 33
Tuaàn 21 – Tiết 39
Ngày soạn: ....../......./.......	 Ngày dạy: ....../......./....... BÀI 34: THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN
I/ Mục tiêu: (chuẩn kiến thức)
 1/Kiến thức: Định nghĩa được hiện tượng thoái hoá giống
Hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật
Khắc phục thoái hoá giống được ứng dụng trong sản xuất.
 2/Kĩ năng: Nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức, Hoạt động nhóm, Tổng hợp kiến thức
Kĩ năng sống
Kĩ năng giải thích vì sao người ta cấm anh em có quan hệ huyết thống gần nhau lấy nhau (có cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi 3 đời)
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu những hiện tượng thoái hóa giống ở thực vật, động vật
Kĩ năng tình bày ý kiến trước nhóm, tổ
Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
 3/ Thái độ: Củng cố niềm tin vào khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu
 II/ Phương pháp: Vấn đáp - tìm tòi - Giải quyết vấn đề - Trực quan - Hỏi chuyên gia 
 III/ Chuẩn bị: -GV: Tranh phóng to hình 34.1 → 34.3 SGK. -HS: Xem trước bài nội dung bài.
 IV/ Tiến trình lên lớp.
 1/ Ổn định (1’)
 2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
 (?) Cho biết các tác nhân vật lí có thể gây đột biến gen và đột biến NST? Tại sao các tia phóng xạ có khả năng gây đột biến?
 (?) Người ta đã dùng tác nhân hóa học để tạo ra các đột biến bằng những phương pháp nào? Trên cơ sở nào mà người ta hi vọng có thể gây ra những đột biến theo ý muốn?
 3/ Bài mới.
	a/ Khám phá: Trong thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra hiện thoái hoá giống ở cây trồng và vật nuôi làm cho các thế hệ kế tiếp có sức sống giảm dần, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Vậy hiện tượng thoái hoá là gì? Nguyên nhân là do đâu? Chúng ta có biện pháp như thế nào để khắc phục. Đó là các vấn đề cần nghiên cứu trong bài học hôm nay. 
 	b/ Kết nối
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 13’
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hiện tượng thoái hoá
 - Gv: Y/c hs đọc thông tin, quan sát hình 34.1 và cho biết:
 (?) Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn được biểu như thế nào?
 - Gv: Liên hệ thực tế về việc thoái hoá giống trong sx.
 (?) Theo em vì sao dẫn đến hiện tượng thoái hoá ?
 - Gv: Phân tích cho hs thấy sự thoái hoá do tự thự bắt buộc ở cây ngô.
 - Gv: Cho hs quan sát hình 34.2 và phân tích sơ lược
 (?) Giao phối gần là gì ? Gây ra những hâụ quả nào ở đv ?
 - Gv: Có thể mở rộng thêm: Lí do dẫn đến thoái ở thực vật và động vật
 + Ở thực vật như cây ngô do tự thụ phấn nhiều thế hệ, chiều cao cây giảm, bắp dị dạng hạt ít...
 + Ở đv thế hệ con cháu st phát triển yếu, quái thi dị tật bẩm sinh...
 (?) Giao phối gần thường gặp ở những đv nào?
 - Gv: Qua các nội dung trên y/c hs rút ra khái niệm hiện tượng thoái hoá
I/ Hiện tượng thoái hoá
1/ Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn.
- HS: Tự thu thập thông tin trong SGK 
- HS: Chiều cao của cây giảm, sinh trưởng và phát triển chậm, năng suất giảm...
- HS: Chỉ ra các hiện tưởng thoái hoá
2/ Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật.
- Là sự giao phôi giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.
 + Hậu quả: Thế hệ sau sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh...
- HS: Liên hệ thực tế để trả lời
" Kết luận: Thoái hoá là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng xuất giảm....
 10’
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá
- Gv: Cho hs quan sát hình 34.3: Sự biến đổi tỉ lệ thể dị hợp và thể đồng hợp do tự thự phấn và cho hs thảo luận các câu hỏi sau:
(?) Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?
- Gv: Cần nhấn mạnh: 
 + Gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu
 + Gen lặn gây hại khi ở thể dị hợp không được biểu hiện.
(?) Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hoá?
- Gv: Mở rộng thêm: Ở một số loài động thực vật cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hoá. Do vậy có thể tiến hành giao phối gần.
 Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận:
 II/ Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá
- HS: Quan sát và p

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12293776.doc