I/ MỤC TIÊU:
* Kiến thức: Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.
* Kĩ năng: HS biết vận dụng các kiến thức trên vào bài tập về thực hiện các phép tính, tìm số chưa biết.
* Thái độ: Giáo dục các em tính cẩn thận, trình bày khoa học.
II/ TRỌNG TÂM:
HS biết tính giá trị của một biểu thức và tìm x
III/CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng
HS: Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập/61 SGK và các bảng 1, 2, 3 /62 SGK.
ÔN TẬP CHƯƠNG I Tiết 37 Tuần 13 I/ MỤC TIÊU: * Kiến thức: Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa. * Kĩ năng: HS biết vận dụng các kiến thức trên vào bài tập về thực hiện các phép tính, tìm số chưa biết. * Thái độ: Giáo dục các em tính cẩn thận, trình bày khoa học. II/ TRỌNG TÂM: HS biết tính giá trị của một biểu thức và tìm x III/CHUẨN BỊ: GV: Thước thẳng HS: Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập/61 SGK và các bảng 1, 2, 3 /62 SGK. IV/ TIẾN TRÌNH: 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1: 6A5: 2/ Kiểm tra miệng: (Trong bài mới) 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Cho học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi ôn tập trong SGK / 62. Từ câu 1 đến câu 4 * Hoạt động 2: bài 159/62 SGK. GV: Em có nhận xét gì về kết quả của các phép tính? - Làm bài 160/63 SGK. GV: Cho học sinh hoạt động nhóm. Câu a: Hỏi: Em hãy nêu thứ tự thực hiện phép tính ở biểu thức của câu a ? HS: Ta thực hiện phép chia trước, phép trừ sau. GV: Củng cố bài tập 160 => khắc sâu các kiến thức về: - Thứ tự tực hiện các phép tính. - Thực hiện đúng qui tắc nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số. - Tính nhanh biểu thức bằng cách áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Bài 161/63 SGK: GV: Hỏi: 7.(x+1) là gì trong phép trừ trên? GV: Nêu cách tìm số trừ? HS: Ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu. GV: Cho học sinh hoạt động nhóm. Gọi đại diện nhóm lên trình bày. HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên. Hỏi: 3x - 6 là gì trong phép nhân câu b? HS: Thừa số chưa biết. GV: Nêu cách tìm thừa số chưa biết? HS: Lấy tích chia cho thừa số đã biết. GV: Tương tự đặt câu hỏi gợi ý cho HS giải đến kết quả cuối cùng của bài tập. I / Lý thuyết Xem Sgk / 62 II / Bài tập Bài 159/63 SGK: a/ n - n = 0 b/ n : n = 1 (n0) c/ n + 0 = n d/ n - 0 = n e/ n . 0 = 0 g/ n . 1 = n h/ n : 1 = n Bài 160/63 SGK: a/ 204 – 84 : 12 = 204 - 7 = 197. b/ 15 . 23 + 4 . 33 - 5 . 7 = 15 . 8 + 4 . 9 – 5 . 7 = 120 + 36 – 35 = 121. c/ 56 : 53 + 23 . 22 = 53 + 25 = 125 + 32 = 157 d/ 164 . 53 + 47. 164 = 164.(53+47) = 164 . 100 = 16400 Bài 161/63 SGK: Tìm số tự nhiên x biết a/ 219 - 7.(x+1) = 100 7.(x+1) = 219 - 100 7.(x+1) = 119 x+1 = 119 : 7 x+1 = 17 x = 17-1 x = 16 b/ (3x - 6) . 3 = 34 3x - 6 = 34 : 3 3x - 6 = 27 3x = 27+6 3x = 33 x = 33 : 3 x = 11 4/ Câu hỏi và bài tập củng cố: Đã kết hợp với giải bài tập 5/ Hướng dẫn học sinh tự học: Đ/v bài học ở tiết này: - Xem lại các bài tập đã giải. - Học thuộc các tính chất của phép cộng, phép nhân. Đ/v bài học ở tiết tiếp theo: - Làm bài tâp 164; 165; 166; 167/63 SGK - Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập trong SGK từ câu 5 đến câu 10. - Tiết sau tiếp tục ôn tập, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết V/ RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng ĐDDH: ÔN TẬP CHƯƠNG I (tt) Tiết 38 Tuần 13 I/ MỤC TIÊU: * Kiến thức: Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. Số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung, ƯCLN và BCNN. * Kĩ năng: - Biết vận dụng các kiến thức trên vào giải bài tập - Rèn luyện kỹ năng tính toán cẩn thận, đúng và nhanh, trình bày khoa học. * Thái độ: Giáo dục các em lòng yêu thích học tập môn toán II/ TRỌNG TÂM: Ôn tập về ƯCLN và BCNN của hai hay nhiều số III/CHUẨN BỊ: GV: Thước thẳng HS: trả lời các câu hỏi SGK/61 từ câu 5 đến câu 10. IV/ TIẾN TRÌNH: 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1: 6A5: 2/ Kiểm tra miệng: Kết hợp với ôn tập lý thuyết và giải bài tập 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Vào bài Để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra ở tiết sau, tiết học này chúng ta tiếp tục ôn tập * Hoạt động 2: GV: Các em trả lời các câu hỏi SGK/61 từ câu 5 đến câu 10. * Hoạt động 3: Bài 164/63 SGK GV: - Cho HS hoạt động nhóm. - Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính. - Phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố. HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trình bày. GV: Cho cả lớp nhận xét. Đánh giá, ghi điểm Bài 165/63 SGK GV: Yêu câu HS đọc đề và hoạt động nhóm. GV: Hướng dẫn: - Câu a: Áp dụng dấu hiệu chia hết để xét các số đã cho là số nguyên tố hay hợp số. - Câu b: Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 3 => a chia hết cho 3 (Theo tính chất chia hết của 1 tổng) và a lớn hơn 3 => a là hợp số - Câu c: Áp dụng tích các số lẻ là một số lẻ, tổng 2 số lẻ là một số chẵn. => b chia hết cho 2 (Theo tính chất chia hết của 1 tổng) và b lớn hơn 2 => b là hợp số - Câu d: Hiệu c = 2 => c là số nguyên tố. Bài 166/63 SGK a/ Hỏi: 84 x ; 180 x; Vậy x có quan hệ gì với 84 và 180? HS: x ƯC(84, 180) GV: Cho HS hoạt động nhóm. HS: Thực hiện yêu cầu của GV. b/ GV: Hỏi: x 12; x 15; x 18. Vậy x có quan hệ gì với 12; 15; 18? HS: x BC(12; 15; 18) GV: Cho HS hoạt động nhóm. Gọi đại diện nhóm lên trình bày. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. Bài 167/63 SGK GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài, cho HS đọc và phân tích đề. GV: Cho HS hoạt động nhóm. GV: Gọi đại diện nhóm lên trình bày. GV: Cho cả lớp nhận xét. GV: Nhận xét, đánh gía , ghi điểm. - Giới thiệu thêm cách cách trình bày lời giải khác. I / Lý thuyết và bài tập: Xem SGK / 61; 62 II / Bài tập: Bài 164/63 SGK Thực hiện phép tính rồi phân tích kết quả ra TSNT. a/ (1000+1) : 11 = 1001 : 11 = 91 = 7 . 13 b/ 142 + 52 + 22 = 196 + 25 +4 = 225 = 32 . 52 c/ 29 . 31 + 144 : 122 = 899 + 1 = 900 =22 .32 . 52 d/ 333: 3 + 225 : 152 = 111 + 1 = 112 = 24 . 7 Bài 165/63 SGK Điền ký hiệu ; vào ô trống. a/ 747 P; 235 P; 97 P b/ a = 835 . 123 + 318; a P c/ b = 5.7.11 + 13.17; b P d/ c = 2. 5. 6 – 2. 29 ; c P Bài 166/63 SGK a/ Vì 84 x ; 180 x và x > 6 Nên x ƯC(84; 180) 84 = 22 . 3 .7 180 = 22 32 . 5 ƯCLN(84; 180) = 22 . 3 = 12 ƯC(84; 180) = {1;2;3;4;6;12} Vì: x > 6 nên: x = 12. Vậy: A = {12} b/ Vì: x 12; x 15; x 18 và 0 < x < 300 Nên: x BC(12; 15; 18) 12 = 22 . 3 15 = 3 . 5 18 = 2. 32 BCNN(12; 15; 18) = 22 . 32 . 5 = 180 BC(12;15; 18) ={0; 180; 360;..} Vì: 0 < x < 300 Nên: x = 180 Vậy: B = {180} Bài 167/63 SGK Số sách cần tìm phải là bội chung của 10; 12; 15. 10 = 2 . 5 12 = 22 . 3 15 = 3 . 5 BCNN(10; 12;15) = 22.3.5 = 60 BC(10; 12; 15) = {0; 60; 120; 180;...} Vì: Số sách trong khoảng từ 100 đến 150. Nên: số sách cần tìm là 120 quyển. 4/ Câu hỏi và bài tập củng cố: Đã kết hợp với giải bài tập 5/ Hướng dẫn học sinh tự học: Đ/v bài học ở tiết này: - Hướng dẫn bài 168; 169/68 SGK - Xem lại các bài tập đã giải. - Làm bài tập 201; 203; 208; 211; 212; 215/26, 27, 28 SBT. - Bài tập dành cho HS khá giỏi 216; 217/28 SBT Đ/v bài học ở tiết tiếp theo: Ôn tập kĩ các kiến thức đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết V/ RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng ĐDDH:
Tài liệu đính kèm: