I/ MỤC TIÊU:
* Kiến thức:
Học sinh biết rằng nếu một số là bội (hoặc ước) của số nguyên a thì số đối của nó cũng là bội (hoặc ước) của số nguyên a; biết được số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0 nhưng không là ước của bất kì số nguyên nào.
Học sinh hiểu khái chia hết; hiểu các khái niệm niệm bội và ước của một số nguyên; hiểu được 3 tính chất có liên quan với khái niệm chia hết.
* Kĩ năng: Vận dụng được cách tìm ước và cách tìm bội của một số tự nhiên vào tìm ước và bội của một số nguyên.
* Thái độ: Giáo dục các em tình cẩn thận, chính xác khi tìm ước và bội của một số nguyên.
II/ TRỌNG TÂM:
Các khái niệm bội và ước của một số nguyên.
Bài 13 Tiết 65 Tuần 23 BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN I/ MỤC TIÊU: * Kiến thức: Học sinh biết rằng nếu một số là bội (hoặc ước) của số nguyên a thì số đối của nó cũng là bội (hoặc ước) của số nguyên a; biết được số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0 nhưng không là ước của bất kì số nguyên nào. Học sinh hiểu khái chia hết; hiểu các khái niệm niệm bội và ước của một số nguyên; hiểu được 3 tính chất có liên quan với khái niệm chia hết. * Kĩ năng: Vận dụng được cách tìm ước và cách tìm bội của một số tự nhiên vào tìm ước và bội của một số nguyên. * Thái độ: Giáo dục các em tình cẩn thận, chính xác khi tìm ước và bội của một số nguyên. II/ TRỌNG TÂM: Các khái niệm bội và ước của một số nguyên. III/CHUẨN BỊ: GV: Thước thẳng HS: + Ôn tập bội và ước của số tự nhiên, tính chất chia hết của một tổng. + Đọc kĩ các tính chất IV/ TIẾN TRÌNH: 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1: 6A5: 2/ Kiểm tra miệng: Câu 1 (8đ): Hãy nêu các tính chất của phép nhân Áp dụng tính: ( - 2 ) . [ 3 + ( - 5 ) ] = ? Câu 2 (2đ): Tìm tất cả các ước của tích vừa tìm được ở câu 1 Đáp án: Câu 1: Các tính chất của phép nhân Tính chất giao hoán: a . b = b . a Tính chất kết hợp: (a.b) . c = a . (b.c) Nhân với 1: a . 1 = 1 . a Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. a . (b+c) = a . b + a . c Áp dụng tính: ( - 2 ) . [ 3 + ( - 5 ) ] = ( - 2 ) .3 + ( - 2 ) . ( - 5 ) = - 6 + 10 = 4 Câu 2: Ư (4) = {1; 2; 4} 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Vào bài Nếu a b, thì ta nói a là gì của b? b là gì của a? Nếu a và b là các số nguyên thì a có phải là bội của b hay không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học mới “ Bội và ước của một số nguyên”. * Hoạt động 2: Bội và ước của một số nguyên GV: Nhắc lại kiến thức cũ, trong tập hợp N khi nào thì ta nói a chia hết cho b. HS: a chia hết cho b nếu có số tự nhiên q sao cho a = b . q. GV : Nếu a b, thì ta nói a là gì của b? b là gì của a? HS: a là bội của b, còn b là ước của a. GV: Đây là các kiến thức các em đã được học ở chương I, áp dụng các kiến thức trên và chương II về số nguyên để làm ?1 HS: 6 = 1 . 6 = (-1) . (-6) = 2 . 3 = (-2) . (-3) -6 = 1 . (-6) = 6 . (-1) = (-2) . 3 = (-3) . 2 GV: Từ cách viết trên và kiến thức đã học, em cho biết các ước của 6? Của -6? HS: Ư(6) = {-6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6} Ư(-6) = {-6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6} GV: Nhận xét hai tập hợp trên? HS: Ư(-6) = Ư(-6) GV: Trình bày: Ta có -6 và 6 là hai số nguyên đối nhau. Vậy hai số nguyên đối nhau thì có tập ước bằng nhau. GV: Ta thấy 6 là bội của 3; - 6 cũng là bội của 3. Vậy em có kết luận gì về hai số nguyên -6 và 6? HS: Hai số nguyên -6 và 6 đều là bội của 3. GV: Phát biểu một cách tổng quát: Hai số nguyên đối nhau cùng là bội của một số nguyên. GV: Tương tự, 3 là ước của 6; -3 cũng là ước của 6 => Hai số đối nhau cùng là ước của một số nguyên. GV: Cho HS đọc đề và làm ?2 Gợi ý: Tương tự, khái niệm a b trong tập hợp N. Áp dụng làm bài tập làm ?2 . GV: Phát biểu lại hoàn chỉnh khái niệm. HS: Đọc khái niệm SGK. GV: Nhấn mạnh khái niệm về ước và bội của một số nguyên; khái niệm về “chia hết cho” trong tập hợp Z tương tự như trong tập N. GV: Cho HS làm ?3 . Gọi vài HS đứng lên đọc các kết quả khác nhau (có số nguyên âm). GV: Giới thiệu chú ý SGK. Ta có 6 = 2 . 3 thì ta nói: 6 chia hết cho 3 (hoặc cho 2) được 2 (hoặc được 3) và viết: 6 : 3 = 2 (hoặc 6 : 2 = 3) => ý 1 phần chú ý một cách tổng quát. GV: Ta thấy 0 chia hết cho mọi số nguyên khác không? ví dụ: 0 2; 0 (-5). Từ đó em có kết luận gì? HS: Trả lời => ý 2 phần chú ý. GV: Em cho biết phép chia được thực hiện khi nào? HS: Khi số chia khác 0. GV: Vậy số 0 có phải là ước của mọi số nguyên không? HS: Không. => ý 3 phần chú ý. GV: Ta thấy mọi số nguyên đều chia hết cho 1 và -1. Ví dụ: 9 (-1); 9 1; (-5) 1; (-5) (-1)... Từ đó em có kết luận gì? HS: Trả lời. => ý 4 phần chú ý. GV: Ta có 12 3; (-18) 3. Theo định nghĩa phép chia hết, 3 là gì của 12 và -18? HS: 3 là ước của 12 và -18. GV: 3 vừa là ước của 12 vừa là ước của -18. Ta nói 3 là ước chung của 12 và -18. Đó là kiến thức đã học trong tập hợp N. => ý 5 phần chú ý một cách tổng quát. Củng cố: Tìm các ước của 10? Các bội của -5? HS: Trả lời. * Hoạt động 3: Tính chất. GV: Ta có 12 (-6) và (-6) 2. Em kiểm tra xem 12 có chia hết cho 2 không và nêu kết luận. HS: 12 2 và đọc kết luận. GV: Giới thiệu tính chất 1 và viết dạng tổng quát. HS: Phát biểu tính chất 1 như SGK. GV: Em hãy cho ví dụ áp dụng tính chất 1. HS: Trả lời. GV: Nhắc lại dạng tổng quát bội của một số a là : a.m (m Z) GV: Hãy tìm 4 bội của 2. HS: 8, -8; -12; 24; GV: Ta có 4 2 thì 8; -8; -12; 24 có chia hết cho 2 không? HS: Trả lời: GV: Giới thiệu và viết tổng quát của tính chất 2. HS: Phát biểu tính chất 2 và đọc tổng quát SGK. GV: Em hãy cho một ví dụ áp dụng tính chất 2 HS: Trả lời. GV: Cho HS nhắc lại tính chất 1 trong bài tính chất chia hết của một tổng trong tập N. HS: Trả lời. GV: Giới thiệu tính chất này cũng đúng trong tập hợp Z. Ví dụ: 12 4 và -8 4. => [12 + (-8)] 4 và [12 - (-8)] 4 GV: Em hãy cho ví dụ áp dụng tính chất 3. HS: Trả lời. GV: Cho HS đọc tính chất 3 và viết dạng tổng quát. I / Bội và ước của một số nguyên. ?1 6 = 1 . 6 = (-1) . (-6) = 2 . 3 = (-2) . (-3) - 6 = 1 . (-6) = 6 . (-1) = (-2) . 3 = (-3) . 2 ?2 (xem SGK / 96 ) ?3 ( Tìm B và Ư của 6 ) Ư(6) = {-6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6} Ư(-6) = {-6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6} B (6) = { - 12, - 6, 0, 6, 12,.} B (-6) = { - 12, - 6, 0, 6, 12,.} * Chú ý: + Nếu a = b. q ( b ≠ 0 ) thì ta còn nói a chia hết cho b được thương là q và viết a : b = q. + Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0. + Số 0 không phải là ước của mọi số nguyên. + Các số 1 và – 1 là ước của mọi số nguyên. + Nếu c vừa là ước của a vừa là ước của b thì c là ước chung của a và b. II/ Tính chất. 1/ a b và b c => a c Ví dụ: 12 (-6) và (-6) 2.=> 12 2 2/ a b => am b (m Z) Ví dụ: 4 2 => 4. (-3) 2 3/ a c và b c => (a + b) c và (a - b) c Ví dụ: 12 4 và -8 4. => [12 + (-8)] 4 và [12 - (-8)] 4 4/ Câu hỏi và bài tập củng cố: BT 101 / 97 B( 3 ) = { . - 6 ; - 3 ; 0 ; 3 ; 6 } B( - 3 ) = { . - 6 ; - 3 ; 0 ; 3 ; 6 } BT 102 / 97 Ư ( - 3 ) = { - 1 ; - 3 ; 1 ; 3 } Ư ( 11 ) = { - 1 ; - 11 ; 1 ; 11 } Ư ( - 1 ) = { -1 ; 1 ) BT 104 / 97 15. x = - 75 x = - 75 : 15 x = - 5 5/ Hướng dẫn học sinh tự học: Đ/v bài học ở tiết này: Học thuộc cách tìm ước, tìm bội. Học thuộc quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên. Học thuộc các tính chất của phép cộng, phép nhân. Đ/v bài học ở tiết tiếp theo: Trả lời các câu hỏi ôn tập SGK / 98 Chuẩn bị các bài tập 111; 114; 115; 116 / 99 SGK. V/ RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng ĐDDH:
Tài liệu đính kèm: