Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 111: Ôn tập cuối năm (tiếp)

1. MỤC TIÊU:

1.1Kiến thức:

 HS biết: củng cố các kiến thức về số nguyên tố, hợp số; ước chung, bội chung; ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất.

 HS hiểu: hệ thống các kiến thức trên.

1.2 Kĩ năng:

- Nhận biết số nguyên tố, hợp số.

- Xét xem một tích là số nguyên tố hay hợp số.

- Tìm ước chung, bội chung của hai, ba số.

- Tìm ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất của hai, ba số.

 1.3. Thái độ:

 -Thói quen: khoa học chặt chẽ

 -Tính cách:Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, tư duy logic khi làm toán.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 111: Ôn tập cuối năm (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 36 , Tiết 111
Ngày dạy: 
ÔN TẬP CUỐI NĂM (tt)
1. MỤC TIÊU:
1.1Kiến thức: 
HS biết: củng cố các kiến thức về số nguyên tố, hợp số; ước chung, bội chung; ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất.
HS hiểu: hệ thống các kiến thức trên.
1.2 Kĩ năng: 
- Nhận biết số nguyên tố, hợp số.
- Xét xem một tích là số nguyên tố hay hợp số.
- Tìm ước chung, bội chung của hai, ba số.
- Tìm ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất của hai, ba số.
 1.3. Thái độ: 
 -Thói quen: khoa học chặt chẽ
 -Tính cách:Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, tư duy logic khi làm toán..
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Hệ thống kiến thức về số nguyên tố, hợp số; ước chung, bội chung; ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất.
3. CHUẨN BỊ:
GV: bảng phụ ghi đề bài tập cho thêm.
HS: Xem lại các kiến thức về số nguyên tố, hợp số; ước chung, bội chung; ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
Lớp 6a4..
 4.2. Kiểm tra miệng:
 4.3. Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
vào bài
GV: Tiếp tục tiết trước, tiết này chúng ta sẽ ôn tập về số nguyên tố, hợp số; ước chung, bội chung; ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất.
Hoạt động 1: lý thuyết
1. Nếu a b thì a là gì của b? b là gì của a?
GV: Nêu cách tìm bội, ước của một số a.
HS: + Tìm bội: lần lượt nhân a với 0; 1; 2 
+ Tìm ước: lần lượt chia a cho 1; 2; ... ; a. Nếu a chia hết số nào thì đó là ước của a.
I. Lý thuyết: 
1. a b a là bội của b, b là ước của a
2. Ước chung của hai hay nhiều số là gì? cho ví dụ
2. Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó
VD: ƯC(8, 6) = {1; 2}
3. ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số là gì? cách tìm? 
Gọi HS so sánh 2 cách tìm ƯCLN và BCNN
GV dùng bảng phụ cho HS quan sát sự giống và khác nhau của 2 cách tìm trên
Tìm ƯCLN
Tìm BCNN
1. Phân tích các số ra TSNT
2. Chọn các thừa số nguyên tố:
Chung
Chung và riêng
3. Lập tích các TS đã chọn, mỗ TS lấy số mũ:
Bé nhất
Lớn
nhất
4. Nêu cách tìm ƯC (BC) thông qua ƯCLN (BCNN)
4. ƯC (a, b) bằng ước của ƯCLN(a,b)
BC (a, b) bằng bội của BCNN(a,b)
5. Số nguyên tố là gì? hợp số là gì?
GV: Nêu sự giống và khác nhau của số nguyên tố và hợp số
HS: Giống: đều lớn hơn 1.
 Khác: Số nguyên tố chỉ có 2 ước.
Hợp số có nhiều hơn 2 ước.
GV: Có số nguyên tố nào là số chẳn không?
GV: Nêu 10 số nguyên tố đầu tiên.
Sau mỗi câu hỏi, gọi học sinh khác nhận xét, giáo viên hoàn chỉnh câu trả lời.
5. a là số nguyên tố: a >1, có 2 ước (1 và a)
a là số nguyên tố: a >1, có hơn 2 ước 
- Số nguyên tố chẳn duy nhất là số 2
- 10 số nguyên tố đầu tiên: 2; 3; 5; 7; 11; 13; 17;19; 23; 29
Hoạt động 2: luyện tập
Dùng bảng phụ ghi đề:
1. Các số sau là số nguyên tố hay hợp số?
a) a = 3.5.7 + 6.8 	b) b = 11.12.13 – 3.4.5
c) c = 2.3.4 – 2.11	d) d = 1234 + 851
Gọi 4 học sinh lên bảng làm, mỗi em một câu.
Gợi ý: dùng các dấu hiệu chia hết để xét tổng, hiệu trên có chia hết cho số nào không rồi kết luận.
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, hoàn chỉnh bài.
II. Bài tập:
 Bài 1:
a) Các tích chia hết cho 3, tổng lớn hơn 3 
 a có ước là 1; 3; a 
Vậy a là hợp số
b) b > 2, b 2 hợp số
c) c = 2 c là số nguyên tố
d) b > 5, b 5 hợp số
2.Viết tập hợp các ước của 12 và bội của 12
Yêu cầu HS nêu cách làm.
Gọi 2 HS lên bảng viết
Bài 2:
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
B(12) = {0; 12; 24; 36; }
3. An có 24 quả táo. An muốn chia số táo trên cho các bạn sao cho số táo của mỗi bạn đều bằng nhau. Hỏi An có thể cho bao nhiêu bạn?
GV: Gọi a là số bạn được An cho táo, nêu mối quan hệ của x và 24?
Gọi HS tìm Ư(24) và kết luận bài.
Bài 3:
Gọi a là số bạn được An cho táo
Ta có 24 a hay a là ước của 24
Ư(24) = {1; 2; 4; 6; 12; 24}
Vậy An có thể chia táo cho 1; 2; 4; 6; 12; 24 bạn
4. Tổ 1 và tổ 2 được phân công tưới số cây xanh như nhau. Mỗi bạn lớp tổ 1 tưới 7 cây, mỗi bạn tổ 2 tưới 8 cây. Tính số cây xanh mỗi tổ phải tưới, biết rằng số cây đó trong khoảng từ 100 đến 150
Bài 4:
cây
GV: Gọi số cây phải tưới là a, a có mối liên hệ gì với 7 và 8? (a là gì của 7? a là gì của 8? a là gì của 7 và 8?)
GV: 7 và 8 có mối liên hệ gì?
HS: 2 số nguyên tố cùng nhau.
GV: Vậy BCNN(7,8) = ?
GV: Từ đó ta tìm BC(7,8) được không? Dựa vào điều kiện nào để suy ra a?
Gọi số cây phải tưới là a.
Ta có : aBC (7; 8) và 
BCNN (7; 8) = 7.8 = 56
BC(7;8) = B(30) = {0; 56; 112 ; 168 ; }
mà a = 112 cây
 4.4. Tổng kết: 
GV hệ thống lại các kiến thức.
 4.5. Hướng dẫn học tập:
Đ/v bài học ở tiết này:
Xem lại các bài tập vừa giải.
BTVN: 172, 173 (SGK/67)
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị thi HKII vào thứ ba tuần sau.
Mang đầy đủ thước thẳng, thước đo góc, ê ke, compa, máy tính bỏ túi khi đi thi.
5. PHỤ LỤC:SGV + SBT + SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET111.doc