1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức
- HS biết số đối của một tổng bằng tổng các số đối của nó , biết khái niệm tổng đại số và các phép biến đổi trong tổng đại số.
- HS hiểu quy tắc bõ dấu ngoặc, hiểu vì sao một dãy các phép tính cộng và trừ được gọi là tổng đại số.
1.2.Kỹ năng
- HS thực hiện được: Vận dụng được quy tắc bỏ dấu ngoặc để tính toán nhanh và hợp lí.
- HS thực hiện thành thạo: Biết đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách hợp lí
1.3. Thái độ
- Thói quen: trình bày logic
- Tính cách: cẩn thận, chính xác
Tuần , Tiết 57 Ngày dạy: QUY TẮC “DẤU NGOẶC” 1. MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức - HS biết số đối của một tổng bằng tổng các số đối của nó , biết khái niệm tổng đại số và các phép biến đổi trong tổng đại số. - HS hiểu quy tắc bõ dấu ngoặc, hiểu vì sao một dãy các phép tính cộng và trừ được gọi là tổng đại số. 1.2.Kỹ năng - HS thực hiện được: Vận dụng được quy tắc bỏ dấu ngoặc để tính toán nhanh và hợp lí. - HS thực hiện thành thạo: Biết đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách hợp lí 1.3. Thái độ - Thói quen: trình bày logic - Tính cách: cẩn thận, chính xác 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: quy tắc dấu ngoặc 3. CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ (ghi sẵn bài tập củng cố và các ? SGK). HS: - Đọc kĩ quy tắc dấu ngoặc; Ôn tập lại cách tìm x đã học 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Thực hiện phép tính: a/ 5 – (7 – 9) =? b/ 5 – 7 + 9 =? (8đ) Câu 2: Tìm số đối của 2; (- 5) và của tổng 2 + (- 5) (2đ) Đáp án: Câu 1: a/ 5 – (7 – 9) = 7 b/ 5 – 7 + 9 = 7 Câu 2: Số đối của 2 là – 2 Số đối của (- 5) là – (- 5) = 5 Số đối của tổng 2 + (-5) = -3 là 3 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC *Khi bỏ dấu ngoặc có dấu trừ đằng trước ta cần phải làm gì? Chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài học mới “Quy tắc dấu ngoặc” * Hoạt động 1: Qui tắc dấu ngoặc. - GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài ?1 - Gọi HS lên bảng trình bày a) Em hãy tìm số đối của 2 ; (-5) và của tổng 2 + (- 5) ? - HS: Lên bảng trình bày. HS: Nhận xét, sửa sai. GV: Nhận xét lại, chốt kết quả. b) Em hãy so sánh số đối của tổng 2 + (- 5) với tổng các số đối của 2 và - 5 ? - HS: 1 em lên bảng trình bày. HS: Nhận xét, sửa sai. GV: Nhận xét lại, chốt kết quả. - GV: Từ kết luận trên, em có nhận xét gì? - HS: Số đối của một tổng bằng tổng các số đối. - GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài ?2 - Gọi 2 HS lên bảng trình bày: GV: Từ câu a 7 + (5 - 13) = 7 + 5 + (- 13) = 7 + 5 - 13 - Vế trái có ngoặc tròn (5 - 13) và đằng trước là dấu “+”. - Vế phải không có dấu ngoặc và dấu của các số hạng trong ngoặc không thay đổi. Em rút ra nhận xét gì? HS: Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước có dấu “+” thì dấu các số hạng trong ngoặc không thay đổi. b/ 12 - (4 - 6) = 12 - [4 + (6) = 12 - 4 + 6 - Vế trái có ngoặc tròn (4 - 6) và đằng trước là dấu “–“. - Vế phải không có dấu ngoặc tròn và dấu của các số hạng trong ngoặc đều đổi dấu. Em rút ra nhận xét gì? HS: Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước có dấu “–“ thì dấu các số hạng trong ngoặc đều đổi dấu. Dấu “+” thành “ – “ và dấu “ – “ thành “+” GV: Từ hai kết luận trên, em hãy phát biểu qui tắc dấu ngoặc? HS: Phát biểu qui tắc SGK GV: Trình bày ví dụ SGK - Hướng dẫn hai cách bỏ (); [ ] GV: Cho HS hoạt động nhóm làm ?3 HS: Thảo luận nhóm. GV: Nhận xét, đánh giá, ghi điểm. * Hoạt động 3: Tổng đại số GV: Các em nhìn vào biểu thức - 1579 - 12 + 1579. Đây là một tổng đại số. Vậy các em hiểu thế nào là tổng đại số. Thầy trò ta cùng nghiên cứu phần 2. GV: Một dãy các phép tính cộng trừ các số nguyên được gọi là một tổng đại số. ? Dựa vào kết luận trên em hãy lấy ví dụ một tổng đại số. GV: Đưa ra một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên: (-4) + (-5) – (-6) – (7) và gọi học sinh giải thích đó là một tổng đại số. GV: hướng dẫn học sinh cách viết một tổng đại số ở dạng đơn giản. (-4) + (-5) – (-6) – (7) = (-4) + (-5) + (+6) + (-7) = -4 – 5 + 6 – 7 GV: Khi viết tổng đại số ở dạng đơn giản thì các em hiểu dấu của phép cộng đã được ẩn đi, còn dấu trong tổng đại số chính là dấu của các số hạng. ? Em hãy xác định các số hạng trong tổng đại số trên HS: -4; -5; +6; -7 GV: Nếu không sợ nhầm lẫn, ta có thể nói gọn tổng đại số là tổng. Các em hãy tính tổng sau: 43 + 117 - 43 GV: Nhờ tính chất giao hoán ta có thể thay đổi tùy ý vị trí các số hạng nhưng chú ý kèm theo dấu của chúng. GV: Hãy bỏ dấu ngoặc co tổng sau: a – (b + c) HS: a – (b + c) = a – b – c GV: Ngược lại a – b – c = a – (b + c) Như vậy với tổng đại số a - b - c ta có thể đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng trong tổng. Nếu trước dấu ngoặc là dấu cộng thì dấu các số hạng vẫn giữ nguyên, còn nếu trước ngoặc là dấu trừ thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc. GV: Như vậy các em hãy cẩn thận khi dấu “-” đứng trước dấu ngoặc cả trong trường hợp bỏ dấu ngoặc và trong trường hợp đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng. Vì khi đó ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc I / Qui tắc dấu ngoặc. 1 / Ví dụ ?1 a/ + Số đối của 2 là - 2 + Số đối của - 5 là 5 + Số đối của 2 + (- 5) là - [2 + (-5)] = - (- 3) = 3 (1) b) Tổng các số đối của 2 và - 5 là: - 2 + 5 = 3 (2) Từ (1) và (2) Kết luận: - [2 + (- 5)] = (- 2) + 5 ?2 a/ 7 + (5 - 13) = 7 + (- 8) = - 1 7 + 5 + (-13) = 12 + (-13) = - 1 => 7 + (5 - 13) = 7 + 5 + (- 13) b/ 12 - (4 - 6) = 12 - (- 2) = 14 12 - 4 + 6 = 8 + 6 = 14 => 12 - (4 - 6) = 12 - 4 + 6 2 / Qui tắc: SGK - Khi bỏ dấu ngoặc có dấu ‘ – ‘ đằng trước ta phải đổi dấu tất cả các số hạng bên trong dấu ngoặc : dấu ‘ + ‘ đổi thành dấu ‘ – ‘ dấu ‘ – ‘ đổi thành dấu ‘ + ‘. - Khi bỏ dấu ngoặc có dấu ‘ + ‘ đằng trước ta giữ nguyên dấu các số hạng bên trong dấu ngoặc. Ví dụ: (SGK) ?3 a/ (768 – 39) – 768 = 768 – 39 – 768 = - 39 b/ (- 1579) – (12 – 1579) = - 1579 – 12 + 1579 = - 12 II / Tổng đại số. a) Một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên gọi là một tổng đại số. b) Để viết một tổng đại số đơn giản, sau khi chuyển các phép trừ thành phép cộng (với số đối), ta có thể bỏ tất cả các dấu của phép cộng và dấu ngoặc. Ví dụ: (-4) + (-5) – (-6) – (7) = (-4) + (-5) + (+6) + (-7) = -4 – 5 + 6 – 7 c) Trong một đại số có thể: * Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng. Ví dụ 1: a - b - c = -b + a - c = -b – c + a Ví dụ 2: 97 – 150 - 47 = 97 – 47 - 150 = 50 - 150 = -100 * Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý, nếu trước dấu ngoặc là dấu “-“ thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc. Vd1: a – b - c = a - (b+c) = (a - b) - c Vd2: 284 – 75 - 25 = 284-(75+25) = 284-100 = 184. 4.4. Tổng kết: Bài 57/85 SGK. a) (-17) + 5 + 8 + 17 = (17 - 17) + (5 + 8) = 13 b) 30 + 12 + (-20) + (-12) = 30 + 12 - 20 -12 = (30 - 20) + (12 - 12) = 10 c) (-4) + (-440) + (-6) + 440 = - 4 - 440 - 6 + 440 = (440-440) - (4 + 6) = - 10 d) (-5) + (-20) + 16 + (-1) = -5 -10 + 16 - 1 = 16 - (-5+10+1) = 16 - 16 = 0 BT 59/ 85 a/ (2736 – 75) – 2736 = 2736 – 75 – 2736 = - 75 b/ (- 2002) – (57 – 2002) = - 2002 – 57 + 2002 = - 57 4.5. Hướng dẫn học tập: Đ/v bài học ở tiết này: - Học thuộc Quy tắc dấu ngoặc. - Thế nào là một tổng đại số? Trong một tổng đại số ta có thể làm gì? - Làm bài tập 58; 60/85 SGK. - Bài tập: 89; 90; 91; 93/65 SBT Đ/v bài học ở tiết tiếp theo: Tiết tiếp theo luyện tập về quy tắc dấu ngoặc 5. PHỤ LỤC: sgv + sgk + sbt
Tài liệu đính kèm: