Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết học 25: Số nguyên tố, hợp số, bảng số nguyên tố

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

 HS biết định nghĩa số nguyên tố, hợp số.

 HS hiểu cách lập bảng số nguyên tố nhỏ hơn 100.

1.2. Kĩ năng:

 HS thực hiện được xác định một tổng là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản.

 HS thực hiện thành thạo xác định một số là số nguyên tố hay hợp số.

1.3. Thái độ:

- Thái độ: Trình bày logic

- Thói quen: Cẩn thận, chính xác.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết học 25: Số nguyên tố, hợp số, bảng số nguyên tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9, tiết 25
Ngày dạy: 
SỐ NGUYÊN TỐ, HỢP SỐ.
BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 HS biết định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
 HS hiểu cách lập bảng số nguyên tố nhỏ hơn 100.
Kĩ năng:
 HS thực hiện được xác định một tổng là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản.
 HS thực hiện thành thạo xác định một số là số nguyên tố hay hợp số.
Thái độ: 
- Thái độ: Trình bày logic
- Thói quen: Cẩn thận, chính xác.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Khái niệm số nguyên tố, hợp số.
Lập bảng các số nguyên tố nhỏ hơn 100
3. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ (bài tập kiểm tra bài cũ, bài tập 115)
HS: Xem bài ở nhà.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p) 
	6a1	6a26a3	6a4
 4.2. Kiểm tra miệng: (5p)
Câu 1: Phát biểu khái niệm bội và ước (5đ)
Câu 2: Điền vào bảng sau: (5đ)
Số a
2
3
4
5
6
Các ước của a
Số a
2
3
4
5
6
Các ước của a
1; 2
1; 3
1; 2; 4
1; 5
1; 2; 3; 6
Đáp án:
Câu 1: Nếu số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì a là bội của b, b là ước của a.
Câu 2: 
4.3. Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Vào bài (1 phút) 
GV: Mỗi số tự nhiên có thể có bao nhiêu ước, chúng được phân loại như thế nào?
Hoạt động 1: (14 phút) Số nguyên tố. Hợp số
*Mục tiêu:
- KT: HS biết định nghĩa số nguyên tố, hợp số
- KN: HS thực hiện được: xác định một số là số nguyên tố hay là hợp số.
GV: Dựa vào kết quả của kiểm tra bài cũ đặt câu hỏi:
 + Mỗi số 2, 3, 5 có bao nhiêu ước?
+ Mỗi số 4, 6 có bao nhiêu ước ?
HS: + Mỗi số 2,3,5 có hai ước là 1 và chính nó.
+ Mỗi số 4, 6 có nhiều hơn hai ước.
-GV giới thiệu 2, 3, 5 gọi là số nguyên tố, số 4, 6 gọi là hợp số. Vậy thế nào là số nguyên tố, hợp số?
-Cho vài HS phát biểu, GV chốt lại.
-Cho HS làm ?
HS: Nhận xét, sửa sai.
GV: Nhận xét lại, chốt kết quả.
-GV hỏi: Số 0 và số 1 có là số nguyên tố không? Có là hợp số không?
-GV giới thiệu số 0 và số 1 là hai số đặc biệt.
-Em hãy liệt kê các số nguyên tố nhỏ hơn 10
- HS: . 2, 3, 5, 7.
- GV treo bảng phụ bài 115 tr 47 SGK
Các số sau là số nguyên tố hay hợp số : 312; 213 ; 435; 417; 3311 ; 67
GV yêu cầu HS giải thích.
Hoạt động 2: (17 phút) Lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100.
*Mục tiêu:
- KT: HS biết các số nguyên tố nhỏ hơn 100
- KN: HS thực hiện được bài tập liên quan. 
GV: Chúng ta hãy xét xem có những số nguyên tố nào nhỏ hơn 100 (GV treo bảng các số tự nhiên từ 2 đến 100).
-GV: Tại sao trong bảng không có số 0, không có số 1?
HS: Vì chúng không là số nguyên tố.
GV: Bảng này gồm các số nguyên tố và hợp số.Ta sẽ loại đi các hợp số và giữa lại các số nguyên tố. Em hãy cho biết trong dòng đầu có các số nguyên tố nào?
HS: 2, 3, 5, 7.
-GV hướng dẫn HS làm.
+Giữ lại số 2, loại các số là bội của 2 mà lớn hơn 2.
+Giữ lại số 3, loại các số là bội của 3 mà lớn hơn 3.
+Giữ lại số 5, loại các số là bội của 5 mà lớn hơn 5.
+Giữ lại số 7, loại các số là bội của 7 mà lớn hơn 7.
Các số còn lại trong bảng không chia hết cho mọi số nguyên tố nhỏ hơn 10 đó là các số nguyên tố nhỏ hơn 100.
-GV kiểm tra vài em HS.
-GV: Có số nguyên tố nào là số chẵn?
-HS: Đó là số nguyên tố chẵn duy nhất (số 2).
-GV: Trong bảng này các số nguyên tố lớn hơn 5 có tận cùng bởi các chữ số nào?
-GV: Tìm hai số nguyên tố hơn kém nhau hai đơn vị? 1 đơn vị?
-GV: Giới thiệu bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000 ở cuối sách.
Bài 116 tr. 47 SGK.
HS hoạt động nhóm làm sau đó đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
Bài 118 tr. 47 SGK.
GV hướng dẫn giải mẫu một câu cho HS.
Ta có:
 (3.4.5 +6.7)3
và (3.4.5 +6.7)>3
 3. 4. 53
 6.7 3 
nên là hợp số.
1/ Số nguyên tố, hợp số:
* Định nghĩa: 
- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó
- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn 2 ước
 ?
7 là số nguyên tố vì 7>1 và 7 chỉ có hai ước là 1 và 7
8 là hợp số vì 8 > 1 và có nhiều hơn hai ước là 1, 2, 4, 8.
9 là hợp số vì 9>1 và có 3 ước là 1,3, 9.
* Chú ý : 
Số 0 và số 1 không là số nguyên tố, không là hợp số vì không thoả mãn định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
Bài tập 115 tr.47 SGK
Số nguyên tố: 67
Hợp số: 312; 213; 435; 417; 3311.
2/ Lập bảng số nguyên tố không vượt quá 100: 
Bảng số nguyên tố nhỏ hơn 100 (sgk/46)
Số nguyên tố nhỏ nhất là số 2, đó là số nguyên tố chẵn duy nhất
Bài 116 tr.47 SGK:
83 P ; 91 P ; 
15 N; P N
Bài 118 a) tr. 47 SGK.
Ta có:
(3.4.5 +6.7)3
và (3.4.5 +6.7)>3
 3. 4. 53
 6.7 3 
nên tổng là hợp số.
 4.4. Tổng kết: (5p ) 
- GV : Nhắc lại thế nào là số nguyên tố? Hợp số?
GV đặt câu hỏi: Vậy nếu nói tập hợp các số tự nhiên gồm các số nguyên tố và hợp số là đúng hay sai?
Trả lời: Sai. Vì số 0 và 1 không là số nguyên tố cũng không là hợp số
 4.5. Hướng dẫn học tập: (2p)
Đ/v bài học ở tiết này:
Phát biểu định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
Ghi nhớ các số nguyên tố nhỏ hơn 100
Làm BT 118, 119, 120 tr.47 SGK.
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị tiết luyện tập.
 5. PHỤ LỤC: SGK + SGV + SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET25M.doc