Giáo án môn Tin học 8, kì I - Tiết 2 - Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính

 BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH.

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

* Hoạt động 1: - Học sinh biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.

 - Học sinh hiểu được máy tính thực hiện công việc bằng lệnh, và máy tính thực hiện các lệnh đó một cách tuần tự.

 * Hoạt động 2: - Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.

 - Học sinh hiểu được quá trình máy tính hiểu chương trình phải trải qua: Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình – Dịch chương trình để máy tính hiểu.

1.2. Kĩ năng:

• Hs thực hiện được:

- Giúp học sinh phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích ví dụ, tư duy để hiểu bài học.

• Hs thực hiện thành thạo:

- Giúp học sinh phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích ví dụ, tư duy để hiểu bài học.

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 8, kì I - Tiết 2 - Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 01 - Tiết 02
 Ngày dạy: 25/08/2015
 BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH.
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
* Hoạt động 1: - Học sinh biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.
 - Học sinh hiểu được máy tính thực hiện công việc bằng lệnh, và máy tính thực hiện các lệnh đó một cách tuần tự.
 * Hoạt động 2: - Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
 - Học sinh hiểu được quá trình máy tính hiểu chương trình phải trải qua: Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình – Dịch chương trình để máy tính hiểu.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Giúp học sinh phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích ví dụ, tư duy để hiểu bài học.
Hs thực hiện thành thạo:
- Giúp học sinh phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích ví dụ, tư duy để hiểu bài học.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
Tính cách:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
-Viết chương trình- ra lệnh cho máy tính làm việc.
- Chương trình và ngôn ngữ lập trình.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Phòng máy.
3.2. Học sinh: Sách vở theo yêu cầu bộ môn, đọc trước bài mới ở nhà.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2p)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng. (3p)
Câu 1: Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào? Cho ví dụ?
Câu 2: Tại sao cần phải viết chương trình?
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu viết chương trình và ra lệnh cho máy tính làm việc. (15p)
Gv: Trở lại ví dụ về rô-bốt nhặt rác, việc viết các lệnh để điều khiển rô-bốt về thực chất cũng có nghĩa là viết chương trình.
- Để điều khiển Rô-bốt ta phải làm gì?
Hs: Để điều khiển Rô-bốt ta phải viết chương trình cho Rô-bốt.
Gv: Viết các lệnh chính là viết chương trình => thế nào là viết chương trình.
? Chương trình máy tính là gì?
? Tại sao cần phải viết chương trình.
Hs: Suy nghĩ và trả lời.
Gv: Nhận xét câu trả lời, chốt lại kiến thức và cho học sinh ghi bài.
Hs: Ghi bài.
Hoạt động 2: Chương trình và ngôn ngữ lập trình. (17’)
Gv: Đặt ra một tình huống: Giả sử có hai người nói chuyện với nhau. Một người chỉ biết tiếng Anh, một người chỉ biết tiếng Việt. Vậy hai người có thể hiểu nhau không?
Hs: Hai người không thể hiểu nhau qua tiếng nói được.
Gv: Vậy để hai người đó hiểu nhau thì cần có..?
Hs: Một người thứ 3 làm thông dịch
Gv:Tương tự để chỉ dẫn cho máy tính những công việc cần làm ta phải viết chương trình bằng ngôn ngữ máy.
 Tuy nhiên, việc viết chương trình bằng ngôn ngữ máy rất khó.?
- Để máy tính có thể xử lí, thông tin đưa vào máy phải đuợc chuyển đổi dưới dạng một dãy bit (dãy số gồm 0 và 1)
Hs: Lắng nghe giáo viên giảng bài.
Gv: Để có một chương trình mà máy tính có thể thực hiện được thì cần trải qua các bước nào?
Hs:* Viết chương trình theo ngôn ngữ lập trình.
* Dịch chương trình sang ngôn ngữ máy để máy tính có thể hiểu được.
Gv: Giới thiệu cho học sinh biết một số ngôn ngữ lập trình: Turbo Pascal, C++,....
3. Viết chương trình, ra lệnh cho máy tính làm việc.
+ Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
4. Chương trình và ngôn ngữ lập trình.
- Ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.
- Các chương trình dịch đóng vai trò "người phiên dịch" và dịch những chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy để máy tính có thể hiểu được.
àViệc tạo ra chương trình máy tính gồm 2 bước:
 + Viết chương trình bảng ngôn ngữ lập trình.
 + Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.
Tổng kết. (5p)
Chương trình là gì? Tại sao cần phải viết chương trình?
Ngôn ngữ lập trình là gì? Việc tạo ra chương trình máy tính gồm những bước nào?
Hướng dẫn học tập. (3p)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập 3,4 sách giáo khoa. 
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem trước bài, chuẩn bị cho bài mới: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình.
- Trả lời câu hỏi: Ngôn ngữ lập trình là gì?
5. PHỤ LỤC.

Tài liệu đính kèm:

  • docT2.doc