Giáo án môn Tin học 8, kì I - Tiết 37 - Bài 7: Câu lệnh lặp

Bài 7: CÂU LỆNH LẶP

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

 * Hoạt động 1: - Học sinh biết trong cuộc sống hằng ngày , nhiều hoạt động được thưc hiện lặp đi lặp lại nhiều lần.

 - Học sinh biết và hiểu nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình.

 * Hoạt động 2: - Học sinh biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần

 - Học sinh hiểu các thuật toán trong 2 ví dụ 1 và ví dụ 2 sách giáo khoa.

1.2 Kĩ năng:

• Hs thực hiện được:

- Học sinh thực hiện được việc cho ví dụ trong cuộc sống mà ta phải thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần với số lần biết trước và không biết trước.

• Hs thực hiện thành thạo:

- Học sinh thực hiện thành thạo việc phân tích bài toán để đi đến thuận toán cho một số bài toán đơn giản.

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 8, kì I - Tiết 37 - Bài 7: Câu lệnh lặp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 20 - Tiết 37
 Ngày dạy: 31/12/2014
 Bài 7: CÂU LỆNH LẶP
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động 1: - Học sinh biết trong cuộc sống hằng ngày , nhiều hoạt động được thưc hiện lặp đi lặp lại nhiều lần.
 - Học sinh biết và hiểu nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình.
 * Hoạt động 2: - Học sinh biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần
 - Học sinh hiểu các thuật toán trong 2 ví dụ 1 và ví dụ 2 sách giáo khoa.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được việc cho ví dụ trong cuộc sống mà ta phải thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần với số lần biết trước và không biết trước.
Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo việc phân tích bài toán để đi đến thuận toán cho một số bài toán đơn giản.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
Tính cách:
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Các công việc phải thực hiện nhiều lần.
- Câu lệnh lặp- một lệnh thay cho nhiều lệnh.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Giáo án
3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng: (5 phút)
Em hãy nêu cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng thiếu (khuyết) và dạng đầy đủ?
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các công việc phải thực hiện nhiều lần trong cuộc sống. (10’)
Gv: Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều hoạt động được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần.
 Đưa ra ví dụ và phân tích.
Hs: Lắng nghe giáo viên phân tích ví dụ
Gv: Em hãy cho 1 vài ví dụ trong cuộc sống mà ta phải thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần với số lần biết trước và không biết trước.
Hs: Suy nghĩ và cho ví dụ.
Gv: Khi viết chương trình máy tính, trong nhiều trường hợp ta cũng phải viết lặp lại nhiều câu lệnh chỉ để thực hiện 1 phép tính nhất định.
1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần 
Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều hoạt động được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Có những hoạt động lặp lại với số lần nhất định và biết trước. Có những hoạt động không thể xác định được số lần lặp trước. 
Ví dụ:
- Đánh răng mỗi ngày hai lần.
- Các em học bài thì phải đọc đi đọc lại nhiều lần cho đến khi thuộc bài.
è Khi viết chương trình máy tính, trong nhiều trường hợp ta cũng phải viết lặp lại nhiều câu lệnh chỉ để thực hiện 1 phép tính nhất định.
Hoạt động 2: Tìm hiểu câu lệnh lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh. (20’)
Gv: Gọi Hs đọc yêu cầu của ví dụ 1.
Hs: Đọc yêu cầu.
Gv: Cùng học sinh phân tích yêu cầu bài toán:
? Việc vẽ hình có thể thực hiện theo thuật toán nào.
Hs: Suy nghĩ và kết hợp Sgk trả lời.
Gv: Cùng với học sinh phân tích thuật toán.
Hs: Cùng với giáo viên phân tích thuật toán.
Gv: Tương tự đi phân tích cho ví dụ 2.
Hs: Cùng với giáo viên phân tích thuật toán của ví dụ 2.
Gv: Rút ra kết luận
Hs: Lắng nghe, ghi bài.
2. Câu lệnh lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh.
 Ví dụ 1: 
a. Bài toán vẽ 3 hình vuông giống nhau:
 Bước 1: vẽ hình vuông(vẽ liên tiếp 4 cạnh và trở về đỉnh ban đầu)
 Bước 2: Nếu số hình vuông đã được vẽ ít hơn 3 , di chuyển bút vẽ về bên phải 2 đơn vị và trở lại bước 1; ngược lại thì kết thúc thuật toán.
b. Bài toán vẽ một hình vuông:
 Bước 1: k ß0 (k là số đoạn thẳng đã vẽ được)
 Bước 2: k ß k+1. Vẽ đoạn thẳng 1 đơn vị độ dài và quay thước 900 sang phải.
 Bước 3: Nếu k<4 thì trở lại bước 2; Ngược lại, kết thúc thuật toán.
Ví dụ 2: Thuật toán tính S= 1+2+3++ 100.
Bước 1: S ← 0; i ← 0.
Bước 2: i← i + 1
Bước 3: Nếu i ≤ 100, thì S ← S + i và quay lại bước 2; ngược lại kết thúc.
 è KL: Cách mô tả các hoạt động trong thuật toán như các ví dụ được gọi là cấu trúc lặp
- Mọi ngôn ngữ lập trình đều có cách để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với một câu lệnh đó là “câu lệnh lặp”
Tổng kết. (3 phút)
 Gv: Cho một vài ví dụ về hoạt động được thực hiện lặp lại trong cuộc sống hằng ngày?
 Hs: Cho ví dụ về hoạt động lặp.
Hướng dẫn học tập. (5 phút)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. Làm bài tập 1 sách giáo khoa.
- Về nhà xem lại các thuật toán trong 2 ví dụ 1 và 2 (Sgk) đã được học.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem trước và tìm hiểu trước mục 3 và mục 4 để chuẩn bị cho tiết sau:
 + Tìm hiểu hoạt động của câu lệnh lặp trong Pascal.
 + Tìm hiểu ví dụ 5 và 6 trong mục 4.
5. PHỤ LỤC.
----------˜˜&™™----------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 37.doc