Giáo án môn Tin học 8 - Tiết 62, 63: Quan sát hình không gian với phần mềm yenka

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

 * Hoạt động 1: - Học sinh biết về phần mềm Yenka; biết thêm các tính năng đặc biệt, nổi trội của phần mềm này.

 * Hoạt động 2,3: - Học sinh biết khởi động phần mềm Yenka; biết các thành phần trên màn hình chính của phần mềm; biết công dụng, cách thực hiện đối với các công cụ làm việc chính của phần mềm.

 - Học sinh hiểu được các công dụng và thao tác thực hiện để thực hành với từng công cụ để có thể tạo các mô hình, tương tác với đối tượng; lưu, mở tệp mô hình và xóa các đối tượng.

1.2 Kĩ năng:

• Hs thực hiện được:

- Học sinh thực hiện được việc khởi động phần mềm; thực hiện được tạo các mô hình; tương tác với đối tượng; lưu, mở tệp mô hình và xóa các đối tượng.

• Hs thực hiện thành thạo:

- Học sinh thực hiện thành thạo việc khởi động phần mềm; thực hiện được tạo các mô hình; tương tác với đối tượng; lưu, mở tệp mô hình và xóa các đối tượng.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 921Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 8 - Tiết 62, 63: Quan sát hình không gian với phần mềm yenka", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 34 - Tiết 62-63
 Ngày dạy: 01/04/2015
QUAN SÁT HÌNH KHÔNG GIAN
VỚI PHẦN MỀM YENKA
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động 1: - Học sinh biết về phần mềm Yenka; biết thêm các tính năng đặc biệt, nổi trội của phần mềm này.
 * Hoạt động 2,3: - Học sinh biết khởi động phần mềm Yenka; biết các thành phần trên màn hình chính của phần mềm; biết công dụng, cách thực hiện đối với các công cụ làm việc chính của phần mềm.
 - Học sinh hiểu được các công dụng và thao tác thực hiện để thực hành với từng công cụ để có thể tạo các mô hình, tương tác với đối tượng; lưu, mở tệp mô hình và xóa các đối tượng.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được việc khởi động phần mềm; thực hiện được tạo các mô hình; tương tác với đối tượng; lưu, mở tệp mô hình và xóa các đối tượng.
Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo việc khởi động phần mềm; thực hiện được tạo các mô hình; tương tác với đối tượng; lưu, mở tệp mô hình và xóa các đối tượng.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
Tính cách:
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Tìm hiểu về phần mềm Yenka
- Tạo hình không gian bằng phần mềm Yenka.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Phòng máy. Phần mềm Yenka hoạt động tốt.
3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng: (2 phút)
 Trong chương trình Tin học 8 chúng ta đã được học và thực hành với những phần mềm nào. Công dụng của từng phần mềm đó là gì?
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:Tìm hiểu phần mềm Yenka 
Gv: Các em đã tiếp cấn với những phần mềm nào về môn toán?
- HS: trả lời..
Hs: Nhớ bài và trả lời.
Gv: Giới thiệu thêm về phần mềm Geogebra để học sinh nắm.
Hs: Nắm kiến thức.
Hoạt động 2: Làm quen với phần mềm Yenka 
a. Khởi động:
Gv: Thông thường để khởi động một phần mềm ta làm như thế nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Vậy để khởi động phần mềm Yenka, ta làm thế nào?
Hs: Trả lời theo sự hiểu biết.
Gv: Nhận xét, chốt ý
Hs: Tiếp thu, ghi vở.
b. Màn hình chính:
Gv: Cho HS quan sát màn hình sau khi khởi động.
Hs: Quan sát màn hình chính của phần mềm
Gv: Em hãy quán sát màn hình và cho biết thành phần chính của màn hình làm việc?
Hs: Màn hình chính của phần mềm gồm hộp công cụ, khu vực tạo các đối tượng và thanh công cụ.
Gv: Chỉ vào màn hình và giới thiệu lại cho HS
c. Thoát khỏi phần mềm:
Gv: Làm thế nào để thoát khỏi phần mềm ?
Hs: Nháy vào nút lệnh Close (X) trên thanh công cụ.
Gv: Nhận xét, chốt ý cho HS ghi vở
Hoạt động 3 : Tạo hình không gian:
a. Tạo mô hình:
Gv: Dành cho HS 5 phút để thử nghiệm và khám phá phần mềm dưới dạng thảo luận nhóm qua câu hỏi: Làm thế nào vẽ được các hình?
Hs: Vẽ trên máy tính của mình và thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời
Gv: Nhận xét và làm lại cho HS quan sát.Chốt lại cách tạo mô hình.
Gv: Tiếp tục cho HS thử nghiệm và khám phá phần mềm dưới dạng thảo luận nhóm qua các câu hỏi: 
+ Làm thế nào để xoay hình?
+ Làm thế nào để phóng to thu nhỏ, di chuyển hình?
Hs: Các nhóm thảo luận nhóm và đại diện mỗi nhóm đưa ra câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gv: Nhận xét, bổ sung và chốt ý.
Hs: Lắng nghe, tiếp thu và ghi vở
Gv: Lưu ý: Lệnh hết tác dụng khi em thả chuột.
b. Các lệnh tạo mới, lưu, mở tệp mô hình:
Gv: Em hãy nhắc lại cách mở tệp mới, lưu, mở tệp hình học trong phần mềm Geogebra?
Hs: Nhắc lại
Gv: Gọi 1 HS khác nhận xét
Hs: khác nhận xét, bổ sung.
Gv: Cách tạo mới, lưu, mở tệp mô hình cũng tương tự. 
 Giới thiệu cách tạo mới, lưu, mở tệp mô hình.
Hs: Quan sát và nghe giảng bài.
c. Xoá các đối tượng:
Gv: Hãy nhắc lại cách xoá một hình vẽ
Hs: Chọn hình sau đó nhấn phím Delete
Gv: Tương tự, để xoá một đối tượng mô hình em làm thế nào?
 Nếu muốn xoá đồng thời nhiều hình thì ta làm cách nào?
Hs: Suy nghĩ và kết hợp sgk trả lời.
Gv: Chốt lại kiến thức.
1. Giới thiệu phần mềm Yenka:
- Yenka là một phần mềm hữu ích trong việc làm quen với hình học không gian.
- Chức năng chính của phần mềm là giúp học sinh thiết kế các mô hình hình khối kiến trúc không gian dựa trên các hình không gian cơ bản như hình trụ, lăng trụ, hình chóp, hình hộp. 
2. Màn hình làm việc chính của phần mềm
a. Khởi động:
Để khởi động phần mềm Yenka ta nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình.
 - Nháy vào nút Try Basic Version để vào màn hình chính của phần mềm.
b. Màn hình chính:
- Hộp công cụ: dùng để tạo ra các hình không gian. Các hình sẽ được tạo tại khung hình chính của phần mềm.
- Thanh công cụ: Chứa những nút lệnh để làm việc với các đối tượng.
c. Thoát khỏi phần mềm:
- Nháy nút Close trên thanh công cụ.
3. Tạo hình không gian:
a. Tạo mô hình:
* Cách tạo mô hình:
 + Ta chọn biểu tượng cần vẽ hình
 + Đưa chuột vào giữa màn hình và kéo chuột.
* Xoay mô hình trong không gian 3 chiều (3D):
- Nháy vào biểu tượng trên thanh công cụ chức năng. Khi đó con trỏ sẽ trở thành dạng .
- Đưa con trỏ chuột lên khung màn hình, nhấn giữ và kéo rê chuột trên màn hình em sẽ thấy khung mô hình quay trong không gian 3D. 
* Phóng to, thu nhỏ:
- Nháy chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ chức năng. Khi đó con trỏ sẽ trở thành dạng . 
- Nhấn giữ và kéo rê chuột trên màn hình ta sẽ thấy khung mô hình sẽ được phóng to, thu nhỏ tùy thuộc vào hướng chuyển động của chuột.
* Dịch chuyển khung mô hình:
 - Nháy chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ chức năng. Khi đó con trỏ sẽ trở thành dạng .
- Nhấn giữ và di chuyển chuột ta sẽ thấy mô hình chuyển động theo hướng di chuyển của chuột.
b. Các lệnh tạo mới, lưu, mở tệp mô hình:
- Để thao tác với tệp mô hình trước tiên ta nháy chuột vào biểu tượng .
+ Tạo một tệp mới chọn: New
+ Mở tệp đã có sẵn: Open
+ Ghi vào đĩa: Save
+ Ghi vào đĩa với tên khác: Save As
c. Xoá các đối tượng:
- Nháy chuột vào mô hình cần xoá.
- Nhấn phím Delete
Tổng kết. (20 phút)
 - Cho học sinh thực hành các công cụ đã được học trong tiết này trên phần mềm Yenka. 
Hướng dẫn học tập. (3 phút)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay.
- Về nhà thực hiện lại các thao tác đã được học (nếu có điều kiện).
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem trước và tìm hiểu trước mục 4: Khám phá, điều khiển các hình không gian: Thay đổi, di chuyển; thay đổi kích thước; thay đổi màu cho các hình và thay đổi các tính chất của hình.
PHỤ LỤC.
----------˜˜&™™----------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 62-63.doc