Giáo án môn Tin học khối 12 - Chủ đề: Một số khái niệm cơ bản

Bước 1: Chủ đề MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Bước 2: Xác định Kiến thức kỹ năng và năng lực hướng tới.

a. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình:

 Kiến thức:

- Biết khái niệm CSDL.

- Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.

- Biết khái niệm hệ quản trị CSDL.

- Biết chức năng của hệ quản trị CSDL: Tạo lập CSDL; cập nhật dữ liệu, tìm kiếm kết xuất thông tin; kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào CSDL.

- Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL.

 Kỹ năng:

- Phân biệt được CSDL, hệ quản trị CSDL, hệ CSDL.

- Phân biệt được các bước trong việc xây dựng một CSDL.

- Phân biệt được các chức năng của hệ QTCSDL.

 Thái độ:

- Nghiêm túc.

b. Năng lực hướng tới:

 

doc 9 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học khối 12 - Chủ đề: Một số khái niệm cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bước 1: Chủ đề MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Bước 2: Xác định Kiến thức kỹ năng và năng lực hướng tới.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình:
Kiến thức:
Biết khái niệm CSDL.
Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
Biết khái niệm hệ quản trị CSDL.
Biết chức năng của hệ quản trị CSDL: Tạo lập CSDL; cập nhật dữ liệu, tìm kiếm kết xuất thông tin; kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào CSDL.
Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL.
Kỹ năng:
Phân biệt được CSDL, hệ quản trị CSDL, hệ CSDL.
Phân biệt được các bước trong việc xây dựng một CSDL.
Phân biệt được các chức năng của hệ QTCSDL.
Thái độ: 
Nghiêm túc.
Năng lực hướng tới:
Bước 3: Bảng mô tả các yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Tìm hiểu Bài toán quản lí
Câu hỏi/bài tập định tính
Biết được bài toán quản lí
Câu hỏi
ND1.DT.NB
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
2. Công việc thường gặp khi xử lí thông tin của 1 tổ chức
Câu hỏi/bài tập định tính
Biết công việc thường gặp khi xử lí thông tin.
Câu hỏi
ND2.DT.NB
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
3. Khái niệm CSDL và Hệ QTCSDL
Câu hỏi/bài tập định tính
Biết khái niệm CSDL, hệ CSDL, hệ CSDL.
Câu hỏi
ND3.DT.NB
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
Bước 4: Hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức đã mô tả:
Câu ND1.DT.NB: Em hãy nêu một bài toán quản lí mà em biết trong thực tế?
Câu ND2.DT.NB: Em hãy nêu các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức?
Câu ND3.DT.NB: Em hãy phân biệt CSDL với Hệ QTCSDL?
Bước 5: Tiến trình dạy học theo chủ đề: 
Ngày soạn: 20/8
CHƯƠNG I : KHÁI NIỆM VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tiết:1 – 2 - 3
Bài 1 : MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức:
Biết khái niệm CSDL.
Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL.
Kỹ năng: Phân biệt được CSDL, Hệ quản trị CSDL, Hệ CSDL.
Thái độ: Nghiêm túc, lắng nghe, phát biểu xây dựng bài.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên: Tranh ảnh, chương trình minh họa.
Học sinh: SGK.
NỘI DUNG:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài củ:
Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
Gv: Muốn quản lí thông tin về điểm của HS trong lớp thì ta phải làm gì?
Hs: Trả lời ta phải lập các bảng.
Gv: Nội dung của bảng gồm những gì?
Hs: Bảng gồm các cột mang các thông tin về học sinh như: Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, giới tính, diêm các môn học,.
Gv: Vậy việc lập các bảng chứa thông tin trên nhắm mục đích gì?
Hs: Giúp cho việc quản lí thông tin chở nên dể dàng hơn, thuận tiên hơn.
Gv: Em hãy nêu các công việc thường gặp trong quản lí thông tin của một đối tượng nào đó? ( Gv có thể lấy ví dụ cụ thể từ quản lí thông tin học sinh lớp học)
Hs: Suy nghĩ, nêu các công việc thường làm trong quản lí thông tin.
Gv: Rút ra nhận xét chung: “ Đây chính là biểu bảng được lập ra với mục đích quản lý các thông tin đặt trưng của đối tượng cần quản lý, đặt điểm tất cả mọi thông tin đều chứa cùng một bảng dẫn đến hệ quả: Một bảng thông tin đồ sộ chứa quá nhiều dữ liệu trên một bảng, chủ yếu được viết và lưu lên giấy. ”
Bài toán quản lí:
Để quản lý học sinh trong nhà trường, người ta thường lập các biểu bảng gồm các cột, hàng để chứa các thông tin cần quản lý.
Các công việc thường gặp khi quản lý thông tin của một đối tượng nào đó:
Tạo lập hồ sơ về các đối tượng cần quản lí;
Cập nhật hồ sơ (thêm, xóa, sửa hồ sơ);
Tìm kiếm;
Sắp xếp;
Thống kê;
Tổng hợp, phân nhóm hồ sơ;
Tổ chức in ấn
Gv: Công việc quản lí ở mỗi nơi, mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng về quản lí đối tượng, phương thức khai thác thông tin. Tuy nhiên, đều có một điểm chung là khối lượng hồ sơ cần xử lí thường là rất lớn, phức tạp.
Vậy công việc xử lí thông tin có thể chia thành mấy loại?
Hs: Gồm : Tạo lập, cập nhật, khai thác.
Gv: Cho học sinh tham khảo SGK.
Hs: Tham khảo sách.
Gv: Để tạo lập hồ sơ, cần thực hiện các bước nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Yêu cầu học sinh nêu ví dụ minh họa.
Hs: Lấy ví dụ.
Gv: Giải thích, phân tích các ví dụ học sinh nêu ra, rút ra các bước tiến hành tạo lập hồ sơ.
Cập nhất hồ sơ, chúng ta có thể thao tác những gì? Lấy ví dụ minh họa.
Hs: Suy nghĩ, trả lời. Lấy ví dụ.
Gv: Mục đích của việc tạo lập, lưu trữ, cập nhật hồ sơ là để làm gì?
Hs: Khai thác, phục vụ nhu cầu công việc quản lí.
Gv: Vậy ta có thể khai thác gì từ đó?
Hs: Trả lời.
Gv: Đưa một chương trình quản lí học sinh làm sẵn và minh họa cho học sinh thấy những công việc xử lí thông tin.
Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức.
Tạo lập hồ sơ:
Xác định chủ thể cần quản lí.
Dựa vào yêu cầu cần quản lí thông tin của chủ thể để xác định cấu trúc hồ sơ.
Thu thập, tập hợp thông tin cấn thiết cho hồ sơ và lưu trử theo cấu trúc đã xác định.
Cập nhật hồ sơ:
Sửa chữa hồ sơ: Thay đổi một vài thông tin trong hồ sơ không còn đúng nữa.
Bổ sung thêm hồ sơ cho một cá thể mới tham gia vào tổ chức.
Xóa hồ sơ của một cá thể mà tổ chức không còn quản lí.
Khai thác hố sơ:
Sắp xếp hồ sơ theo một tiêu chí nào đó.
Tìm kiếm là tra cứu các thông tin có sẵn trong hồ sơ thỏa mãn một điều kiện nào đó.
Thông kê là cách khai thác hố sơ dựa trên tính toán để đưa ra các thông tin đặc trưng, không có sẳn trong hồ sơ.
Lập báo cáo là việc sử dụng các kết quả tìm kiến thống kê, sắp xếp,.. để tạo ra một bộ hồ sơ mới có cấu trúc, nội dung theo một yêu cầu cụ thể.
Gv: Ngày nay, việc lưu trữ, xử lí thông tin một cách chính xác, kịp thời chiếm một vị trí quan trọng trong quản lí, điều hành của mọi tổ chức.
Tại sao, chúng ta cần phải sử dụng máy tính trong việc quản lí, khai thác thông tin?
Hs: Vì máy tính có tốc độ tính toán nhanh, khả năng truy xuất thông tin chính xác, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian,
Gv: Khái niệm cơ sở dữ liệu là?
Hs: Trình bày như SGK.
Gv: Gọi học sinh nêu ví dụ. Nhận xét và phân tích ví dụ của học sinh.
Hs: Nêu ví dụ.
Gv: Phần mếm giúp cho việc quản lí cơ sở dữ liệu gọi là?
Hs: Gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Gv: Em hãy nêu một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu em biết?
Hs: Kể tên một vài hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Gv: Cung cấp thêm “Phần lớn các hệ quản trị CSDL kể trên hoạt động tốt trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Linux, Unix và MacOS ngoại trừ SQL Server của Microsoft chỉ chạy trên hệ điều hành Windows. ”
Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính chúng ta phải có?
Hs: Phải có: Cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, thiết bị vật lí.
csdl
Gv: Trình bày các thành phần của hệ cơ sở dữ liệu bằng hình ảnh như sau:
Các phần mềm ứng dụng được xây dựng trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu giúp ích gì cho người sử dụng?
Hs: Trả lời.
Hệ cơ sở dữ liệu:
Khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu:
Cơ sở dữ liệu (CSDL-Database) là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một đối tượng nào đó (như trường học, bệnh viện, ngân hàng, nhà máy...), được lưu trữ trên bộ nhớ máy tính để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và tìm kiếm thông tin của CSDL, được gọi là hệ quản trị CSDL (hệ QTCSDL-DataBase Manegement System).
Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có:
Cơ sở dữ liệu.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Các thiết bị phần cứng máy tính.
Thông tin ngày càng nhiều và phức tạp, việc quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu trên giấy có nhiều bất tiện, vì thế việc tạo cơ sở dữ liệu trên máy tính giúp người dùng tạo lập, khai thác thông tin của CSDL một cách có hiệu quả. Trong đó đó cần phải kể đến vai trò không thể nào thiếu được của phần mềm máy tính dựa trên công cụ máy tính điện tử.
Các phần mềm ứng dụng được xây dựng trên hệ QTCSDL giúp thuận lợi cho người sử dụng khi muốn tạo lập và khai thác cơ sở dữ liệu.
Gv: Em hãy kễ tên một số lĩnh vực hiện nay đang khai thác các hệ cơ sở dữ liệu?
Hs: Giáo dục, y tế, kinh doanh,...
Gv: Vậy ứng dụng hệ cơ sở dữ liệu ngày nay như thế nào?
Hs: Ngày càng nhiêu và rộng rải trong đời sống.
Gv: Ích lợi của nó thể hiện rõ ràng là gì?
Hs: Thực hiện nhanh, đúng, chính xác, kịp thời.
Một số ứng dụng:
Việc xây dựng, phát triển và khai thác các hệ cơ sở dữ liệu ngày càng nhiều, đa dạng trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.
Mỗi lĩnh vực, ngành nghề cần thiết kế và xây dựng một cơ sở dữ liệu riêng. Giúp thực hiện tốt các công việc nghiệp vụ, hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định chính xác, kịp thời.
Củng cố:
Câu 1: Hãy nêu một số hoạt động có sử dụng CSDL mà em biết?
Câu 2: Các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một đối tượng nào đó?
Câu 3: Giả sử phải xây dựng một CSDL để quản lý mượn, trả sách ở thư viện, theo em cần phải lưu trữ những thông tin gì? Hãy cho biết những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu quản lí của người thủ thư.
Câu 4: Phân biệt CSDL với hệ QTCSDL.(Tìm điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa chúng)
Câu 5: Nêu các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL, ví dụ minh họa đối với tính:
a) Không dư thừa, tính bảo mật. 	
b) Cấu trúc, chia sẻ thông tin.
c) Toàn vẹn, an toàn và bảo mật thông tin.
d) Không dư thừa, độc lập.
Học sinh chỉ chọn lấy một trong các tính chất đã liệt kê theo các mục a,b,c,d ở trên để cho ví dụ minh họa (không sử dụng các ví dụ đã có trong bài).
Câu 6: Nếu vi phạm đến tính không dư thừa thì sẽ dẫn đến sự thiếu ............................. 
Câu 7: So khớp thông tin mô tả hoặc định nghĩa ở cột B với mục đúng nhất ở cột A. Cột B có một cụm từ không được dùng đến, và mỗi cụm từ không được dùng quá một lần.
A
B
Tác nhân điều khiển hệ thống máy và hệ thống CSDL
Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên máy tính điện tử.
Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ và khai thác một CSDL.
Phần mềm máy tính giúp người sử dụng không biết gì về hệ QTCSDL nhưng có thể dùng nó để khai thác thông tin trên CSDL
A. Phần mềm ứng dụng
B. Hệ quản trị CSDL
C. Hệ điều hành
D. CSDL
E. Con người
Dặn dò:
Học bài – làm bài sau SGK.
Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Bước 6: Ma trận đề:
 Cấp độ
Tên chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Số câu: 1
Số điểm:2
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm:2
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm:
Định hướng phát triển năng lực
Số câu: 2
Số điểm:4
Tỉ lệ:
Số câu:2
Số điểm:4
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm:
Định hướng phát triển năng lực
Số câu: 2
Số điểm:4
Tỉ lệ:
Số câu:
Số điểm:
Số câu:1
Số điểm:2
Số câu:1
Số điểm:2
Số câu:
Số điểm:
Định hướng phát triển năng lực
Soạn thảo văn bản tiếng Việt thuần thục.
Số câu: 5
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm:
Bước 1: Chủ đề MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Bước 2: Xác định Kiến thức kỹ năng và năng lực hướng tới.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình:
Kiến thức:
Biết chức năng của hệ quản trị CSDL: Tạo lập CSDL; cập nhật dữ liệu, tìm kiếm kết xuất thông tin; kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào CSDL.
Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL.
Kỹ năng:
Phân biệt được các bước trong việc xây dựng một CSDL.
Phân biệt được các chức năng của hệ QTCSDL.
Thái độ: 
Nghiêm túc.
Năng lực hướng tới:
Bước 3: Bảng mô tả các yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Chức năng của Hệ QTCSDL
Câu hỏi/bài tập định tính
Biết được chức năng của Hệ QTCSDL
Câu hỏi
ND1.DT.NB
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
2. Vai trò con người khi làm việc với Hệ CSDL
Câu hỏi/bài tập định tính
Biết vai trò con người khi làm việc với Hệ CSDL.
Câu hỏi
ND2.DT.NB
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
3. Các bước xây dựng CSDL
Câu hỏi/bài tập định tính
Biết các bước xây dựng CSDL.
Câu hỏi
ND3.DT.NB
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
Bước 4: Hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức đã mô tả:
Câu ND1.DT.NB: Em hãy nêu chức năng của Hệ QTCSDL?
Câu ND2.DT.NB: Em hãy vai trò còn người khi làm việc với Hệ QTCSDL?
Câu ND3.DT.NB: Em hãy trình bàu các bước xây dựng CSDL?
Bước 5: Tiến trình dạy học theo chủ đề:
Ngày soạn: 12/8
CHƯƠNG I : KHÁI NIỆM VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tiết: 4 - 5
Bài 2 : HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức:
Biết khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Biết chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Tạo lập cơ sở dữ liệu; cập nhật dử liệu, tìm kiếm kết xuất thông tin; kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào cơ sở dữ liệu.
Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu.
Kỹ năng: 
Phân biệt được các bước trong việc xây dựng một CSDL.
Phân biệt được các chức năng của hệ QTCSDL.
Thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập, xây dựng bài học.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên: Hình ảnh, sơ đồ, SGK, máy tính, máy chiếu.
Học sinh: SGK
NỘI DUNG:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài củ: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có chức năng gì?
Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
Gv: Chức năng cơ bản của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Giới thiệu chức năng của hệ QTCSDL, dùng Pascal minh họa cách khai báo, xây dựng cấu trúc CSDL:
Trong Pascal để khai báo biến i, j là kiểu số nguyên, k là kiểu số thực để dùng trong chương trình em làm thế nào?
Hs: Var i, j : integer; k : real;
Gv: Đó là khai báo kiểu dữ liệu.
Cũng trong Pascal, để khai báo cấu trúc bản ghi Học sinh có 9 trường: hoten, ngaysinh, gioitinh, doanvien, toan, ly, hoa, van, tin. Ta khai báo như thế nào?
Hs: Khai báo như sau:
Type Hocsinh = record;
 Hoten:string[30];
 Ngaysinh:string[10];
 Gioitinh:Boolean;
 Doanvien:Boolean;
 Toan,ly,hoa,van,tin:real;
 End;
Gv: Vậy đó là khai báo kiểu dữ liệu, cấu trúc, ràng buộc dữ liệu.
Tương tự, một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phải cung cấp một môi trường cho người dùng dễ dàng khai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu. Các hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu.
Gv: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu cho phép thực hiện thao tác gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Giới thiệu ngôn ngữ thao tác dữ liệu . Ngôn ngữ thao tác dữ liệu cho phép thực hiện những công việc gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Hệ QTCSDL làm thế nào để đảm bảo được các yêu cầu của hệ cơ sở dữ liệu?
Hs: Suy nghĩ trả lời.
Gv: Để giúp đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL, hệ QTCSDL có một số công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập CSDL đảm bảo các yêu cầu cơ bản cảu hệ CSDL.
Gv: Lấy ví dụ minh họa.
Gv: Chức năng của các Hệ QTCSDL có giống nhau không?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, giải thích.
Chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu.
Thông qua ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, người dùng khai báo kiểu và các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin, khai báo các ràng buộc trên dữ liệu được lưu trữ trong CSDL.
Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu.
Thông qua ngôn ngữ thao tác dữ liệu, người ta thực hiện được các thao tác sau:
Cập nhật: Nhập, sửa, xóa dữ liệu.
Khai thác: Sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo,..
Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu.
Để đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, hệ cơ sở dữ liệu phải có các bộ chương trình thực hiện các nhiệm vụ sau:
Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép.
 Duy trì tính nhất quán của dữ liệu.
Tổ chức điều khiển các truy cập đồng thời.
Quản lí các mô tả dữ liệu.
Tuy nhiên, tùy theo mỗi hệ QTCSDL mà chất lượng và khả năng đáp ứng các nhu cầu thực tế là khác nhau.
Gv: Vai trò của con người nói chung đối với cơ sở dữ liệu?
Hs: Suy nghĩ trả lời.
Gv: Phân loại vai trò cảu con người khi làm việc với CSDL?
Hs: Trình bày nội dung.
Gv: Liên quan hoạt động của một cơ sở dữ liệu, có ba vai trò khác nhau của con người: người quản trị cơ sở dữ liệu, người lập trình, người dùng. 
Gv: Tại sao lại có sự phân chia như vạy?
Hs: Trả lời “Tùy theo chức năng, nhiệm vụ mà có sự phân chia như trên.”
Gv: Người quản trị cơ sở dữ liệu có chức năng và nhiệm vụ gì?
Hs: Là người được trao quyền điều hành hệ cơ sở dữ liệu.
Gv: Người lập trình có chức năng? Người dùng?
Hs: Dùng một ngôn ngữ QTCSDL, viết một chương trình ứng dụng. Người dùng sử dụng chương trình do người lập trình viết.
Gv: Người dùng có cần hiểu biết sâu về hệ QTCSDL và ngôn ngữ lập trình không?
Hs: Có thể không cần am hiểu.
Gv: Lấy ví dụ minh họa. Nhận xét, rút ra kiến thức chung.
Vai trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu.
Người quản trị cơ sở dữ liệu: Là một người hay một nhóm người được trao quyền điều hành hệ CSDL.
Thiết kế và cài đặt CSDL, hệ QTCSDL, và các phần mềm có liên quan.
Cấp phát các quyền truy cập CSDL.
Duy trì các hoạt động hệ thống nhằm thỏa mãn các yêu cầu của các ứng dụng và của người dùng.
Người lập trình ứng dụng: Nguời sử dụng có am hiểu về một hệ QTCSDL nào đó, dùng ngôn ngữ của hệ QTCSDL này để tạo một giao diện thân thiện qua chương trình ứng dụng dễ sử dụng để thực hiện một số thao tác trên CSDL tùy theo nhu cầu.
Người dùng: Là người có thể không am hiểu gì về hệ QTCSDL nhưng sử dụng giao diện thân thiện do chương trình ứng dụng tạo ra để nhập dữ liệu và khai thác CSDL.
Gv: Củng như mọi công việc khác, xây dựng cơ sở dữ liệu cũng trải qua các bước tiến hành khác nhau, vậy theo em để xây dựng được cơ sở dữ liệu phải qua mấy bước?
Hs: Tham khảo SGK trả lời.
Gv: Nội dung của từng bước bao gồm những công việc gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Có thể gọi học sinh lấy ví dụ minh họa cho từng bước cụ thể.
Hs: Thực hiện việc lấy ví dụ.
Gv: Nhận xét chung, rút ra kết luận cuối cùng về các bước xây dựng cơ sở dữ liệu.
Các bước xây dựng CSDL:
Các bước tiến hành xây dựng một cơ sở dữ liệu của một tổ chức:
Bước 1: Khảo sát
Tìm hiểu yêu cầu công tác quản lí.
Xác định dữ liệu cấn lưu trữ, phân tích mối liên hệ giữa chúng.
Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác thông tin, đáp ứng yêu cầu đưa ra.
Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có thể khai thác được.
Bước 2: Thiết kế
Thiết kế cơ sở dữ liệu.
Lựa chọn hệ QTCSDL.
Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng.
Bước 3: Kiểm thử
Nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu.
Tiến hành chạy thử các chương trình ứng dụng.
Củng cố:
Câu 1: Truy vấn là gì?
Câu 2: Em hiểu thế nào về thao tác cập nhật .
Câu 3: Hãy phân nhóm các thao tác trên CSDL, nói rõ chi tiết các thao tác đó là gì?
Câu 4: Vì sao hệ QTCSDL cần phải có khả năng phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép.? Hãy nêu ví dụ để minh họa cho giải thích
Câu 5:Vai trò của con người trong mối tương tác giữa các thành phần CSDL. Em muốn giữ vai trò gì khi làm việc với các hệ CSDL? Vì sao
Câu 6: Trong các chức năng của hệ QTCSDL chức năng nào là quan trọng nhất, vì sao?
Câu 7:Dựa vào Sơ đồ chi tiết mô tả sự tương tác của hệ QTCSDL em hãy mô tả sơ lược về hoạt động của một hệ QTCSDL..
Dặn dò:
Học bài – làm bài sau SGK.
Chuẩn bị bài cho tiết sau./.

Tài liệu đính kèm:

  • docChu_de_1.doc