I. MỤC TIÊU BÀI DẠY.
1. Kiến thức:
- Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
- Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.
2. Kỹ năng:
- Biết lấy ví dụ về một chương trình máy tính đơn giản.
- Biết đưa ra quy trình các câu lệnh để thực hiện một công việc nào đó.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học, tập trung cao độ, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
. 2. Kỹ năng: - Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản. - Rèn luyện kĩ năng phân tích và xác định bài toán - Mô tả được thuật toán của bài toán đơn giản. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong giờ học, tập trung cao độ, yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Giáo viên: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định trật tự lớp học 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) ?1. Bài toán là gì? Để xác định bài toán ta cần xác định những gì? ?2. Hãy xác định bài toán: Một người có 1 triệu đồng đi mua gạo với giá 18.000đ/kg. Hỏi người đó mua được bao nhiêu kg gạo? 3. Bài mới: (1 phút) Để giải được bài toán, sau khi đã xác định được bài toán lúc này chúng ta cùng tìm cách giải bài toán. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình giải bài toán trên máy tính. (32 phút) * Tìm hiểu khái niệm thuật toán - Việc dùng máy tính giải một bài toán nào đó chính là đưa cho máy tính dãy hữu hạn các thao tác đơn giản mà nó có thể thực hiện được để từ các điều kiện cho trước ta nhận được kết quả cần thu được => đưa ra khái niệm thuật toán. - Nói cách khác, thuật toán là các bước để giải một bài toán, còn chương trình chỉ là thể hiện của thuật toán trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể. * Tìm hiểu quá trình giải bài toán trên máy tính. - Yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk => quá trình giải bài toán trên máy tính. - Viết chương trình là thể hiện thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình sao cho máy tính có thể hiểu và thực hiện. - Chú ý lắng nghe => Ghi nhớ kiến thức. + Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán được gọi là thuật toán. - Chú ý lắng nghe. - Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm các bước sau: - Xác định bài toán: Từ phát biểu của bài toán, ta xác định đâu là thông tin đã cho và đâu là thông tin cần tìm. - Mô tả thuật toán: Tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các lệnh cần phải thực hiện. - Viết chương trình: Dựa vào mô tả thuật toán ở trên, ta viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình mà ta biết. 2. Quá trình giải bài toán trên máy tính: a, Khái niệm thuật toán: Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán. b, Quá trình giải bài toán trên máy tính: Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm: - Xác định bài toán: + Thông tin đã cho (Input). + Thông tin cần tìm (Output). - Mô tả thuật toán. - Viết chương trình. 4. Củng cố - luyện tập: (5 phút) - Cho hs hoạt động nhóm để làm bài tập 1. Đại diện các nhóm trả lời. - Nhận xét và rút kinh nghiệm cho hs. ? Hãy nêu khái niệm thuật toán và quá trình giải bài toán trên máy tính. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2 phút) - Học bài. - Làm bài 1, 2 sgk trang 45. - Chuẩn bị trước nội dung 3 bài 5 trang 39, 40 sgk. Tuần 10 Ngày soạn: 07/11/2015 Tiết 20 Ngày dạy: 09/11/2015 Bài 5. TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (tt) I. MỤC TIÊU BÀI DẠY. 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm thuật toán và cách mô tả thuật toán. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng mô tả thuật toán. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong giờ học, tập trung cao độ, yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Giáo viên: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định trật tự lớp học 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) ?1. Nêu khái niệm thuật toán? Quá trình giải bài toán trên máy tính? 3. Bài mới: (1 phút) Giải bài toán là việc các em đưa vào cho máy tính một dãy hữu hạn các thao tác đơn giản, đó là thuật toán. Vậy để mô tả được thuật toán các em làm ntn? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thuật toán và cách mô tả thuật toán. (32 phút) * Tìm hiểu khái niệm thuật toán: ? Em hãy nêu lại khái niệm thuật toán. * Tìm hiểu cách mô tả thuật toán: - Cho hs hoạt động nhóm tìm hiểu ví dụ 1, 2 Sgk trang 39. - Cách liệt kê các bước như trên là 1 phương pháp thường dùng để mô tả thuật toán - Nếu không có mô tả gì khác trong thuật toán, các bước của thuật toán được thực hiện một cách tuần tự theo trình tự như đã được chỉ ra. Hỏi: Nêu thuật toán để nấu cơm. VD3: Lấy ví dụ bài toán cụ thể như 2*x+ 3=0 => x= -3/2. Sau đó lấy ví dụ các trường hợp đặc biệt b=0; c ≠0 hoặc b=0; c=0 => Tuật toán giải phương trình bậc nhất. + Thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước. VD1: Pha trà mời khách. - INPUT: Trà, nước sôi, ấm và chén. - OUTPUT: Chén trà đã pha để mời khách. - Bước 1: Tráng ấm, chén bằng nước sôi. - Bước 2: Cho trà vào ấm. - Bước 3: Rót nước sôi vào ấm và đợi khoảng 3 đến 4 phút. - Bước 4: Rót trà ra chén để mới khách. VD2: Làm món trứng tráng. - INPUT: Trứng, dầu ăn, muối, hành. - OUTPUT: Trứng tráng. -B1: Đập trứng, tách vỏ và cho trứng vào bát. - B2: Cho một chút muối và hành tươi thái nhỏ vào bát trứng. Dùng đũa khuấy mạnh cho đến khi đều. - B3: Cho một thìa dầu ăn vào chảo, đun nóng đều rồi đổ trứng vào đun tiếp trong khoảng 1 phút. - B4: Lật mặt trên của miếng trứng úp xuống dưới. Đun tiếp trong 1 phút.. - B5: Lấy trứng ra đĩa. - INPUT: Gạo, nước, nồi - OUTPUT: Nồi cơm chín. - B1: Vo gạo - B2: Cho gạo vào nồi - B3: Đổ lượng nước vừa đủ, Cho nồi vào nấu - B4: Cho cơm vào bát 3. Thuật toán và mô tả thuật toán: - Thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước. + Ví dụ 1: Mô tả thuật toán pha trà mời khách. Ví dụ 2: Thuật toán để làm món trứng tráng. + Ví dụ 3: Thuật toán giải phương trình bậc nhất dang tổng quát bx+ c=0. INPUT: Các số b và c OUTPUT: Nghiệm của phương trình bậc nhất. Bước 1: Nếu b=0 chuyển tới bước 3. Bước 2: Tính nghiệm của phương trình x= -c/b, chuyển tới bước 4. Bước 3: Nếu c≠0, thông báo phương trình đã cho vô nghiệm. Ngược lại (c=0), thông báo phương trình có vô số nghiệm. Bước 4. Kết thúc. 4. Củng cố - luyện tập: (5 phút) ? Hãy cho một ví dụ về công việc trong cuộc sống và hãy mô tả thuật toán để thực hiện công việc đó. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2 phút) - Học bài. - Làm bài 3, 4 sgk trang 45. - Chuẩn bị trước nội dung 4 bài 5 trang 40-44 Sgk. Tuần 11 Ngày soạn: 14/11/2015 Tiết 21 Ngày dạy: 16/11/2015 Bài 5. TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (tt) I. MỤC TIÊU BÀI DẠY. 1. Kiến thức: - Tìm hiểu một số ví dụ về thuật toán. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng xác định và mô tả thuật toán. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong giờ học, tập trung cao độ, rèn luyện tư duy logic, yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Giáo viên: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định trật tự lớp học 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) ?1. Em hãy mô tả thuật toán giải phương trình bậc nhất. 3. Bài mới: (1 phút) Giải bài toán là việc các em đưa vào cho máy tính một dãy hữu hạn các thao tác đơn giản, đó là thuật toán. Vậy để mô tả được thuật toán các em làm ntn? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số ví dụ của thuật toán. (32 phút) * Tìm hiểu ví dụ 2: - Yêu cầu hs đọc nội dung của ví dụ 2. - Một hình A được ghép từ một hình chữ nhật với chiều rộng 2a, chiều dài b và một hình bán nguyệt bán kính a như hình dưới đây: Hỏi: Em hãy nêu thuật toán để tính diện tích của hình A * Cho hs thảo luận nhóm. - Các nhóm treo bảng nhóm. Nhóm 1, 3 nhận xét nhóm 2, 4 và ngược lại. - Nhận xét và kết luận. * Tìm hiểu ví dụ 3: - Tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên. - Yêu cầu hs nêu ý tưởng để làm bài này. - Chốt lại và đưa ra ý tưởng: Dùng biến SUM để lưu giá trị của tổng. Đầu tiên gán cho SUM có giá trị = 0. Tiếp theo lần lược thêm các giá trị 1,2,3,...100 vào SUM. ? Nêu thuật toán. - Thuật toán trên vẫn đúng nhưng quá dài dòng. - Hướng dẫn hs đưa ra thuật toán ngắn gọn hơn. Bước 1. SUM ¬ 0; i ¬ 0. Bước 2. i ¬ i + 1. Bước 3. Nếu i <= 100, thì SUM ¬ SUM + 1 và quay lại bước 2. Bước 4. Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán. * Tìm hiểu ví dụ 4: - Đổi giá trị của 2 biến x và y. - Yêu cầu hs xác định Input, output. - Lấy ví dụ 2 ly nước A, B. + A chứa dung dịch màu đỏ. + B chứa dung dịch màu xanh. Hỏi: Làm cách nào để ly X chứa dung dịch màu xanh, ly Y chứa dung dịch màu đỏ. Thuật toán hoán đổi. * Tìm hiểu ví dụ 5: - Cho hai số thực a, b. Hãy cho biết kết quả so sánh 2 số đó dưới dạng “a lớn hơn b”, “a nhỏ hơn b”, “a bằng b”. - Yêu cầu hs thực hiện. * Tìm hiểu ví dụ 6: - Yêu cầu hs hoạt động nhóm: đọc ví dụ 6, xác định bài toán, nêu ý tưởng giải bài toán. - Trình chiếu ví dụ 6, chỉ hình vẽ thỏ và giải thích thuật toán. - Đọc nội dung của ví dụ 2. Input: Số a là ½ chiều rộng của hình chữ nhật và là bán kính của hình bán nguyệt, b là chiều dài của hình chữ nhật. Output: Diện tích của hình A. Bước 1. Tính S1 = 2a ´ b {Tính diện tích hình chữ nhật} Bước 2. Tính S2 = π a2/2 {Tính diện tích hình bán nguyệt} Bước 3. Tính kết quả S = S1 + S2. và kết thúc - Đưa ra ý tưởng. - Nghiêm túc lắng nghe gv nêu. - Chú ý lắng nghe. Bước 1. SUM ¬ 0. Bước 2. SUM ¬ SUM + 1. ... Bước 101. SUM ¬ SUM + 100. - Input: Hai biến x và y có giá trị tương ứng là a và b. - Output: Hai biến x, y có giá trị tương ứng là b và a. - Sử dụng ly trung gian Z. Đổ X -> Z Đổ Y -> X Đổ Z-> X - Lớp thực hiện mô tả thuật toán. - Đọc ví dụ 5. - Hoạt động nhóm và đưa ra thuật toán. 4. Một số ví dụ về thuật toán: - Ví dụ 2: (Sgk trang 40) - Ví dụ 3: (Sgk trang 41) - Ví dụ 4: (Sgk trang 42) - Ví dụ 5: (Sgk trang 42) - Ví dụ 6: (Sgk trang 43) 4. Củng cố - luyện tập: (5 phút) - Đọc, hiểu mục ghi nhớ. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2 phút) - Học bài. - Làm bài 5, 6 sgk trang 45. - Chuẩn bị trước nội dung bài 6 ‘Câu lệnh điều kiện’. Tuần 11 Ngày soạn: 14/11/2015 Tiết 22 Ngày dạy: 16/11/2015 Bài 6. CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN I. MỤC TIÊU BÀI DẠY. 1. Kiến thức: - Biết một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiên, tính đúng hoặc sai của các điều kiện, điều kiện và các phép so sánh. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong giờ học, tập trung cao độ, rèn luyện tư duy logic, yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Giáo viên: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định trật tự lớp học 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) ?1. Quá trình giải một bài toán trên máy tính gồm những bước nào? Nêu thứ tự thực hiện câu lệnh trong chương trình? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu những hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. (15 phút) * Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thực hiện phần lớn các hoạt động một cách tuần tự theo thói quen hoặc theo kế hoạch đã được xác định từ trước. - Đưa ra ví dụ về hoạt động theo thói quen, kế hoạch đã được xác định. Hỏi: Em hãy nêu một vài ví dụ theo thói quen và kế hoạch đã được xác định từ trước? Hỏi: Mỗi kế hoạch đề ra liệu lúc nào cũng thực hiện được theo ý muốn không? Vì sao? Hỏi: Em hãy cho một vài ví dụ về hoạt động bị thay đổi? GV: Trong thực tế đôi khi ta phải điều chỉnh lại kế hoạch hoạt động cho phù hợp với hoàn cảnh. - Từ “nếu” trong các câu trên được dùng để chỉ một “điều kiện” và các hoạt động tiếp theo sau sẽ phụ thuộc vào điều kiện đó ? Nêu các điều kiện và các hoạt động phụ thuộc điều kiện trong các ví dụ trên. - Lắng nghe. - Vào chủ nhật hàng tuần em về thăm ngoại. - Thứ 7 này em sẽ cùng bạn Lan đến thăm bạn Nhàn. - Kế hoạch đề ra có thể bị thay đổi bởi hoàn cảnh cụ thể. - Nếu bị ốm em không thể đi học được. - Nếu chiều nay trời không mưa, em sẽ đi chơi bóng. + Các điều kiện: Chiều nay trời không mưa; em bị ốm. + Các hoạt động phụ thuộc điều kiện: Em sẽ đi chơi bóng, em sẽ nghỉ học. 1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện: - Trong thực tế có nhiều hoạt động bị thay đổi bởi hoàn cảnh cụ thể. - Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. - Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ “nếu”. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính đúng hoặc sai của các điều kiện (10 phút) - Mỗi hoạt động tiếp theo sẽ phụ thuộc vào KQ kiểm tra điều kiện đó có được thỏa mãn hay không. Vậy KQ kiểm tra là gì ? - Đưa ra ví dụ: + Nếu chiều nay trời không mưa, em sẽ đi chơi bóng. - Cho hs quan sát bảng sgk và yêu cầu hs trả lời các câu hỏi sau: Hỏi: - Điều kiện là gì? - Kiểm tra như thế nào? - Kết quả kiểm tra là gì? - Hoạt động tiếp theo ra sao? Hỏi: Nếu KQ kiểm tra đúng ta nói điều kiện ntn? Còn KQ kiểm tra sai...? - Yêu cầu HS lấy ví dụ. - Lắng nghe. - Quan sát và trả lời câu hỏi của Gv. HS hoạt động nhóm. - KQ kiểm tra đúng ta nói điều kiện thỏa mãn và ngược lại. - VD: x+1= 1 + Nếu x =0 thỏa mãn. + Nếu x ≠ 0 không thỏa mãn. 2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện: - Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thoả mãn. Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện và các phép so sánh. (8 phút) Hỏi: Để so sánh hai giá trị số hoặc hai biểu thức toán học ta thường sử dụng các kí hiệu toán học nào? - Cho ví dụ? Hỏi: Các phép so sánh trên cho kết quả ntn? * Giải thích: Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. - Nêu ví dụ 1 sgk, yêu cầu hs tìm điều kiện trong từng trường hợp. - Yêu cầu hs nhắc lại thuật toán giải phương trình bấc nhất. Hỏi: Tìm điều kiện trong từng trường hợp. + Để so sánh ta thường sử dụng các kí hiệu toán học như: , =, ≠, ≤, ≥. - Ví dụ: a>b, ... - Xác định tính đúng, sai của các biể thức trên. - VD: “Nếu a>b, in giá trị của biến a ra màn hình; Ngược lại, in giá trị của biến b ra màn hình.” - Điều kiện được biểu diễn bằng phép so sánh a>b. B1: Nếu b=0 chuyển tới B3. B2: Tính nghiệm của phương trình x= - c/a chuyển tới bước 4. B3: Nếu c≠ 0, thông báo phương trình đã cho vô nghiệm. Ngược lại (c=0) phương trình đã cho có vô số nghiệm. B4: Kết thúc. - b=0; c=0, c≠0, b ≠ 0 3. Điều kiện và các phép so sánh: + Để so sánh ta thường sử dụng các kí hiệu toán học như: , =, ≠, ≤, ≥. - Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. - Phép so sánh có kết quả đúng có nghĩa ĐK được thỏa mãn; ngược lại điều kiện không được thỏa mãn. 4. Củng cố - luyện tập: (5 phút) ? Hãy cho một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2 phút) - Học bài. - Làm bài tập 1, 2, 3 sgk trang 50, 51. - Chuẩn bị trước nội dung còn lại bài 6 ‘Câu lệnh điều kiện’ : + Mục 4: Cấu trúc rẽ nhánh. + Mục 5: Câu lệnh điều kiện. Tuần 12 Ngày soạn: 21/11/2015 Tiết 23 Ngày dạy: 23/11/2015 Bài 6. CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (tt) I. MỤC TIÊU BÀI DẠY. 1. Kiến thức: - Biết sự cần thiết của câu trúc rẽ nhánh trong lập trình. - Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có 2 dạng: Dạng thiếu và dạng đủ. - Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh. - Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal. 2. Kỹ năng: - Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong giờ học, tập trung cao độ, rèn luyện tư duy logic bài học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Giáo viên: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định trật tự lớp học 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) ?1. Em nêu một vài ví dụ về các hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. Chỉ ra, đâu là điều kiện và đâu là hoạt động phụ thuộc vào điều kiện trong ví dụ đó. ?2. Em hãy nêu các phép so sánh trong Pascal. 3. Bài mới: (1 phút) Cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện như trên được gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ. Để tìm hiểu kỹ hơn về cấu trúc rẽ nhánh cũng như cách viết câu lệnh điều kiện chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Cấu trúc rẽ nhánh. (10 phút) - Trình chiếu lại ví dụ 1: Điều kiện + Nếu sáng thứ 2 không mưa thì Hoạt động lớp em sẽ sinh hoạt dưới cờ ?Hoạt động xảy ra khi điều kiện ntn? + Nếu điều kiện sai....? - Trình chiếu ví dụ 2. Điều kiện - Nếu sáng thứ 2 không mưa thì Hoạt động1 lớp em sẽ sinh hoạt dưới cờ Hoạt động2 ngược lại lớp em sẽ sinh hoạt tại lớp ?Hoạt động xảy ra khi điều kiện ntn? * Kết luận: Khi kiểm tra điều kiện nếu điều kiện đúng thì hoạt động 1 xảy ra còn điều kiện sai thì hoạt động 2 sẽ xảy ra. - Trình chiếu VD1: (chia nhóm) Một hiệu sách thực hiện đợt khuyến mãi với nội dung sau. Nếu khách hàng mua với số tiền từ 100000 đồng trở lên sẽ được giảm giá 30%. Em hãy mô tả hoạt động tính tiền cho khách. + Mời đại diện nhóm lên bảng treo kết quả hoạt động tính tiền. + Nhận xét và chiếu kết quả: B1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua. B2: Nếu T >= 100000 thì số tiền phải thanh toán = 70%*T. B3: In hóa đơn. * KL: Dạng bài toán như trên thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu. - Trình chiếu VD2: (chia nhóm) Ví dụ 2: Một hiệu sách thực hiện đợt khuyến mãi với nội dung sau. Nếu khách hàng mua với số tiền từ 100000 đồng trở lên sẽ được giảm giá 30% và dưới 100000 đồng giảm giá 10%. Em hãy mô tả hoạt động tính tiền cho khách. + Mời đại diện nhóm lên bảng treo kết quả hoạt động tính tiền. + Nhận xét và chiếu kết quả: B1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua. B2: Nếu T >= 100000 thì số tiền phải thanh toán = 70%*T, ngược lại số tiền phải thanh toán = 90%*T. B3: In hóa đơn. * KL: Dạng bài toán như trên thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. - Trình chiếu sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh Củng cố: Có mấy dạng cấu trúc rẽ nhánh? * Giải thích: Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh thực hiện các cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và đủ. Cấu trúc rẽ nhánh giúp cho việc lập trình được linh hoạt hơn. * Dẫn dắt vào mục 5: Trong ngôn ngữ lập trình các cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện. Vậy câu lệnh điều kiện như thế nào => 5 - Quan sát ví dụ. - Khi điều kiện đúng. - Hoạt động sẽ không xảy ra. - Khi điều kiện đúng sẽ thực hiện hoạt động 1, điều kiện sai thực hiện hoạt động 2. - Ghi bài. - Quan sát ví dụ và làm việc theo nhóm + Cử đại diện nhóm lên bảng treo bảng phụ kết quả. + Lắng nghe. - Ghi bài. - Quan sát ví dụ và làm việc theo nhóm + Cử đại diện nhóm lên bảng treo bảng phụ kết quả. + Lắng nghe. - Ghi bài. - Trả lời. - Lắng nghe. 4. Cấu trúc rẽ nhánh: - Cấu trúc dùng để mô tả các mệnh đề có dạng Nếu .... thì ..... hoặc Nếu ... thì .... nếu không thì ...... được gọi là cấu trúc rẽ nhánh. + Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu. + Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. Hoạt động 2: Câu lệnh điếu kiện (17 phút) - Trình chiếu Điều kiện Câu lệnh Đúng Sai + Đây là sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu. Vậy em hãy cho biết điều kiện là gì và câu lệnh là gì? + KL: Dạng cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu được viết trong Pascal với cặp từ khóa IF ..... THEN ...... - Trình chiếu ví dụ: VD3: Giả sử in số a ra màn hình nếu X>5. Hỏi: Xác định điều kiện, câu lệnh ở ví dụ trên? Từ đó ta viết lại ví dụ 3 như sau: Nếu X>5 thì in ra màn hình giá trị của a. VD4: Giảm giá 30% cho khách hàng mua với số tiền T >=100000. Hỏi: Xác định điều kiện, câu lệnh ở ví dụ trên? Từ đó ta viết lại ví dụ 4 như sau: Nếu T>=100000 thì giảm giá 30%. - Trình chiếu Câu lệnh 1 Điều kiện Câu lệnh 2 Đúng Sai + Đây là sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. + KL: Dạng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ được viết trong Pascal với cặp từ khóa IF ..... THEN ...... ELSE - Trình chiếu ví dụ: VD5: Đọc vào một số nguyên a kiểm tra xem a là số chẵn hay số lẻ. Hỏi: Xác định điều kiện, câu lệnh ở ví dụ trên? Từ đó ta viết lại ví dụ 4 như sau: Nếu (a mod 2)=0 thì in ra màn hình a là số chẵn, ngược lại in ra àn hình a là số lẻ. VD6: Giảm giá 30% cho khách hàng mua với số tiền T >= 100000 và giảm 10% cho khách hàng mua với số tiền T < 100000. Hỏi: Xác định điều kiện, câu lệnh ở ví dụ trên? Từ đó ta viết lại ví dụ 4 như sau: Nếu T>=100000 thì giảm giá 30%, ngược lại giảm 10% - Quan sát hình ảnh. + Điều kiện là các phép so sánh và câu lệnh là lệnh đơn hoặc lệnh ghép. + Lắng nghe và ghi bài. - X > 5 - IF X>5 then writeln(a); - T>=100000 - If T>=100000 then ST:=70%*T + Lắng nghe và ghi bài. - (a mod 2) = 0 - If (a mod 2)=0 then write(‘a la số chẵn’) Else write(‘a la số lẻ’); - T>=100000 - If T>=100000 then ST:=70%*T Else ST:=90%*T 5. Câu lệnh điều kiện: - Dạng 1: IF THEN ; - Chương trình sẽ kiêm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua. - Dạng 2: IF THEN ELSE ; - Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện. 4. Củng cố - luyện tập: (10 phút) ? Hãy nêu cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ. - Trình chiếu bài tập 5 trong sgk yêu cầu hs hoạt động nhóm. - Cho HS chơi trò ô chữ: Câu 1: Từ khoá dùng để khai báo tên chương trình là Câu 2: Từ khóa dùng để khai báo biến là: Câu 3: Lệnh dùng để xoá màn hình là: Câu 4: Đây là từ khóa để khai báo hằng: Câu 5: Phạm vi giá trị của kiểu dữ liệu này là một kí tự trong bảng chữ cái. Đó là kiểu dữ liệu gì? Câu 6: Điền từ thích hợp vào dấu Muốn mở cửa sổ mới để soạn thảo chương trình trong pascal ta vào bảng chọn . rồi chon NEW. Gợi ý: Đây là tên một phần mềm mà các em đang học! + Tích hơp: Giới thiệu cho HS biết về Ông Blaise Pascal. + Giáo dục HS: Chúng ta muốn có được một tương lai rạng rỡ thì các em phải cố gắng học hành
Tài liệu đính kèm: