Giáo án môn Toán 11 - Bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng

BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Về kiến thức: Giúp học sinh

- Nắm được các cách để xác định một mặt phẳng, cách tìm giao tuyến của hai mặt phẳng và cách tìm giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng

2. Kĩ năng: Giúp học sinh

- Rèn cho học sinh cách xác định mặt phẳng, tìm giao tuyến của hại hai mặt phẳng và tìm giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng.

- Chứng minh ba điểm không thẳng hàng.

3. Thái độ, tư duy: Giúp học sinh

- Rèn luyện tư duy logic, biết khái quát hóa, tương tự.

- Rèn luyện thái độ học tập tích cực. Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi.

- Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, lập luận chặt chẽ, trình bày khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: SKG, Giáo án, thước kẻ, các công cụ hỗ trợ và các tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, bút, thước kẻ, máy tính. Xem lại tiết học vừa rồi và chuẩn bị trước tiết học mới.

 

docx 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 813Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 11 - Bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học: 2017-2018
Trường: THPT Võ Văn Kiệt
Ngày dạy:	 Ngày soạn: 26/10/2017
Lớp:	Hình học 11 	 
GVHD: Nguyễn Thành Thông	 Người soạn: Trần Quốc Tuấn
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Về kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm được các cách để xác định một mặt phẳng, cách tìm giao tuyến của hai mặt phẳng và cách tìm giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng
2. Kĩ năng: Giúp học sinh
- Rèn cho học sinh cách xác định mặt phẳng, tìm giao tuyến của hại hai mặt phẳng và tìm giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng.
- Chứng minh ba điểm không thẳng hàng.
3. Thái độ, tư duy: Giúp học sinh
- Rèn luyện tư duy logic, biết khái quát hóa, tương tự.
- Rèn luyện thái độ học tập tích cực. Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi.
- Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, lập luận chặt chẽ, trình bày khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SKG, Giáo án, thước kẻ, các công cụ hỗ trợ và các tài liệu tham khảo.
Học sinh: SGK, vở ghi, bút, thước kẻ, máy tính. Xem lại tiết học vừa rồi và chuẩn bị trước tiết học mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
Phương pháp: Đàm thoại
Kĩ thuật: Kĩ thuật động não.
IV. TIẾN TRÌNH BÀY GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.( 2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
Câu 1: Dựng hình chóp S. ABCD có đáy là hình vuông
Câu 2: Nêu tính chất thừa nhận thứ 2
3. Làm việc với bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách xác định một mặt phẳng.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học Sinh
Ghi bảng
10 phút
+ Từ tính chất thừa nhận thứ 2 ta đã có được 1 cách để xác định mặt phẳng đó là qua ba điểm không thẳng hàng ta xác định được một mặt phẳng.
+ Giáo viên nêu và gọi học sinh giải thích cách xác định mặt phẳng thứ hai.
+ Giáo viên nêu và gọi học sinh giải thích cách xác định mặt phẳng thứ ba.
+ HS theo dõi ghi chép.
+ HS suy nghĩ trả lời.
+ HS suy nghĩ trả lời.
III. Cách xác định một mặt phẳng:
1. Ba cách xác định mặt phẳng:
- Mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó đi qua ba điểm không thẳng hàng.
- Mặt phẳng hoàn toàn xác định khi biết nó đi qua một điểmvà một đường thẳng không đi qua điểm đó.
- Mặt phẳng hoàn toàn xác định khi biết nó chứa hai đường thẳng cắt nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các ví dụ minh họa
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học Sinh
Ghi bảng
10 phút
15 phút
Giáo viên cho ví dụ và gọi học sinh lên vẽ hình:
Cho chóp A.BCD. Gọi M, N lần lượt là hai điểm thuộc AB và AC. Tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng (DMN) và (ABD).
+ Giáo viên hướng dẫn: tìm giao tuyến của hai mặt phẳng là tìm hai điểm chung của hai mặt phẳng đó. 
+ (DMN)∩(ABD) = MD
+ Giáo viên nêu nhận xét trong SGK tr 50 
(Tiết bài tập sẽ đi sâu hơn về phần này).
Giáo viên cho ví dụ và gọi học sinh lên vẽ hình:
Cho tứ giác ABCD và điểm S không thuộc mặt phẳng (ABCD). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SB và SC. 
a) Tìm (MNC)∩(SAC)
b) Tìm giao điểm của đường thẳng SA và mặt phẳng (MNC).
+ Yêu cầu học sinh làm câu a và nhận xét.
Giáo viên đưa ra phương pháp giải: Để tìm giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng ta đi tìm giao điểm của dường thẳng đó với đường thẳng thuộc mặt phẳng đã cho. Sau đó yêu cầu học sinh làm câu b và nhận xét.
+ Qua phương pháp giải câu b ta có nhận xét (SGK trang 51).
+ Học sinh vẽ hình
+ Học sinh lắng nghe và tương tác cùng giáo viên.
+ Học sinh ghi chép vào vở.
+ Học sinh 1: Vẽ hình
+ Học sinh 2: Giải
a. 
Ta có C là điểm chung của 2 mặt phẳng (ABC) và (SAC)
+ Gọi I = MN∩SO
Ta có:
I∈SO⊂(SAC)I∈MN⊂(MNC)
I ∈(MNC)∩(SAC)
Vậy (ABC)∩(SAC) = IC
+ Học sinh 3: Giải.
b. Trong mặt phẳng (MNC) gọi Q là giao điểm của IC với SA
Ta có:
Q∈SAQ∈IC⊂(MNC)
Vậy Q là giao điểm của SA với mặt phẳng (MNC).
2. Các ví dụ
Ví dụ 1: Cho chóp A.BCD. Gọi M, N lần lượt là hai điểm thuộc AB và AC. Tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng (DMN) và (ABD).
Giải:
+ D là điểm chung của 2 mặt phẳng (1)
+Mặt khác ta có:
M∈AB⊂(ABD)M∈(DMN)
=> M là điểm chung của 2 mặt phẳng (ABD) và (DMN) (2)
Từ (1) và (2) suy ra 
(DMN)∩(ABC) 
= MD
*Nhận xét:
Để chứng minh ba điểm thẳng hàng ta chứng minh chúng cùng thuộc hai mặt phẳng.
Ví dụ 2: Cho tứ giác ABCD và điểm S không thuộc mặt phẳng (ABCD). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SB và SC. 
a) Tìm (MNC)∩(SAC)
b) Tìm giao điểm của đường thẳng SA và mặt phẳng (MNC)
Giải.
a)
+ Ta có C là điểm chung của 2 mặt phẳng (ABC) và (SAC)
+ Gọi I = MN∩SO
Ta có:
I∈SO⊂(SAC)I∈MN⊂(MNC)
=> I∈(MNC)∩(SAC)
Vậy (ABC)∩(SAC)=IC
b)
Trong mặt phẳng (MNC) gọi Q là giao điểm của IC với SA
Ta có:
Q∈SAQ∈IC⊂(MNC)
Vậy Q là giao điểm của SA với mặt phẳng (MNC)
*Nhận xét:
Để tìm giao điểm của một đường thẳng với mặt phẳng ta có thể đưa về việc tìm giao điểm của đường thẳng đó với một đường thẳng nằm trong mặt phẳng đã cho.
4. Dặn dò và củng cố. (3 phút)
- Củng cố: Yêu cầu học sinh nắm được 3 cách xác định một mặt phẳng, cách tìm giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng, cách tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, cách chứng minh ba điểm thẳng hàng.
- Dặn dò: 
- Học lý thuyết, xem lại các bài tập đã giải.
- Xem tiếp phần còn lại của bài.
- Làm các bài tập SGK.
V. RÚT KINH NGHIỆM
	Duyệt của GVHD chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docxChuong II 1 Dai cuong ve duong thang va mat phang_12181910.docx