Giáo án môn Toán 11 - Bài 4: Phép thử và biến cố

Bài 4: PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ

I. Mục đích – Yêu cầu

1. Kiến thức:

+ Biết được phép thử ngẫu nhiên; không gian mẫu; biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên.

2. Kĩ năng:

+ Xác định được: phép thử ngẫu nhiên; không gian mẫu; đếm được các phần tử của không gian mẫu ,biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên.

3. Tư duy – Thái độ:

+ Phát triển tư duy logic,sáng tạo trong tiếp thu kiến thức mới.

+ Biết vận dụng giải bài tập và liên hệ thực tế.

+ Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập.

+ Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.

 

docx 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1189Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 11 - Bài 4: Phép thử và biến cố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10 Ngày soạn: 20/10/2017
Tiết PPCT : 28	Ngày dự: 23/10/2017 	 
Bài 4: PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ 
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức: 
+ Biết được phép thử ngẫu nhiên; không gian mẫu; biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên.
2. Kĩ năng:
+ Xác định được: phép thử ngẫu nhiên; không gian mẫu; đếm được các phần tử của không gian mẫu ,biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên.
3. Tư duy – Thái độ:
+ Phát triển tư duy logic,sáng tạo trong tiếp thu kiến thức mới.
+ Biết vận dụng giải bài tập và liên hệ thực tế.
+ Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập.
+ Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, SGK,thước kẻ ,phấn ,mẫu phiếu học tập,đồng tiền ,con súc sắc.
2. Học sinh: SGK, học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. Phương pháp
Vấn đáp, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
III. Tiến trình bài dạy 
Bước 1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số. (1 phút)
Bước 2. Bài cũ (5phút)
+Sửa vài bài tập về nhà SGK trang 57, 58
Bước 3.Bài mới
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Biết được phép thử ngẫu nhiên
10 phút
-Cho ví dụ : Giới thiệu việc gieo một đồng tiền kim loại, rút một quân ... là các ví dụ về phép thử ngẫu nhiên.
-Cho ví dụ trong thực tế về phép thử ngẫu nhiên
-Khi gieo một đồng tiền kim loại ta có thể đoán trước được mặt số hay mặt hình không?
-Yêu cầu học sinh nêu khái niệm về phép thử ngẫu nhiên?
-Nêu chính xác định nghĩa.
-Theo dõi ,lắng nghe.
-Sút quả bóng vào lưới,số học sinh giỏi trong lớp,...
-Không
-Nêu khái niệm theo ý hiểu và tham khảo SGK (t.59)
-Theo dõi
I Phép thử ,không gian mẫu
1.Phép thử
-Ví dụ :
Gieo một đồng tiền,thảy con súc sắc....
-Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà ta không đoán trước được kết quả của nó ,tuy nhiên có thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử đó.
Ta gọi tắt phép thử ngẫu nhiên là phép thử.
- Chú ý:Trong toán học phổ thông ta chỉ xét phép thử có một số hữu hạn kết quả.
Hoạt động 2:Biết được không gian mẫu
 8
phút
 3
phút
-Hãy liệt kê các kết quả có thể của phép thử gieo một con súc sắc.
-GV: Tập hợp các kết quả đó gọi là không gian mẫu,vậy không gian mẫu là gì?
-Nêu chính xác định nghĩa
-Hoạt động nhóm (Phát phiếu học tập ): Hãy mô tả không gian mẫu của phép thử:
+Nhóm 1:Gieo đồng xu hai lần liên tiếp 
+Nhóm 2:Gieo một con súc sắc hai lần liên tiếp.
-{1,2,3,4,5,6}
-Trả lời theo ý hiểu và tham khảo SGK/t60
-Lắng nghe,chép định nghĩa
-Thực hiện và báo cáo kết quả:
+Nhóm 1:Ω={SS,SN,NS,NN}
+Nhóm 2: W = {(i, j)| i, j = 1, 2, 3, 4, 5, 6}
2.Không gian mẫu
-Tập hợp mọi kết quả có thể xảy ra của một phép thử được gọi là không gian mẫu của phép thử và được kí hiệu là.
*Chú ý :Ở thpt ta chỉ xét các phép thử với không gian mẫulà tập hữu hạn
Hoạt động 3:Biết được biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên
15
phút
- Khi gieo một đồng tiền 2 lần,= ?
- Sự kiện A mặt xấp xuất hiện trước, A = ?
-A được gọi là 1 biến cố.
-Sự kiện B kết quả gieo 2 lần là như nhau, B = ?
-Cho C ={SN, NS, NN} hãy phát biểu dưới dạng mệnh đề?
-Các biến cố A, B, C đều liên quan đến một phép thử. Giới thiệu định nghĩa.
-Biến cố thường được kí hiệu bởi các chữ cái in hoa A, B,.. Nhận xét gì về sự xảy ra của biến cố không thể và biến cố chắc chắn?
-Nêu ví dụ về biến cố không thể và biến cố chắc chắn
-Trả lời :={SS, SN, NS, NN}
-A = {SS, SN}
-Lắng nghe
- B = {SS, NN} 
-Có ít nhất một lần xuất hiện mặt ngửa.
-Biến cố không thể không bao giờ xảy ra. Biến cố chắc chắn luôn luôn xảy ra.
-Æ: “Con súc sắc xuất hiện mặt 7 chấm”
- W: “Con súc sắc xuất hiện mặt có số chấm không vượt quá 6”
II.Biến cố
+Biến cố là một tập con của không gian mẫu
+ Mỗi tập con A của được gọi là một biến cố.
+ Tập được gọi là biến cố không thể, tập được gọi là biến cố chắc chắn
+ Nếu khi phép thử được tiến hành mà kết quả của nó là một phần tử của A thì ta nói rằng biến cố A xảy ra, hay phép thử là thuận lợi cho A.
Bước 4:Củng cố (2phút)
Câu hỏi trắc nghiệm :
Câu 1 :Gieo ngẫu nhiên một đồng xu và một con xúc sắc.Không gian mẫu có số phần tử bằng: 
A.8 B.12 C.16 D.32
Đáp án đúng :C
Câu 2:Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương không lớn hơn 20.Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử:
A.18 B.19 C.20 D.21
Đáp án đúng :D
Bước 5:Dặn dò (1phút)
+Học khái niệm phép thử ,không gian mẫu,biến cố liên quan đến phép thử
+BTVN: BT2/trang 63(sgk)
+Chuẩn bị bài mới.
V.Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxChuong II 4 Phep thu va bien co_12262413.docx