Giáo án môn Toán 9 - Chủ đề: Góc với đường tròn

I/Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- HS nhận biết được góc với đường tròn, chỉ ra hai cung tương ứng, chỉ ra cung bị chắn. HS nắm được mối quan hệ số đo cung bị chắn với số đo của góc.

- Vận dụng kiến thức về góc với đường tròn liên hệ với số đo cung bị chắn để tính toán so sánh số đo các góc, số đo các cung.Nắm được định lý cộng hai cung và so sánh hai cung.

- HS nắm được mối liên hệ giữa cung và dây thông qua định lý 1, định lý 2, phát biểu được hai nội dung định lý, chứng minh được định lý 1. Hiểu và sử dụng được cụm từ “cung căng dây” và “dây căng cung”.HS hiểu được vì sao định lý 1, 2 chỉ phát biểu đối với các cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau,

- Nhận biết và chứng minh các hệ quả của định lý góc nội tiếp.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kĩ năng vẽ hình, nhận biết được nhờ vận dụng định nghĩa vận dụng số đo góc ở tâm, định lý cộng cung.Giải được các bài tập liên quan cơ bản và nâng cao.

- Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức về liên hệ giữa góc với số đo của cung bị chắn và các hệ quả của nó vào giải một số dạng toán .

- Thu thập và xử lý thông tin.

 - Làm việc nhóm trong việc thực hiện dự án dạy học của giáo viên.

 - Viết và trình bày trước đám đông.

 

doc 42 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1218Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán 9 - Chủ đề: Góc với đường tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sđ
c) Sản phẩm:
- Biết được khái niệm góc ở tâm, số do cung nhỏ, cung lớn.
- Biết so sánh hai cung trong một đường tròn.
- Biết được khi nào thì sđ = sđ + sđ
HĐ 2.1.5 Luyện tập và vận dụng
a) Mục tiêu:
Củng cố kiến thức về góc ở tâm, mối liên hệ với cung bị chắn
b) Nội dung, phương thức tổ chức: 
	+ Chuyển giao: 
GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi
Luật chơi: Mỗi đội có 5 vận động viên, các thành viên trong mỗi đội luân phiên nhau viết đáp án, viết xong chạy về cuối hàng (Thành viên của đội nào 1 lần lên viết hai đáp án là phạm luật) trong 1 phút đội nào ghi được nhiều đáp án đúng theo yêu cầu thì giành chiến thắng.
Kim giờ và kim phút của đồng hồ tạo thành một góc ở tâm có số đo là bao nhiêu độ vào những thời điểm sau?
 a) b) c)
 c)	d)
Đội A : Góc ở tâm
a) ..
b) ..
c) ..
d) ..
e) ..
Đội B : Góc ở tâm
a) ..
b) ..
c) ..
d) ..
e) ..
+ Thực hiện:
Các nhóm tham gia trò chơi
+ Báo cáo, thảo luận
HS đánh giá nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm và chọn ra đội thắng cuộc
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp
GV nhận xét về việc tiếp thu kiến thức bài học của HS
c) Sản phẩm:
HS xác định được số đo góc ở tâm trong các trường hợp
HĐ 2.1.6 Tìm tòi mở rộng
+ Chuyển giao: HS về nhà
* Học các định nghĩa, khái niệm, định lý trong bài.
* Làm bài tập về nhà: 3; 4; 5 – Sgk/69.
* Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho tiết sau luyện tập.
* Các em tham khảo thêm SBT, sách nâng cao hình học 9
* Từ cách tính góc ở tâm, ta có thể làm những chiếc đèn ông sao có 5 cánh bằng nhau. Ta cũng có thể chia đường tròn thành nhiều phần bằng nhau.
HTKT 2: Liên hệ giữa cung và dây
a) Mục tiêu:
HS hiểu cụm từ “cung căng dây”và “dây căng cung”.Nắm được các định lí 1,2 và hiểu được vì sao cá c định lí 1,2 chỉ phát biểu đối với các cung nhỏ trên một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau.
b) Nội dung, phương thức tổ chức: 
HĐ 2.2.1 Khởi động:
+ Chuyển giao: 
- Cho hình vẽ sau biết AC, BD là các đường kính.
a) Tính số đo các cung nhỏ AC, BD, BC.
b) So sánh cung nhỏ AB và BD ; AB và BC 
+ Thực hiện: HS làm việc theo cặp đôi, viết lời giải vào giấy nháp.
 GV quan sát HS làm việc, nhăc nhở các em không tích cực, giải đáp nếu các em có thắc mắc về nội dung bài tập.
+ Báo cáo, thảo luận: Hết thời gian dự kiến cho bài tập, cho HS lên bảng trình bày lời giải. Các HS khác quan sát lời giải, so sánh với lời giải của mình, cho ý kiến. 	
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV chỉnh sửa, hoàn thiện lời giải trên bảng.
a) Vì 
 sđ nhỏ bằng 600
Vì AC, BD là các đường kính nên và đối đỉnh.
 = 600. Vậy sđ nhỏ là 600.
Vì BD là đường kính
 là nửa đường tròn do đó:
sđ = 1800 - sđ = 1800 - 600
sđ = 1200
b) Ta có: = (= 600)
 < (600 < 1200)
HĐ 2.2.2 Hình thành kiến thức
+ Chuyển giao: 
- GV : Vẽ đường tròn (O) và một dây AB.
Giới thiệu: Người ta dùng cụm từ “cung căng dây” hoặc “dây căng cung” để chỉ mối liên hệ giữa cung và dây có chung mút.
CH1: Trong một đường tròn, mỗi dây căng bao nhiêu cung?
- Với các kiến thức dưới đây ta chỉ xét những cung nhỏ.
CH2: Trở lại bài tập ở phần kiểm tra bài cũ: Với hai cung nhỏ trong một đường tròn, nếu hai cung bằng nhau thì căng hai dây có độ dài như thế nào? Vì sao?
CH3: Điều ngược có đúng không? 
CH4: Dựa vài kiểm tra bài cũ ta có: AB ? BC Vì sao?
CH5: Ngược lại AB< BC
+ Thực hiện: 
HS làm việc cá nhâ trả lời câu hỏi 1
HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi 2,3,4,5
- GV quan sát HS làm việc, nhăc nhở các em không tích cực, giải đáp nếu các em có thắc mắc về nội 
+ Báo cáo, thảo luận: 
HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi 1
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm ở các câu hỏi 2-5
HS các nhóm khác theo dõi nhận xét, đánh giá
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: 
GV đánh giá nhận xét về ý thức tinh thần hợp tác của HS trong quá trình trao đổi thảo luận và chỉnh sửa, hoàn thiện lời giải trên bảng. Chốt lại kiến thức cơ bản
* Dự kiến: Ở câu hỏi 2-5
+ HS có thể gặp khó khăn: HS chưa xác định được cách so sánh dựa vào mối liên hệ với góc ở tâm
+ Đề xuất: GV gợi ý cho HS nếu em có nhận xét gì về từ đó có nhận xét gì về và ngược lại nếu AB = CD em có nhận xét gì về từ đó so sánh 
+ Phương án đánh giá: HS đánh giá câu trả lời của bạn, GV chốt kiến thức
1. Định lí 1: 
Với hai cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau :
a. Hai cung bằng nhau căng hai dây bằng nhau.
b. Hai cung bằng nhau căng hai dây bằng nhau
2. Ñònh lí 2: 
Vôùi hai cung nhoû trong moät ñöôøng troøn hay trong hai ñöôøng troøn baèng nhau :
a. Cung lôùn hôn caêng hai daây lôùn hôn.
b. Daâylôùn hôn caêng hai cung lôùn hôn.
c) Sản phẩm: HS mối liên hệ giữa cung và dây trong một đường tròn hoặc hai đường tròn bằng nhau
HĐ 2.2.3 Luyện tập – vận dụng
a) Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về mối liên hệ giữa cung và dây, vận dụng được kiến thức vào để giải bài tập.
b) Nội dung, phương thức tổ chức: 
+Chuyển giao
Bài 1: Chọn các đáp án sai trong các câu sau:
Nếu hai dây bằng nhau thì căng hai cung bằng nhau.
Hai cung nhỏ trong một đường tròn, cung nhỏ hơn căng dây nhỏ hơn.
Trong hai đờng tròn bằng nhau, cung lớn hơn căng dây lớn hơn.
Khi so sánh hai cung nhỏ trong một đường tròn ta có thể so sánh hai dây căng hai cung đó.
+ Thực hiện: HS làm việc theo cặp đôi.
 GV quan sát HS làm việc, nhắc nhở các em không tích cực, giải đáp nếu các em có thắc mắc về nội dung bài tập.
+ Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một nhóm trình bày bài của nhóm. Các HS khác theo dõi, so sánh với lời giải của mình, cho ý kiến. 	
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: 
- GV chỉnh sửa, hoàn thiện lời giải trên bảng.Yêu cầu HS hoàn thành bài tập vào vở.
- GV chốt lại kiến thức
Bài 2: 
+ Chuyển giao:
Bài tập 10 SGK
a) Hãy vẽ đường tròn tâm O, bán kính R = 2cm? Hãy nêu cách vẽ cung AB có số đo bằng 600? Khi đó dây AB dài bao nhiêu cm?
b) Từ kết quả câu a làm thế nào để chia đường tròn thành sáu cung bằng nhau?
+ Thực hiện: HS làm việc cá nhân hoàn thành bài.
 GV quan sát HS làm việc, nhắc nhở các em không tích cực, giải đáp nếu các em có thắc mắc về nội dung bài tập.
+ Báo cáo, thảo luận: GV gọi một HS lên bảng thực hiện . Các HS khác theo dõi, so sánh với lời giải của mình, cho ý kiến. 	
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: 
- GV chỉnh sửa, hoàn thiện lời giải trên bảng.Yêu cầu HS hoàn thành bài tập vào vở.
- GV chốt lại kiến thức
 - Ngoài cách xác định các điểm A1,..., A6 bằng compa trên .Nếu chỉ dùng một thước thẳng có chia khoảng và áp dụng kết quả câu a có thể chia đường tròn (O) thành 6 phần bằng nhau không?
Bài tập 10 SGK tr.71
a) Cách vẽ :
+ Cách 1:Vẽ góc ở tâm chắn cung AB có số đo 600.
+ Cách 2: (không sử dụng thước đo độ)
 Vẽ (A;AO) cắt (O) tại B. 
Khi đó OAB là tam giác đều
Cung AB bằng 600). Khi đó dây AB = R = 2cm (vì tam giác AOB đều)
b. Lấy điểm A1 tuỳ ý trên đường tròn O bán kính R làm tâm, dùng compa có khẩu độ bằng R vẽ đường tròn cắt (O)
Bài 3: 
+ Chuyển giao:
- HS trả lời câu hỏi của HĐ khởi động
+ Thực hiện:
- HS thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi của HĐ khởi động
- GV quan sát hướng dẫn HS
+ Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Các nhóm khác theo dõi, đánh giá nhận xét
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: 
- GV chỉnh sửa, hoàn thiện lời giải trên bảng.Yêu cầu HS hoàn thành bài tập vào vở.
- GV chốt lại kiến thức
HĐ 2.2.4 Tìm tòi mở rộng
+ Sau bài học này cần nắm những nội dung sau: 
 - Biết được liên hệ giữa dây và cung ( Cung nhỏ ) trong một đường tròn hoặc trong hai đường tròn bằng nhau. 
 - Làm bài tập 11, 12,14a (sgk/72) ; 10b) Phần bài tập làm thêm - Làm thêm bài tập sau: Cho rABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O). Biết  = 40o , hãy so sánh các cung nhỏ AB, AC và BC
HD:+ Bài10b) (BT Làm thêm) Chia đường tròn thành 12 cung : 
-Vẽ liên tiếp trên đường tròn các cung 300 
-Vẽ cung 300 bằng cách kẻ bán kính OC vuông góc với AB (Ở bài 10b) ta được cung CB bằng 300 
+ Bài 11b) Chứng minh C, B, D thẳng hàng, Cm rCED vuông tại E rồi sử dụng kiến thức về tính chất của đường trung tuyến ứng với cạnh huyền và định lý 1 hoặc 2 vừa học
HTKT 3: §3 GÓC NỘI TIẾP
a) Mục tiêu:
- HS nhận biết được góc nội tiếp trên một đường tròn và hiểu được định lý số đo góc nội tiếp.Nhận biết và chứng minh các hệ quả của định lý góc nội tiếp.
- Rèn kĩ năng vẽ hình, nhận biết được nhờ vận dụng định nghĩa vận dụng số đo góc ở tâm, định lý cộng cung.Giải được các bài tập liên quan cơ bản và nâng cao.
b) Nội dung, phương thức tổ chức: 
HĐ 1: Khởi động:
+ Chuyển giao:
Câu hỏi 1:
Cho hình vẽ:m
n
O
C
A
B
a) Nêu tên góc ở tâm.
b) Biết . Tính số đo cung và số đo cung 
Câu hỏi 2:
Một huấn luyện viên tập cho các cầu thủ của mình sút phạt cầu môn. Em có nhận xét gì về góc sút của các cầu thủ?
+ Thực hiện:
- Câu hỏi 1: HS làm việc cá nhân
- Câu hỏi 2: HS thảo luận theo nhóm
+ Báo cáo, thảo luận: 
- Một HS lên bảng làm câu hỏi 1
- Gọi nhóm nào làm được câu hỏi 2
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: 
- GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS
Câu hỏi 2 các nhóm có thể chưa tìm ra câu trả lời thì GV hướng tới bài học hôm nay
Các em sẽ trả lời được câu hỏi đã đặt ra
HĐ 2:Hình thành kiến thức
HĐ 2.1 Định nghĩa.
+ Chuyển giao:
- Cho hình vẽ
C
A
A
A
B
O
B
O
C
C
B
O
* Có nhận xét gì về vị trí tương đối của đỉnh A của góc BAC với đường tròn (O)?
* Có nhận xét gì về hai cạnh AB; AC của góc BAC ?
* Em hãy cho biết thế nào là góc nội tiếp?
*Vì sao các góc trong hình sau không phải là góc nội tiếp?
a)
b)
c)
d)
a)
b)
O
O
O
O
O
O
+ Thực hiện:
- Cả lớp suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV.
- HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi thứ 4
- GV quan sát HS làm việc, nhắc nhở các em không tích cực, hướng dẫn kịp thời các em yếu, giải đáp nếu các em có thắc mắc 
+ Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời các câu hỏi của Gv
- Đại diện cặp đôi trả lời câu hỏi
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: 
GV chuẩn hóa câu trả lời của HS và chốt kiến thức 
Kiến thức cơ bản
Định nghĩa.
- Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó.
Cung nằm bên trong góc gọi là cung bị chắn.
-Góc BAC là góc nội tiếp chắn cung BC của (O)
A
B
O
C
HĐ 2.2Định lý
+ Chuyển giao:
- GV chiếu bài toán 1 lên máy chiếu
Bài toán 1:
Bằng dụng cụ, hãy so sánh số đo của góc nội tiếp BAC , với số đo của cung bị chắn BC trong mỗi hình 16, 17, 18 dới đây?
A
O
C
A
B
H×nh 16
O
C
A
B
H×nh 17
D
O
B
C
H×nh 18
Sđ : .......... 
Sđ : ..........
Sđ : .......... 
Sđ : ..........
Sđ : .......... 
Sđ : ..........
- Yêu câu HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Qua thực hành đo đạc em có nhận xét gì về số đo của góc nội tiếp và số đo cung bị chắn?
+ Ta phân làm mấy trường hợp?
+ Bằng suy luận hãy chứng tỏ kết luận về số đo góc nội tiếp và số đo cung bị chắn là đúng?
+ Nêu kết luận về số đo góc nội tiếp và số đo cung bị chắn
+ Trả lời câu hỏi của HĐ khởi động của chủ đề
+ Thực hiện :
- HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi của GV, câu hỏi 1 HS làm trên phiếu học tập
- HS thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi số 3
- HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi số 4
- HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi số 5
+ Báo cáo, thảo luận
- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện việc đo đạc và trả lời câu hỏi số 1
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày bài chứng minh định lý, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- HS đứng tại chỗ nêu nội dung định lý
- Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả câu hỏi số 5 và giải thích cách làm.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
GV đánh giá nhận xét về ý thức học tập của các nhóm.	
GV chuẩn hóa câu trả lời của HS và chốt kiến thức 
* Dự kiến:	Ở câu hỏi số 3	
+ HS yếu cóthể gặp khó khăn : Chưa xác định hướng được cách chứng minh hoặc trình bày chưa khoa học, lập luận chưa rõ ràng
+ Đề xuất: Gv gợi ý cho HS ở trường hợp 1 em có nhận xét gì về số đo và . Trường hợp 2, 3 có thể sử dụng kết quả của trường hợp 1 được không và làm như thế nào?
+ Phương án đánh giá: Đánh giá bằng nhận xét, chia sẻ. GV chốt kiến thức
Kiến thức cơ bản
Định lý .
Trong một đường tròn số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo cung bị chắn.
HĐ 2.3 Hệ quả
+ Chuyển giao:
- GV Phát phiếu học tập cho các nhóm: làm bài tập
Cho hình vẽ sau :với AB là đường kính Chứng minh:
a) Nếu thì 
b) Nếu thì 
c) 
d) = 900
- Từ bài tập rút ra được kết luận gì?
- Tại sao trong hệ qủa c các góc nội tiếp phải có số đo nhỏ hơn hoặc bằng 900?
+ Thực hiện:
- HS thảo luận theo nhóm hoàn thành bài trên bảng nhóm
- GV bao quát lớp và nhắc nhở những HS chưa tham gia vào HĐ học tập, giải đáp các thắc mắc của HS.
+ Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Các nhóm khác theo dõi và nêu nhận xét, đánh giá
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
GV đánh giá nhận xét về ý thức học tập của các nhóm.	
GV chuẩn hóa câu trả lời của HS và chốt kiến thức 
Kiến thức cơ bản
Trong một đường tròn:
a) Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau.
b) Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau.
c) Góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng 900) có số đo bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn một cung.
d) Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.
HĐ 3,4 Luyện tập – vận dụng
+ Chuyển giao: 
*Bài 15( SGK/75): Các khẳng định sau đây đúng hay sai?
a) Trong một đường tròn, các góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.
b) Trong một đường tròn, các góc nội tiếp bằng nhau thì cùng chắn một cung.
*Bài 17( SGK/75): 	
Muốn xác định tâm của một đờng tròn mà chỉ dùng ê-ke thì phải làm như thế nào?
* Bài tập phần khởi động
Trả lời câu hỏi đặt ra của phần khởi động
+ Thực hiện: 
Bài 15: HS thảo luận cặp đôi trả lời bài
Bài 17, bài tập phần khởi động HS làm việc cá nhân
GV bao quát lớp và hướng dẫn HS yếu, Giải đáp các thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận
Đại diện cặp đôi trả lời câu hỏi của bài
Một HS lên bảng thực hiện các thao tác vẽ hình bài 17
HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi phần khởi động
Các HS khác theo dõi, nhận xét và hoàn thành bài vào vở
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp
GV đánh giá nhận xét về việc tiếp thu kiến thức bài học của học sinh	
GV chuẩn hóa câu trả lời của HS và chốt kiến thức 
HĐ 5: Tìm tòi mở rộng:
- Học định nghĩa, định lí và hệ quả.
- Làm BT 16, 18& BT19, 24 SGK/75 ở phần luyện tập
c) Sản phẩm: 
- HS nhận biết được góc nội tiếp. Mối liên hệ giữa góc nội tiếp và số đo cung bị chắn.
- Biết so sánh các góc nội tiếp trong một đường tròn cùng chắn một cung hoặc các cung bằng nhau và ngược lại.
- Biết được góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông
- Vận dụng được kiến thức để giải bài tập.
 HTKT 4 : GÓC TẠO BỞI TIA TIẾP TUYẾN VÀ DÂY CUNG
a) Mục tiêu:
- HS nhận biết được góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung, hiểu được định lí về số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung . 
- HS chứng minh được định lí về số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung, biết áp dụng định lí vào giải bài tập.
b. Nội dung và phương thức tổ chức: 
HĐ 1: Khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến 
+ Chuyển giao: 
Bài tập 1:
- Cho các hình vẽ sau, tính số đo cung AmB trong các trường hợp :
O
B
A
x
m
300
x
O
A
B
m
A
O
B
x
1200
m
n
 Sđ 
 Sđ 
 Sđ 
 Sđ 
Sđ 
 Sđ 
- Quan sát hình vẽ cho biết góc BAx có đặc điểm gì về đỉnh, hai cạnh của góc với đường tròn?
- Nêu khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
- Hình nào dưới đây có góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung ?
O
O
O
O
O
O
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 5
Hình 6
O
O
O
O
O
O
Hình 3
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 6
Hình 4 
Hình 5
+ Thực hiện: 
- Bài tập 1: HS thảo luận theo nhóm hoàn thành bài
- HS cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi 2, 3, 4
- GV quan sát hướng dẫn HS yếu, giải đáp các thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Gọi HS trả lời câu hỏi của GV đưa ra
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
- GV đánh giá ý thức HS tham gia vào hoạt động học tập	
- GV chuẩn hóa câu trả lời của HS và chốt kiến thức 
* Dự kiến:	Ở bài tập 1	
+ HS có thể gặp khó khăn : Chưa xác định được cách tính hoặc chưa biết cách trình bày hay trình bày chưa khoa học
+ Đề xuất: Gv gợi ý cho HS 
- Hình 1: Có nhận xét gì về ∆OAB, tính số đo góc AOB.
- Hình 3: Tính Sđ từ đó tính Sđ
+ Phương án đánh giá: Đánh giá bằng nhận xét, chia sẻ. GV chốt kiến thức
Kiến thức cơ bản
* Góc BAx có đỉnh A nằm trên đường tròn.
* Một cạnh của góc nằm trên tiếp tuyến của đường tròn còn cạnh kia chứa dây cung.
 (hoặc ) là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
* Cung nằm bên trong góc gọi là cung bị chắn
HĐ 2 Định lí: 
+ Chuyển giao:
- Từ bài toán 1 ở phần trên so sánh số đo của góc BAx với số đo cung bị chắn AmB các hình trên ?
- Rút ra nhận xét về số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung với số đo cung bị chắn ?
- Từ ba trường hợp của bài toán 1 cho HS thảo luận nhóm chứng minh định lý trên
+ Thực hiện: 
- HS cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi 1,2
- HS thảo luận theo nhóm chứng minh định lý
- GV quan sát hướng dẫn HS yếu, giải đáp các thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận
- Gọi HS trả lời câu hỏi của GV đưa ra
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
- GV đánh giá ý thức HS tham gia vào hoạt động học tập	
- GV chuẩn hóa câu trả lời của HS và chốt kiến thức 
* Dự kiến:	Ở bài tập 1	
+ HS có thể gặp khó khăn : Chưa xác định được cách chứng minh hoặc chưa biết cách trình bày hay trình bày chưa khoa học
+ Đề xuất: Gv gợi ý cho HS trường hợp tâm O nằm ngoài góc Abx
b)
A
C
O
H
B
x
.
m
1
+ Phương án đánh giá: Đánh giá bằng nhận xét, chia sẻ. GV chốt kiến thức
Kiến thức cơ bản
Định lí: 
Số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo của cung bị chắn .
 là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung chắn cung AB Þ = sđ
B
O
A
x
c)
HĐ3: Hệ quả 
+ Chuyển giao:
- Hãy so sánh số đo của , với số đo của cung AmB .
- Qua kết quả trên ta rút ra kết luận gì ?
+ Thực hiện: 
- HS cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi 
- GV quan sát hướng dẫn HS yếu, giải đáp các thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận
- Gọi HS trả lời câu hỏi của GV đưa ra
- Các HS khác theo dõi nhận xét
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
- GV đánh giá ý thức HS tham gia vào hoạt động học tập	
- GV chuẩn hóa câu trả lời của HS và chốt kiến thức 
Kiến thức cơ bản
Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau .
HĐ 4: Luyện tập - vận dụng
+ Chuyển giao:
Bài tập 1:
CÁC KẾT LUẬN SAU ĐÚNG HAY SAI ? 
O.
M
T
B
A
MTA = MBT
MTA lµ gãc t¹o bëi tia tiÕp tuyÕn vµ d©y cung
D MTA D MBT
MAT lµ gãc t¹o bëi tia tiÕp tuyÕn vµ d©y cung
Bài tập: Cho hình vẽ
C¸c kh¼ng ®Þnh sau ®óng hay sai?
A. Sđ BC = 800
B. BOC = 700
C. ACO = 400
D. DCB = sđ BC
1
2
O
400
A
B
C
D
+ Thực hiện: 
- HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài
- GV quan sát hướng dẫn HS yếu, giải đáp các thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận
- Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả thảo luận, giải thích cách làm
- Các HS khác theo dõi nhận xét
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
- GV đánh giá ý thức HS tham gia vào hoạt động học tập	
- GV chuẩn hóa câu trả lời của HS và chốt kiến thức 
c) Sản phẩm:
- HS nhận biết được góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung, mối liên hệ với cung bị chắn.
- Biết được mối liên hệ giữa góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung trong một đường tròn.
- Vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập
HĐ5- Tìm tòi mở rộng
	+Về nhà học bài nắm vững nội dung định lí và hệ qua của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. 
 + Chứng minh định lí trong trường hợp 3
	+ Học bài theo hướng dẫn trên
	+ Làm các bài tập: 28, 29, 30, 31, 32, 35 trang 79, 80 SGK .
HTKT 5: GÓC CÓ ĐỈNH Ở BÊN TRONG ĐƯỜNG TRÒN,
 GÓC CÓ ĐỈNH Ở BÊN NGOÀI ĐƯỜNG TRÒN
a) Mục tiêu:
- HS phát biểu và chứng minh được các định lý về góc có đỉnh ở bên trong đường tròn, bên ngoài đường tròn 
- Vận dụng các định lý để chứng minh quan hệ bằng nhau của hai góc, các cung.
b) Nội dung, phương thức tổ chức
HĐ 1: Khởi động:
+ Chuyển giao:
Bài tập 1: Điền Đ, hay sai S vào ô trống ở cuối mỗi câu sau:
a. Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau của một đường tròn thì bằng nhau.
b. Trong một đường tròn, những góc nội tiếp cùng chắn một dây cung thì bằng nhau.
c. Mọi góc nội tiếp chắn nửa đường tròn đều là góc vuông.
d. Trong một đường tròn nếu 2 cung bằng nhau thì 2 dây 	căng cung sẽ song song.
e. Trong một đường tròn, số đo của một góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.
Bài tập 2: Gọi tên và nêu công thức tính số đo của các góc được ký hiệu trong mỗi hình vẽ sau:
+ Thực hiện: 
- HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập 1
- HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 2
- GV quan sát hướng dẫn HS yếu, giải đáp các thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận
- Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả thảo luận.
- HS đứng tại chỗ trả lời bài tập 2
- Các HS khác theo dõi nhận xét
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
GV nhận xét và đánh giá việc nắm kiến thức cũ của HS
- Hình vẽ 4, 5 của bài tập 2 HS chưa nêu được GV đặt vấn đề vào bài mới
HĐ 2: Hình thành kiến thức
HĐ 2.1 Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn
+ Chuyển giao:
- Cho HS quan sát hình. 
- Giới thiệu+ Góc:Đỉnh,hai cạnh.
 + Cung bị chắn.
+ có đỉnh E nằm bên trong đường tròn (O) được gọi là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn.
+ Ta qui ước mỗi góc có đỉnh ở bên trong đường tròn chắn hai cung, một cung nằm bên trong góc, cung kia nằm bên trong góc đối đỉnh của góc đó.
- Hãy dùng thước đo góc xác định số đo của góc BEC và số đo của các cung BnC và AmD (đo cung qua góc ở tâm tương ứng)
- Theo em có quan hệ gì với số đo hai cung bị chắn ?
- Góc ở tâm có phải là góc có đỉnh ở trong đường tròn không?
- Hoạt động nhóm chứng minh định lý 
Bài 1. Cho hình vẽ sau, biết 
là:
A. 50
o
B. 70
o
C. 50
o
D. 50
o
500
+ Thực hiện: 
- GV đưa hình vẽ và giới thiệu về góc có đỉnh ở bên trong đường tròn
- HS cả lớp thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS thảo luận theo nhóm chứng minh định lý
- HS thảo luận cặp đôi để hoàn thành bài tập 1
- GV quan sát hướng dẫn HS yếu, giải đáp các thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận
- Một HS lên bảng thực hiện thao tác đo và so sánh
- HS đứng tại chỗ trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12255250.doc