Giáo án môn Toán học 8 - Tiết 1 đến tiết 3

CHƯƠNG I: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA ĐA THỨC

Tiết 1: §1. NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhớ được qui tắc nhân đơn thức với đa thức.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng A.(B + C) = A.B + A.C ( A, B, C là các số hoặc các biểu thức đại số) và tính chất:

3. Thái độ:

- Yêu thích và tích cực học môn học.

4. Các năng lực cần đạt:

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.

 

docx 12 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán học 8 - Tiết 1 đến tiết 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8/2017 
Ngày dạy: 21/8/2017. Dạy lớp 8A, B
 Ngày dạy: 24/8/2017. Dạy lớp 8D2
CHƯƠNG I: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA ĐA THỨC
Tiết 1: §1. NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhớ được qui tắc nhân đơn thức với đa thức. 
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng A.(B + C) = A.B + A.C ( A, B, C là các số hoặc các biểu thức đại số) và tính chất: 
3. Thái độ: 
- Yêu thích và tích cực học môn học.
4. Các năng lực cần đạt:
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Thước, phấn màu.
2. Học sinh: 
- Ôn tập định các quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số, 
- Ôn tập đơn thức, đa thức, quy tắc về dấu của phép nhân.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ: (5’)
- GV: Giới thiệu chương I
A. Hoạt động khởi động
Mục Tiêu: tạo tình huống dẫn dắt học sih vào bài học.
 Yêu cầu HS thực hiện hoạt động khởi động theo nhóm
 HS thực hiện A. Hoạt động khởi động theo nhóm
A
C
N
D
M
B
a
b
a+b
k
Kết quả: 
a) SAMND = a.k ; SBCNM = b.k
b) SABCD = k.(a+b); 
SABCD = SAMND + SBCNM = a.k + b.k 
c) k.( a+b) = a.k + b.k
 * Đặt vấn đề vào bài mới : Ở lớp 7 chúng ta đã biết cách nhân 2 đơn thức. Nếu có một đơn thức với một đa thức ta nhân như thế nào ? 
2. Nội dung bài học:
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
* Mục tiêu: Nhớ được quy tắc nhân đơn thức với đa thức và thực hiện được thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 1. Đọc (10’)
GV: Cho HS hoạt động nhóm thực hiện phần 1. Đọc
GV: Cho học sinh báo cáo kết quả hoạt động của nhóm. 
GV: Lấy thêm ví dụ minh hoạ ra bảng phụ
? Muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta làm như thế nào?
GV: Dẫn dắt, gợi ý để học sinh rút ra quy tắc
HS: Hoạt động theo yêu cầu của GV
 HS báo cáo kết quả thu được:
 là tích của phép nhân đơn thức 2x với x2 + x +1
HS: 
Nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích lại với nhau.
Hoạt động 2: 2. Em hãy đọc kĩ nội dung sau (10’)
GV: Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân đọc nội phần 2.
? Qua nội dung đọc em thu được kết quả gì?
GV chốt lại kiến thức và đưa ra quy tắc nhân đơn thức với đa thức. Lưu ý nhân đơn thức với đa thức cũng tương tự nhân đa thức với đơn thức.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS biết được cách nhân đơn thức với đa thức 
* Quy tắc: (SGK/4)
Tổng quát: 
Hoạt động 3
3. Thực hiện phép nhân đơn thức với đa thức theo mẫu(12’)
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm thực hiện phép nhân đơn thức với đa thức theo mẫu :
HS: Thực hiện nhóm theo yêu cầu của GV
GV quan sát, hỗ trợ các nhóm thực hiện.
GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi làm các phần a, b, c, d
HS hoạt động theo yêu cầu của GV
b)
c) 
d) 
Hoạt động 4: C. Hoạt động luyện tập (7’)
*Mục tiêu: Rèn kỹ năng thực hiện phép nhân đơn thức với đa thức và ngược lại, biết tính giá trị của biểu thức sau khi nhân và rút gọn đa thức, biết tìm x.
GV đưa các yêu cầu:
- Muốn nhân một đơn thức vói một đa thức ta làm như thế nào? có giống tính chất nhân một số với một tổng không ?
 - Cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 2.a, 3a tr.6 
HS trả lời và bài tập theo yêu cầu của GV
- Bài 2 Thực hiện các phép nhân, 
Thay x = -8 vào y = 7 và kết quả ta được 
Bài 3 Tìm x, biết:
Vậy x = -15
3. Hướng dẫn học sinh tự học (1’)
- Về nhà lam bài tập 1, 2b, 3b SGK. Lớp 8D2 làm thêm hoạt động C.D
- Học thuộc quy tắc nhân đơn thức với đa thức . 
- xem trước bài mới
-----------------------------
Ngày soạn: 20/8/2017 
Tiết 2+3: §2.NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: Nắm vững quy tắc nhân đa thức với đa thức 
 2. Kĩ năng : Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân
A(B + C) = AB + AC
(A + B)(C + D) = AC + AD + BC + BD
trong đó: A, B, C, D là các số hoặc các biểu thức đại số
3. Thái độ: Cẩn thận trung thực, có thái độ đúng dắn với bộ môn học
4. Các năng lực cần đạt:
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ
 2. Học sinh: Ôn lại nhân đơn thức với đa thức 
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
Ngày dạy: 24/8/2017. Dạy lớp 8B
Ngày dạy: 26/8/2017. Dạy lớp 8A, 8D2
Tiết 2
1. Các hoạt động đầu giờ: (6’)
Kiểm bài cũ 
 	*Câu hỏi : 	- Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức ?
 	- Áp dụng giải bài 1 sgk ?
 	* Đáp án : - Phát biểu quy tắc ( Sgk – tr4)
 - Kết quả bài 1: 
 a) 3x5 – x4 - x3 
 b) 2x2y3 - x3y2 + x2y3 
 c) x5y + x3y3 - x3y2 
	* Đặt vấn đề vào bài mới : Tiết trước chúng ta đã học nhân đơn thức với đa thức tiết này chúng ta học tiếp nhân đa thức với đa thức. 
2. Nội dung bài học: 
A. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, bước đầu xây dựng các bước nhân đa thức với đa thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 1. Quan sát và trả lời câu hỏi (5’)
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm thực hiện nội dung hoạt động khởi động
GV quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ các nhóm thực hiện nhiệm vụ
1.HS quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi
HS: trả lời được:
a) Diện tích mỗi hình lần lượt là:
a.c ; b.c ; d.a ; b.d
b) Cách 1: a.c + b.c + d.a + d.b
 Cách 2: (a + b).(c + d)
Hoạt động 2: 2. Trao đổi với bạn về các nhân a + b với c + d (5’)
GV: y/c HS đọc và trao đổi nhóm về cách nhân a + b với c + d theo hướng dẫn SGK
HS thảo luận, trảo đổi về cách làm.
? Qua hướng dẫn để nhân a + b với c + d? 
Có nhận xét gì về (a + b).(c + d) và
 a.c + b.c + d.a + d.b?
HS : Trả lời 
HS : (a + b)(c + d) = ac + bc + da + db
= x4y - x2y - 3xy - x3 + 2x +6
B. Hoạt động hình thành kiến thức
* Mục tiêu: Giúp HS biết cách nhân đa thức với đa thức bằng hai cách
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm thảo luận thực hiện yêu cầu của phần 1
? Ở phần 1 ta các em nghiên cứu nội dung gì?
? Để nhân hai đa thức ta đã làm như thế nào?
? Em hãy nhận xét tích của 2 đa thức ?
GV Vậy nội dung của quy tắc nhân hai đa thức phát biểu như thế nào ta sang phần b)
GV cho HS hoạt động cá nhân đọc quy tắc 
GV hướng dẫn mẫu cho HS thực hiện theo:
GV giao cho HS vận dụng hoạt động cặp đôi là hai phép tính.
(xy-2)(xy+5)
GV Yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện theo hướng dẫn trong SHD
GV lưu ý cho HS các chú ý khi trình bày phép nhân hai đa thức theo cột dọc
1. (18’)
a)Quan sát và nêu cách nhân đa thức x=2 với đa thức x2 – x – 7.
HS: thực hiện theo yêu cầu của GV
HS: cách nhân đa thức với đa thức
HS Lấy từng hạng tử của đa thức thứ nhất nhân với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các kết quả lại
HS: Nhận xét: Tích của 2 đa thức là 1 đa thức
b) Em hãy đọc kĩ nội dung sau
Quy tắc: Muốn nhân 1 đa thức với 1 đa thức ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.
c) Thực hiện phép nhân theo mẫu
HS hoạt động cặp đôi làm bài tập :
2) (10’)
 Nhân đa thức với đa thức theo cột dọc.
HS hoạt động nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV
3. Hướng dẫn học sinh tự học (1’)
- Về nhà học thuộc nội dung phần đóng khung SHD/t9
- Xem lại các chú ý đã học.
- Làm các bài tập 1,2,3,4,5 SHD/T10
Ngày dạy: 28/8/2017. Dạy lớp 8B, A
Ngày dạy: 31/8/2017. Dạy lớp 8D2
TIẾT 3
1. Các hoạt động đầu giờ: (3’)
* Kiểm tra bài cũ:
? Một bạn nêu quy tắc nhân một đa thức với một đa thức.
HS: Muốn nhân một đa thức với một đa thức ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích lại với nhau.
*Đặt vấn đề: Hôm nay chúng ta sẽ làm bài tập củng cố lại quy tắc nhân đa thức với đa thức đã được học ở tiết trước.
2. Nội dung bài học
C. Hoạt động luyện tập (41’)
* Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện kĩ năng nhân hai đa hức bằng hai cách.
GV cho HS hoạt động cá nhân xem lại các bài tập sau đó cho HS lên bảng trình bày lại cách làm.
Bài 1
a) b) 
Từ kết quả của câu b) vậy (x-5)(x3-x2+2x-1)=-(5-x) (x3-x2+2x-1+)=-(-x4+6x3-7x2 + 11x-5)= x4 - 6x3 + 7x2 - 11x+5
Bài 2.
Bài 3.
HS thay các giá trị của x và y vào biểu thức (x+y)(x2-xy+y2) sau đó tính kết quả tìm được.
Cách khác: HS thu gọn đa thức (x+y)(x2-xy+y2) được sau đó thay các giá trị của x; y vào biểu thức đã được thu gọn: 
Bài 4: 
?Để chứng minh giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào biến x ta cần phải làm như thế nào?
HS: biến đổi biểu thức đưa về biểu thức không còn chứa biến x
Giải:
Biểu thức sau khi gọn còn -8 không còn chứa x vậy biểu thức đã cho không phụ thuộc vào biến x.
Bài 5: 
HS thu gọn vế trái của biểu thức sau đó thực hiện tìm x như đối với tìm nghệm của đa thức đã học ở lớp 7.
Giải:
*Đối với học sinh lớp 8D2 cho làm thêm bài tập 3 phần D.E hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng.
Bài 3 
? Để chứng minh một số chia hết cho 6 ta cần chứng minh số đó chia hết cho những số nào?
HS Chia hết cho 2 và cho 3
? Để chứng minh biểu thức chia hết trên chia hết cho 6 trước hết ta phải làm thế nào?
HS thu gọn đa thức.
Ta thấy 6⋮6 vậy 6(n+1)⋮6 với mọi n là số nguyên
3. Hướng dẫn học sinh tự học (1’)
- Học thuộc lại quy tắc nhân hai đa thức
- Xem lại các bài tập đã làm và hoàn hiện bài tập còn chưa hoàn thiện.
- Đọc trước bài: Những hằng đẳng thức đáng nhớ tiết sau học.

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiêt 1+3.docx