Giáo án môn Vật lí 10 - Bài 30: Quá trình đẳng tích định luật sác – lơ

GIÁO ÁN

Bài 30 QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH ĐỊNH LUẬT SÁC – LƠ

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức cơ bản

 - Phát biểu được định nghĩa quá trình đẳng tích.

 - Phát biểu và viết biểu thức của định luật Sác-lơ theo nhiệt độ tuyệt đối.

 - Nhận biết và vẽ được dạng của đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p, T); chỉ ra được các đặc điểm của nó.

- Kỹ năng

 -Đề xuất được phương án thí nghiệm và biết cách xử lí số liệu thu được từ thực nghiệm để rút ra mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ trong quá trình đẳng tích.

 - Vận dụng được định luật Sác-lơ để giải các bài tập trong SGK và các bài

tập tương tự.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1. Phương pháp

 Diễn giảng, đọc sách, thảo luận nhóm, vấn đáp, đặt vấn đề.

 

doc 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2003Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí 10 - Bài 30: Quá trình đẳng tích định luật sác – lơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh: Đặng Tường Vi
Chuyên ngành: Vật lí-Tin học
GIÁO ÁN
Bài 30 QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH ĐỊNH LUẬT SÁC – LƠ 
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức cơ bản
	- Phát biểu được định nghĩa quá trình đẳng tích. 
	- Phát biểu và viết biểu thức của định luật Sác-lơ theo nhiệt độ tuyệt đối. 
	- Nhận biết và vẽ được dạng của đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p, T); chỉ ra được các đặc điểm của nó.
- Kỹ năng
	-Đề xuất được phương án thí nghiệm và biết cách xử lí số liệu thu được từ thực nghiệm để rút ra mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ trong quá trình đẳng tích. 
	- Vận dụng được định luật Sác-lơ để giải các bài tập trong SGK và các bài 
tập tương tự.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Phương pháp
	Diễn giảng, đọc sách, thảo luận nhóm, vấn đáp, đặt vấn đề.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Kiểm tra bài cũ: (5phút)
Câu 1.Kể tên các thông số trạng thái của một lượng khí.
Áp suất p, thể tích V và nhiệt độ tuyệt đối T
Câu 2.Thế nào là quá trình đẳng nhiệt ?
Quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt
Câu 3.Phát biểu và viết hệ thức của định luật Bôi-lơ -Ma-ri-ốt.
Trong quá trình đẳng nhiệt của 1 lượng khí xác định tích áp suất và thể tích là hằng số.
Biểu thức : p.V=hs hay p1V1=p2V2
Câu 4.Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, V) có dạng gì ?
Đường đẳng nhiệt trong hệ trục (p,V) là hypepol.
Gây hiện tượng, đặt vấn đề. (5-9 phút)
Dụng cụ: 1 cái đĩa, 1 cái chai, hai quả trứng chính, 1 cốc nước có màu, 1 cây đèn cầy.
Tiến hành làm thí nghiệm. tại sao lại có hiện tượng như thế này?
3. Dạy bài mới
Nội dung lưu bảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Thời
gian
Bài 30. QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH ĐỊNH LUẬT SÁC – LƠ 
I.Quá trình đẳng tích
	Lá quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích giữ không đổi.
II. Định luật Sác – Lơ 
1. Thí nghiệm
	a, Tiến hành thí nghiệm
	b, Kết quả thí nghiệm
- Nhận xét: khi p tăng thì T tăng và p/T = const.
2. Định luật Sác – Lơ 
	- Trong quá trình đẳng tích của lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
	Biểu thức: p/T = const
	p1/T1 = p2/T2
III.Đường đẳng tích
- Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích.
ï Vận dụng định luật Sác – Lơ: 
- Dựa vào nghĩa quá trình đẳng nhiệt, hãy định nghĩa thế nào là quá trình đẳng tích?
- Vậy khi V không đổi thì hai thông số còn lại sẽ thay đổi như thế nào? Chúng Có mối quan hệ gì với nhau không? Muốn biết cô phải làm sao?
- Giờ ta đang cần khỏa sát xem mối quan hệ giữa p và T thì dụng cụ cần để làm thí nghiệm là gì?
- Giờ thì làm gì tiếp để tìm ra mối quan hệ giữa p và T đây?
- Sau khi đo đạt ta thu được bảng kết quả 30.1 các em hãy quan sát và dựa vào câu C1 để trả lời câu hỏi đầu bài.
- Vậy khi p tăng 2 lần thì T phải như thế nào để p/T là hằng số?
- Chính xác như vậy cô có thể nói là p và T tỉ lệ thuận với nhau.
- Và người tìm ra điều này trươc nhất chính là Sac-lơ. Nên người ta đặt tên cho định luật này mang tên ông, để tưởng nhớ công ơn của ông - Từ kết quả thu được, cô mời một em hãy phát biểu nội dung định luật. 
- Biểu thức của định luật.
- Một em nhắc lại cho cô là đường biểu diễn cho quá trình đẳng nhiệt trong các hệ trục (p,V), (p,T), (V,T) là gì?
- Dựa vào kĩ năng toán học em hãy dung nháp hoàn thành câu hỏi C2 trong vòng 2 phút và cho nhận xét.
- Có hay không đi qua gốc toạ độ ? Vì sao?
Gợi ý:
- Với phân số thì đk là mẫu số phải như thế nào? Vậy T trong quá trình đẳng nhiệt phải .
- giả sử đường đẳng tích đi qua O thì áp suất khí bằng bao nhiêu?
- Mà theo nội dung thuyết động học phân tử chất khí ta có gì?
-Như vậy áp suất chỉ bằng không khi nào?
- Như vậy là vô lý đúng không.
- Quan sát hình 30.3 đường đẳng tích ở trên ứng với thể tích nhỏ hơn đường đẳng tích ở dưới, em nào có thể chứng minh được điều này không?
- HD: Các em lấy một điểm bất kì trên trục T, từ đó kẻ một đường song song với Op, đường này cắt hai đường đẳng tích tại hai điểm, từ việc so sánh giá trị áp suất của hai điểm đó, các em hãy so sánh thể tích của hai điểm đó.
- Các em hãy biểu diễn cho cô đường đẳng tích trong các hệ toạ độ (pOV), và (VOT)
- Yêu vầu học sinh làm bài tập 7 trang 162 sách giao khoa.
- Hãy vận dụng nội dung bài học hôm nay để giải thích cho hiện tượng cô đã làm đầu bài.
- Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi gọi là quá trình đẳng tích.
- thí nghiệm
- Nhiệt kế, áp kế, bình chứa.
- Thay đổi p hoặc T để xem thông số còn lại như thế nào.
- Khi thể tích khí không đổi, nhiệt độ tăng thì áp suất tăng và p/T là hằng số
- tăng 2 lần.
- Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
- p/T=hs hay p1/T1=p2/T2.
- (p,V): hypepol, (p,T): đường thẳng song song trục Op, (V,T): đường thẳng song song trục OV.
- Làm theo yêu cầu, đường đẳng tích trong hệ trục (p,T) là đường thẳng.
- không đi qua gốc tọa độ mà có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ.
- khác 0.
- Áp suất tại O = 0.
- Các phân tử chuyển động không ngừng => va chạm vào thành bình gây áp suất.
- Khi phân tử đứng yên.
- Cá nhân suy nghỉ.
- p1 V2<V1
T
O
V
p
O
V
- Trạng thái 1:
T1 = t1+273 = 303K
P1 = 2bar
- Trạng thái 2:
P2 = 4bar
T2 = ?
- Áp dụng định luật Sác – Lơ cho quá trình biến đổi đẳng tích, ta có:
P1/T1 = P2/T2
=> T2 = T1.P2/P1
 = 6.6 K
2 phút
8 phút
5 phút
8 phút
8 phút
4 phút
3. Củng cố kiến thức: 
	- Bài học hôm nay các em cần nắm được những nội dung chính sau: 
	+ Định nghĩa quá trình đẳng tích.
	+ Hiểu được định luật sác-lơ, phát biểu được nội dung và biểu thức.
	+ Nắm được định nghĩa và đặc điểm của đường đẳng tích.
Các em về nhà làm bài tập trong SGK và chuẩn bị cho bài học tiếp theo “ Phương trình trạng thái của khí lý tưởng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 30 qua trinh dang tich dinh luat saclo_12277229.doc